Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tôi đi tập kết

Nhân dịp "Kỷ niệm 60 năm ngày Học Sinh miền Nam trên đất Bắc" vừa được tổ chức tại Hà Nội, chủ blog tôi mạn phép đăng lại một ký ức của bản thân trong thời kỳ đáng ghi nhớ đó (trích từ "Tản mạn cuộc đời tôi")   

Vào một ngày se lạnh cuối năm 1954 cha tôi đi họp về thông báo vắn tắt với cả nhà rằng ông sẽ phải "đi tập kết" ra miền Bắc ngay trong vài ngày tới. Ông cũng bảo chị Hai hoặc tôi cũng có thể đi sau nếu muốn. Riêng ông cần phải đi trước khi  "đối phương” tiếp quản chính quyền ở địa phương. 

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam


VN net, 14/12/2014: Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Cùng với việc tập kết bộ đội và cán bộ miền Nam ra Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Chính phủ chủ trương đưa học sinh từ 6 -7 tuổi cho đến 19-20 tuổi là con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam từ các địa phương ra miền Bắc học tập. Nhiệm vụ là đào tạo thành đội ngũ kế cận cho cách mạng miền Nam cũng như cách mạng cả nước sau này.Từ năm 1954 đến 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo xe bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục nghìn người trưởng thành lại trở về xây dựng miền Nam.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Chiến lược dầu hỏa của Hoa Kỳ: Bước đột phá trong công nghệ khai thác dầu

Nguyễn Đình Phùng

image

Trong vòng ba năm nay, những tính toán về thế chiến lược địa dư toàn cầu đã bị một vũ khí chiến lược mới của Hoa Kỳ làm thay đổi hẳn cục diện. Đó là vũ khí dầu hỏa, một thứ vũ khí trước giờ làm Hoa Kỳ khốn đốn và bị lệ thuộc vào những quốc gia không mấy gì thân thiện với Hoa Kỳ nắm giữ như những xứ vùng Trung Đông, Venezuela và Nga. Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu.

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

THẤY GÌ TỪ NHỮNG CON SỐ?

THEO CÁC NGUỒN THÔNG KÊ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VIỆT NAM CÓ NHỮNG TIỀM NĂNG RẤT CƠ BẢN, ĐÓ LÀ

Dân số
image
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia, vậy xếp thứ 13 có nghĩa là VN thuộc loại "nước lớn" của thế giới.

Diện tích
image
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những chỉ số chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia, do đó vị trí thứ 61, cho thấy Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia lớn của thế giới. 

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Dư luận phê phán ông Trần Văn Truyền “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản”

“Có được Bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo về dấu hiệu vi phạm chính sách nhà, đất (thực chất là tham nhũng) của ông Trần Văn Truyền, chúng tôi mừng lắm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn bó với Đảng hơn. Cảm ơn nhóm phóng viên và Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã vượt qua mọi sự nghiệt ngã, thể hiện bản lĩnh vững vàng, rất kiên cường, dám đấu tranh chống tham nhũng bằng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với Tổ quốc”. Nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, bạn đọc trên mọi miền nhắn tin, điện thoại tới Tòa soạn Báo Người cao tuổi khẳng định như vậy!…
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền đầu tư hơn nửa tỉ đồng.

Báo Trung Quốc tiết lộ thị trường mua quan bán chức

Theo Tin tức mới 24 giờ.net 02/12/2014-VN-Express 

Trong một bài báo với nội dung hiếm hoi được đăng lên rồi lại xóa đi, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc tiết lộ những cách mua quan bán chức ở nước này, và cho rằng nó không chỉ là việc của các cá nhân đơn lẻ.

Bài viết có tựa đề "Ai mua ai bán" gần đây trên Tân Hoa Xã , hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc đã có lần tiết lộ hiếm hoi về cách thức và đối tượng mua bán quyền lực ở nước này, và gọi đó là thị trường hối lộ.
Theo bài báo được tờ SCMP thuật lại, người bán hàng chính là các cán bộ cao cấp, đặc biệt là các quan chức lãnh đạo tại một khu vực hoặc một đơn vị có quyền quyết định nhân sự. Vị này sẽ chỉ đạo người thứ hai, người thứ ba, hoặc thậm chí là người thứ tư nhận đút lót để giúp người kia thăng tiến.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Hoàn Cầu tiết lộ vì sao Trung Quốc không thể "buông" Triều Tiên


Phạm Ninh 
Ảnh bên:Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un.

Những bất đồng trong quan hệ Trung - Triều cùng hàng loạt biểu hiện "thoát Trung" của Triều Tiên đã khiến quan điểm "từ bỏ Triều Tiên" ngày càng nổi lên mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Bài phân tích của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 27/11 cho biết, trong những năm gần đây, tại Trung Quốc đã xuất hiện những luồng ý kiến phủ nhận quan hệ Trung - Triều.

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này