Hiền Trang chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Strategy Page
Ngày 11 tháng 12, 2012
Theo Strategy Page
Ngày 11 tháng 12, 2012
Gần đây
nhiều nước đã cực lực phản đối thông báo của Trung Quốc về các quy định
mới, sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng Một tới đây, bao gồm việc hải quân
Trung Quốc sẽ tuần tra và hộ tống hoặc trục xuất tàu nước ngoài trong
vùng Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã rất
thông minh về cách ứng xử của họ đối với việc này. Trung Quốc không có
kế hoạch phủ lớp sơn màu xám lên các tàu hải quân để ngăn chặn và quấy
rối các tàu nước ngoài, ngược lại, họ đã sử dụng lớp sơn trắng của các
tàu tuần duyên. Màu sơn trắng và các sọc đỏ dọc trên thân tàu được quốc
tế công nhận là màu sơn của tàu tuần duyên. Điều này ít nhất là không
mang lại nhiều đe dọa so với các tàu chiến. Trung Quốc cũng kêu gọi các
tàu dân sự (trong đó chủ sở hữu của các tàu này hiểu rằng từ chối giúp
đỡ không phải là cách mà họ có thể lựa chọn) nhập cuộc ngăn chắn các tàu
nước ngoài. Vì vậy, nếu các tàu chiến nước ngoài nổ súng để đe dọa và
xua đuổi các tàu quấy rối này thì ngay lập tức họ trở thành những kẻ
xấu.
Trung
Quốc có khoảng ba tàu tuần duyên hạng nặng 1.500 tấn (được biết đến với
tên gọi “máy cắt” theo cách nói của người Mỹ) đang được xây dựng, một
phần trong số 36 chiếc trong đơn đặt hàng. Tất cả các tàu này thuộc Cơ
quan Giám sát Biển Trung Quốc (China Marine Surveillance – CMS). Bảy
trong số các tàu mới này có kích thước của tàu hộ tống (1.500 tấn),
trong khi phần còn lại là các số nhỏ hơn (15 chiếc có trọng lượng 1.000
tấn và 14 chiếc có trọng lượng 600 tấn). Trong một thời gian dài, việc
tuần tra ven biển được thực hiện bởi lược lượng hải quân. Tuy nhiên,
trong một thập kỷ qua, lực lượng tuần duyên đã có được nhiều tàu mới
hơn. Kế hoạch giao 36 chiếc tàu cho CMS sẽ được hoàn thành trong vòng
hai năm tới. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển giao lại các loại tàu
chiến nhỏ hơn (tàu hộ tống loại nhỏ) cho các cơ quan thực thi pháp luật
khác nhau chịu trách nhiệm về an ninh biển. Ngày 1 tháng Một tới đây
Trung Quốc sẽ chính thức ra lệnh kiểm soát các bờ biển tại các đảo không
có người ở, cũng như các bãi đá ngầm và rạn san hô ở khu vực Biển Đông.
Điều này sẽ làm cho rất nhiều các khu vực được xem là thuộc vùng biển
quốc tế, được Trung Quốc đưa vào chủ quyền của nước này. Và hiện Trung
Quốc đang cần thêm tàu để có thể thực hiện những hoạt động này.
CMS là
một trong năm cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật dọc theo bờ
biển của Trung Quốc. Các cơ quan khác bao gồm Cảnh sát biển, một lực
lượng quân sự có các tàu mang lớp sơn trắng liên tục tuần tra các bờ
biển. Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải chuyên phụ trách tìm kiếm và cứu
hộ dọc theo bờ biển. Cơ quan Thực thi Chính sách Thuỷ sản phụ trách việc
đánh bắt cá trái phép. Và Cơ quan Hải quan chuyên chống buôn lậu. Trung
Quốc có nhiều cơ quan tuần tra duyên hải bởi vì nước này theo chế độ
độc tài cộng sản, việc có nhiều cơ quan an ninh làm các nhiệm vụ tương
tự nhau để họ có thể kiểm soát lẫn nhau.
CMS là
cơ quan mới nhất được thành lập vào năm 1998. Cơ quan này thực sự là lực
lượng cảnh sát Quản lý đại dương của Trung Quốc, có trách nhiệm khảo
sát các vùng biển mà Trung Quốc có đặc quyền kinh tế (vùng đặc quyền
kinh tế hoặc – exclusive economic zone) và thực thi các pháp luật về môi
trường ở các vùng này. Chương trình xây dựng tàu mới này sẽ mở rộng sức
mạnh của CMS từ 9.000 đến 10.000 nhân viên. CMS hiện đã có 300 tàu
thuyền và 10 máy bay.
Ngoài
ra, CMS thu thập và phối hợp các dữ liệu hoạt động giám sát biển tại
mười thành phố lớn và 170 quận ven biển. Khi có các cuộc đối đầu vũ
trang tại các đảo tranh chấp ở Biển Đông, CMS là các tàu tuần tra thường
xuyên được mô tả là “tàu chiến của Trung Quốc”. CMS và bốn “cơ quan bảo
vệ bờ biển” khác của Trung Quốc có hàng trăm tàu cỡ lớn (hơn 1.000 tấn,
trong đó có một số có trọng lượng hơn 3.000 tấn) và hàng ngàn tàu tuần
tra nhỏ hơn. Trung Quốc hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo có
tranh chấp để có thể phục vụ cho các tàu tuần tra nhỏ loại này. Cần lưu ý
rằng nhiều trong số các tàu tuần tra này được trang bị các vũ khí hạng
nặng (như tên lửa, ngư lôi) nêu có chiến tranh xảy ra.
Vì vậy,
Trung Quốc thường xuyên tuần tra và tích cực hơn tại các vùng biển mà
họ có đặc quyền kinh tế. Luật pháp quốc tế (Hiệp ước Biển năm 1994) công
nhận vùng biển cách đất liền 22 kilomet và cho phép nước nào có chủ
quyền được kiểm soát khu vực này. Điều đó có nghĩa rằng các tàu [nước
ngoài] không được phép đi vào “vùng lãnh hải” nếu như không phép của
nước có chủ quyền. Tuy nhiên, các vùng biển cách đất liền 360 kilomet
được xem là khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ). Các nước có chủ quyền ở
vùng đặc quyền kinh tế này có thể kiểm soát các tàu đánh cá và những
chất được chiết xuất từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là dầu
khí) từ đáy biển. Tuy nhiên, chủ sở hữu vùng này không thể ngăn cấm
quyền tự do qua lại đối với các tàu nước ngoài hoặc lắp đặt các đường
ống và cáp thông tin. Trong khi đó thì phía Trung Quốc đã lên tiếng
tuyên bố rằng các tàu nước ngoài đã tiến hành các hoạt động gián điệp
bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tuy nhiên, Hiệp ước
năm 1994 đặc biệt không nói gì về những vấn đề như vậy. Trung Quốc chỉ
đơn giản thực hiện những gì họ đã làm trong nhiều thế kỷ qua, cố gắng áp
đặt ý chí của họ lên các nước láng giềng hay bất cứ nước nào mạo hiểm
đi vào những gì mà Trung Quốc xem là khu vực thuộc quyền kiểm soát của
họ.
Trong
hai thế kỷ vừa qua Trung Quốc đã bị ngăn cản thực hiện các “quyền truyền
thống” trong vùng biển gần đó vì sức mạnh vượt trội của các lực lượng
hải quân nước ngoài (đầu tiên là súng pháo cannon của châu Âu, sau đó
vào thế kỷ 19 là tàu chiến thép mới từ Nhật Bản). Tuy nhiên, kể từ khi
những người cộng sản lên chiếm quyền 60 năm trước đây, Trung Quốc đã sử
dụng bạo lực để tái khẳng định lại quyền kiểm soát của họ trong khu vực
(trong nhiều thế kỷ) mà họ xem là một phần của “Vương quốc Trung Tâm –
Middle Kingdom” (hoặc Trung Quốc, như là trung tâm “của thế giới”).
Hiện
nay Trung Quốc đặc biệt quan tâm quần đảo Trường Sa ở gần đó, một nhóm
đảo gồm khoảng 100 đảo nhỏ, rạn san hô, và các bãi đá ngầm có tổng cộng
khoảng 5 cây số vuông đất, nhưng bao gồm 410.000 cây số vuông diện tích
biển ở Biển Đông. Ngoài có tiếng là một ngư trường lớn nhất thế giới,
các đảo này còn được cho là có nguồn dầu mỏ và khí đốt rất lớn bên dưới
đáy biển. Một số quốc gia khác cũng đã lên tiếng tuyên bố chủ quyền.
Hiện có khoảng 45 trong số các hòn đảo tại đây được các nhóm quân sự
chiếm đóng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo tại
đây nhưng họ chỉ chiếm đóng được 8 đảo, Việt Nam đã chiếm hoặc đánh dấu
25 đảo, Philippines chiếm 8 đảo, Malaysia có 6 đảo, và Đài Loan chiếm
duy nhất 01 đảo.
Trung
Quốc muốn sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (giống như tàu
của CMS) để quấy rối các tàu nước ngoài nhằm đuổi họ ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế hay các khu vực có tranh chấp. Cách tiếp cận này ít có khả
năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và dễ dàng hơn cho phía
Trung Quốc tuyên bố họ là nạn nhân. Việc này diễn ra như một vỡ kịch đối
với các nước láng giềng khi Trung Quốc tuyên bố họ là nạn nhân. Đó là
bởi vì các quy định mới dưới luật pháp quốc tế tại các khu vực ngoài
khơi bở biển của Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam
không công nhận thuộc chủ quyền của Trung Quốc như cách mà Trung Quốc
đang làm. Ấn Độ và Hoa Kỳ đã công bố rằng họ sẽ không tuân thủ các quy
định trên [của Trung Quốc] và mong rằng các tàu chiến của Ấn Độ và Hoa
Kỳ không bị trở ngại khi di chuyển qua khu vực Biển Đông vào năm 2013
tới đây.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.