Mới đây tôi có dịp đến thăm Phú Quốc-hòn đảo địa đầu phía tây-nam của tổ quốc. Đó là chuyến thăm đầu tiên của tôi đến nơi đây với mục đích thuần túy là du lịch . Nhưng với những gì tai nghe mắt thấy trong chuyến đi tôi không thể không liên hệ đến vùng biên giới phía Bắc nơi tôi đã đến không ít hơn chục lần trước đây.
Đảo Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore nhưng giàu đẹp hơn nhiều về cảnh quang và tài nguyên thiên nhiên....Có chung biên giới trên biển với cả Campuchgia và Thái Lan, và cũng rất gần Singapore và Malaysia,đảo Phú Quốc có vị trí chiến lược quan trọng như một tiền đồn phía tây-nam của tổ quốc.
Ấn tượng trước hết đối với tôi là sự thanh bình và sức sống đang lên của hòn đảo này. Tôi đã dành trọn thời gian của chuyến đi để đến hầu hết mọi địa điểm cần đến của hòn đảo. Điều ngạc nhiên đầu tiên là không thấy bóng một người lính nào (trừ một vài cảnh sát đang giải quyết một vụ tai nạn giao thông trên một đoạn đường ven biển phía nam đảo). Khi đến bờ biển tây-bắc của đảo (giáp với Campuchia) nơi có một đồn biên phòng nhưng tuyệt nhiên cũng không thấy người lính nào đi ngoài đường hay trên biển. Tuy vậy, cảm nhận chung là tình hình trật tự trị an trên đảo thuộc loại tốt nhất so với cả nước Việt Nam thì phải (?) Cảm nhận này có thể chưa hoàn toàn chính xác vì tôi chỉ ở đây trong 4 ngày, nhưng có lẽ cũng đủ để so sánh với Hà Nội hoặc thành phố HCM nơi mà chỉ cần ở lại một ngày cũng có thể chứng kiến hoặc nghe kể về một vụ cướp giật nào đó!
Ấn tượng trước hết đối với tôi là sự thanh bình và sức sống đang lên của hòn đảo này. Tôi đã dành trọn thời gian của chuyến đi để đến hầu hết mọi địa điểm cần đến của hòn đảo. Điều ngạc nhiên đầu tiên là không thấy bóng một người lính nào (trừ một vài cảnh sát đang giải quyết một vụ tai nạn giao thông trên một đoạn đường ven biển phía nam đảo). Khi đến bờ biển tây-bắc của đảo (giáp với Campuchia) nơi có một đồn biên phòng nhưng tuyệt nhiên cũng không thấy người lính nào đi ngoài đường hay trên biển. Tuy vậy, cảm nhận chung là tình hình trật tự trị an trên đảo thuộc loại tốt nhất so với cả nước Việt Nam thì phải (?) Cảm nhận này có thể chưa hoàn toàn chính xác vì tôi chỉ ở đây trong 4 ngày, nhưng có lẽ cũng đủ để so sánh với Hà Nội hoặc thành phố HCM nơi mà chỉ cần ở lại một ngày cũng có thể chứng kiến hoặc nghe kể về một vụ cướp giật nào đó!
Nhưng điều đáng nói hơn là sự yên bình về mặt chủ quyền lãnh thổ tại hòn đảo tiền tiêu bốn bề giáp biển này. Có rất nhiều du khách và doanh nhân đến đây từ các nước khác nhau, đông nhất có lẽ là người Campuchia, sau đến người Úc, châu Âu, người Trung Quốc,v.v.... Song, qua phong cách ứng xử giữa những người chủ nhà và khách toát lên sự khác biệt khá rõ rệt so với những gì ta thường nhận thấy tại các vùng biên giới phía bắc giáp với Trung Quốc. Đó là tâm thế ung dung tự tại của con người Phú Quốc trước mọi đối tượng khách, đúng là "chủ ra chủ khách ra khách"! Những người khách dù đến từ đâu đều tỏ ra thân thiện trước sự ứng xử đàng hoàng, đĩnh đạc của người dân và đối tác sở tại. Hầu như cũng không thấy cảnh mời chào chèo kéo đối với du khách, dù họ là ai. Cũng không thấy hiện tượng coi thường hay miệt thị từ phía khách nước ngoài đối với người dân của đảo, dù chỉ là ánh mắt hay cử chỉ. Nghĩa là không thấy sự phân biệt giữa khách và chủ, đúng theo cung cách "việc ai người ấy làm". Tôi mừng thầm nhận ra, vẫn còn những vùng đất để người Việt thể hiện nhân cách trong sự nhộn nhạo của cái gọi là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, để qua đó khối kẻ tự cho phép mình đánh mất cả nhân cách không chỉ của bản thân mà của cả dân tộc!
Cột mốc biên giới phía VN tại Hữu nghị quan |
Dân cửu vạn Việt Nam tụ tập tại cửa khẩu Lào Cai |
Dĩ nhiên còn nhiều điều hay/dỡ khác cần nói về hòn đảo có cái tên đầy ý nghĩa Phú Quốc. Song bài viết này xin chỉ đề cập đến sự khác nhau liên quan đến "thế trận biên cương" giữa Phú Quốc và vùng biên giới phía Bắc của đất nước. Đó chính là TÂM THẾ của hai nơi này. Đó là sự kết hợp sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố tinh thần và vật chất, cụ thể là lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ kết hợp với lòng tự tôn, tự cường dân tộc được thể hiện trong tiềm năng nội tại của từng vùng, miền và của toàn bộ quốc gia. Phải chăng, vì một số lý do chủ quan và khách quan, vùng biên giới phía bắc của nước ta chưa có được một tâm thế vững chãi như đảo Phú Quốc. Thiết nghĩ, trong số nhiều việc cần làm, việc đầu tiên cần nhận thấy là, không thể có được một tâm thế vững chãi để quan hệ đối đẳng với phía Trung Quốc khi mà tình trạng kinh tế tại vùng biên của ta quá yếu kém với những cơ sở hạ tầng bất cập và điều kiện sống của nhân dân quá thiếu thốn so với bên kia biên giới. /.