Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn nạn ách tắc giao thông của thủ đô Hà
Nội. Ngưeời ta đã nói đến nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân ít được đề cập, đó
là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lý trong quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng trên quy mô quốc gia tuy là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp nhưng đã và đang tạo nên áp lực dân số nghiêm trọng không thể cứu vãn của thủ đô Hà Nội. Nạn ách tắc giao thông của Hà Nội chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, đó là vấn đề hoạch định chính sách tổng thể ở cấp độ quốc gia.
|
Khai thác du lịch thác Bản Dốc từ phía VN |
Nếu ai có dịp đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy một sự mất
cân đối trong cơ cấu dân số rất đáng báo động. Tỉ lệ dân số tại đây vốn đã thấp nhất so với toàn quốc lại ngày càng giảm thấp hơn khi dân địa phương di chuyển về miền xuôi và vào các tỉnh Tây nguyên và phía nam.
Sự ra đi của họ để lại những vùng đất trống rất đáng suy nghĩ, nhất là trong “thế trận an ninh
quốc phòng” (như vẫn được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước). Bất cứ ai từng một lần
đến thăm vùng biên giới phía Bắc, ngay tại hai
bên các cửa khẩu lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái đều không khỏi ngạc
nhên trước cảnh tương phản rõ rệt giữa hai bên đường biên. Trong khi
ngày càng xuất hiện nhiều cụm dân cư, thị trấn và thành phố của người
Trung Quốc áp sát đường biên, thì bên phía Việt Nam là cảnh vắng
vẽ, tiêu điều, lạc hậu. Gần đây nhiều
người thăm thác Bản Dốc đã phải thốt lên: “ Sắp mất hết cả thác
rồi!”. Tại vùng Móng Cái và sông Bắc Luân người Việt Nam thậm chí còn không được vào bên trong một số khu vực vốn thuộc lãnh
thổ Việt Nam . Trên toàn tuyến đường
biên phía Việt Nam dân cư rất thưa thớt như thể “mời
chào” trước dòng dân cư đông đúc đang chờ
sẵn từ bên kia biên giới.
|
Cổng vào tham quan Thác Bản Dốc từ phía Trung Quốc |
Một số thị trấn hoặc thành phố vốn có thế mạnh về du lịch, thương mại và công, nông, lâm nghiệp như Lào Cai , Lạng Sơn, Móng Cái, Thái Nguyên phát triển rất chậm và tồn tại như những ốc đảo tách biệt không được kết nối với nhau để tạo thành thế mạnh tổng hợp đủ sức khai thác tốt nhất các nguồn lực tại chỗ đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do không được chú ý đầu tư đúng mức từ Trung ương. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý coi thường tiềm năng của các vùng sâu vùng xa thường chỉ đáng nhận của
bố thí từ trung ương! Các nhà hoạch định chiến lược dường như cũng không tiếp thu bài học của các nước như Tụy Sĩ, Nhật Bản... tuy đất đai chủ yếu là núi non không khác mấy so với vùng biên giới phía Bắc nước ta nhưng rất phát triển. Ngay cả so với
phía bên kia
biên giới nơi địa hình và thổ nhưỡng không khác gì bên ta, nhưng phía Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nếp tư duy phòng thủ theo mô hình "vườn không nhà trống" còn rơi rớt lại cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách do dự, thiếu quyết tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại vùng này (?). Thực ra đó là lối tư duy phòng thủ thụ động hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại, không khác nào chưa đánh đã lo thua trận!
|
Đoạn biên giới sông Quây Sơn: bên VN trâu đang gặm cỏ, bên TQ là khu liên hợp khách sạn |
Lối tư duy” ăn xổi ở thì” còn được gọi là “tư duy
nhiệm kỳ” cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bố trí nhân
tài, vật lực “trái khuấy” như ta thấy gần
đây trên quy mô toàn quốc. Đó là lý do tại sao người ta thích mở rộng thủ đô với hàng tỉ tỉ đồng trong khi dè dặt
bỏ ra vài chục tỉ để nâng cấp các cửa khẩu xập xệ rất mất cân đối so với phía bên kia biên giới. Đó là lý do tại sao người ta liên tục mở ra những dự án , khu nghĩ dưỡng, sân
golf ... ngay trên vùng đất trồng lúa xung
quanh Hà Nội mà
không chịu đầu tư cho các tỉnh biên giới. Một số vị vẫn rao giảng rằng “kinh tế không thể duy ý chí...”, rằng “trước hết phải tạo ra những đầu tàu...”, v.v... Ý chí
ư? Đó chỉ là sự ngụy biên của những kẻ chỉ muốn kiếm tiền bằng con đường nhanh , nhiều, tốt, rẻ nhất đối với họ!. Đầu tàu ư? Đó là cơ hội để một số kẻ đầu cơ
chính trị mau chóng biến thành “đại gia tư bản”. Cũng thật mỉa mai thay khi họ luôn mồm đề cao “quan hệ đối tác chiến lược”
với Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…nhưng
lại cứ để các tĩnh biên giới của mình trong tình trạng kinh tế yếu kém và dân số suy giảm...để rồi phải huy
động nguồn lực bằng đường bộ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên để “đối ứng”
với hàng dởm , hàng lậu của mấy tỉnh biên giới của "nước bạn"? Buồn cười thay, mới đây “cầu truyền hình hữu nghị “ cũng đã được nối
giữa đài TH TW với đài TH Quảng Tây!
Cách tư duy và sự vận dụng
như thế thực chất là gì , nếu không phải là sai lầm chiến lược ? Hậu quả nhãn tiền là sự lãng phí
đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn phía bắc sông Hồng đồng
thời tạo ra nhiều sơ hở trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
tại đây trước nhu cầu cấp bách của ông bạn láng giềng phương Bắc đang
rất cần mở rộng không gian phát triển bằng nhiều thủ
đoạn khác nhau, kể cả xâm canh, xâm cư kết hợp thuê, mua đất, rừng,
hầm mỏ v.v.... Sự sai lầm đó đã khiến người dân tại đây không có cách nào khác là phải đổ xô về miền xuôi, chủ yếu về Hà Nội, như một cứu cánh để "mưu cầu ấm no hạnh phúc"!. Ai muốn có cơ hôi học tập tốt, việc làm tốt, được chữa bệnh, v.v... đều phải về Hà Nội! Lại có một sự trùng hợp đầy nghịch lý khi giới lãnh đạo rất đề cao chủ trương xây dựng thủ đô Hà nội thành một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội..., chính xác là trung tâm của mọi thứ!. Hà Nội do đó phải to nhất , rộng nhất, đông dân nhất, hoành tráng nhất, cái gì cũng nhất, nhất...; và mọi con đường đều phải qua Hà Nội!. Cũng với tư duy đó, người ta quyết tâm ưu tiên xây đường sắt cao tốc Hà Nội -Hồ Chí Minh chứ không phải những con đường và sân bay đang rất cần cho phát triển kinh tế của khu vực biên giới phía Bắc. Thật là phương châm: Cả nước hướng về Hà Nội! Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dân số và ách tắc giao thông của Thủ đô như ta thấy hiện nay. Nhưng đây chỉ mới là sự bắt đầu. Nếu những sai lầm trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước không được kịp thời chỉnh đốn thì không chỉ ông Đinh La Thăng mà hàng chục ông bộ trưởng kế nhiệm sau này cũng khó có thể giải quyết được vấn nạn ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội!./.
Bài viết này của bác rất logic. Sự đầu tư quá ưu ái của nhà nước vào Hà nôi quả là mất cân đối.
Trả lờiXóaSự thật có thể dẫn làm cho ai đó mất lòng. Nhưng cần rất nhiều người nói lên sự thật, để đóng góp cho sự phát triển xã hội
Trả lờiXóaBài viết hay, có giá trị
Bài viêt rất hay! Nhưng rất tiếc tầm lãnh đạo vĩ mô của đất nước đầu óc quá nhỏ hẹp và thiển cận, họ chỉ thấy cái gì (lợi) trước mắt. Phải chi họ học gương chị Út Tịch, leo lên ngọn dừa rôi tè xuống để phản lại câu nói "đàn bà đái không qua ngọn cỏ". Làm sao họ không như ếch ngồi đáy giếng suốt ngày ra rả: đến năm 2020 Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp, mà Công nghiệp kiểu gì và ra sao không cần biết và bất chấp hiện tình đất nước ở tất cả các lĩnh vực đều ngổn ngang...
Trả lờiXóaÔi, thật đau xót!
Bài của Trần Kinh Nghị khiến người đọc phải gật mình. Lâu nay ta cứ tuởng yên bình, hóa ra cuộc chiến xâm lăng của anh ban lớn thâm hiểm thật. Tôi thấy xấu hổ khi mà cứ ra đến đầu ngõ là thấy bóng dáng anh bạn Tàu rồi
Trả lờiXóaTôi thích cái tựa "Đằng trước vấn nạn..." hơn. Nó hiện thực hơn vì nó là nguyên nhân còn ách tắc là kết quả.
Trả lờiXóanhận xét của cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch
Trả lờiXóa"một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu"
và dân Việt sẽ thấy cảnh"nước dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ..." Ôi đau đớn thay nếu không mau mau tỉnh ngộ và thôi lú lẫn!