T/l này độ chính xác không cao, chỉ để phục vụ mục đích truy tìm và nghiêu cứu trực tuyến về cội nguồn dân tộc Việt Nam
Sự sụp đổ của nhà Hán
và giai đoạn phân chia sau đó là đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất
ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà
Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc
tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và
các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một
địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là
tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô
Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có
gốc từ chữ "Việt" (越) này.
Ảnh hưởng của văn hóa Việt đối
với văn hóa Trung Hoa chưa được người Hán khẳng định một cách chính thức, nhưng
rõ ràng ảnh hưởng đó là đáng kể. Các ngôn ngữ của những quốc gia cổ như Ngô và
Việt đã hình thành nền tảng cho tiếng
Ngô hiện đại (吳語 - Ngô văn) và ở một mức độ nào đó cũng là
nền tảng cho tiếng Mân (閩方言) - các ngôn ngữ của vùng Phúc
Kiến. Các nhà nhân học ngôn ngữ cũng đã khẳng định rằng một số lượng lớn
các từ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ các từ Việt cổ. Một ví dụ là từ
"giang" (江), nghĩa là "sông". Các con sông ở phía Bắc Trung Quốc đều được
gọi là "hà" (河), trong khi các con sông ở phía Nam Trung Quốc được gọi là
"giang" (江). Dấu vết của ngôn ngữ Việt, đặc biệt là cấu trúc "tính từ đi sau danh
từ" (ngược lại với tiếng Trung Quốc) vẫn còn lại trong các tác phẩm
văn thơ kinh điển của Trung Quốc như Kinh Thi[8], và trong tên gọi của các vị thần/vương
truyền thuyết mà người Trung Quốc coi là của họ như Thần
Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế
Khốc [9].
Ở một mức độ nào đó, một số dấu
vết còn lại của các dân tộc Việt và văn hóa của họ còn có thể được thấy trong
một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là người Tráng, và nhiều dân tộc ở Việt Nam.
Một số học giả cho rằng Kinh
Dịch là sản phẩm của nền văn
minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương
Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn khẳng định cụ thể hơn
rằng đây là sản phẩm của người Âu Việt
và Lạc Việt[10][11][12][13][14], với các lập luận chẳng hạn như: có thể
thấy các khái niệm Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng; một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của
người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ...
Nguồn: Wikipedea
Bổ sung thêm: Từ thế kỷ 9 trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu Ngô và Ư Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa ( Người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa.
Trả lờiXóa