Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?
Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt
Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm,
ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "điệp viên bí mật
đặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một
hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do
những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc
bấy giờ của Việt Nam gây ra.
Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn.
Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc" ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước.
Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa để hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, điều mà chỉ đạt được vào năm 1995. Kể từ khi đó, mối quan hệ đã phát triển với tốc độ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên đều mong muốn nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng đang được thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ đang ngày một nồng ấm giữa hai nước.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm đến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội từ sự tái quan tâm của Mỹ đến mình để đảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại để nó trôi qua, như những gì triều đình Huế đã làm vào năm 1833?
Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới?
Không giống như thời nhà Nguyễn, Việt Nam ngày nay đã là một quốc gia
mở cửa hơn nhiều. Cải cách kinh tế từ những năm 1980 đưa đất nước hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mặt này, Việt Nam coi Mỹ là một trong
những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu. Đầu tư từ các tập đoàn công
nghệ cao của Mỹ như Intel đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn
giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một
nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ
kinh tế với Mỹ. Quyết định tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương là một minh chứng cho điều đó.
Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ đó sẽ tiến triển bao xa vẫn là điều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối đe dọa lớn đối với sự an nguy của chế độ. Một bộ phận trong giới lãnh đạo ĐCSVN tin rằng chiến lược đó đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sử dụng để từng bước cản trở và làm thay đổi Đảng. Những lo ngại đó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, Việt Nam cũng thận trọng để không để những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí địa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương đồng ý thức hệ giữa hai Đảng Cộng sản đều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ động thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc.
Ngoài ra, một mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo ổn định đất nước, Việt Nam không muốn đi ngược lại con đường đã đi. Điều này chỉ ra một điểm: mặc dù muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với đất nước từng là kẻ thù này.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng đi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh đạo Đảng.
Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp hơn được đặt trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng động cơ chính đằng sau quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn đó chủ yếu liên quan đến những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình.
Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên đối lập chính trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc đụng độ hải quân với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên đường 9 đoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam đã từng là nạn nhân.
Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần đây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát địa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các đảo và bãi đá trên Biển Đông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo động Việt Nam về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông.
.... Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc để bổ trợ cho những sự yếu thế đáng kể trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong kịch bản đó, Mỹ trở thành đối tác được ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối đe dọa "diễn biến hòa bình" được cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang đến những nguy cơ thực sự đối với sự cầm quyền của Đảng, mối đe dọa mang tên Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của Đảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và để cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của Đảng.
Quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn.
Xét về chiến lược, tranh chấp Biển Đông đang được cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cái cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà có vẻ như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Động thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới.
Việt Nam và Mỹ vừa có những bước đi thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù đang tổ chức các cuộc đối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta được cho là đã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác đó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều động thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. Đơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ đã bắt đầu được triển khai để thanh trừ các chất hóa học độc hại còn sót lại từ chất độc màu da cam do Mỹ dải thảm tại một địa điểm gần sân bay Đà Nẵng. Dự án được đại sứ Mỹ David Shear miêu tả là động thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ.
Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc đang từng bước hướng đến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, đặc biệt từ quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự đoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể được coi là dấu hiệu ban đầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp độ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông từ năm 2010 cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ đang sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc" ở Biển Đông để tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm đối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm đối với Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do đó được định hình trong bối cảnh này.
Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển Đông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những điều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên. Theo đó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đơn cử, trong mấy tháng trở lại đây, đã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác định rõ. Như đã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập để phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, được cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể được coi là động thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu đối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc đã biết phải làm đau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích đáng.
Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng đại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt đến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế đang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo đuổi kiểu đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất định. Đơn cử, nếu có được sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông được thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam ngày nay không giống như đất nước của Triều đại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn đề thách thức nhất đối với các nhà chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết định thì đó sẽ là một lựa chọn đầy khó khăn cho Việt Nam.
Nguồn: Trâm Anh dịch từ American review magazine/ đăng bởi Lê Hồng Hiệp tại Tuânviệtnam ngày 31/12/2012Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn.
Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc" ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước.
Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa để hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, điều mà chỉ đạt được vào năm 1995. Kể từ khi đó, mối quan hệ đã phát triển với tốc độ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên đều mong muốn nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng đang được thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ đang ngày một nồng ấm giữa hai nước.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm đến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội từ sự tái quan tâm của Mỹ đến mình để đảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại để nó trôi qua, như những gì triều đình Huế đã làm vào năm 1833?
Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới?
Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ đó sẽ tiến triển bao xa vẫn là điều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối đe dọa lớn đối với sự an nguy của chế độ. Một bộ phận trong giới lãnh đạo ĐCSVN tin rằng chiến lược đó đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sử dụng để từng bước cản trở và làm thay đổi Đảng. Những lo ngại đó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, Việt Nam cũng thận trọng để không để những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí địa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương đồng ý thức hệ giữa hai Đảng Cộng sản đều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ động thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc.
Ngoài ra, một mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo ổn định đất nước, Việt Nam không muốn đi ngược lại con đường đã đi. Điều này chỉ ra một điểm: mặc dù muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với đất nước từng là kẻ thù này.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng đi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh đạo Đảng.
Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp hơn được đặt trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng động cơ chính đằng sau quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn đó chủ yếu liên quan đến những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình.
Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên đối lập chính trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc đụng độ hải quân với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên đường 9 đoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam đã từng là nạn nhân.
Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần đây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát địa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các đảo và bãi đá trên Biển Đông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo động Việt Nam về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông.
.... Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc để bổ trợ cho những sự yếu thế đáng kể trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong kịch bản đó, Mỹ trở thành đối tác được ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối đe dọa "diễn biến hòa bình" được cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang đến những nguy cơ thực sự đối với sự cầm quyền của Đảng, mối đe dọa mang tên Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của Đảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và để cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của Đảng.
Quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn.
Xét về chiến lược, tranh chấp Biển Đông đang được cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cái cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà có vẻ như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Động thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới.
Việt Nam và Mỹ vừa có những bước đi thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù đang tổ chức các cuộc đối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta được cho là đã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác đó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều động thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. Đơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ đã bắt đầu được triển khai để thanh trừ các chất hóa học độc hại còn sót lại từ chất độc màu da cam do Mỹ dải thảm tại một địa điểm gần sân bay Đà Nẵng. Dự án được đại sứ Mỹ David Shear miêu tả là động thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ.
Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc đang từng bước hướng đến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, đặc biệt từ quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự đoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể được coi là dấu hiệu ban đầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp độ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông từ năm 2010 cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ đang sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc" ở Biển Đông để tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm đối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm đối với Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do đó được định hình trong bối cảnh này.
Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển Đông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những điều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên. Theo đó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đơn cử, trong mấy tháng trở lại đây, đã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác định rõ. Như đã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập để phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, được cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể được coi là động thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu đối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc đã biết phải làm đau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích đáng.
Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng đại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt đến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế đang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo đuổi kiểu đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất định. Đơn cử, nếu có được sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông được thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam ngày nay không giống như đất nước của Triều đại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn đề thách thức nhất đối với các nhà chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết định thì đó sẽ là một lựa chọn đầy khó khăn cho Việt Nam.
--------------