Trong những ngày qua, báo chí rộ lên vụ ông Trần Văn Truyền - nguyên tổng Thanh tra Chính phủ - có nhiều nhà to và ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trong sáu tháng trước khi nghỉ hưu. Tình hình “nóng” đến mức tỉnh Bến Tre - nơi ông Truyền cư ngụ và sinh hoạt Đảng - phải có văn bản xin ý kiến trung ương để ổn định dư luận tại địa phương.
Kể từ ngày báo Người Cao Tuổi “nổ phát pháo” đầu tiên về vụ ông Truyền, tính đến nay là khoảng nửa tháng trôi qua, nhưng mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại ở mức thông tin qua lại trên mặt báo. Có báo cho rằng ông Truyền có tới năm hoặc sáu căn nhà, trong đó có căn ở Bến Tre đồ sộ như biệt điện. Báo chí còn nói ông Truyền sống xa hoa đến mức chỉ cái giường ngủ mà trị giá lên tới vài tỉ đồng. Cũng trên báo chí, ông Truyền lên tiếng phản bác tất cả, đồng thời khẳng định có ai đó đang đặt điều với những âm mưu xấu xa. Mặc hai bên “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, các cơ quan hữu quan cũng như người có trách nhiệm chưa hề có một phát ngôn chính thức nào về việc này.
Chuyện tài sản chưa dứt thì báo chí lại ầm ĩ xung quanh vụ ông Truyền ký bổ nhiệm 60 cán bộ vào “phút 89”. Trong vụ này, không thấy ông Truyền đăng đàn “phản pháo”, chỉ có một cán bộ làm công tác tổ chức dưới thời ông Truyền lên tiếng dưới dạng không nêu tên. Dù có vẻ bênh vực ông Truyền với những lời giải thích thế này thế nọ nhưng rốt cuộc vị cán bộ ấy cũng thừa nhận đây là một kiểu tư tưởng “thôi anh về rồi thì làm phúc”. “Làm phúc” hay là... gì đó, mọi cái còn mờ mịt, chưa ai làm rõ khiến dư luận rất băn khoăn.
Nghiêm túc mà nói ông Trần Văn Truyền vốn là lãnh đạo cấp cao, thuộc diện cán bộ trung ương quản lý. Ông từng là người đứng đầu cơ quan có quyền lực lớn trong công cuộc chống tham nhũng, người dân đặt rất nhiều niềm tin vào ông và bộ máy của ông. Với cương vị như vậy, mọi sự vụ liên quan tới ông Truyền - dù ông đã thôi chức về vui thú điền viên - đều là tâm điểm chú ý của xã hội. Nhìn vào ông Truyền, người dân không chỉ đánh giá thanh danh cá nhân, ít nhiều ông cũng là vị “Bao Công” được giao “bảo kiếm”, mà sự tốt - xấu của ông còn có ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nhận thức được điều này mới thấy các thông tin liên quan đến ông Trần Văn Truyền là hoàn toàn không đơn giản. Đây không phải là một thứ đồn thổi vu vơ, càng không phải là chuyện riêng của một cán bộ hưu trí. Dư luận đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải sớm vào cuộc làm rõ trắng - đen, điều này đồng nghĩa với việc thực thi công lý, trong đó có công lý cho ông Truyền, công lý cho báo chí, công lý cho cả uy tín của Đảng và Nhà nước. Đáng tiếc là cho đến nay những đòi hỏi chính đáng của dư luận vẫn chưa được đáp ứng.
Còn nhớ, cách đây mấy chục năm, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh từng gọi sự im lặng trước những điều bức xúc của nhân dân là đáng sợ. Ông đã dùng loạt bài “Những việc cần làm ngay” để phá vỡ sự im lặng ấy. Từ đó dấy lên một không khí dân chủ, cởi mở, tạo điều kiện cho cả nước bước vào thời đầu của công cuộc đổi mới với một khí thế đầy niềm tin. Bài học cũ vẫn còn mới nguyên, xin đừng quên!
Tác giả Lê Thanh Tâm- Báo tuổi trẻ ngày 5/3/2014
Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014
Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014
Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014
Trung Quốc có đánh Việt Nam nữa không?
35 năm nay cứ vào dịp 17/2 hàng năm không chỉ người Việt Nam mà người Trung Quốc và thế giới không khỏi phân vân: Liệu Trung Quốc lại đánh Việt Nam (?), nếu có thì bao giờ, khởi chiến từ đâu và như thế nào...(?) Mối lo này sẽ mãi còn đó chừng nào tư tưởng Đại Hán bành trướng vẫn còn, ít nhiều chỉ phụ thuộc vào thế mạnh yếu của nó trong mối tương quan lực lượng mà thôi.
Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014
Báo Úc: Trung Quốc là hiểm họa số 1
Theo Báo điện tử MỘT THẾ GIỚI - ngày 15/2/2014
Bản phúc trình của Học viện chiến lược Úc (ASPI) nhận định: Trung Quốc là hiểm họa lớn nhất đối với nền an ninh Úc và an ninh châu Á. Sự nguy hiểm của Trung Quốc xuất phát từ hai nguyên nhân chính: sự lớn mạnh của nền kinh tế và khả năng rút lui ra khỏi khu vực của một nước Mỹ đang bị yếu dần.
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014
Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình
Tuổi trẻ 15/02/2014 08:03 (GMT + 7)- Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Trung Quốc trong một thời điểm nhạy cảm khi khu vực đang nóng bỏng với vấn đề CHDCND Triều Tiên và những đòi hỏi của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014
Không có cái gọi là “Từ Hán Việt”?
Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Hà Văn Thùy - người được biết luôn trăn trở về nguồn cội của dân tộc Việt Nam- được đăng tải trên một số trang mạng trong thời gian gần đây. Chủ Blog Bách Việt xin tạm miễn bình luận về nội dung, chỉ mạn phép đăng lại bài viết khá công phu này của tác giả với một dấu hỏi (?). Hy vọng với loạt bài cùng chủ đề của các tác giả khác nhau đã, đang và sẽ được đăng trên trang Bách Việt, bài viết của ông Hà Văn Thùy cung cấp thêm một cách nhìn về nguồn cội dân tộc và ngôn ngữ Việt Nam mà đến nay vẫn tồn đọng những góc khuất chưa được giải mã. Dưới đây là nguyên văn nội dung bài viết ( Chủ Blog Bách Việt)
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
Có cực đoan không?
Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)