Đồng tác giả: Mark Stokes là Giám đốc Điều hành của Viện Dự án 2049. Russell Hsiao là nghiên cứu viên cao cấp ở viện này.
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: Basamnews ngày 19/4/2012
Người dịch: Đỗ Quyên
Nguồn: Basamnews ngày 19/4/2012
Tác chiến trên không và trên biển không nên chỉ là việc của nước Mỹ. Hợp tác chặt chẽ với Đài Loan có thể mang lại lợi ích và góp phần bảo đảm thế cân bằng quân sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết của nghị sĩ Mỹ, ông Randy Forbes (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Virginia) trên báo The Diplomat
tháng trước, tựa đề “Tầm nhìn của Mỹ về chiến tranh trên không và trên
biển Thái Bình Dương”, kêu gọi Quốc hội ủng hộ chiến lược của Lầu Năm
Góc về “Tác chiến trên không và trên biển” – một khái niệm được tạo ra
để tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng không quân và hải
quân trong việc thể hiện sức mạnh trước những thách thức ngăn cản quyền
đi lại trong khu vực (nguyên văn: anti-access, area denial, viết tắt
A2/AD, nghĩa là “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực”). Cụ thể hơn, Nghị
sĩ Forbes chỉ ra rằng, Mỹ nên hành động để “lôi kéo các đồng minh của
chúng ta vào kế hoạch này”. Quả thật, để Mỹ có thể thể hiện quyền lực
của họ một cách hiệu quả trong môi trường A2/AD, mạng lưới các đồng minh
và đối tác liên minh lâm thời sẽ là những yếu tố thiết yếu giúp Mỹ thể
hiện sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương được mềm dẻo hơn và thích ứng hơn
với các thế lực, bên trong cũng như bên ngoài, đang trỗi dậy thách thức
an ninh khu vực.
Chắc chắn
là Mỹ đang phải đương đầu với một loạt khó khăn trong việc thực thi
những cam kết an ninh của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài
tính bất định, phức tạp, thay đổi nhanh chóng, các khó khăn đó còn bao
gồm cả sự hạn chế ngày càng to lớn về nguồn lực và một nước Trung Hoa
ngày càng hung hãn hơn mà lại có năng lực hơn. Ít nhất cũng có một động
cơ để phải nghĩ lại về chiến lược quốc phòng Mỹ, đó là năng lực đang gia
tăng của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), năng
lực đó gây khó khăn cho Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh và trong các
hoạt động của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng chống tiếp cận và
phong tỏa khu vực của PLA không chỉ khiến Mỹ khó thực thi những năng lực
của họ, mà còn gây nguy hiểm cho các siêu cường khu vực khi họ phản đối
ưu thế vượt trội trên không và quyền kiểm soát trên biển của PLA. Những
biện pháp đe dọa nhằm “chống tiếp cận”, được thiết kế để ngăn chặn lực
lượng đối kháng đặt chân vào một vùng hoạt động nào đó, bao gồm cả hệ
thống tấn công chính xác tầm dài – vốn có thể được sử dụng để đánh vào
các căn cứ và các mục tiêu di động trên biển như những nhóm tàu sân bay.
Còn biện pháp phong tỏa khu vực thì bao
gồm các hoạt động tầm ngắn hơn và các sức mạnh được tạo lập để khiến lực
lượng đối kháng gặp khó khăn, không thể tự do hành động trên mọi lĩnh
vực (tức là trên đất liền, trên không, ngoài không gian, trên biển, và
trên mạng).
Chiến lược Tác chiến trên không và trên
biển và Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (Joint Operational Access
Concept, JOAC) đi xa hơn hành động thuần túy, vượt quá chức năng của các
hoạt động này, để bao gồm cả việc hợp tác với các đồng minh và những
đối tác liên minh lâm thời trong khu vực – đây là điều quan trọng sống
còn để đảm bảo thành công của Tác chiến trên không và trên biển và khả
năng tiếp cận để hoạt động. Như cựu Chủ tịch, Tổng tham mưu trưởng Liên
quan Hoa Kỳ, Đô đốc Michael Mullen, đã nói, Tác chiến trên không và trên
biển là “ví dụ rõ rệt nhất cho thấy chúng ta cần đến mức nào việc phải
phá vỡ những cái ống nằm cản giữa các lĩnh vực hoạt động quân sự, giữa
các cơ quan liên bang và thậm chí giữa các quốc gia”. Ông nói thêm rằng
Tác chiến trên không và trên biển và JOAC cần “tích hợp cả các nỗ lực
giữa chúng ta với nhau và giữa chúng ta với các đối tác dân sự”, và “hợp
tác nhuần nhuyễn với các đồng minh cũ, các bạn hữu mới”. Tác chiến trên
không và trên biển và JOAC (quy mô lớn hơn) hỗ trợ việc ngăn chặn và
thể hiện cho các đồng minh và đối tác của Mỹ thấy rằng Washington cam
kết và có khả năng chống lại hành động áp chế quân sự của Trung Quốc.
Giải quyết những khó khăn đó đòi hỏi hợp
tác sâu rộng hơn không chỉ trong hệ thống quốc phòng của Mỹ, và cả việc
nâng cấp một cách hiệu quả năng lực của các đồng minh và đối tác liên
minh lâm thời trong khu vực. Có tin Mỹ đã bắt đầu xem xét làm thế nào để
đa dạng hóa quan hệ với các đồng minh truyền thống ở khu vực như Nhật
Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy nhiên, dường như họ ít tính đến vai trò
đáng kể mà Đài Loan có thể có trong một chiến lược phát triển quốc phòng
của Mỹ, kể cả JOAC và Tác chiến Không-
Biển. Tương lai của Đài Loan và lợi ích
của Mỹ trong an ninh khu vực là hai yếu tố liên quan mật thiết. Quả
thật, Đài Loan là một lợi ích cốt lõi của Mỹ và có vai trò mấu chốt để
làm đối tác liên minh lâm thời trong Tác chiến trên không và trên biển,
JOAC, và cân bằng chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ nhất, Đài Loan nên là điểm hướng dẫn
trung tâm của kế hoạch quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong việc đánh giá JOAC và các yêu cầu liên quan đến tác chiến trên
không và trên biển, cần phải nhấn mạnh nhiều nhất vào việc lập kế hoạch
liên tiếp, chuẩn bị cho việc PLA đổ bộ xâm lược Đài Loan mà hầu như
không có cảnh báo gì. Căn cứ vào một giả định hấp tấp và sai lầm rằng
mậu dịch và đầu tư xuyên eo biển tất yếu sẽ đưa đến việc Đài Loan dân
chủ nộp mình cho nền toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân
tích xuất sắc đã khẳng định rằng trọng tâm của kế hoạch quốc phòng Mỹ
nên dịch chuyển về Biển Đông và về việc bảo vệ các giá trị chung của
toàn cầu.
Mặc dù tự do hàng hải rất quan trọng,
nhưng dịch chuyển trọng tâm hoàn toàn, sang những khoảnh đất không người
ở và đường đi vào những vùng biển được ưa dùng cho hoạt động mậu dịch,
thì không quan trọng bằng bảo vệ nền dân chủ đồng minh và bảo vệ điểm
sống còn trong hệ thống giao thương toàn cầu. Chắc chắn là tình thế
không ổn định của Đài Loan không nên bị xem như một sự cô lập họ trên
Biển Đông. Bên cạnh tầm quan trọng tương đối của Đài Loan, luật pháp Mỹ,
Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, còn quy định rằng Mỹ có lợi ích trong
việc “duy trì khả năng chống lại bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào,
hoặc các hình thức cưỡng chế nào, nhằm phá hoại an ninh, hoặc hệ thống
kinh tế xã hội, của nhân dân Đài Loan”. Cái giai thoại cho rằng Đài Loan
tất yếu sẽ rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh chắc chắn là phục vụ lợi ích
của CCP. Dự đoán có vẻ đầy tự mãn này cần được theo dõi sát sao. Do đặc
thù cố hữu là khó bị tấn công bằng một cuộc đổ bộ, cho nên Đài Loan đang
và sẽ tiếp tục được bảo vệ.
Tuy nhiên, định hướng chiến lược chủ đạo
của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Chính Đài Loan mới là nỗi ám ảnh đối
với CCP. Tranh chấp với các nước láng giềng về Biển Đông có thể được
điều chỉnh nếu muốn. Mặt khác, Đài Loan và nền dân chủ của họ là một mối
đe dọa hiện hữu đối với CCP, và PLA chưa hề giảm nhẹ thái độ của mình
đối với hòn đảo này. Trên thực tế, cơ sở hạ tầng tên lửa của PLA đã phát
triển cùng với việc các đơn vị mới được đưa vào hoạt động, và thêm
nhiều tên lửa đạn đạo tân tiến được tung ra. Nếu các nhà hoạch định
chiến lược phải lựa chọn giữa tự do hàng hải trên Biển Đông hoặc bảo vệ
Đài Loan làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách của quân đội Mỹ, người
ta có thể hy vọng rằng Tổng thống Obama sẽ không bỏ rơi Đài Loan.
Đài Loan với tư cách đối tác JOAC
Đài Loan có thể có những đóng góp gì?
Đối với những kẻ mới xuất phát, Đài Loan là đối tác an ninh quan trọng
trong khu vực, sẵn sàng và có khả năng phát triển loại hình quân đội cần
thiết cho hoạt động đánh chặn có phối hợp sâu rộng trong một môi trường
bị hạn chế tự do đi lại. Kinh nghiệm của Đài Loan về các điểm chết
(nguyên văn: single points of failure, nghĩa là những điểm tối quan
trọng trong một hệ thống, không có phương án thay thế, mà nếu chúng bị
đánh phá thì toàn bộ hệ thống sẽ bị vô hiệu hóa – ND) trong hệ thống
phòng thủ tên lửa và trên không của PLA sẽ có thể cứu sống rất nhiều
nhân mạng, một ngày nào đó. Duy trì khả năng đánh chặn của Đài Loan vào
các điểm chết trong hệ thống A2/AD của PLA có thể giải phóng Hoa Kỳ phần
nào khỏi gánh nặng vận hành và giảm nguy cơ leo thang (về quân sự). Đối
với Đài Loan, tự vệ đầy đủ đòi hỏi họ phải có năng lực đánh chặn và
trung lập hóa các cao điểm quan trọng trong đội Trọng pháo số 2 của PLA
và các hệ thống vận hành ngày càng có tính tích hợp cao khác chống lại
Đài Loan.
Đài Loan ở một vị trí độc nhất có thể
góp phần vào nhận thức chung tình hình trong khu vực về hoạt động trên
không, trong không gian, trên biển và trên mạng. Có thể kết hợp dữ liệu
giám sát từ trên không trong thời bình với các nguồn thông tin khác để
hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và lý thuyết của lực lượng không quân PLA.
Dữ liệu radar cảnh báo sớm, siêu cao tần, tầm xa, có thể lấp đầy khoảng
trống trong hoạt động giám sát trên không trong khu vực. Hải quân Đài
Loan nắm rất vững về địa lý độc nhất vô nhị dưới mặt biển và môi trường
thủy văn của tây Thái Bình Dương. Trong không gian mạng, Bộ Quốc phòng
Mỹ có thể tận dụng chuyên môn của Đài Loan – mục tiêu đầu tiên và quan
trọng nhất của các hoạt động mạng của Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đài
Loan, cùng với mong muốn đóng góp cho bức tranh hoạt động chung trong
khu vực, gồm cả nhận thức về hàng hải, giám sát trên không, giám sát và
truy tìm trong không gian, có thể sẽ rất có giá trị cả cho mục đích phản
ứng trước thảm họa lẫn mục đích quân sự.
Cần chú ý nhiều hơn vào việc xây dựng
tường lửa để đảm bảo rằng các thế lực thù địch tiềm tàng sẽ không thể
thâm nhập vào hệ thống mạng của Mỹ thông qua mạng của các đồng minh và
đối tác. Hơn thế nữa, giao hệ thống không gian mạng cho Đài Loan, gồm cả
truyền thông băng thông rộng và vệ tinh cảm ứng từ xa, có thể góp phần
tăng cường hạ tầng nhận thức của khu vực không chỉ cho mục đích quân sự
mà còn cho việc chuẩn bị, đề phòng các thảm họa dân sự và cách đối phó
với chúng. Sự tham gia của Đài Loan vào hạ tầng nhận thức của khu vực về
hàng hải cũng đáng được xem xét.
Rồi tới vấn đề hợp tác công nghiệp quốc
phòng. Bộ Quốc phòng cũng có thể cân nhắc mở rộng hợp tác trong nghiên
cứu và phát triển (R&D) với Viện Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất Đài
Loan (ITRI), Viện Khoa học và Công nghệ Chungshan (CSIST) và/hoặc công
nghiệp của tư nhân. Đài Loan đứng đầu thế giới về sáng tạo công nghệ,
đặc biệt trong lĩnh vực thông tin ứng dụng và công nghệ truyền thông –
hai lĩnh vực nên được tận dụng vì lợi ích chung. Cô lập CSIST – nơi sở
hữu một kho đáng kể nghiên cứu về quốc phòng và nhiều tài năng về kỹ
thuật – là phản tác dụng.
Nhánh hành pháp cũng nên khen ngợi những
cam kết được thực hiện từ thời chính quyền Bush nhằm hỗ trợ Đài Loan
đóng được tàu ngầm điện tử chạy diesel. Nhu cầu của Đài Loan về tàu ngầm
điện tử chạy diesel đã được xác nhận là vì mục đích quốc phòng, và có
thể đóng một vai trò mấu chốt trong việc ngăn chặn tàu đổ bộ transit từ
lục địa Trung Hoa nằm phía tây bắc và tây nam Đài Loan, trong các chiến
dịch phản phong tỏa, và giám sát. Tàu ngầm là một vũ khí ngăn chặn đáng
tin cậy và có thể bảo vệ được.
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Mỹ và đối tác
Đài Loan của họ nên xem xét việc hình thành một nhóm làm việc có năng
lực sáng tạo, có thể bao gồm cả đại diện từ các viện tư tưởng (think
tank) và các ngành quốc phòng của cả hai Mỹ và Đài Loan. Các lĩnh vực
trọng tâm chú ý có thể gồm cả phòng thủ tên lửa hành trình, vũ khí chống
tàu ngầm (ASW), kiến thức đa lĩnh vực, và vai trò trung tâm của Đài
Loan trong việc tái thiết lập thế cân bằng của Mỹ ở châu Á.
Thực tế là không một xã hội tự do và cởi
mở nào hiểu rõ Trung Quốc như Đài Loan. Thật không may là rất ít sĩ
quan quân đội Mỹ tham gia hoạt động huấn luyện ở Đài Loan, và chưa từng
có học viên nào theo học Đại học Quốc phòng Đài Loan (NDU) hay các
trường quân sự trung/cao cấp khác. Cần thêm nhiều trao đổi giáo dục giữa
các cơ sở đào tạo quốc phòng này, đặc biệt dành cho các sĩ quan trẻ và
hạ sĩ quan. Ngay cả khi Lầu Năm Góc chủ động xúc tiến quan hệ quân sự
sâu rộng hơn với PLA, số lượng hội nghị Mỹ-Đài về PLA vẫn đã giảm đi.
Nghịch lý chính trị ở Eo biển Đài Loan
Hiện có một nghịch lý đặc trưng cho quan
hệ xuyên eo biển Đài Loan (tức là quan hệ Trung Quốc-Đài Loan – ND).
Một mặt, sự độc lập về kinh tế giữa hai bên làm giảm nguy cơ xung đột.
Tuy nhiên, bởi vì hệ thống chính quyền dân chủ của Đài Loan – một lựa
chọn thay thế cho mô hình toàn trị của Trung Quốc – là hiện thân của một
thách thức hiện tồn đối với CCP, cho nên Trung Quốc tiếp tục dựa vào
hành động áp chế quân sự để đòi Đài Loan phải nhượng bộ về chủ quyền.
Thực tế khách quan của vấn đề là Đài Loan, trong khuôn khổ thể chế hiện
nay của họ, tồn tại như một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Từ giờ cho
tới khi CCP chấm dứt việc sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng về
chính trị ở Eo biển Đài Loan, đồng thời giảm nhẹ đáng kể lập trường quân
sự của họ đối với Đài Loan, thì Mỹ nên tăng cường quan hệ quốc phòng
sâu rộng với Đài Loan, Thừa nhận vai trò chủ chốt của Đài Loan trong
chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là
một xuất phát điểm phù hợp.
Về phần mình, Đài Loan – với sự trợ giúp
từ nước ngoài ở mức họ cần – có thể tiến hành các giải pháp chi phí
thấp để đối chọi lại với thách thức quân sự phức tạp nhất thế giới hiện
nay, và có thể được xem là một môi trường thử nghiệm nhiều thay đổi để
những nước khác cạnh tranh. Hoạt động quốc phòng của Đài Loan có thể
đóng một vai trò nào đó trong việc nuôi dưỡng sự sáng tạo và triển khai
những ý tưởng hành động mới. Đài Loan đối mặt với thách thức quân sự
phức tạp nhất thế giới – nếu các khó khăn đối với Đài Loan có thể được
giải quyết (ví dụ tích hợp không quân/tên lửa và ASW) thì chúng sẽ được
giải quyết ở tất cả mọi nơi trên thế giới.
Đồng thời, Đài Loan và Mỹ có thể tìm ra
những cách theo đó đôi bên cùng có lợi, để tích hợp các nỗ lực của họ,
gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới quốc phòng và
các linh kiện điện tử chất lượng cao mà sẽ làm giảm chi phí cho hệ thống
vũ khí của Mỹ. Đài Loan là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới
của Chương trình bán hàng quân sự ra nước ngoài (FMS) của Mỹ, và cho
đến nay thì hợp tác về công nghiệp và công nghệ vẫn còn bị hạn chế.
Doanh số bán vũ khí góp phần vào tác chiến trên không và trên biển thông
qua việc đẩy mạnh khả năng tương tác và tiết kiệm chi phí của Không
quân và Hải quân Mỹ, bằng việc sản xuất nhiều hơn để đạt tới lợi thế
kinh tế theo quy mô. Tương tự, ít nhất cũng là trên lý thuyết, Đài Loan
càng làm nhiều thì lực lượng vũ trang Mỹ càng ít phải hành động. Tuy
nhiên, tầm quan trọng tương đối được đặt vào việc bán vũ khí thông qua
các kênh FMS bộc lộ một mối quan hệ bầu chủ-thân thuộc. Tái cân bằng
quan hệ quốc phòng Mỹ-Đài Loan để nó trở thành một mối quan hệ đối tác
thực sự, chắc chắn là sẽ bền vững hơn.
Cùng với việc Đài Loan nỗ lực để trở nên
tự lực tự cường hơn trong quốc phòng, và Mỹ cân nhắc ý tưởng tác chiến
trên không và trên biển, thì phát triển các công nghệ vượt trội sẽ là
điều quan trọng nhất, cũng như phát triển một nền kinh tế vững mạnh, mà
từ đó có thể rút ra những nguồn lực để hiện đại hóa quân đội, nhân lực,
cũng như sự sẵn sàng tác chiến. Một mục tiêu ngầm của tác chiến trên
không và trên biển là làm nhiều hơn nhưng với ít nguồn lực hơn, trong
thời kỳ ngân sách bị hạn chế. Tương tự, một sáng kiến khác nữa, là thúc
đẩy quan hệ hợp tác về công nghiệp quốc phòng giữa Mỹ và Đài Loan theo
cách nào hiệu quả về chi phí, mang lại thiết bị quốc phòng tân tiến, làm
lợi cả cho nền tảng công nghiệp của Đài Loan lẫn các yêu cầu của Mỹ.
Ngoài ra, có thể tập trung đánh giá sơ bộ về việc làm thế nào để tận
dụng tốt hơn năng lực sáng tạo của Đài Loan trong các lĩnh vực như thông
tin với chi phí hiệu quả, thiết kế công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT), nghiên cứu và phát triển, và sản xuất. Cũng cần cả những chương
trình hợp tác phát triển hệ thống vũ khí, như tàu ngầm điện tử chạy
diesel, loại nhỏ, và máy bay có thể cất cánh, hạ cánh nhanh với chi phí
thấp.
Trong các nhà nước ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, Đài Loan có lợi ích lớn nhất nếu chương trình tác chiến
trên không và trên biển thành công. Chính sách quốc phòng của Mỹ được
thiết kế để đương đầu với chiến lược của Trung Quốc là làm gia tăng chi
phí của các hoạt động của Mỹ ở biển tây Thái Bình Dương, đến con số cao
tới mức không thể chịu nổi, từ đó ngăn chặn mọi ý định của Mỹ nhằm thực
hiện nghĩa vụ quốc phòng đối với đồng minh và bạn hữu trong khu vực,
trong đó có cả Đài Loan. Như một bản báo cáo quan trọng của Trung tâm
Phân tích Chiến lược và Ngân sách đã đánh giá, tác chiến trên không và
trên biển phải tính đến các yếu tố địa chiến lược, như là các công ước
của Mỹ, các nghĩa vụ pháp lý của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh thể thức
và bạn hữu trong khu vực. Thậm chí bản báo cáo còn nhấn mạnh một điểm
quan trọng hơn thế nữa: “Tác chiến trên không và trên biển không
phải là ý tưởng của một mình Mỹ. Các đồng minh như Nhật Bản và
Australia, và có lẽ cả các nước khác nữa, phải đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì thế quân bình ổn định về quân sự”. Trong số tất cả các đối tác liên minh, không đối tác nào có tiềm năng quan trọng bằng Đài Loan.
Nguồn: The Diplomat
tại sao cho đến bây giờ Trung cộng chưa dám tấn công Đài loan mặc dù nhiều thế hệ lãnh đạo Trung quốc đã đề ra tiêu chí " Cuối thế kỷ 20 phải giang sơn thu về 1 mối". Tức là phải thống nhất Đài loan và thu lại Biển đông về tay Trung Quốc, đó là mục tiêu phấn đấu của Trung quốc đã đề ra từ lâu. Nhưng ý đồ này chỉ một phần là hiện thực.Trước khi tuyên bố đường lưỡi bò chín đoạn Trung Quốc đã lấy được đảo hoàng sa và chiếm đóng được một phần quần đảo Trường sa của Việt nam. Thực tình đó chính là việc tính toán rất cẩn thận của Trung quốc nhầm vào khâu yếu nhất của chuỗi mắt xích trên toàn cục đó là Việt Nam. Trung quốc không muốn cho Việt Nam mạnh lên cũng không muốn cho Việt nam chết hẳn đó là điều không hiểu các ngài có hiểu cho chăng. Ngàn năm Bắc thuộc cả dân tộc việt Nam ai mà chẳng biết ?
Trả lờiXóa