Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Một cách nhìn về Cựu hoàng Nordom Sihanouk

Nhân dịp Quốc vương Sihanouk qua đời có rất nhiều bài viết về thân thế sự nghiệp của con người nỗi tiếng về tính cách hay thay đổi này. Trong số đó, cómột  bài viết khá công phu  của một nữ tác giả tên là Nguyễn Thu Trâm với cách  nhìn nhận và đánh giá khách quan với những chứng cứ lịch sử khác nhau mà chủ blog tôi chưa kiểm được nhưng muốn đăng lại như một tài liệu tham khảo, không nhất thiết phản ánh quan điểm của bản thân (Bách Việt).

NORODOM SIHANOUK qua đời: HỔ TỬ LƯU BÌ, NHÂN TỬ LƯU DANH 

 Người ta còn nói :”Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh” : cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Có người để lại danh thơm tiếng tốt để lưu danh muôn thưở. Có người để lại tiếng xấu để cho muôn người nguyền rủa.  Vì thế, bất cứ ai cũng phải sống “xứng phận” để lưu lại tiếng tốt cho các thế hệ mai sau..ImageThủ Đô Phnom Penh trong ngày tang lễ Norodom Sihanouk Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2012, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin Norodom Sihanouk cựu hoàng Campuchia sống lưu vong tại Bắc Kinh, Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 90 sau nhiều năm chống chọi với nhiều tật bệnh. Hơn 700 tờ báo lề đảng của cộng sản Việt Nam cũng cùng đưa tin, với nhiều lời tán dương “công đức” của vị cựu hoàng này, mặc dù đối với chính thần dân Campuchia, thì Sihanouk chỉ là một “hoàng đế của các hoàng đế ăn chơi trác táng” và là “một ông vua thích được nô lệ cộng sản”, cho nên việc các báo chí lề đảng ca ngợi Sihanouk cũng là một topos lẽ thường. Norodom Sihanouk sinh ngày 31 tháng 10, 1922 là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia.Image Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho con trai của ông là quốc vương Norodom Sihamoni vào ngày 7 tháng 10 năm 2004. Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất: Bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ bù nhìn, kể cả lần cuối làm vua - trị vì nhưng không cai trị. Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến khi bị Lon Nol phế truất ngôi vào 18 tháng 3 năm 1970, khi ông đang ở Moscow trong chuyến công du Liên Bang Sô Viết.ImagePhạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đón Sihanouk tại Hà Nội năm 1970 Thời niên thiếu, Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, rồi sau khi học xong tiểu học, Sihanouk sang học trung học tại tại trường Lycée Chasseloup Laubat tại Sài gòn cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi ông ngoại của Sihanouk là vua Sisowath Monivong băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.Image Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình, và giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi vua cha mất năm 1960, ông lại được bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ và tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ của cộng sản Bắc Việt ở phía Đông của Campuchia và cho phép Trung Quốc được viện trợ lương thực, thuốc men và vũ khí đạn dược cho Cộng Sản Bắc Việt Nam thông qua các cảng Campuchia, bù lại bằng cách Trung Quốc sẽ mua gạo của Campuchia với giá cao. ImageSihanouk và vợ trên đường Trường Sơn, trở về vùng "giải phóng" Góp phần tuyên truyền cho cộng sản, Norodom Sihanouk cũng nhiều lần lên tiếng rằng phe cộng sản ở Đông Nam Á sẽ chiến thắng trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc Gia và Cộng Sản là không thể tránh khỏi và chính Sihanouk cũng cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người tôn vinh và thực hành. Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều phe phái chính trị chính ở Campuchia. Tuy vậy, chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông và ý đồ muốn biến Campuchia thành một nước theo chế độ cộng sản của ông đã bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Đại Cách mạng văn hóa. Dù vậy, với sự yểm trợ của chính quyền Bắc Kinh, ông đã loại bỏ được các phe phái cánh tả. Sau khi bị Lon Nol lật đổ vào ngày 18 tháng 3, 1970, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu chính thức ủng hộ Khmer Đỏ và thành lập chính phủ Khmer kháng chiến, chống chính phủ cộng hòa Khmer của Lon Nol ở Phnom Penh. Vào lúc nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia bù nhìn của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk đã phải từ chức vì thấy được sự tàn bạo của Khmer đỏ trong chính sách diệt chủng của Pol Pot và Iêng Sary. Từ đó Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Không có tiền chuyển lậu ra ngoại quốc, không giống như những nhà cai trị bị lật đổ khác, Sihanouk không có cách nào khác là đành phải nhờ vào sự giúp đỡ của hai nước Trung Hoa và Bắc Triều Tiên bạn hữu. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai nói với ông rằng ông muốn ở lại Bắc Kinh bao lâu cũng được. Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành ra lệnh xây một lâu đài vĩ đại nhìn xuống hồ Chhang Sou On ở Bình Nhưỡng cho ông cư ngụ.ImageTôn Đức Thắng đón Sihanouk tại Hà Nội Tháng 9 năm 1975, Sihanouk đang ở Bình Nhưỡng thì phó Thủ tướng chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia Kampuchia, là chính phủ lưu vong do Sihanouk thành lập có sự hợp tác của Khmer Đỏ, viết tắt theo thiếng Pháp là GRUNK -Royal Government National Union of Kampuchia - Khiêu Samphan và bộ trưởng thông tin Ieng Thirith -vợ của Ieng Sary- đến mời. Sihanouk nhớ lại Khiêu Samphan nói với ông: “Nay chúng tôi hết sức sẵn sàng đón chào Ngài. Bây giờ chúng tôi tạo đủ điều kiện trăm phần trăm Cộng Sản. Chúng tôi đã vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, chúng tôi có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa”. Điều ấy làm ông hết sức bối rối nhưng ông vẫn hồi hộp về việc trở về nước. Họ cùng về Bắc Kinh bằng tàu lửa. Ở đây, một chiếc Boeing 707 của Trung Hoa đưa họ về Phnom Pênh. Trước khi rời Bắc Kinh, Sihanouk và Monique có Khiêu Samphan đi kèm, đến cáo biệt chủ tịch Mao và thủ tướng Chu. Run rẩy vì bịnh Parkinson, Mao, 82 tuổi, không nói được nhiều. Tuy nhiên, một trong những lời chỉ dẫn của ông sau đây là rõ ràng. Ông ta nói với Khiêu Samphan và Ieng Thirith “Xin vui lòng đừng đưa thái tử Sihanouk và vợ ông vào hợp tác xã.” Với Sihanouk, lời nói nầy chính là lời cứu mạng. Bị bịnh ung thư tới thời kỳ cuối, Chu Ân Lai chỉ còn là cái bóng của mình. Với giọng nói yếu ớt chỉ đủ nghe, ông năn nỉ Khiêu Samphan “Vui lòng tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa chầm chậm, từng bước một. Bạn không thể tiến ngay lên Cộng Sản Chủ Nghĩa, phải từng bước một. Xin vui lòng đi từng bước nhỏ, chậm và chắc.” Xúc động hơn là lời khuyến cáo tiên liệu của ông: “Đừng đi theo con đường “Bước Nhảy Vọt vĩ đại” đã thất bại của chúng tôi.” Ông ta nhắc lại những chiến dịch ảo tưởng của Trung Hoa nhằm khẩn trương xây dựng Cộng Sản chủ nghĩa hồi cuối thập niên 1950 đã để lại một nền kinh tế như trong lò sát sinh. Samphan và Thirith cười một cách thông cảm. Nghe nhiều khoa trương việc đang xây dựng một chế độ Cộng Sản thuần túy cho Kampuchia, Sihanouk hiểu ngay những nụ cười ấy nói lên được gì.ImageSihanouk và Mao Trạch Đông tại Bắc King 1970 Ngày 9 tháng Chín lại một lần lễ lớn: Thiên An Môn được trang hoàng cờ, đèn, hoa, chúc mừng Sihanouk, điều mà Đặng Tiểu Bình nói về Sihanouk trước kia “Trở về trong vinh quang.” Khi chiếc máy bay Boeing của Trung Hoa nhắm hướng hạ cánh xuống phi trường Pochentong của Phnom Pênh, Sihanouk nhìn xuống những mái ngói đỏ và cột tháp vàng của thành phố nằm dài bên đưới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng giêng 1970 ông lại đưa mắt nhìn xuống thủ đô đã quay lưng lại với ông. Phnom Pênh trông lạ hẵn và không có sự sống dưới hơi nóng mặt trời giữa buổi sáng mai. So với mười ngàn người đứng chật đường phố Bắc Kinh để chào từ biệt ông hoàng, ở đây chỉ có một đám đông hỗn tạp ở phi đạo Pochentong. Một nhúm các ông sãi áo vàng nghệ cũng đứng trong đám đông cầu nguyện cho ông trước khi ông lên xe đi vào thành phố vắng tanh. Đó là sự nhượng bộ cuối cùng mà ông đã chứng kiến dưới chế độ Khmer Đỏ ở Kampuchia.Image Sihanouk muốn khóc khi nhìn thành phố ma quái mà một thời được coi là thành phố đẹp nhất của Đông Dương thuộc Pháp. Những đại lộ với hai hàng cây xanh, công quán, những biệt thự theo kiểu nhiệt đới Nam Mỹ, tháp vàng, lâu đài hoàng gia và chùa chiền vẫn còn đây, trong màu tang tóc. Khmer Đỏ giải thích với ông hoàng việc xua dân ra khỏi thành phố là cần thiết vì không có đủ lương thực nuôi dân và cũng vì vấn đề an ninh. Họ không nói với ông hoàng đó là bước đại nhảy vọt tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa. Trong việc xua đuổi hàng loạt dân chúng hồi tháng Tư, có ông chú già của Sihanouk, ông hoàng Monireth và một trong những bà cô của ông cũng bị đuổi về vùng quê. Lời yêu cầu của ông được đi thăm những người ấy bị từ khước. Họ trả lời với ông “Họ được chăm sóc cẩn thận. Ngài sẽ được thăm họ khi Ngài từ Nữu Ước trở lại.” Tuy nhiên, không bao giờ ông gặp lại họ. Kế hoạch của Khmer Đỏ trong chuyến đi ba tuần lễ ở Phnom Pênh là tạo niềm tin đối với sự lãnh đạo của ông trước khi họ gởi ông đi Nữu Ước để đòi chiếc ghế cho Kampuchia tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc. Sihanouk và tùy tùng được đưa đi thuyền trên sông Mékông, tiệc tùng sang trọng, các buổi hội tối có tính cách mạng nhưng không bao giờ ông gặp những người dân đã biến mất khỏi Phnom Pênh.Image Sihanouk và vợ tại một trạm dừng chân trên đường Trường Sơn Chẳng bao lâu Sihanouk biết những gì Khmer đỏ nghĩ về những lời khuyến cáo của Chu Ân Lai là từng bước chầm chậm tiến lên Xã Hội chủ nghĩa. Son Sen, tư lệnh Quân đội, và Khiêu Samphan nói với ông Kampuchia sẽ chứng tỏ cho thế giới biết rằng chỉ trong một nhát chổi lớn, họ đã tiến lên Cọng Sản chủ nghĩa hoàn toàn. “Vì vậy tên tuổi đất nước chúng ta sẽ được viết bằng chữ vàng trong lịch sử thế giới như là một quốc gia đầu tiên thành công trong việc cộng sản hóa mà không có bước chân nào là vô ích.” Sau khi trở về Bắc Kinh hồi đầu tháng Mười, ông ta để cho những người trong gia đình và những người theo ông tùy ý lựa chọn. Ông ta, vì là người yêu nước và người đứng đầu quốc gia, sẽ về lại Kampuchia sau khi đại diện cho nước ông ở Liên Hợp Quốc, còn họ muốn ở đâu thì tùy. Một số phụ tá của ông vì xúc động trước cảnh Phnom Pênh nên không dám trở về. Họ đi Pháp.ImagePhạm Văn Đồng và Tôn Đức Thắng tiếp đón Sihanouk tại Hà Nội Trên đường đi, Sihanouk ghé qua Pháp. Một số đông người Kampuchia đến chào mừng ông tại phi trường Charles De Gaulle. Sau đó, một số trong bọn họ tới tư dinh của đại sứ Kampuchia ở Paris để nghe ông hoàng lần đầu tiên nói chuyện về sự sinh sống của người dân dưới chế độ Khmer Đỏ. Họ ngạc nhiên vì ông hoàng vốn thường sôi nổi thì bây giờ lại thận trọng. Một người hỏi ông về những binh lính của Lon Nol bây giờ ra sao! Ông ta trả lời là Angkar – tức tổ chức Cộng Sản đầy quyền lực - cho mỗi người một chiếc chiếu, một cái mùng và đưa họ đi trồng lúa. Ông ta nói thêm họ có được những gì họ cần. Ngồi sát cạnh ông, Ieng Sary chỉ cười và những lãnh tụ Khmer Đỏ khác gật đầu tán thưởng. Không có một người bạn cũ nào của Sihanouk có thể vượt qua được mạng lưới an ninh để gặp riêng ông. Sihanouk có thể thấy trước điều gì đang đến. Nhưng vì lòng tự cao, những tình cảm bắt buộc, có thể kêu gọi ông bỏ đi rất nhiều. Tháng 12 năm 1975, ông cùng vợ, bà Monique, mẹ vợ, 22 đứa con và cháu, lên đường trở về Kampuchia. Năm 1991, các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán các bên ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại thường xuyên đến Bắc Kinh để chữa trị và an dưỡng. ImageXe Tăng T54 của Nga Sô được nhập qua cảng Pampongthom cho VC Cũng như Hồ Chí Minh là người du nhập chủ nghĩa cộng sản về để mang thương đau cho cả dân tộc Việt Nam qua cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trong suốt 20 năm, Norodom Sihanouk, mặc dù là Quốc Vương của một nước Quân chủ những ông lại có tư tưởng sùng bái cộng sản, ông ta rất cuồng tín chủ nghĩa Mao, đó là lý do mà ông ta đã hết lòng ủng hộ Khmer đỏ trong công cuộc “giải phóng dân tộc Campuchia”. Vì vậy, sự kiện chế độ Khmer đỏ đã thực hiện chính sách diệt chủng, tàn sát hơn 3 triệu Người dân Campuchia bao gồm tất cả nhân sỹ trí thức và các nhà tư bản, “để vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa” chắc chắn là có trách nhiệm của Norodom Sihanouk, một ông hoàng từng được người Khmer bản xứ gọi là Samdec, nghĩa là “cha già dân tộc” lại có góp phần một cách gián tiếp trong vụ diệt chủng hơn 3 triệu người dân! Sao mà giống “Cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam vậy?ImageSihanouk và vợ tại một vùng "giải phóng" Chắc chắn là ít người Việt Nam Quốc Gia hiểu được rằng ngay cả việc cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm thành công miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và bức tử nền Cộng Hòa Đệ Nhị của miền Nam cũng bởi có sự góp phần không nhỏ của ông hoàng Sihanouk. Chính Sihanouk và những người theo Sihanouk thấy trước rằng “cuối cùng Hà Nội sẽ thắng và sẽ là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Dương”, ông đổi hướng trung lập, dành cho Hà Nội một vùng đất thánh dọc theo biên giới Việt-Miên, và cho phép Trung cộng viện trợ vũ khí cho cộng sản bắc Việt thông qua những hải cảng ở Kampuchia đó là lý do mà cộng sản Bắc Việt đã xây dựng thành công một đường ống dẫn xăng dầu từ miền Bắc vào tận chiến khu D, đưa cả đại pháo, xe tăng của Nga sô Trung cộng vào tận chiến trường nam với hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược để đánh chiếm Bình Long, An Lộc, làm bàn đạp đánh chiếm cả thủ đô Sài gòn, xóa bỏ tên của một chính thể, một quốc gia trên bản đồ thế giới. Dẫu mới thân cộng chứ chưa chính thức trở thành người cộng sản, nhưng Norodom Sihanouk không những đã mang đau thương tang tóc đến cho dân tộc của ông mà còn cho cả dân tộc Việt nam nữa. Dẫu là ông hoàng, bà chúa hay chủ tịch …. vĩ đại hay bất cứ ai cũng không thoát khỏi quy luật “sinh hữu hạn, tử vô kỳ” Ngày hôm nay 15 tháng 10 năm 2012, ông Hoàng Sihanouk cũng đã qua đời. Thân xác ông vốn từ bụi đất, sẽ trở về với đất, nhưng những gì ông đã làm, những đau thương tang tóc ông đã tạo ra đã mang đến cho dân tộc ông, bởi sự lầm lạc của ông khi sùng bái cộng sản, sẽ là một vết nhơ tồn tại ngàn đời trong bia miệng của thế gian. 
Nguyễn Thu Trâm, Ngày 15 tháng 10 năm 2012

--------------

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Đôi điều sau chuyến du lịch Cămpuchia(*)


Tang lẽ Cựu Hòang Sihanouk tại Phnom Penh
Do điều kiện nghề nghiệp khi còn công tác tôi đã may mắn được đến khá nhiều nước khác nhau trên thế giới, nhưng chưa bao giờ được đến Cămpuchia ngay bên cạnh Việt Nam. Đó là điều thôi thúc tôi giờ đây dù đã nghĩ hưu vẫn muốn đi một chuyến đến nước láng giềng "gần nhà xa ngõ" này xem sao. Và tôi đã làm được điều đó bằng đường bộ cuối tháng 10 này, chỉ hơi tiếc một chút là vào dịp quốc tang Cựu Hoàng Norodom Sihanouk nên không được xem Hoàng cung và hoạt động tại các sòng bạc bên kia biên giới. Nhưng dù sao chuyến đi cũng giúp tôi kiểm chứng lại một số nhận thức về đất nước và con người vốn là chủ nhân của những bức tượng Bayon có tới 4 mặt nhìn về mọi hướng.  Dưới đây là một vài  cảm nhận như vậy.

Một là, có thể khẳng định giá trị tuyệt vời của nền văn minh Angkor huy hoàng và sự phì nhiêu của miền đất nằm ở ví trí thuận lợi  nhất  giòng sông Mekông. Nhưng với một đất nước trù phú, đất rộng người thưa (chỉ có 13 triệu dân) như vậy ta lại càng  ngạc nhiên trước cảnh nghèo nàn và sự cách biệt giàu/ngèo quá rõ rệt của nó. Có thể dẽ dàng nhận biết sự cách biệt qua nhà ở và phương tiện đi lại của người dân. Người  giàu (hầu hết là quan chức nhà nước) thường ngồi bên trong các xe ô tô loại sang nhất thế giới và ở trong các biệt thự sang trong có vườn rộng "kín cổng cao tường" trong khi người nghèo đều ở trong các ngôi nhà sàn truyền thống nhỏ bé, đơn sơ và đi lại chen chúc nhau trên các phương tiện công cộng quá tải. Suốt chuyến thăm tôi chưa thấy một người giàu nào đi bộ trên đường, nhưng đâu đâu cũng thấy trẻ nhỏ và phụ nữ kiếm tiền bằng cách bán các thứ hàng lặt vặt hoặc ăn xin tại bất cứ nơi nào có khách du lịch nước ngoài.
 
Kiếm sống bằng hàng rong và ăn xin
Hai là, tính cách trầm tĩnh và khả năng chịu đựng của dân tộc Khmer thật là phi thường. Có lẽ đây là một trong tố chất để hiểu tại sao nhân dân Cămpuchia đã phục tùng chế độ Pol Pot và nếu không có sự can thiệp của Việt Nam thì chưa chắc họ đã tự đúng lên lật đổ Pol Pot (?) Tố chất này mãi vẫn còn đó. Trong dịp quốc tang Cựu hoàng Norodom Sihanouk, nhìn bề ngoài thấy người dân Cămpuchia ai ai cũng vô cùng tôn kính và yêu quý Quốc vương của họ. Nhưng trong câu chuyện riêng tư với họ ta sẽ nhận ra rằng đó là cách để người dân bày tỏ sự không tôn trọng đối với chính quyền hiện tại và bản thân ông Hunsen!   Đối với họ, chính quyền và chính sách của Hunsen không khác gì của Việt Nam. Nếu có gì khác thì (theo họ) ở Việt Nam người giàu không quá cách biệt với người nghèo so với tình trạng cách biệt giàu/nghèo quá rõ ràng, lộ liễu tại Căpmuchia!. Họ có thể đúng với nhận xét này khi họ không nằm trong cái chăn Việt Nam nên không biết trong chăn đó cũng có rận, và cả "sâu" nữa!

Trong suốt cuộc hành trình, anh bạn tourguide  nguời Khmer chính hiệu nhưng nói rất sõi tiếng Việt, không biết vô tình hay cố ý, hay kể những câu chuyện huyền thoại hàm ý rằng người Cămphuchia rất thật thà, chất phát, hiền lành (như con giun, con dế), nhưng không bao giờ chịu khuất phục...  Họ cũng hay có những so sánh khá tinh tế giữa đất nước mình với Việt Nam, ví dụ lưu truyền câu chuyện tiếu lâm nói rằng nếu người Việt ra đường sợ Công An bao nhiêu thì người Cămpuchia ra đường sợ Con Bò bấy nhiêu, vì chúng đều có quyền chặn người tham gia giao thông bất cứ lúc nào! Do đó, Công An Việt Nam = Con Bò Cămpuchia !!! Phải chăng đó là cách "phê bình nhẹ nhàng" đối với người  Việt Nam? . Dù sao nó cũng nói lên sự khác biệt giữa tính cách người Khmer và người Việt . Quan sát dọc đường thấy những  cảnh sát giao thông Cămpuchia cũng nhận tiền hối lộ của lái xe, nhưng có vẽ lịch sự và "hiệu quả" hơn nhiều so với cảnh sát Việt Nam. Mỗi khi thấy lái xe vi phạm, họ giơ tay cảnh báo, và  lái xe  vẫn ngồi yên trong xe dúi tiền vào tay viên cảnh sát, hai bên cười vui vẽ không cần đếm số tiền thường  là tiền lẽ có giá trị bằng bát phở hay tách cà fê mà thôi. Do đó, dòng xe cộ vẫn tiếp tục di chuyển không ảnh hường gì đến giao thông chung. Nhưng ở Việt Nam cảnh sát bao giờ cũng chặn xe lại , rồi hai bên giằng co, cải vã ,van xin rất lâu , có khi đánh nhau ...khiến giao thông bị ách tắc, quan hệ hai bên càng căng, và cảnh sát mất hết uy tín.

Phương tiện di chuyển của người nghèo  ở C
Trong lĩnh vực đối ngoại cũng vậy. Có một sự nhất quán trong quan niệm bạn/thù của người Campuchia, đó là cả 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Lào đều chiếm đất đai của họ; và do đó họ không ngần ngại treo bản đồ thời Đế chế Angkor ở các nơi công cộng. Nhưng  khi có mặt người Việt Nam, người Cămpuchia rất biết cách kiềm nén không nói xấu Việt Nam, mà chỉ nói xấu Thái Lan hoặc Lào...để người Việt Nam tự hiểu về bản thân mình! Rất có thể họ cũng làm như vậy khi đi với người Thái, người Lào hoặc người Trung Quốc, người Mỹ....  Có thể gọi đó là môt  thủ pháp truyền thống của người Cămpuchia thì phải, vì cả thế giới đều biết tật  "nói trước quên sau" hoặc tính cách "sáng nắng chiều mưa"  của người Cămpuchia mà một trong những bậc thầy của họ chính là Vua Norodom Sihanouk.Những diễn biến trong chính trường ASEAN gần đây chứng minh điều đó.  

Ba là, về quan hệ Việt Nam-Cămpuchia, có thể nói, do vị thế địa chính trị và quan hệ lịch sử hai nước Việt Nam và Cămpuchia luôn cần duy trì mối quan hệ hòa bình hữu nghị (không nên gọi là "đặc biệt" để tránh gây hiểu nhầm không cần thiết). Cămpuchia có hận thù lịch sử với Việt Nam nhưng cũng cần có vai trò của Việt Nam để đối trọng với một kẻ thù lịch sử khác là Thái Lan. Trên thực tế người Cămpuchia ngày nay lo ngại Thái Lan hơn là Việt Nam. Về lâu dài thì chưa chắc, nhưng trong giai đoạn hiện nay khi vẫn còn chính quyền Hunsen, có lẽ người Cămphuchia vẫn coi trọng quan hệ với Việt Nam vì cả hai lý do an ninh và kinh tế. Họ biết rõ chính người Việt đem lại sức sống cho nền kinh tế Cămpuchia, chứ không phải người Thái, thậm chí ngay cả khi ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng tại đây. Hàng ngày hàng trăm ngàn người Việt Nam qua Cămpuchia làm ăn, buôn bán;  khách du lịch Việt Nam thường chiếm khoảng 1/2 tổng số khách du lịch vào Cămpuchia, trong khi du khách từ Thái Lan và Lào không đáng kể. Riêng việc người Việt Nam tham gia đánh bạc tại khu vực biên giới cũng đóng góp phần lớn vào nguồn thu của Cămpuchia. Có thể nói Cămpuchia cần Việt Nam hơn là Việt Nam cần Cămpuchia. Điều  Việt Nam cần là quan hệ hòa bình hữu nghị và an ninh để xây dựng đất nước.

Trong điều kiện thế và lực giữa Việt Nam và Cămpuchia và trong khuôn khổ ASEAN, quan hệ hai nước có thể đảm bảo bền vững. Việc Cămpuchia tìm kiếm quan hệ với các nước lớn ngoài khu vực, kể cả Trung Quốc nên được hiểu là bình thường và lẽ đương nhiện. Ngay cả hành động câu kết giữa Cămpuchia và Trung Quốc tại Hội nghị AMM 45 vừa qua dẫn đến thất bại không đưa ra được tuyên bố chung về COC cũng có thể "hiểu được".  Tuy nhiên, xét trên tổng thể toàn bộ diễn biến tình hình gần đây, có thể nói,  với nhân tố thứ ba là Trung Quốc đang ra sức tăng cường ảnh hưởng bằng mọi giá tại Cămpuchia trong chiến lược chia rẽ nội bộ ASEAN nhằm ý đồ bành trướng xuống phía Nam của  họ mới là nhân tố đáng lo ngại. Với những bài học của quá khứ, không ai có thể đoan chắc rằng Cămpuchia với truyền thống "hay thay đổi" mà biểu trưng là những bức tượng Bayon 4 mặt (chứ không phải chỉ có hai mặt) sẽ không một lần nữa  thay đổi trong quan hệ với Việt Nam, nếu được sự hỗ trợ của một thế lực nước lớn. Đó là điều mà không chỉ Việt Nam mà cả Lào và Thái Lan cũng phải dè chừng.

Cuối cùng là, cũng từ kinh nghiệm mà hiểu ra, Việt Nam không nên đề ra yêu cầu  quá cao trong quan hệ với Cămpuchia, kể cả khái niệm quan hệ "đặc biêt" cũng không nên có. Việt Nam đã hy sinh quán hiều vì người anh em Cămpuchia trong hơn 10 năm chống Pol Pot. Tuy nhiên đổi lại, Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh "trắng tay". Đó là sự thật dù có phủ phàng bao nhiêu. Do đó nên chăng trong tương lai, trong  bất cứ tình huống nào, Việt Nam cần kiên quyết tránh bị lôi kéo vào công việc nội bộ của  Cămpuchia, để tập trung  nguồn lực đảm bảo an ninh biên giới mà thôi. Đây không phải là điều dẽ, nhưng là một phương châm hành động ./.        
(*) Ghi chú: Bài viết đã có những chỉnh sửa bổ sung nhằm làm rõ thêm ý chủ đạo của nó. Xin thông báo và mong sự cảm thông của những ai  sử dụng nội dung bài viết.  Xin cảm ơn.
 

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tuổi già là thời sung sướng nhất

Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.

 Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc,  làm việc dễ dàng.
 Khi già tình yêu cũng không  còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì  thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.    
Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
     Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
     Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
     Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người  trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt.  Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
     Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ.  Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
    Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ  chồng cũng có khi  bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng  thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
    Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai,  khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
    Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Tuoi gia 2pingouinsVợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau,  không gây gổ sao được?      Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
    Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính.  Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác. 
     Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
     Lúc nầy, không  còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
       Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh.  Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.  Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó  đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
      Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
    Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
     Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.
      Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả. 
       Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như  đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì  về nhà nghỉ ngơi.
    Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này?  Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
    Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống  trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
chim dep chetTôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
  Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao? 
     Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có p hải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi...

Lưu ý về nguồn gốc xuất xứ : Bài này nhận được từ qua thư điện tử của bạn bè  chưa tìm thấy tên tác giả.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Một thời trong ngoại giao

Chúng ta đã từng nghe rất nhiều những câu chuyện ngoại giao lý thú. Nói đến ngoại giao của thế giới, chúng ta liến nghĩ ngay đến Tiến sỹ Kissinger, Thủ tướng TQ Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtôp thời Xtalin và Gromưcô thời Bregiơnep…Nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng chứng minh được tài ngoại giao khéo léo của mình: Hồ Chí Minh, Xtalin, Hitler, Nichxon, Bush…Không hiếm những câu chuyện ngoại giao độc đáo, thông minh, trí tuệ hơn người gắn liền với tên tuổi của họ. Một thời đại ngoại giao ngay trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, những mối quan hệ lắt léo gắn với ý thức hệ. Trong không gian chính trị thế giới đó, ngoại giao vẫn chứng tỏ được vị thế riêng có của nó. Hiển nhiên, ngoại giao có vai trò to lớn và kết quả mà nó đưa lại không nhỏ cho mỗi quốc gia.
Đặc điểm nổi bật của ngoại giao thời đó có lẽ là tính trí tuệ được diễn đạt hết sức tinh tế. Các vấn đề ngoại giao được nhìn, phân tích với góc độ rất trí tuệ. Đối thoại cực hay, thú vị. Ngôn ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú, trau chuốt, đầy ngụ ý, biểu cảm. Nghiên cứu lịch sử ngoại giao thế giới thật thú vị.
Ngoại giao VN lại càng gần gũi với chúng ta. Giữa muôn vàn hiểm nguy cho nước cộng hòa non trẻ vừa ra đời, Hồ Chí Minh vẫn đi Pháp bốn tháng nhằm tìm kiếm cơ hội hòa bình. Hiệp định sơ bộ 6.3, Tạm ước 14.9 là những sáng tạo tài tình của nhà ngoại giao Hồ Chí Minh. Ông đã tìm ra được chữ “tự do”: nước VN tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Thế là người Pháp đồng ý ký!
Thế nhưng, ngày 19.12.1946, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ. Tháng 5.1947, Hồ Chí Minh gặp Pôn Muýt, cố vấn chính trị của Lơcle trong một ngôi nhà duy nhất còn sót lại giữa Thị xã Thái Nguyên.
Pôn Muýt:
- Để thực hiện cuộc ngừng bắn, Cao ủy Pháp ở Đông Dương xin nêu với Chủ tịch bốn điều kiện: Thứ nhất, quân đội VN phải nộp vũ khí cho Pháp. Thứ hai, quân đội Pháp được quyền tự do đi lại trên đất nước Việt Nam. Thứ ba, Chính phủ VN phải trả lại cho Pháp tất cả những người bị bắt. Thứ tư, Chính phủ VN phải trao trả cho Pháp tất cả những người nước ngoài đã chạy sang phía VN.
Hồ Chí Minh:
- Những điều kiện ông Bôlae đưa ra là đòi chúng tôi phải đầu hàng! Ông Pôn Muýt, bản thân ông có nghĩ rằng chúng tôi có thể đầu hàng không? Phải là một con người hèn mạt mới chấp nhận những điều kiện như vậy.
- Thưa Chủ tịch, như vậy là chiến tranh vẫn tiếp diễn?
- Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng không phải là hòa bình với bất cứ giá nào! Mà phải là hòa bình trong độc lập, tự do.
- Thưa Chủ tịch, chúc Người lòng dũng cảm.
- Tất nhiên, bao giờ cũng như vậy.
Hòa bình trong độc lập, tự do – tôi nghĩ, đó là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã tận dụng bất cứ cơ hội nào, dù là nhỏ nhất, nhằm tránh chiến tranh, vì ai cũng biết, chiến tranh tàn khốc như thế nào. Nhưng, Hồ Chí Minh không bao giờ hèn mạt chấp nhận những yêu sách vô lý của đối phương.
Đến đây, chúng ta điểm qua ngoại giao VN trong thời đại mới. Gần đây, ngoại giao VN nổi lên một đặc điểm lớn, đó là nền ngoại giao giao thiệp- với TQ.
- Việc TQ bắt giữ tàu cá số hiệu QNg 66478TS cùng 9 ngư dân Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa: “Từ đó đến nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía TQ về vấn đề này ở nhiều cấp khác nhau tại Hà Nội và Bắc Kinh”.
- Việc TQ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn: “Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc ở các cấp khác nhau và bày tỏ ý kiến chính thức của Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các hoạt động nói trên”
- Việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông: “Phía Việt Nam tiến hành giao thiệp ngoại giao phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc”.
Thật là một nền ngoại giao kỳ lạ, chưa từng có trên thế giới. Và ông cha ta lại càng không bao giờ làm như vậy. Các ông Vua ngày xưa lo nhất là nhục quốc thể. Trả lời chậm: nhục quốc thể. Không lý giải nổi một câu đố của sứ thần họ: nhục quốc thể. Đối đáp kém với họ: nhục quốc thể. Rụt rè không thể gọi là ngoại giao được. Lịch sử dân tộc ta không hiếm những sứ thần sang TQ, đối đáp sắc bén, khí phách hiên ngang, đầy tự hào dân tộc đã làm các hoàng đế TQ dù tức giận nhưng vẫn phải vì nể. Lịch sử cũng cho thấy, dù có tự nguyện làm nô lệ thì có bao giờ người chủ coi trọng nô lệ đâu!
Cùng thời điểm, cùng sự kiện tương tự, nước Nhật đã hành động như thế nào trước những yêu sách ngang ngược của TQ, chúng ta đều đã rõ. Hai quốc gia, hai lãnh đạo, hai ứng xử, hai thái độ và dĩ nhiên, hai kết quả trái ngược nhau.
Để kết thúc, ta hãy đọc lại câu đối của sứ thần Mạc Đĩnh Chi với vua Nguyên.
- Nhật: Hỏa, vân: Yên, bạch đản thiêu tàn ngọc thỏ
(Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Ấy là vua Nguyên kiêu căng, tự coi mình là mặt trời và coi Đại Việt như mặt trăng, ban ngày phải bị mặt trời thôn tính.
Nguyệt: Cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô
(Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Vế đối đầy khí phách của sứ thần Đại Việt làm vua Nguyên thán phục. Thế thì, hỡi những nhà ngoại giao “giao thiệp”, các vị có còn nhớ đến tiền nhân?
Nguồn: Blog Lê Mai
--------------

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Một trận bóng đầy kịch tính

Tại Việt Nam trong tháng qua gan 90 triệu khán giả đã nóng lòng chờ đợi một trận cầu “ fair play” giữa hai đội lâu nay vẫn thay nhau đứng đầu bảng quốc gia .Đó là trận đấu giữa đôi Cung Vua -CV do Đội trưởng mang áo số 4 (Tư) và đội Phủ Chúa-PC do Đội trưởng mang áo số 3 ( Ba ). Trọng tài chính điều khiển trận đấu là người có nhiều lý thuyết  nhưng thiếu thực tiễn và đây là trận rất khó khăn gay cấn đối với ông. Được cái ông rất tự tin.

Sau hơn 70 phút  trình đấu tẻ nhạt với những chiến thuật đã cũ rích không bên nào ghi điểm. Mãi đến phút thư 78, đội CV (Đội trưởng mang áo số 4) tân công liên tục không ngừng nghỉ, khiến cho dàn cầu thủ đội PC (Đội trưởng mang áo số 3) lúng túng,  nhiều lúc đã phải phạm lỗi thô bạo, thấm chí đích thân Đội trưởng đã phải hiúyt khủyu tay thẳng  vào mặt một cầu thủ của đội chủ nhà. Trọng tài chính đưng rất gần đó có thể dễ dàng quan sát hành động chơi xấu này trong khi khán giả cả sân la ó ... Nhưng mặc kệ ! Trọng tài đã không rút thẻ đỏ mà vẫy tay cho trận đấu tiếp tục. Đội CV nhân cơ hội này đã vận dụng chiến thuật "hồi mã thượng" chơi phòng ngự phản công cực kỳ linh hoạt bằng cách  phát môt đường bóng dài từ sân nhà sang khu cấm địa của  Đội PC . Đường bóng độc chiêu này đã bất ngờ hạ gục thủ môn đội PC. Tỷ số là 1-0 tạm thòi nghiêng về  Đội của CV. 

Những phút tiêp sau đó trôi qua vô cùng nặng nề và hồi họp đối với cả cầu thủ lẫn khán giả. Tuy nhiên do trận đấu đã được ngầm thỏa thuận dàn tỷ số chung cuộc phải  là HÒA . Trong một pha bất ngờ ở  phút 89,  Đội truởng đội PC đã chuyền bóng cho đồng đội ào lên phía khung thành đối phương, kẻ đá người đội đầu chuyền qua đưa lại  rất lộn xộn  để cuối cùng quả bóng lăn nhẹ vào lưới đội CV nâng tỷ số lên MỘT ĐỀU . Bàn thắng gây bất ngờ cho cả khán giả bên trong và ngoài sân, thậm chí không biết đích xác cầu thủ nào đã thực sự đưa bóng vào khung thành.  Trọng  tài  lúc này thở phào nhẹ nhõm ra bộ đĩnh đạc kéo hồi còi dài chấm dứt trận đấu.

Trận đấu dù sao cũng đã khá hấp dẫn ở những phút cuối khiến khán giả bớt tiếc tiền và công đã vào sân xem . Các khán giả theo dõi qua truyền hình chờ đợi chiếu lại pha ăn bàn cuối cùng, nhưng không rõ vì lý do gì  không thấy đài truyền hình đưa lại (?) 

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Trung ương thật sáng suốt!



Trái với mọi sự suy đoán, suy diễn của nhân dân và  giới nghiên cứu trong và ngoài nước, sau 15 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và toàn thể Ban chấp hành TW đã kết thúc thắng lợi đợt kiểm điểm với một sự dàn xếp cực kỳ hợp tình, hợp lý. Đó là, mặc dù Bộ Chính trị đã thống nhất đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng Ban Chấp hành Trung ương, sau khi thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay, đã đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.... 
(Xem đầy đủ nội dung tổng kết của Tổng Bí thư Ngyễn Phú Trọng tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/92724/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-be-mac-hoi-nghi-tu-6.html)

Hay thiệt! Như vậy là hoàn toàn đúng với phương châm và truyền thống của Đảng ta là đấu tranh phê và tự phê với tinh thần đoàn kết thương yêu lẫn nhau,  đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại! Biết đóng cửa dạy bảo, đùm bọc nhau như vậy thật phúc cho nước, may cho dân quá! Nhưng qua đây cũng thấy rõ hơn sự lợi hại của Trung ương - nơi  hội tụ tinh hoa trí tuệ của  các nhóm lợi ích!

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

15 ngày kiểm điểm TW đã hết?

Sáng nay ngồi cafe với mấy người bạn nghe được một tin "hơi hót": Tại phiên họp tối hôm qua, thứ  Bảy (ngày 13/10)  Hội nghị Trung ương 6 đã chính thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với kết quả lên tới 3/4 thành viên TW !.  Phải nói tin này hơi bất ngờ vì mới hôm qua vẫn còn dự luận khá phổ biến cho rằng ông Dũng sẽ bị hạ bệ...

TW làm việc ròng rã không ngơi nghĩ..., lẽ nào phó thường dân như  mình lại tiếc ngày CN (?) Vậy nên về nhà  mở máy search internet và gọi điện thoại hỏi thêm một số bạn bè.... Kết quả  thấy thông tin trên đang được loan truyền khá nhanh... Tuy chưa thể khẳng định, nhưng thấy nhiều khả năng tin đó là có thật,. Có nguồn tin còn dẫn ra số phiếu cụ th là 129/175 (tức khoảng 73,71% ý kiến ủng hộ). Trong số  hơn 20 ý kiến công khai ủng hộ có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân và các nhân vật cấp bộ /thứ trưởng khác.  Những người ủng hộ còn lên án và bác bỏ "trò mèo" của những người muốn lật đổ Thủ tướng  Dũng. Điều khá lạ lẫm là, số ý kiến công khai chống ông Dũng  tại Hội nghị TW lần này đếm không quá ngón của một bàn tay và lại là của những nhân vật ít quan trọng như  Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tuấn Khanh  và vài người khác.

Đến lúc này còn hơi sớm để "bình loạn". Nhưng nếu tin trên là đúng thì đó là điều đáng thất vọng. Chỉ khổ cho các  bác Tổng và Chủ cùng đại đa số lớp cán bộ hưu trí cũng như tất cả nạn nhân của  nạn  tham nhũng và các nhóm lới ích mà nhân dân và đất nước phải chịu đựng trong những năm qua . Phong trào phê và tự phê của  Bác Tổng coi như đã kết thúc mà không đem lại kết quả mong đợi. Không những thế nó giống như một gáo nước lạnh dội lên đầu những người hâm mộ và dân chúng nói chung khiến họ như đang khát nước mà không uống được hớp nào!  Đó là chưa kể không biết điều tai ương gì sẽ đến với họ sau đợt "trâu bò đánh nhau" lần này mà rốt cuộc trâu vẫn là trâu, bò vẫn là bò ?; và nền kinh tế đang èo uột của đất nước sẽ đi về đâu; cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ nghiêng sang hướng nào?  Thế mới biết thêm thế nào là vai trò của Trung ương  và các ủy viên của nó - nơi tập hợp tinh hoa của dân tộc (!). Thế mới biết thế nào  là sự khác nhau giữa các tầng nấc và nhóm lợi ích trong xã hội nước ta thời kỳ  'hậu cách mạng giải phóng dân tộc" và đang tiến thẳng lên CNXH.  

Liệu còn gì để hy vọng nữa không? Coi như Hội nghị đã kết thúc trước thời hạn, và việc còn lại có thlàm là hãy đón nghe bài tổng kết của Tổng Bí.thư xem sao./.    


Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thấy gì qua những cột điện ở Việt Nam

Đây là một vài trong hàng trăm ngàn cột điện tại các thành phố Việt Nam lâu nay. Trên thân chúng thường nặng triễu những cuộn giây các loại chen lấn nhau trong mạng lưới điện chằng chịt ngang dọc vừa rối rắm vừa nguy hiểm!!!. Từ dưới lên trên thân cột là những họp kĩ thuật các loại trông như lính thủy đánh bộ Mỹ ra trận, trong đó có những họp đựng công tơ điện vốn là "sáng kiến" nhằm chống mất trộm điện từ thời bao cấp đến nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Nhiều cột điện xiêu vẹo nghiêng ngã như chực đổ quỵ bất cứ lúc nào. Chúng không chỉ cho thấy sự khác biệt bề ngoài so với cột điện trên thế giới mà còn nói lên cung cách quản  lý kinh tế-xã hội của đất nước này. Luôn đổ lỗi cho người tiêu dùng "thiếy ý thức trách nhiện" nhưng các nhà chức tránh dường như còn vô trách nhiệm hơn khi họ bất lực để tình trạng ngày càng xấu thêm .

Một trong những điều khó hiểu là những cuộn giây điện các loại treo lơ lững trong nắng mưa không biết để làm gì ? Người bảo để "dự trữ"... nhưng chẳng thấy sử dụng bao giờ ; kẻ khác bảo đó là "mẹo" để khai khống chi phí DA lấy tiền chia nhau,v.v....Chẳng biết thật hư ra sao (?). Có lẽ cái giá trị duy nhất của chúng (nếu có) là tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách ngoại quốc; dù sao, giữa phố phường đơn điệu những cột điện như thế là những "kỳ quang" !. Chỉ có các bác nông dân từ quê ra tĩnh nhìn thấy là tiếc ngẫn ngơ liền quy ra thóc xem được bao nhiêu...

Những cột điện với những mạng giây nhợ rối rắm như thế phơi bày ra giữa phố ai cũng thấy . Nhưng các khâu quản lý còn rối rắm hơn nhiều do sự chồng chéo giữa các ngành điện lực, viễn thông và giao thông công chính thì không phải ai cũng thấy. Chỉ khổ cho những đường phố cùng người dân mỗi khi các cơ quan nói trên đào bới lòng đường và vĩa hè để tiến hành "cải tạo" hệ thống của họ, mà trong quá trình đó luôn xảy ra tình trang tranh chấp lãnh địa giữa các cơ quan với nhau. Chỉ có người đi đường và người tiêu thụ điện, nước và dịch vụ viễn thông lãnh đủ mọi hậu quả . Tình trạng quản lý "chồng lấn" rối rắm càng kéo dài, những kẻ hở quản lý càng tăng lên và tất nhiên dẫn đến nhiều thất thoát trong kinh doanh là điều dẽ hiểu . Chẳng hay đã có cơ quan nào tiến hành  kiểm kê toàn bộ những công tơ điện, nước được mắc theo "thỏa thuận ngoài luồng" chưa? Với những công tơ như vậy điện, nước của nhà nước vẫn được "bán" nhưng không bao giờ thấy phiếu thu. Có nhiều trò ăn cắp tinh quái của người tiêu dùng mà nhiều trường hợp đều có sự câu kết của người trong ngành. Đó là lý do gây thất thoát lãng phí điện năng và nguồn nước khiến cho các ngành chủ quản dù liên tục tăng giá vẫn không bao giờ cắt được lỗ. Giá điện, nước và dịch vị viễn thông bán cho dân  thì cao chót nhưng chất lượng dịch vụ thì ngày càng kém hơn ! Điện có thể "mất" bất cứ lúc nào không một lời xin lỗi. Chẳng cơ quan nào đứng ra thống kê xem bao nhiêu thiết bị điện của người dân bị hư hại do cúp điện bất ngờ . Cũng chẳng ai bồi thường cho người kinh doanh bị thua thiệt vì mất điện giữa chừng. Các dịch vụ truyền hình, viễn thông, internet cũng cùng chung cảnh ngộ. Tình trạng  bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm. Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy...như ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế-xã hội./.  


Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ...

Nguyễn Trọng Vĩnh

Lời tựa của Bauxite Việt Nam
Chúng tôi không biết rõ nội dung cụ thể của Hội nghị trung ương 6 khóa XI hiện đang họp tại cung đình ngoài những lời thông báo tổng quát của ông Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông lề đảng, và thú thực cũng không để tâm cho lắm. Nhưng các vị lão thành cách mạng thì rất quan tâm đến mục tiêu và diễn biến của Hội nghị ấy. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một trong số các vị lão thành đó. Ông vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày một vài quan điểm cá nhân liên quan đến Hội nghị nói trên. Trên tinh thần tôn trọng ý kiến của một bậc cách mạng đàn anh suốt đời nêu tấm gương yêu nước nồng nàn và lối sống đạo đức mẫu mực cho con cháu, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc xa gần tham khảo. Qua điện thoại, tác giả có một lời nhắn đến chúng tôi, rằng ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về những vụ việc dính dáng đến tên tuổi các nhân vật mà bài viết đề cập.
Chúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy.
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

--------------
*****

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam?

Bản đồ mô phỏng cội nguồn  Bách Việt  (lấy từ internet)
Những năm gần đây xuất hiện xu hướng bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, trong đó có cách lập luận cho rằng bộ tộc Việt Thường thị (thuộc vùng Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay) là trung tâm nguồn cội của người Việt. Cơ sở của lập luận này dựa vào chứng cứ ngôn ngữ và chữ viết của Việt thường thị đã được ghi trong sử sách Trung Hoa (!?). Trong số những tác phẩm nghiên cứu loại này có bài  "Đâu là quốc đô đầu tiên của người Việt" của tác giả   Phan Duy Kha với lời kết luận rất đáng tranh luận như sau: 

"Trước thời đại Hùng Vương hàng ngàn năm, ở vùng Khu IV cũ (bao gồm Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị - Thiên ngày nay) mà trung tâm là vùng núi Hồng sông Lam, đã từng tồn tại một bộ tộc Việt Thường của người Việt cổ, có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết và làm được “quy lịch”. Trên cơ sở của nền văn minh đó, về sau này trên đất nước ta dần dần xuất hiện ba quốc gia: đó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng ở phía Bắc, quốc gia Lâm ấp (Chăm-pa) ở miền Trung và quốc gia Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ trước đến nay, nhắc đến nền văn minh Việt cổ, chúng ta chỉ chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương mà bỏ quên nền văn minh Chăm pa, nền văn minh Phù Nam và trước đó hàng ngàn năm là nền văn minh Việt Thường thị. Phải chăng, chúng ta đã thiên lệch và phiến diện lắm sao?"

Phan Duy Kha cũng là tác giả của bài viết "Giấc mơ của Vua Lê Thánh Tông" (Có thể tham khảo bài viết tại đây  nhin-lai-lich-su-thu-ly-giai-giac-mo-cua-vua-le-thanh-tong ). Trong bài này tác giả có nhắc lại một câu hỏi mà người Việt luôn trăn trở: Tại sao các đời vua Hùng dài thế mà không có chữ viết?. Nhưng tác giả lại không tìm hiểu nguyên nhân tại sao, mà chỉ căn cứ vào lý do nó không được ghi chép trong sách sử của Trung Quốc, đồng thời đề cao chữ viết của bộ tộc Việt Thường thị (chỉ vì nó được nhắc đến trong sách sử của Trung Quốc!).  Từ đó tác giả suy ra Việt Thường thị đã có chữ viết sớm hơn nhiều so với sự ra đời các Vua Hùng... và đi tới kết luận: Chữ Khoa đẩu là của Việt Thường thị và là chữ viết của người Việt cổ; và do đó Việt Thường thị là trung tâm nguồn cội, chứ không phải nước Văn Lang của các vua Hùng (!?)


Triệu Đà Vua Nam Việt (207-111 TCN)
Được biết, từ sau cách mạng tháng Tám năm1945 đã hình thành và phát triển trường phái quan niệm rằng nước Văn Lang của các Vua Hùng chỉ nằm gọn trong vùng châu Thổ Sông Hồng. Trường phái này phớt lờ các địa danh như Hồ Động Đình, núi Thái Sơn, Sông Tương, cánh Đồng Tương v.v... trong truyền thuyết Âu Cơ -Lạc Long Quân, không chịu đào sâu nghiên cứu xem tại sao  Âu Việt, Lạc Việt cấu thành nước Văn Lang và Nam Việt của Triệu Đà (sau An Dương Vương) nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay? (Tham khảo trieu-la-vua-viet-nam.html.) Và giờ đây các nhà nghiên cứu Việt Thường thị đang tiến thêm một bước nữa với lập luận rằng nguồn cội người Việt là từ Nghệ An xuống miền Trung Việt Nam đến tận vương quốc Phù Nam xưa!. Phải chăng họ đang lẫn lộn giữa nguồn cội với nhưng gì mà ông cha ta đã mở mang bờ cõi sau này?  Nếu cách lập luận này tiếp tục, chẳng mấy chốc người Việt sẽ "mất hút" dấu tích nguồn cội đích thực của mình từ  phương Bắc.
 
Đành rằng  nghiên cứu lịch sử nguồn cội Việt Nam là vô cùng khó, vì Việt Nam là một trong số ít quốc gia dân tộc đã có thể hồi sinh  sau 1000 năm bị độ hộ bởi một cường quốc láng giềng với nhiều thủ đoạn đồng hóa thâm độc khiến cho khái niệm biên giới vô cùng nhập nhằng. Nên nhớ rằng với nhiều dân tộc khác chỉ cần 1/2 thời gian đó có thể "biến mất" trong danh sách các quốc gia dân tộc. Hàng trăm bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt khác đã không còn dấu tích  trong bản đồ nước Trung Hoa vĩ đại ngày nay.  Do đó, sẽ là một sai lầm không thể cứu vãn nếu chỉ nghiên cứu nguồn cội của dân tộc Việt Nam từ nơi nó đang tồn tại và với hình dạng đất nước ngày nay. Nói cách khác, nếu chỉ căn cứ từ những gì được ghi chép trong sử sách Trung Quốc  hoặc những di chỉ khảo cổ tìm thấy bên trong lãnh thổ hiện tại của Việt Nam thì không đủ để tìm ra sự thật về nguồn cội dân tộc Việt Nam của thời tiền sử. Riêng về phương diện chữ viết, đáng lẽ câu hỏi nên đặt ra với các nhà sử học là: Tại sao một bộ tộc nhỏ như Việt Thường thị có chữ viết trong khi Lạc Việt và Âu Việt lại không có chữ viết? Phải chăng do Việt Thường thị bị Bắc thuộc muộn hơn và chưa kịp để bị xóa dấu tích ngôn ngữ (?)  Cả một vùng rộng lớn mà sách  sử TQ gọi là "Giao Chỉ" xưa kia chẳng  lẽ không có chữ viết của họ? Sự thật của quá trình áp đặt chữ Hán lên Giao Chỉ đã diễn ra như thế nào?  Phải chăng để nghiên cứu nguồn cội dân tộc nói chung và chữ viết của dân tộc Việt Nam nói riêng, ta không thể không lội ngược giòng về những vùng đất của Lạc Việt và Âu Việt bên Trung Quốc ngày nay? http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Tim-lai-nguon-goc-vung-dat-Bach-Viet/201210/236530.datviet. Nên nhớ rằng trước khi có quyển sử ký Tư Mã Thiên (quảng  năm 95 TCN) người Hán đã thôn tính  phần lớn lãnh thổ của người Bách Việt trong đó có Âu Việt và Lạc Việt. Truyền thuyết Hùng Vương của người Việt nói về thời kỳ tiền sử đó bắt đầu từ năm 2879 TCN. Đó là một thời kỳ quá dài để đòi hỏi sự chính xác, nhất là khi kẻ thống trị cố tình xóa đi mọi dấu vết!  Trên thế giới dân tộc nào cũng có truyền thuyết, càng lâu đời truyền thuyết càng trở nên mơ hồ và có vẽ vô lý. Nhưng trong bóng đêm đô hộ của ngoại bang thì truyền thuyết là thứ sử thi duy nhất mà kẻ bị trị có thể lưu truyền cho đời sau.  Do đó hãy đừng vội bác bỏ truyền thuyết trước khi tìm đủ mọi cách để giải mã nó.
 
Tóm lại, cội nguồn dân tộc Việt Nam là một  chủ đề vô cùng phức tạp bởi chính bề dầy thời gian và vị trí địa lý đặc biệt của dân tộc này. Nó phức tạp đến nỗi trong khi có người định chứng minh "người Việt đẻ ra người Hán" thì một số người khác lại cho rằng "Việt Nam từ Trung Quốc mà ra". Việc ngày càng có nhiều người nghi ngờ truyền thuyết Hùng Vương là điều dẽ hiểu khi mà công tác nghiên cứu lịch sử chưa được "cởi trói" khỏi những nếp tư duy lệch lạc, với tâm thế vừa căm thù pha lẫn sự nể sợ đối với kẻ thù truyền kiếp, lại  không muốn thừa nhận thực tế bờ cõi nước ta đã từng bị Phương Bắc xâm lấn (như mất vùng Lưỡng Quảng, mất Nam Việt sau thời Triệu Đà v.v...) . Dĩ nhiên trong khi chưa tìm ra sự thật thì việc đặt lại vấn đề ngược, xuôi, nghi vấn về truyền thuyết Hùng Vương là cần thiết và cũng dẽ hiểu. Nhưng để bác bỏ truyền thuyết của bao đời ông cha để lại là một chuyện hoàn toàn khác, nếu không nói là một điều  đố kị./.

Trần Kinh Nghị

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Quan hệ Việt - Trung qua hồi kí của cựu Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh


1. 
Đầu năm 1974, thấy tôi xong nhiệm vụ ở Lào rồi mà chưa có việc gì khác, nhân đồng chí Ngô Thuyền đau ốm xin về, trên Trung ương Đảng mới quyết định cử tôi sang làm Đại sứ nước ta ở Trung Quốc. Lúc đó Việt Nam còn coi Liên Xô, Trung Quốc như anh cả anh hai cho nên để tỏ ý trọng thị, ta vẫn cử Ủy viên Trung ương Đảng làm Đại sứ hai nước đó. Trước khi lên đường đi sứ, nhân còn thời gian rỗi, tôi tranh thủ đi thăm một số tỉnh biên giới phía Bắc nước ta để nắm bắt một số tình hình cần thiết cho việc làm Đại sứ, hơn nữa tôi cũng muốn biết tình hình đất nước mình nói chung vì từ khi nhận nhiệm vụ giúp bạn Lào, tính ra đã mười năm xa rời thực tế của đất nước mình rồi. Lúc đó đất nước còn đang chiến tranh, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, ở đâu quang cảnh cũng đìu hiu, trầm trầm không có gì là khởi sắc. Ngay cả những nơi bây giờ là khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng như Tam Đảo, Sa Pa cũng thưa thớt bóng người, dân chỉ trông vào trồng lúa, nuôi lợn, nuôi gà đủ ăn và làm nghĩa vụ giao nộp sản phẩm cho thương nghiệp quốc doanh thôi. Nhà cửa lâu đài biệt thự ở Tam Đảo, Sa Pa bỏ hoang phế, đổ nát, mặc cho dơi bay cú rúc… Nhưng lúc đó cũng có cái hay là môi trường còn nguyên sơ trong lành lắm, động vật hoang dại còn chưa bị săn lùng ráo riết như bây giờ. Còn nhớ khi lên Tam Đảo, một bác nông dân đang chăm ruộng lúa, bắt được con rùa vàng, bác liền vui vẻ tặng ngay cho cu Dũng nhà tôi vì thấy nó có vẻ lạ lùng và thích thú lắm. Một tối chúng tôi và trú nhờ ở huyện lỵ Bảo Thắng (lúc đó thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn), ăn cơm với huyện ủy, đồng chí Bí thư huyện còn tỏ ý rất tự hào vì “cả huyện tôi không có một cái chợ nào”, cho rằng quản lý như vậy là chặt chẽ và giữ được địa bàn trong sạch, không để cho việc buôn bán làm vẩn đục môi trường xã hội, chỉ có sản xuất mới là việc làm đúng đắn cần thiết. Lúc đó cả tôi cũng chẳng lấy thế làm ngạc nhiên, mà cũng chưa biết rõ rằng không có chợ buôn bán thì chính sản xuất cũng không thể phát triển nổi, chỉ quẩn quanh trong vòng tự cấp tự túc mà thôi.

Khoảng giữa năm 1974, tôi lên đường sang Trung Quốc. Từ khi đó cho đến tháng tư năm 1975 thì quan hệ Việt - Trung vẫn còn bình thường. Sau ngày thắng lợi của ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, Trung Quốc có cử một đoàn đại biểu cao cấp do ông Đặng Tiểu bình dẫn đầu đến Sứ quán ta chúc mừng thắng lợi. Ngày hôm sau, Trung Quốc tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Quảng trường Thiên An Môn để chào mừng chiến thắng của Việt Nam. Trong cuộc mít tinh đó, Đặng Tiểu Bình đọc diễn văn, tôi đọc đáp từ. Trong đáp từ tôi cũng có nói “nhân dân Việt Nam rất biết ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ to lớn cho nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của Việt Nam không tách rời khỏi sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc”. Trong thực tế, khách quan mà nói Trung Quốc giúp ta nhiều thật: vũ khí, lương thực, thực phẩm, quân trang quân dụng, nếu không có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc, ta cũng khó thắng Mỹ. Nhưng việc đánh ta, giết hại đồng bào ta, phá sạch nhà cửa của cải của ta năm 1979 đã xóa sạch ân nghĩa đó.

Cũng trong thời gian đó, ông Xi-ha-núc (Quốc vương Cam-pu-chia) và bà hoàng Mô-nic cùng sống ở Bắc Kinh, họ được Trung Quốc dành cho một biệt thư riêng. Họ quan hệ khá tốt với Đại sứ quán ta, với tôi. Có lúc ông Xi-ha-núc mời tôi và một số Đại sứ thân tình đến đánh cầu lông trong biệt thự riêng. Ngày Quốc khánh của Việt Nam, ông ta cũng đến chúc mừng. Cũng có lúc tôi viết thiếp mời hai ông bà sang Sứ quán ta ăn cơm. Trước đây đã có thời Xi-ha-núc ở Việt Nam khá lâu, cũng được dành một biệt thự ở phố Nguyễn Du Hà Nội, ăn Tết Nguyên đán ở Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời, ông ta có vẻ thân và kính trọng Thủ tướng lắm. Có lần ở Bắc Kinh, ông ta còn ngỏ ý với tôi là muốn được sang Việt Nam ăn Tết. Tuy ăn ở tại Trung Quốc nhưng xem ra ông ta thích ở Việt Nam hơn Trung Quốc. Ngay cả bọn Pôn-pốt Yêng-sa-ri sau này phản bội đem quân đánh Việt Nam, thi hành tội ác diệt chủng ở Cam-pu-chia, nhưng trước đó cũng có quan hệ tốt với Việt Nam, vì cùng chung kẻ thù là bọn Mỹ xâm lược. Khi Mỹ dựng lên chính phủ Lon-non, lật đổ Xi-ha-núc thì Đảng của Pôn-pốt đứng ra đánh Lon-non. Đã có vài lần chính Yêng-sa-ri sang xin viện trợ của Trung Quốc đã phải đến Sứ quán ta nhờ tôi điện về xin Chính phủ ta chuyển giúp vũ khí của Trung Quốc vào Cam-pu-chia giúp họ; cũng có lúc tôi đã mời Yêng-sa-ri ăn cơm ở Sứ quán. Nhớ lại lúc tôi còn làm việc ở Lào, ba nước còn chiến đấu chống Mỹ và bọn tay sai của Mỹ, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn cũng đã từng mời đồng chí Kay-xỏn Phôm-vi-hản và Pôn-pốt (lúc đó gọi là đồng chí Thanh) sang hội đàm giữa ba Tổng bí thư. Hôm chiêu đãi hai Tổng bí thư Đảng Lào và Cam-pu-chia, tôi cũng được mời đến dự.

Lại nói chuyện Trung Quốc đối với Việt Nam, năm 1976, không khí quan hệ đã bắt đầu đi xuống. Phía Việt Nam cử đoàn quân sự cao cấp do đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng đầu mục đích chính là để cảm ơn Trung Quốc. Trước khi đi, đồng chí Giáp đã nghe Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta báo cáo tình hình, nhưng có lẽ bản báo cáo của đồng chí Hoàng Bảo Sơn lúc đó còn quá lạc quan nên đồng chí Giáp chưa tin, khi sang đến Trung Quốc đồng chí gọi tôi đi dạo nói chuyện riêng. Tôi báo cáo là thấy tình hình xấu đi, đồng chí Giáp cũng đồng ý như vậy. Quả thật, chuyến đó Trung Quốc đối xử với đoàn rất kém trọng thị. Khi đến thăm Tỉnh Cương sơn (di tích cách mạng của Trung Quốc) cùng với đoàn Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên. Người ta đã bố trí đoàn Triều Tiên (cấp thấp hơn đoàn ta) ăn ở phòng sang trọng hơn, bố trí đoàn ta ăn ở phòng thường, thậm chí cho ngồi những chiếc ghế không có lưng dựa. Vì vậy, khi về đến Vũ Hán họp đoàn, nhận xét chuyến thăm, thì cả đoàn đều bất bình, đồng chí Giáp cũng bực lắm. Mọi người đều muốn gặp Bộ Ngoại giao Trung Quốc để nói rõ những sự đối xử không tốt đó và biểu thị thái độ bất bình. Nhưng tôi góp ý: Ta nên biết vậy thôi, bây giờ làm thế chỉ thêm căng thẳng, không giải quyết được vấn đề gì. Đoàn đồng chí Giáp cuối cùng đã đồng ý với tôi và ra về. Trên xe lửa, phía Trung Quốc vẫn chưa thôi thái độ xấu, cố dọn cho đoàn có cả một chiếc bát mẻ miệng (thật chẳng xứng mặt nước lớn chút nào?).

Tiếp đó lại đến vụ “nạn kiều”, ban đầu phía Trung Quốc gây ra việc dụ dỗ ép buộc người Hoa ở Việt Nam về nước để tìm cớ xa lánh Việt Nam bắt tay với Mỹ để tìm kiếm nguồn vốn là kỹ thuật từ Mỹ và đồng minh, để họ thực hiện mục tiêu “Bốn hiện đại hóa” của họ. Nói cho khách quan, thì phía lãnh đạo của ta cũng thành kiến và nghi ngờ người Hoa sẽ là đội quân thứ 5 của Trung Quốc nên cũng muốn tống người Hoa đi cho rảnh. Không những gây ra vụ “nạn kiều”, lên án Việt Nam xua đuổi Hoa kiều, Trung Quốc còn ngầm xui Khơ-me đỏ (Pôn-pốt Yêng-sa-ri) quay giáo đánh vào biên giới Tây Nam của ta, khiến Việt Nam vừa kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ với đế quốc Mỹ, lại phải đương đầu với chiến tranh Tây Nam, đánh nhau với người “bạn cũ”, hòng làm cho Việt Nam không bao giờ đủ mạnh để thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Xét về nguyên nhân sâu xa, có thể nói: với tư tưởng bá quyền nước lớn vốn thâm căn cố đế, đã từ lâu, Trung Quốc muốn kéo ta vào tầm ảnh hưởng của họ, bắt ta phải thuần phục họ. Hơn nữa, những người cầm quyền Trung Quốc cũng thường có thói quen đối xử với các nước nhỏ theo phương châm “thuận ngã giả xương, nghịch ngã giả vong” (theo lời ta thì được tốt đẹp, chống lại ta thì ta cho chết). Tuy biết họ như vậy nhưng phía ta mà khôn khéo hơn thì khó để họ lấy cớ gây hấn với ta, bởi vì Trung Quốc lại còn cái bệnh giả nhân giả nghĩa, rất muốn và rất cần che đậy dã tâm của mình. Trong thời gian sau năm 1976, ở Việt Nam cũng có những cái đầu nóng, khi Trung Quốc cố ý gây hiềm khích qua vụ “nạn kiều” thì phía ta lại cũng có ý “tát nước theo mưa”, thành kiến với người Hoa, kỳ thị người Hoa ở Việt Nam, bất kể có người đã là Đảng viên là anh hùng đã đóng góp thực sự cho cách mạng Việt Nam. Tiếp đó ta lại vội vã ký hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô (vào tháng 11 năm 1978) nên cũng góp thêm phần làm cho Trung Quốc ra mặt thù địch với Liên Xô). Cho đến khi Việt Nam buộc phải đánh cho Pôn-pốt một đòn đau, tiến quân vào tận Nông-pênh thì Trung Quốc càng có cớ để động binh, thực sự gây chiến tranh với Việt Nam mà theo Trung Quốc nói công khai là “dạy cho Việt Nam một bài học” (về “tội” câu kết với Liên Xô và đánh Cam-pu-chia), Trung Quốc nói cần phải “chi viện” các đồng chí Khơ-me đỏ. Cuộc chiến tranh tháng 2/1979 tuy trên phương diện quân sự thì Trung Quốc thua, buộc phải rút quân về nước còn bị ta bắt sống nguyên một đại đội; nhưng Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều mục đích riêng của họmà mục đích hàng đầu vẫn là để cầu thân với Mỹ (vốn là kẻ thù số một của ta vừa bị Việt Nam đánh cho thua đến “lấm lưng trắng bụng”) và phá hoại ba tỉnh của ta là Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai.

2.
...Lược lại một đoạn lịch sử quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, thì thấy: ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, khi hai nước còn “hữu hảo” lắm, thì họ đã muốn chinh phục ta bằng lý luận tư tưởng Mao Trạch Đông qua nhiều con đường như sách báo, các đoàn cố vấn, các mối quan hệ qua lại… Ta cũng có thời kỳ bị ảnh hưởng về lý luận tư tưởng đó. Bằng chứng là lúc đó trong trường Đảng của ta còn có chương trình học tư tưởng Mao Trạch Đông và trong thực tiễn cũng làm nhiều việc theo cách của Trung Quốc như việc cải cách ruộng đất đấu tố địa chủ hoặc việc chỉnh đốn tổ chức cũng tổ chức đấu tố “phản tỉnh” trong nội bộ. Sau này, khi phát hiện cải cách ruộng đất là sai lầm, gây tổn thất nghiêm trọng, ta mới tỉnh ngộ, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông và không tổ chức thực tiễn theo phương pháp của Trung Quốc nữa. Thất bại trong việc chinh phục bằng lý luận tư tưởng, Trung Quốc chuyển sang chính sách chinh phục ta bằng kinh tế. Từ năm 1954 về sau. Trung Quốc đã giúp ta xây dựng hàng loạt nhà máy xí nghiệp (như Gang thép Thái Nguyên, Phân đạm Bắc Giang, Cao su - xà phòng - thuốc lá Thượng Đình Hà Nội, Bóng đèn phích nước Rạng Đông v.v….) nhưng chất lượng sản phẩm không cao bằng được Trung Quốc, một mặt vì họ cung cấp thiết bị và công nghệ cũ, mặt khác dù có công nghệ tốt họ cũng không chuyển giao cho ta.
Giúp nhiều như vậy, một mặt họ bắt ta phải hàm ơn, phải đi theo; mặt khác, buộc ta phải lệ thuộc họ về phụ tùng nguyên liệu. Vì vậy họ tiếp tục giúp ta về tiền và vật chất mãi đến khi chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cũng còn một mục tiêu là giúp Việt Nam là để giữ an toàn cho phía Nam Trung Quốc (nếu để Mỹ chiếm được cả Việt Nam thì sẽ diễn ra việc như vụ Mỹ ném bom sông Áp-lục sát biên giới và cả vào đất Trung Quốc hồi chiến tranh Triều Tiên). Sau khi ta ký hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta chia làm hai miền, Trung Quốc gợi ý ta xây dựng miền Bắc trước và thực hiện trường kỳ mai phục ở chiến trường miền Nam. Ý đồ là giữ chúng ta luôn ở thế yếu thì họ mới dễ khống chế (vì ta chỉ có một nửa nước). Họ không muốn ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, trở thành một nước mạnh tuột khỏi tay Trung Quốc. Nhưng khi Mỹ đã gây hấn ném bom ra miền Bắc, đổ quân vào miền Nam thì Trung Quốc vẫn giúp ta về vũ khí trang bị, về quân nhu hậu cần để an toàn cho họ. Sau Tết Mậu Thân, khi Mỹ giao động quyết tâm, ta cũng thấy có thời cơ thương lượng, thì Trung Quốc không muốn ta đàm phán mà muốn ta “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” vừa để cho ta kiệt quệ vừa để Mỹ sa lầy phải tìm đến Trung Quốc.

Qua nhiều sự việc Việt Nam chỉ làm theo ý mình mà không làm theo ý họ, rồi các nhà máy giúp Việt Nam cái thì kém hiệu quả, cái thì bị chiến tranh làm hư hại… Trung Quốc thấy việc lấy kinh tế để điều khiển Việt Nam có vẻ không thành công họ bèn chuyển sang thời kỳ ép ta về quân sự từ hai phía hòng khiến ta phải quy phục: phía Bắc nước ta thì họ làm nhiều con đường ra sát biên giới Việt Nam, phía Nam nước ta thì họ giúp tài chính và trang bị cho Pôn-pốt để nắm vững quân bài, hình thành hai gọng kìm kẹp hai đầu đất nước ta và đồng tình cho Pôn-pốt đánh ta làm cho ta tổn thất và không yên ổn để xây dựng lại đất nước.

Trong bối cảnh như vậy, quá trình tôi làm Đại sứ ở Trung Quốc đúng là một quá trình chủ yếu là tranh cãi và đối phó. Thường xảy ra việc như thế này: Mỗi khi có đoàn đại biểu nào của Việt Nam sang Trung Quốc thì tối hôm đó, trên đài truyền hình và phát thanh của Trung Quốc đều nói đến vấn đề “chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa là không thể tranh cãi” (tức các quần đào Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam). (Đối với các đoàn từ cấp Phó thủ tướng là họ đều làm như thế). Từ khi xảy ra vụ “nạn kiều” và việc ta ký hiệp ước hợp tác hữu nghị với Liên Xô thì các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc lúc nào cũng ra rả lăng mạ “tập đoàn Lê Duẩn”. Khi tôi cho trưng bày hình ảnh Pôn-pốt đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của sứ quán (đặt ngoài hàng rào) từ phía Trung Quốc mời tôi lên Bộ Ngoại giao để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và lời tố cáo đó. Nhưng tôi lại nói: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật, chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ ba trong lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Tôi nói: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây ba hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ của Pôn-pốt họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”. Nói xong tôi ra về.

Ngày đến ngày 19-5, Sứ quán ta dự định chiếu phim Hồ Chủ Tịch vào buổi tốm hôm 19-5, đúng ngày sinh nhật Người. Ta đã gửi giấy mời đến Sứ quán các nước (lúc đó ở Bắc Kinh có độ trăm Sứ quán nước ngoài) trước đó bảy ngày. Đúng buổi chiều hôm ta đã mời, Trung Quốc lại điện tất cả các Sứ quán, mời đích danh các vị Đại sứ đúng 17 giờ đến Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để xem triển lãm về Thủ tướng Chu Ân Lai. Thong thông lệ quốc tế, bao giờ các Đại sứ cũng phải ưu tiên đối với nước chủ nhà. Thế nên cũng chiều hôm ấy, chúng tôi phải huy động toàn lực ra làm giấy mời, rời buổi chiếu phim của ta sang 18 giờ chiều tối hôm sau. Thật là vất vả với cái trò trẻ con của phía Trung Quốc! 

Rồi lại rất buồn cười là dạo đó Trung Quốc bố trí hai chiếc xe ô tô con luôn luôn “chầu chực” ở hai cửa của Sứ quán ta, cán bộ sứ quán mình đi đâu nó theo đấy, ngay Đại sứ đi nó cũng đi theo.

Một lần nữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên, đưa công hàm phản đối Chính phủ Việt Nam xua đuổi và tước đoạt “nạn kiều” Trung Quốc. Tôi nói: “Chính phủ Trung Quốc kêu gọi người Việt gốc Hoa về nước đã làm lỡ cả một số công việc của chúng tôi tại nơi mà họ đang đảm nhiệm trong cơ sở sản xuất và công sở. Hơn nữa, vào năm 1953, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thỏa thuận với nhau là người Hoa ở Việt Nam được coi như công dân Việt Nam, do Việt Nam quản lý. Do đó, ở miền Bắc nước tôi đã không có Hoa kiều nữa. Vậy lẽ nào chúng tôi lại xua đuổi công dân của chúng tôi, cho dù họ là gốc Trung Quốc. Còn ở miền Nam, trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền, người Hoa đều đã đăng ký quốc tịch Việt Nam. Vậy cho đến nay trên cả nước Việt Nam đều không có ai là Hoa kiều nữa”. Hàn (Niệm Long) nói: “Vậy các ngài cũng công nhận chính quyền Nguyễn Văn Thiệu à?” - Rồi cuộc đối thoại cũng kết thúc.

Trong năm 1977, lại một lần nữa Trung Quốc mời tôi, cũng lại tranh cãi vấn đề Hoa kiều và người Hoa, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông (Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy”. Tôi nói: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”.

Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.

Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng thành phố Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ra thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc”.

Ngoài những lần như vậy, còn có nhiều lần khác nữa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn mời tôi lên, ngoan cố vu cáo Việt Nam ta, lần nào tôi cũng phải đấu lý với họ. Về nguyên tắc, lập trường thì mình rất kiên quyết giữ vững, nhưng về thái độ mình phải đúng mực. Thường là họ phải chịu mình vì họ đuối lý.

3.
Một lần tôi về nước báo cáo (lúc đó muốn về Việt Nam, phải bay từ Bắc Kinh sang Mát-xcơ-va mới bay về được Hà Nội). Ra sân bay Bắc Kinh, nhân viên sân bay muốn bắt tôi đi vào cửa kiểm tra hành lý, tôi không chịu, tôi nói: “Tôi là Đại sứ, tôi được “miễn trừ ngoại giao” theo nguyên tắc quốc tế, nên không ai được kiểm tra khám xét. Nếu các ngài ngăn cản không cho tôi đi, tôi sẽ họp báo tố cáo các ngày vi phạm công ước quốc tế”. Nhân viên sân bay chạy đi đâu đó, ý chừng là đi báo cáo thỉnh thị cấp trên. Sau đó mở cho tôi đi theo đường cửa không soát hành lý.

Lần khác, tôi cũng ra sân bay về nước, họ lại định bắt tôi đưa hành lý vào cửa kiểm soát có chiếu tia X, tôi không chịu. Họ nói đây là kiểm tra an ninh thôi mà. Tôi nói: “Kiểm tra gì tôi cũng không đồng ý, các người nghĩ tôi là không tặc à? Từ trước tới nay tôi chưa hề được biết có nhà ngoại giao nào làm không tặc cả. Nếu nghĩ tôi là không tặc, tại sao lại chấp nhận tôi làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Chủ tịch nước các người? Tôi nói cho các người biết, là phía Trung Quốc cũng có Sứ quán ở nước tôi, mà nguyên tắc ngoại giao là đối đẳng, nếu các người cố tình kiểm tra hành lý của tôi, tôi sẽ báo cáo về chính phủ, để bên Việt Nam cũng kiểm tra hành lý của Đại sứ các người khi xuất cảnh. Mà nước tôi thì chưa có phương tiện kiểm tra hiện đại, nhân viên Việt Nam sẽ phải mời Đại sứ các người đồng ý như vậy thì hãy làm bừa đi”. Nhân viên Trung Quốc lại phải chịu lý của tôi, lại phải mời tôi đi theo cửa tự do, không kiểm tra hành lý nữa. 

Có lần tôi ngồi xe có cắm cờ Việt Nam đi từ Sứ quán ta ra, đến một đoạn đường nọ, mặc dù đồng chí Quảng đang lái rất nghiêm chỉnh đúng luật, thế mà cảnh sát Trung Quốc lại thổi còi bắt dừng xe, nói rằng anh đã vi phạm luật giao thông, rồi bắt lái xe xuất trình giấy tờ. Giấy tờ đủ cả ! Đồng chí lái xe nói: “Tôi đi đúng luật, không vượt đèn đỏ, không lấn sang phần đường của xe khác?”. Rồi họ cũng phải cho đi tiếp vì không biết làm cách nào, không tìm ra cái gì để bắt bẻ nữa (chủ yếu là họ làm chậm hành trình để tôi sai hẹn với đối tác hoặc với Đại sứ nước nào đó).

Trong trường Đại học Bắc Kinh có nhiều sinh viên nước ngoài, có lần Trung Quốc đã xúi bẩy số sinh viên các nước thân Trung Quốc đến biểu tình trước Sứ quán ta. Ta đối phó việc đó bằng cách tuyên truyền vận động để họ hiểu biết sự thật, ai phải ai trái, phần lớn họ hiểu ra và thôi không tụ họp ở đó nữa. Nhưng cũng còn có 4,5 sinh viên cả trai lẫn gái còn ở lại chỗ gốc cây bên kia đường đối diện của Sứ quán ta. Tôi phải cho người đóng cửa Sứ quán vào và cử đồng chí Lê Công Phụng (lúc đó làm phiên dịch tiếng Anh) ra giải thích cho đám sinh viên đó. Vì cửa đóng sinh viên không vào được bên trong, họ ném trong bì thư (có lẽ bên trong viết nhưng nội dung phản đối Việt Nam) vào sân của Sứ quán. Đồng chí Phụng cầm phong bì ném ra, họ lại nhặt ném vào, đồng chí Phụng lại ném ra và nói: “Các bạn đã bị Trung Quốc lừa rồi, hãy về mà chăm chú học đi thôi”…

Cứ cái cách như vậy thật mệt. Sau này gặp đồng chí Ngô Thuyền, người tiền nhiệm của mình, tôi nói đùa: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”.

Trong thời gian quan hệ hai nước căng thẳng thì các đường đi lại giữa ta và Trung Quốc bị cắt hết: cả máy bay, tàu hỏa, điện thoại. Chúng tôi ở Sứ quán giữa Bắc Kinh mà cứ như ở đảo. Hàng ngày chỉ có hai ca liên lạc VAC, một ca buổi sáng, một ca buổi tối để liên hệ và nhận chỉ thị từ trong nước. Thành thử có nhiều việc xảy ra, chúng tôi phải tự động đối phó. Cũng vì vậy, nên mỗi lần tôi hết nhiệm kỳ Đại sứ, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì đồng chí lại bảo: “Cứ để đồng chí Vĩnh ở đấy”. (Hơn nữa, trong tình hình khó khăn như vậy, chẳng ai muốn sang thay. Lúc ấy lương tôi chỉ được có 90 đô la một tháng, trong khi lương Đại sứ Thái Lan cùng ở Bắc Kinh là 3.000 đô la. Đến năm 1990, đồng chí Đặng Nghiêm Hoành sang làm Đại sứ ở Bắc Kinh, lương được 600 đô la một tháng. Lái xe của sứ quán Lào cũng được 400 đô la một tháng).

Do đã ở liền vài nhiệm kỳ ở Bắc Kinh, nên theo thông lệ quốc tế, tôi trở thành Trưởng đoàn ngoại giao một thời gian khá dài. Ngoại giao đoàn rất coi trọng chức trưởng đoàn đó, các Đại sứ mới đến Trung Quốc, sau khi đi chào các vị lãnh đạo của nước chủ nhà thì đều phải đến chào trưởng đoàn ngoại giao; khi tổ chức ngày Quốc khánh nước mình thì cũng đến mời trưởng đoàn ngoại giao, mà lại bố trí ngồi chỗ trang trọng nhất trước mặt mình. Khi có Đại sứ nào rời nhiệm, nếu có tổ chức gặp gỡ để chào từ biệt ngoại giao đoàn, thì cũng mời trưởng đoàn ngoại giao và trưởng đoàn ngoại giao sẽ thay mặt các Đại sứ phát biểu ý kiến tiễn biệt. Trong suốt thời gian làm Trưởng đoàn ngoại giao, tôi đã phải làm đến 60 bài diễn văn ngắn để chào mừng hoặc tiễn biệt những người đồng nghiệp. Tuy ngắn vậy thôi, nhưng cũng không phải dễ làm, bởi vì mỗi vị Đại sứ đại diện cho mỗi nước khác nhau, quan hệ với ta cũng khác nhau, 60 bài đòi hỏi phải sát hợp với những hoàn cảnh khác nhau đó. Có lần ông Đại sứ Thụy Điển đã nói với tôi: “Tôi theo dõi thấy ngài phát biểu không lần nào giống lần nào”.

Có chuyện ông Đại sứ Mỹ, khi đến nhận chức thì không đến chào tôi, nhưng khi rời chức, tổ chức gặp gỡ để từ biệt thì lại đến Sứ quán ta thông báo cho tôi là đã hết nhiệm kỳ và mời tôi đến dự. Tôi nói: “Khi ngài mới đến, hoặc là ngài còn hận Việt Nam, hoặc ngài sợ Trung Quốc nên đã không đến chào tôi. Nhưng hôm nay ngài đã đến và mời tôi tới dự buổi gặp mặt từ biệt, tôi nhận lời và sẽ phát biểu ý kiến tiễn chân ngài”. Cái khó là trong trường hợp này là, ca ngợi ông ta thì không được mà nói xấu ông ta cũng không xong. Tôi phải tìm những câu vô thưởng vô phạt để nói, cuối cùng thì cũng chức sức khỏe ông ta và gia đình, chúc ông ta lên đường gặp mọi sự may mắn. Các Đại sứ khác nghe vậy cũng thấy là được.

Mặc dù Trung Quốc lúc đó chẳng ưa gì Đại sứ Việt Nam, lại càng không ưa gì một người luôn đấu lý (và lại hay làm họ cứng họng) như tôi, nhưng cũng vì tôi làm Trưởng đoàn ngoại giao nên dịp mừng Quốc khánh của họ hay dịp các nguyên thủ các nước đến thăm mà Trung Quốc mở tiệc chiêu đãi trọng thể, bao giờ họ cũng phải mời tôi ngồi bàn danh dự.

Rõ ràng phía Trung Quốc không muốn tôi làm Trưởng đoàn ngoại giao nhưng không có cách gì truất chức đó của tôi, nên lắm khi họ bày ra những chuyện nực cười, rất trẻ con để chọc phá tôi.

Cái lần đoàn ngoại giao đi thăm tỉnh An Huy của Trung Quốc, khi kết thúc hành trình, lãnh đạo địa phương tổ chức tiệc chiêu đãi tại một công viên. Trước khi vào phòng tiệc, một cán bộ ngoại giao Trung Quốc đến nói với tôi: Những lần trước ngài đã phát biểu rồi, lần này nên làm khác đi, để ông Đại sứ Tan-za-nia (người thứ hai sau trưởng đoàn) phát biểu ý kiến. Tôi nói: “Nếu không cần phải phát biểu ý kiến gì thì thôi, còn nếu có, thì theo thông lệ quốc tế, tôi sẽ phát biểu chứ không phải người khác. Nếu các ngài cố ý làm trái, tôi sẽ không dự bữa tiệc này. Vả lại tôi cũng chẳng nói xấu gì về nước các ngài”. Cán bộ Trung Quốc nói: “Sẽ không có ai phát biểu cả”. Vậy mà ngay lúc đó, phía Trung Quốc lại đi vận động ông Đại sứ Tan-za-nia phát biểu trong bữa tiệc. Nhưng ông Đại sứ Tan-za-nia nói: “Không được! Phát biểu là quyền của ông Đại sứ Việt Nam. Chỉ khi nào ông ấy ủy quyền cho tôi thì tôi mới được nói”. Trong khi các Đại sứ khác đều đi vào phòng tiệc, tôi vẫn đi ở vườn hoa chưa vào. Lúc sau, cán bộ ngoại giao Trung Quốc ra mời tôi vào ngồi ở bàn số Một, đối diện với Tỉnh trưởng An Huy. Bên cạnh tôi vẫn còn chỗ trống, thì ra ông Đại sứ Tan-za-nia cũng ngại nên vẫn loanh quanh ngoài vườn hoa chưa vào. Họ lại phải đi tìm và mời vào chố trống đó. Lúc khai tiệc, chắc theo đạo diễn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tỉnh trưởng không nói gì. Tôi vẫn chủ động đứng lên nâng cốc, cảm ơn về chuyến đi, chúc sức khỏe Tỉnh trưởng cùng Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đi cùng và tôi quay lại chúc sức khỏe các bạn đồng nghiệp. Tôi chúc xong mọi người mới bắt đầu cầm đũa.

Trong thời kỳ làm Đại sứ, thỉnh thoảng tôi có tổ chức họp báo, lúc thì để giới thiệu tình hình nước ta, lúc thì để tố cáo bọn Pôn-pốt khiêu khích đánh phá biên giới Việt Nam. Khi Trung Quốc đánh ta, tôi cũng họp báo và tố cáo rằng: “Trung Quốc đang dùng 3 sư đoàn tiến đánh Việt Nam”. Một nhà báo Mỹ đứng lên nói: “Ngài Đại sứ nói quá lên thế chứ, còn theo tình báo của chúng tôi thì đâu có nhiều quân đến thế?”. Tôi nói: “Việc chúng tôi thì chúng tôi biết hơn ai hết. Còn tình báo của các ngài thì chúng tôi cũng đã biết. Tết Mậu Thân năm 1968, quân chúng tôi vào đánh khắp nơi, đánh cả vào Sứ quán Mỹ, mà trước đó tình báo Mỹ có biết gì đâu!”. Các nhà báo cười ồ cả lên. (Đến đây tôi chợt nhớ một chuyện về ngài Đại sứ, cũng là Mỹ ở Trung Quốc: Khi đến nhận chức ở Bắc Kinh, ông ta không đến chào tôi, vì vậy sau đó mỗi khi đứng cương vị Trưởng đoàn ngoại giao có việc gì cần gửi thông báo đến các Đại sứ, tôi không gửi cho Sứ quán Mỹ và cho ông ta. Một số Đại sứ khác ở Trung Quốc thấy tôi có thái độ “tẩy chay” Đại sứ Mỹ, đã đến vận động tôi đừng làm như vậy. Nhưng tôi nói, khi đến ông ta cậy thế nước lớn không đến chào tôi, vì vậy tôi cũng không việc gì phải giao thiệp với ông ta. Không biết có phải ông Đại sứ Mỹ đã được chuyển đến tai câu nói đó của tôi hay không, mà khi tổ chức chiêu đã rời nhiệm sở, ông ta lại phải đến tận nơi mời tôi?).

4.
Làm Đại sứ ở Trung Quốc trong những năm Trung Quốc cố tình khiêu khích và biến Việt Nam thành kẻ thù, đã đành là rất căng thẳng thần kinh và hao tổn thể chất; nhưng với tôi, cũng không phải là hoàn toàn chỉ có vất vả gian khổ. Cũng có những khi được “đắc ý” chứ. Ấy là niềm vui sau những cuộc đấu lý với Trung Quốc. Họ thì hùng hùng hổ hổ, đập bàn đập ghế, dùng những lời lẽ đao to búa lớn để vu cáo trắng trợn và đe dọa ta. Tôi thì vận hết “nội công” cố sức kiềm chế để không bị cuốn vào cái kiểu hùng hổ bất lịch sự, phi ngoại giao đó, để tìm những lý lẽ và ngôn từ đích đáng, đập lại họ, buộc họ phải rút dù. Sau mỗi cuộc như vậy, tôi thấy như người đánh cờ, thắng được một ván là có được một niềm vui.

Hơn nữa, cũng có những lúc mình được hưởng cái sung sướng thực sự, đó là vào những cuộc “lữ hành ngoại giao” mà phía Trung Quốc, với cương vị nước chủ nhà đã tổ chức cho đoàn ngoại giao đi chơi thăm thú các nơi phong cảnh đẹp hoặc lạ ở trên đất nước họ. Tôi nghĩ nếu không có dịp làm Đại sứ thì đã mấy khi mình được du lịch không mất tiền nhiều như vậy?

Năm 1974, khi mới sang Trung Quốc, tôi được đi chuyến “lữ hành ngoại giao” thăm Côn Minh, đó là một thành phố đẹp và loại nhất của Trung Quốc, thuộc tỉnh Vân Nam sát với Việt Nam ta. Côn Minh còn được người Trung Quốc gọi là “Xuân Thành” vì khí hậu rất tốt, quanh năm mát mẻ như mùa xuân. Ở Côn Minh có rất nhiều phong cảnh đẹp và kỳ lạ như Thạch Lâm, Hồ Điền Trì, Ôn Tuyền v.v… rất nhiều chùa chiền đẹp và khuôn viên rộng lớn, sạch sẽ. Vì Côn Minh ở độ cao trên 1.500m nên người dân lúc nào cũng mặc áo len, trông lại càng nhiều màu sắc bắt mắt, ở đây cũng lưu truyền câu nói “nhất vũ thành đông” (tức là hễ có một trận mưa là rét như mùa đông). Ở đây có hai vị thuốc quý là đông trùng hạ thảo và tam thất (ở Vân Nam trồng thì gọi là Điền thất, Điền thất là thứ tam thất hàng đầu của Trung Quốc). Ở Côn Minh, chúng tôi được thưởng món đặc sản “bún qua cầu” rất lạ. Một sợi bún dài như vô tận được cho đi qua một bát nước dùng mà trên mặt có váng mỡ để giữ cho được nóng lâu. Người ăn cứ việc hút sợi bún đó mà ăn đến no thì dừng lại. (Phải mở ngoặc là lúc đó Trung Quốc còn chưa trở mặt với ta, tôi còn được vợ đồng chí Lý Thế Thuần đưa đi và làm phiên dịch - Khi tôi đã nghỉ hưu, đồng chí Lý Thế Thuần làm Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội).

Năm 1975, tôi lại được cùng đoàn ngoại giao đi Tân Cương, đó là nơi biên giới xa xôi, giáp với Liên Xô. Ở đây cuộc sống và phong tục rất khác lạ. Họ cho ăn thịt cừu và uống sữa ngựa. Thứ sữa đó mùi vị như bia, uống vào thấy hơi say say, họ nói chỉ có khách quý mới được uống, còn thì chỉ dành cho bệnh viện, nhất là cho người bị bệnh lao. Ở Tân Cương có giống dưa lưới và đào bẹt (gọi biển đào), ăn cực ngon. Chúng tôi đến Tân Cương đúng vào mùa đào chín, họ cho vào vườn tha hồ hái, ăn chán thì thôi. Chúng tôi cũng gặp nhiều người dân địa phương ở đây, họ ăn mặc rất rực rỡ, đàn ông thì cao lớn, phụ nữ thì xinh đẹp như tiên, trông họ có vẻ như lai Á lai Âu, nét mặt thật sáng sủa.

Năm 1976, lại được đi chơi núi Thái Sơn (thuộc tỉnh Sơn Đông). Mặc dù không phải núi cao và lớn hàng đầu của Trung Quốc, nhưng Thái Sơn (cao 1.500m so với mặt nước biển) lại rất nổi tiếng, đã đi vào câu nói hàng ngày và văn thơ của Trung Quốc. Ở Trung Quốc người ta thường nói “có mắt mà không nhìn thấy Thái Sơn” hoặc “nặng như Thái Sơn”… Ngay cả trong thơ ca Việt Nam cũng có câu “Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” v.v… Phong cảnh ở đây rất đẹp, y như trong tranh thủy mặc ở Trung Quốc vậy. Và rất tự hào là trong chuyến đi đó, cả đoàn ngoại giao, chỉ có tôi và hai vợ chồng ông Đại sứ Hung-ga-ri là trèo được mấy ngàn bậc đá lên tận đỉnh Thái Sơn, đứng đó để ngắm ra tận biển Đông của Trung Quốc được xem mặt trời mọc từ biển lên rất hay. Tận trên đỉnh cao như vậy mà người Trung Quốc từ xưa đã xây được lâu đài đình các nguy nga, kể cũng đáng nể.

Năm 1980, sau khi Trung Quốc đã gây hấn đánh Việt Nam rồi, nhưng vì vẫn có chuyến “lữ hành ngoại giao” và vì tôi là Trưởng đoàn nên họ phải mời tôi cùng đoàn đi chơi tỉnh An Huy, thăm thắng cảnh Hoàng Sơn, cũng là một trong những cảnh đẹp hàng đầu của Trung Quốc, có nhiều cây thông cổ thụ mọc trên vách đá cheo leo, đủ hình đủ thế, theo đường núi lên đến đỉnh thì thấy đền đài cổ kính, xây cất rất đẹp và công phu. Từ cổ xưa, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã hay tìm những nơi có cảnh thiên nhiên đẹp, cho xây dựng lên những công trình tráng lệ và cũng may cho đất nước Trung Quốc là ít bị chiến tranh tàn phá nên bây giờ các công trình còn lại khá nhiều.

Thông thường đoàn ngoại giao đi đến tỉnh nào thì Tỉnh trưởng ở đó tiếp đón và khi kết thúc chuyến đi thì Tỉnh trưởng lại đãi tiệc. Trước bữa tiệc, sau khi Tỉnh trưởng phát biểu thì đến Trưởng đoàn ngoại giao thay mặt các Đại sứ đọc đáp từ. Thời kỳ quan hệ hai nước đang căng thẳng thì tôi làm Trưởng đoàn ngoại giao, khi nói đều phải tránh không ca ngợi lãnh đạo và thành tích của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, chỉ ca tụng cảnh đẹp của địa phương, sự đón tiếp của những nơi đoàn đến thăm, các sản vật quý của địa phương, chúc sức khỏe các vị lãnh đạo địa phương để lãnh đạo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong địa bàn… (Riêng lần đi An Huy này thì có chuyện buồn cười như đã thuật ở phần trên).

Thời gian ở Bắc Kinh, tôi cũng tạo được điều kiện cho vợ chồng Minh Hà (con gái thứ 3 lấy chồng người Đức là Verner) từ Đức sang thăm Trung Quốc. Và một lần từ Trung Quốc bay sang Mát-xcơ-va, tôi và bà xã cũng tranh thủ đi xe lửa sang chơi bên Đức, thăm nhà con gái.

Cũng nhờ việc làm Đại sứ ở Bắc Kinh nên tôi còn được biết cả thủ đô các nước Triều Tiên, Ap-ga-nit-xtan, Pa-kit-xtan nữa.

Vào mùa hè năm 1977, có Hội nghị quốc tế về nông nghiệp do Triều Tiên đăng cai. Bên nước điện sang cử tôi và anh phiên dịch tiếng Anh đi dự, vì vậy có dịp thăm quan thành phố Bình Nhưỡng thủ đô Triều Tiên. Thành phố đó không gọi là lớn nhưng rất đẹp, các công trình kiến trúc cũng đẹp, có vẻ phô trương, đồ sộ. Ví dụ có một nhà hát chỉ độ 500 chỗ nhưng khuôn viên khá lớn và trang trí rất lộng lẫy. Đường phố hai bên trồng toàn cây ngô đồng, đang mùa hè nên lá rất xanh tốt. Tôi được ăn một bữa tiệc ngồi cùng bàn với ông Kim Nhật Thành và lần đầu tiên được biết món “kim chi” nổi tiếng của Triều Tiên, rất ngon.

Một lần tôi đi tháp tùng đồng chí Nguyễn Duy Trinh (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đi thăm Ap-ga-nit-xtan, đến thủ đô Ca-bun, thật tiếc là thủ đô đó chẳng gây cho mình ấn tượng và cảm xúc gì. Sau khi đi thăm Ap-ga-nit-xtan (lúc đó có chính quyền thân Liên Xô), đoàn sang thăm Pa-kit-xtan nhưng chẳng được việc gì, họ đối xử rất nhạt nhẽo vì họ đang theo Trung Quốc, mâu thuẫn với Ap-ga-nit-xtan. Ở Pa-kit-xtan không được uống bia rượu và ăn thịt lợn, vì nước đó theo đạo Hồi. Pa-kit-xtan lúc đó rất nghèo và phụ thuộc Trung Quốc. Có một con đường lớn nối từ thủ đô Is-la-ma-bat đến Trung Quốc men theo sườn dãy Hi-ma-lay-a, được biết là do Trung Quốc làm giúp. Thành phố Ca-ra-si, nơi có sân bay quốc tế, gọi là lớn nhưng lúc đó cũng rất lèo tèo.

Có một việc dường như cả những người thân cũng ít biết đến, đó là thời gian tôi được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Trung Quốc, thì cũng kiêm luôn cả chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam ở Pa-kit-xtan. Khi bay từ Bắc Kinh sang Is-la-ma-bat, qua dãy Hi-ma-lay-a nóc nhà thế giới, nhìn thấy tuyết phủ dày trắng, mấy người cũng đã nói đùa với nhau: giá mà rơi xuống đây thì đố có ai tìm được! Đến thủ đô Pa-kit-xtan tôi phải đi trình quốc thư; rất ấn tượng với nghi lễ của nước này: họ cho xe song mã, có lính bồng súng rất trang trọng và rất oai đến đón. Đại sứ được ngồi xe song mã, đằng sau có 6 người lính cưỡi ngựa cầm giáo hộ tống vào phủ Tổng thống.

Lại nói chuyện về đi lại ở Trung Quốc, ngoài những chuyến đi với đoàn ngoại giao, còn có một chuyến đi đáng nhớ nữa. Đó là chuyến đi theo đường sắt Côn Minh - Thành Đô vào năm 1977. Dạo đó ở thành phố Côn Minh, ta có một cơ quan Tổng lãnh sự, lại có khá đông các gia đình Việt kiều. (Số bà con đó trước làm thợ hỏa xa phục vụ đường sắt Hải Phòng - Côn Minh từ thời Pháp, sau ở lại Côn Minh). Vì vậy tôi có xuống thăm cơ quan và bà con. Bình thường xuống Côn Minh, tôi vẫn đi theo đường xe lửa phía Đông, từ Bắc Kinh qua Trịnh Châu, Vũ Hán, Trường Sa, Quý Dương rồi đến Côn Minh và ngược lại. Đồng thời, theo quy định của Trung Quốc thì khách nước ngoài muốn mua vé xe lửa phải mua qua “lũ hành xã” (kiểu như du lịch quốc doanh bên ta) mới được. Những lần đó không hiểu sao anh em ở cơ quan Lãnh sự quán lại tự đi mua được vé, mà lại mua được vé theo con đường phía Tây. (Tức đường từ Côn Minh đến Thành Đô rồi qua Tây An, Thái Nguyên về Bắc Kinh). Tôi cũng thích đi theo con đường đó vì chưa đi lần nào, hơn nữa lại nghe nói rất nhiều về việc hoàn thành đoạn đường Thành Đô - Côn Minh mới làm, Trung Quốc coi là thắng lợi lớn vì đoạn đó rất khó thi công… Tôi đi cùng hai đồng chí Bí thư ở Sứ quán. Trên đường, qua quan sát thì thấy quả là “danh bất hư truyền”, không thể không ngạc nhiên thán phục công trình hoành tráng như thế. Xe lửa phải đi trên sườn núi đá dài rất hiểm trở, vì vậy có nhiều hầm tuy-nen chui qua núi, nhiều cầu cạn chênh vênh bắc giữa hai ngọn núi và nhiều đoạn leo đèo dốc quanh co. Có đoạn qua sông Kim Sa nổi tiếng hung dữ (đã được nhắc đến trong truyền thuyết thày trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đi Tây Trúc lấy kinh). Trên tàu, chúng tôi vô tư dùng tiếng Việt nói chuyện với nhau nên đã gây chú ý cho nhân viên xe lửa Trung Quốc, có lẽ vậy họ mới đi gọi điện báo cho người ở đâu đó. Một lúc sau, thấy hai nhân viên ăn mặc sắc phục đường sắt đến ngồi bắt chuyện với chúng tôi. Khi đến Thành Đô, họ nói: “Xe lửa bị hỏng, đề nghị các vị xuống phòng đợi”, họ xách hộ hành lý cho chúng tôi. Sau đó họ nói tầu bị nghẽn còn lâu mới sửa xong. Họ đưa chúng tôi vào một khách sạn trong Thành Đô. Ngày hôm sau chúng tôi đường dẫn đi xem thành phố, được thăm nhà lưu niệm thi hào Đỗ Phủ. Tối về họ nói: “Thôi các vị phải đi máy bay về Bắc Kinh thôi”. Tôi nói: “Chính phủ chúng tôi cấp tiền có hạn, không đủ tiền mua máy bay”. Họ nói, sẽ giúp đòi lại tiền tàu của cơ quan đường sắt để các vị mua vé máy bay. Tôi nói, dù có lấy lại được thì số tiền đó cũng không đủ mua vé máy bay, chúng tôi còn nghèo, phải tiết kiệm. Chúng tôi sẽ đợi đến bao giờ xe lửa thông thì chúng tôi sẽ về Bắc Kinh. Không còn cách nào, cuối cùng họ phải nói thẳng: “Tuyến đường xe lửa này, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không cho phép người nước ngoài đi”. Lúc này chúng tôi mới biết họ là công an mật đã lên kèm chúng tôi từ giữa đường đến Thành Đô. Sau đó phía Trung Quốc phải bỏ tiền lấy vé máy bay cho đoàn chúng tôi về Bắc Kinh. Thì ra đường sắt Thành Đô - Côn Minh mà Trung Quốc cố làm cho bằng được đó là con đường chiến lược bí mật của họ. Năm 1979 khi Trung Quốc tấn công ta thì cũng có một cánh quân xuất phát từ Đại quân khu Thành Đô vào đánh ta ở hướng Lào Cai. Ta bắt sống được một Đại đội, họ khai rằng, họ là quân của sư đoàn 150, quân đoàn 50 thuộc Đại quân khu Thành Đô, được chở bằng xe lửa từ Thành Đô đến biên giới Việt Nam qua Côn Minh.

5.
Khoảng cuối năm 1985 (tức cuối kỳ làm Đại sứ), bỗng nhiên tôi bị những cơn tim đập nhanh (140 nhịp một phút), phải đến bệnh viện Trung Quốc để khám. Nhưng đi đến giữa đường thì cơn tim đó lại dừng nên đến bệnh viện khám không thấy gì. Lần thứ hai cũng vậy, lần thứ ba thì cùng với cơn tim đập nhanh lại kèm theo sốt nhẹ, tôi phải vào nằm viện để điều trị. Bệnh viện cũng làm đủ mọi động tác xét nghiệm cần thiết như: đo điện tim, siêu âm tin phổi thận, rửa ruột, xét nghiệm máu, soi dạ dày v.v… Sau một loạt khám nghiệm cẩn thận như thế mà họ cũng chỉ kết luận được là “tim đập nhanh đậu tính kèm theo sốt”. Tôi đề nghị điều trị theo cách Đông – Tây y kết hợp. Họ chấp nhận nên hàng ngày cho thuốc viên đồng thời sắc thuốc bắc cho tôi. Họ bố trí tôi nằm riêng một phòng có điều hòa nhiệt độ và mắc vào người tôi những dụng cụ để theo dõi nhịp tim thường xuyên, có màn hình hiện lên trước mặt, nằm ở giường cũng có thể trông thấy. Hễ hơi động cựa mình hoặc dãy chân một tý là màn hình hiện lên con số 150 nhịp/ phút ngay. Về ăn uống bệnh viện cũng lo rất khá, 5 bữa một ngày. Sáng sớm thì bánh bao hoặc sủi cảo, giữa buổi uống sữa, trưa ăn cơm, 2-3 giờ chiều ăn bánh ngọt hoặc hoa quả, tối ăn cơm. Điều trị được ba, bốn ngày, bệnh tim vẫn không chuyển biến. Thế là lại phải nhịn ăn, lấy máu xét nghiệm, lại rửa ruột… vẫn không tìm ra nguyên nhân gì. Rồi đến một lúc tôi không ăn được, không ngủ được, thỉnh thoảng lại còn bị cảm (sau mới biết là nằm trong phòng có điều hoà nhiệt độ thường xuyên, tôi không quen nên mới bị cảm lạnh). Tình hình cứ thế kéo dài, tôi ngày càng gầy sút, chân tay trở nên uể oải không có lực. Đến nỗi việc tắm rửa cũng không tự mình làm được, phải nhờ anh em trong Sứ quán mình vào tắm giúp. Rồi đến lúc giơ tay lên đánh răng rửa mặt cũng thấy mỏi rã ra. Sau một tháng tôi sút mất 10 cân, chân tay lẩy bẩy, đi lại phải vịn, phải lần. Tôi nghĩ nếu cứ nằm đây thì sẽ suy sụp đến chết mất. (Trong khi đó ở Sứ quán, anh em đã họp bàn với nhau, nói đến việc nếu Đại sứ chết thì chôn ở Bắc Kinh hay đưa thi hài về nước). Tôi nói với bệnh viện là mình đỡ rồi, xin về Sứ quán chữa ngoại trú, tôi không dùng máy điều hoà nhiệt độ, chỉ dùng quạt ở mức nhẹ nhất, cho quay đi quay lại phe phẩy thôi. (Ngoài trời lúc đó đang là nóng nhất trong năm). Về ăn uống thì chú Quế (nấu cơm cho tôi đã lâu năm rất tận tình) thường đi mua thịt bò về làm cho chín tái đi rồi ép lấy nước cho tôi, hoặc chú nấu cháo gà cho, nhưng tôi vẫn chỉ ăn được một chút. Tôi thấy ngủ được hơn trong bệnh viện và uống được chút nước thịt cũng hấp thu tốt hơn. Hàng ngày tôi vào bệnh viện cho họ bắt mạch và cắt thuốc bắc về uống, vì hàng ngày vẫn còn sốt âm ỷ. Tôi xem đơn thuốc họ kê cho thì thấy trong đó có nhiều vị tác dụng tư âm thanh nhiệt, lần nào cũng thế. Từ trước tôi đã có mua và đọc nhiều sách thuốc của Trung Quốc, đã có chút hiểu về Đông y; vì vậy khi đọc đơn thuốc đó, tôi suy nghĩ: đã tư âm thanh nhiệt mãi mà không khỏi sốt, ắt trong người phải có chỗ viêm nhiễm nào đấy (mà có thể nó chưa đủ lớn để thày thuốc phát hiện được). Tôi nhờ anh Bảng phiên dịch tiếng Trung Quốc ra hiệu thuốc mua cho vị kháng sinh thực vật là bồ công anh, kim ngân hoa vàliên kiều về bỏ vào thang thuốc của bệnh viện sắc uống trong ba ngày. Uống xong ba ngày thì hết sốt, sau đó tôi thấy trong người ngày càng khá hơn lên, dần dần ăn được ít cơm. Tuy vậy người vẫn còn yếu. Tôi định rủ bà xã về nước (tôi nghĩ nếu có chết thì chết trong nước cho khỏi phức tạp, phiền hà đến cơ quan, tổ chức). Vừa lúc đó, chị Lan bác sĩ của Sứ quán lại phát hiện bà xã tôi bị vàng da, vàng mắt; đưa đi bệnh viện khám thì ra viêm gan cấp tính, phải nằm viện chuyên khoa cách ly điều trị một tháng. Khi bà xã tôi khỏi bệnh ra viện, chúng tôi cùng rời Bắc Kinh về nước. Khi ra sân bay, bác sĩ của Sứ quán vẫn phải đưa tôi đến tận chân thang máy bay. Về đến Hà Nội, bác sĩ của Bộ Ngoại giao ta phải ra tận máy bay đón tôi. Khi tôi có việc lên Bộ Ngoại giao, chỉ có thể đứng dưới nhắn người của vụ Trung Quốc xuống mà gặp. Tôi không còn đủ sức trèo lên tầng ba để làm việc. May mắn là tôi có đem về được hai hộp bột tam thất Vân Nam (là thứ tốt nhất hồi đó, ở Việt Nam hầu như không thể kiếm được). Tôi uống bột tam thất, đồng thời động viên bà vợ cùng ăn gạo lứt để chữa bệnh. Kiên trì ngày một bữa gạo lứt trong hơn hai tháng thì sức khoẻ tôi đã hồi phục như bình thường.

Người ta nói “trong cái rủi có cái may”, bị một trận ốm thập tử nhất sinh ở Bắc Kinh như trên đã nói, rõ ràng là chẳng ai muốn, nhưng qua trận ốm đó tôi lại học được nhiều việc, tôi trở nên chú ý suy ngẫm, rút kinh nghiệm về bảo vệ sức khỏe và thêm hứng thú đi sâu nghiên cứu Đông y hơn. Sau này khi có điều kiện, tôi đã mầy mò nghiên cứu học hỏi cho có bài bản và trở thành thày lang của gia đình, chữa được nhiều bệnh cho vợ con, cháu chắt, bạn bè….

Cái thời những năm 80 thế kỷ trước, ở trong nước mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm. Mỗi lần về nước là cán bộ nhân viên Sứ quán ta đều tranh thủ mua các thứ hàng tiêu dùng đem về, kỳ cho hết tiêu chuẩn trọng lượng hàng được phép theo quy định của hàng không mới thôi. Chú Quế đầu bếp của tôi cũng vậy, mua cả táo tàu (thứ táo nhỏ của Tàu sấy khô, quả nhăn nheo màu đỏ nâu hoặc đen) đem về ngâm vào phích nước nóng để uống. Một hôm chú khoe với tôi: “Cái ruột phích của em ngâm táo tự nhiên lại sáng choang như mới”. Nghe vậy, tôi bèn nghĩ: có lẽ trong táo tàu có chất a-xít gì đánh tan được cặn can-xi bám trong ruột phích nước. Rồi một lần về nước tôi cũng mua theo mấy cân táo tàu, về qua Thái Lan, ngủ ở nhà khách Sứ quán ta ở Băng-cốc cùng với một đồng chí cán bộ của ta cũng đi qua, tôi đem táo tàu mời đồng chí đó ăn. Đồng chí nói: “Trước đây tôi bị sỏi thận, có người bạn cũng cho tôi một cân táo tàu. Sau khi ăn ít hôm thì thấy đau bụng dưới nhiều, hai ba hôm mới khỏi”. Tôi hỏi: “Từ đó đến nay anh còn thấy đau nữa không?”. Đồng chí nói không. Thế là liên hệ việc này với việc cái ruột phích của chú Quế, tôi phát hiện ra rằng trong táo tàu có chất làm tan sỏi can-xi, khi ăn táo tàu nó bào mòn viên sỏi làm sỏi nhỏ đi đến mức có thể bài tiết ra ngoài qua đường niệu, trên đường đi ra, nó chà xát vào niệu quản làm đau. Đến lúc đồng chí Bảng được điều sang làm phiên dịch cho tôi thay một đồng chí khác đã hết nhiệm kỳ. Gặp tôi, Bảng nói: “Em bị sỏi thận đang điều trị thì Bộ bắt sang đây”. Tôi bảo Bảng ra ngoài hiệu thuốc mua lấy một cân rưỡi táo tàu, hai buổi, buổi sáng chiều trước bữa cơm đều ăn lấy một vốc. Mấy hôm sau Bảng nói với tôi: “Em có cảm tưởng sỏi nó đi đến gần xương cụt rồi”. Vài hôm sau nữa thì sỏi ra ngoài. Từ đó trở đi Bảng không bị đau thận nữa. Thế là chắc chắn “phát hiện” được thứ thuốc vừa ngon vừa lành là táo tàu nên dùng đủ liều lượng thì có thể làm tan sỏi can-xi trong thận!

Tôi nghĩ, 13 năm ở Bắc Kinh, vừa phải đấu tranh căng thẳng với Bộ Ngoại giao Trung quốc, vừa phải chống đỡ bệnh tật, nếu mình không đọc sách và biết về thuốc, cứ phó thác thân mình cho các giáo sư bác sĩ ở bệnh viện Bắc kinh thì có lẽ đã chết từ lâu rồi. Tự mình cứu mình nên đã sống thêm được vài chục năm nữa. Vào năm 1985, sau khi quan hệ Trung Quốc – Việt Nam đã bình thường hoá trở lại, Hiệp hội Ngoại giao Trung Quốc đã mời tôi với đồng chí Ngô Minh Loan, đồng chí Nguyễn Minh Phương là ba Đại sứ cũ ở Trung Quốc sang thăm nước họ. Tôi lại làm Trưởng đoàn, Đại sứ Lý Thế Thuần lại hỏi tôi muốn đi thăm nơi nào? Tôi nói tôi đi thăm đã gần hết các tỉnh của Trung Quốc, chỉ còn Hàng Châu và Thâm Quyến là chưa được đi. Hiệp hội Ngoại giao đã đáp ứng một cách nhiệt tình mấy nguyện vọng của tôi, mời cả đồng chí Hứa Pháp Thiện (tên Việt Nam là Thanh) vốn là cố vấn của Cục Tổ chức chúng tôi trong kháng chiến chống Pháp đến dự buổi chiêu đãi của họ (trong bữa tiệc có cả Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến dự). Cuộc gặp rất vui vẻ. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng có buổi tiếp chúng tôi. Sau đó Hiệp hội cử một nữ Trưởng phòng là Trịnh Nại Linh tháp tùng chúng tôi đi thăm quan các nơi như Hàng Châu, Thâm Quyến. Đi đến đâu họ cũng bố trí cho chúng tôi ở khách sạn 5 sao, riêng tôi được bố trí ở phòng VIP bằng tiêu chuẩn Phó thủ tướng có phòng ngủ, phòng khách riêng. Ở địa phương nào cũng có Phó tỉnh trưởng đến tiếp đón. Tôi thấy chỉ mới cách 8 năm thôi mà Trung Quốc thay đổi ghê gớm. Thâm Quyến xưa chỉ là bãi đất hoang mà nay trở thành một thành phố hiện đại hoàn chỉnh. Trong thành phố có một công viên rất rộng lớn gọi là tiểu Trung Hoa, họ xây dựng tất cả các danh lam thắng cảnh (thu nhỏ) tiêu biểu của các tỉnh Trung Quốc (ví dụ trong đó có Cố Cung, Trường Thành, Tây Hồ, Thái Hồ…). Còn Quảng Châu, Bắc Kinh tựa hồ như đã lột xác, trở thành những thành phố tráng lệ sầm uất gấp hàng chục lần so với lúc tôi làm Đại sứ.

Khi tôi đã thôi nhiệm vụ Đại sứ về nước, thì ở Việt Nam, Trung Quốc đã lần lượt thay mấy đời Đại sứ: Lý Thế Thuần, Trương Đức Duy, Lý Gia Trung, Tề Kiến Quốc đến Hồ Càn Văn. Họ đều biết tôi từ khi họ còn là các cán bộ phiên dịch của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã dịch cho quan chức ngoại giao Trung Quốc “đấu đá” với tôi. Vì biết tôi là Đại sứ kỳ cựu nên mỗi khi có dịp chiêu đãi nhân Quốc khánh Trung Quốc hay nhân dịp kỷ niệm thành lập quan hệ ngoại giao hai nước, họ đều nhớ mời tôi.

Năm 1987, tôi được chính thức cho phép rời Sứ quán ở Bắc kinh sau khi đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ Đại sứ dài dặc nhất trong lịch sử các Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài: mười ba năm. Nghỉ ngơi trong một thời gian thì Bộ Ngoại giao yêu cầu tôi viết Hồi ký 13 năm làm Đại sứ ở Trung Quốc. Tôi đã viết xong và nộp cho Bộ Ngoại giao. Đến năm 1990 thì thực sự nghỉ hưu.

Khi về nước được hai năm, tôi gặp một đồng chí quan lúc đó là cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương. Đồng chí hỏi: “Anh được tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1987, anh đã nhận được chưa?”. Tôi bảo tôi không biết gì! Ban Tổ chức Trung ương bèn hỏi bên Bộ Ngoại giao. Thì ra Vụ Tổ chức Bộ Ngoại giao đã nhận, đem cất đi rồi quên mất (!) Vì vậy cho nên mãi đến năm 1990 trước khi tôi nghỉ hưu, Bộ Ngoại giao mới mời tôi lên. Đồng chí Bộ trưởng trao huân chương cho tôi và tặng một số tiền kèm theo là 100.000 đồng trong cuộc họp mặt có đông đủ cán bộ từ Vụ trưởng, Vụ phó trong Bộ. Lúc đó tôi mới tức cảnh làm bốn câu thơ:

“Vừa rồi được tấm Huân chương
Xa xôi nó phải đi đường hai năm
Bộ Ngoại giao tặng thêm một trăm
Đủ tiền làm một bữa nem ăn mừng!”.

Như vậy, năm 1990 đã kết thúc một quãng đời quan trọng của tôi mà tôi gọi là “thanh niên ba sẵn sàng”. Tôi luôn sẵn sàng chấp hành mọi sự điều động của Đảng, Nhà nước, không tính toán thiệt hơn, không hề có đề nghị, yêu cầu gì, nhận được mệnh lệnh là lên đường đi làm nhiệm vụ thậm chí không đợi cả làm đủ giấy tờ thủ tục, chẳng ngại sự thiệt thòi về lương bổng, về chế độ đãi ngộ, về nhà cửa. Với việc nào, tôi cũng chỉ đinh ninh một điều là làm sao cho tốt nhất so với năng lực của mình. Trong thời gian từ khi kết thúc kháng chiến chống Pháp đến năm 1990, tôi được phân công làm nhiều công tác như đã thuật ở trên, nhưng có thể nói có hai việc lớn và làm thời gian dài nhất là làm Cố vấn cho Bạn Lào và làm Đại sứ ở Trung Quốc (tổng cộng hơn 20 năm) và cũng là hai việc tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn cả và về cơ bản có thể nói là “đã đạt yêu cầu”. Vì vậy, tôi có thể mượn lời của con gái Nguyên Bình trong câu đối nôm na nó viết tặng tôi nhân buổi mừng sinh nhật 80 tuổi để làm câu kết cho câu chuyện đi sứ nước người của tôi:

Làm Cố vấn miền Tây, ghi lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”*, luôn nhớ chữ “chủ quyền của bạn”.
Đi Đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

*Trước khi đi Lào nhận nhiệm vụ mới (làm Trưởng đoàn cố vấn giúp Lào – cuối 1964), Hồ Chủ tịch cho gọi ông Nguyễn Trọng Vĩnh tới ăn cơm và dặn dò một số điều. Người nói vui với Nguyễn Trọng Vĩnh: “Chú sang bên ấy, chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm “Lão toàn quyền” đấy nhé!” – Chú thích của Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1987. Dưới đây là câu chuyện của ông về thời gian ông làm Đại sứ tại Bắc Kinh.
 
Bách Việt

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này