Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Hoàn Cầu: Các nước ven Biển Đông liên thủ cũng chưa chắc thắng TQ (*)

(*) Trích từ Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 27/08/2013 07
 

Cách đặt vấn đề và nhận định của Lý Kiệt, tạm bỏ qua thái độ kiêu binh, trịch thượng và vênh váo thường thấy của một số học giả diều hâu theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc khi bàn tới Biển Đông, nổi lên hơn cả là những nhận thức lệch lạc, hung hăng, hiếu chiến, kích động xung đột đối đầu ở Biển Đông.

Lý Kiệt, lon Đại tá hải quân Trung Quốc.


Ngày 26/8 tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bài phân tích của Lý Kiệt, Đại tá hải quân, một "chuyên gia hàng đầu" từ Trung tâm Nghiên cứu Biển thuộc Viện nghiên cứu Tam Lược đưa ra nhận định "hùng hồn" và mang tính chất khiêu khích xung đột khi cho rằng, dù các nước ven Biển Đông có hợp sức liên thủ với nhau cũng chưa chắc đã chiếm được thế thượng phong so với hải - không quân Trung Quốc?!

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Vì sao càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo đức càng yếu kém?

Đó là câu hỏi vấn vương trong đầu nhiều người Việt Nam nhưng ít ai nói ra mà thôi. Với những phong trào rầm rộ và rất nhiều đề tài nghiên cứu tốn kém, năm nào cũng diễn ra những đợt vận động học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Việc học thì nhiều, nhưng  kết quả thế nào thì chưa có báo cáo nào nêu lên một cách toàn diện và thật sự khách quan. Tuy vậy, cứ nhìn vào tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tệ nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, quan chức ngày càng  quan liêu, độc đoán và tham quyền cố vị trong khi bộ máy hành chính ngày một phình to, thủ tục hành chính ngày càng rườm rà... ta sẽ thấy một sự tương phản quá rõ rệt giữa mục đích và kết quả. 

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Bệnh nhân cần gì ở thầy thuốc?

Câu hỏi đơn giản này xem ra vẫn rất khó để trả lời một cách thỏa đáng ở Việt Nam nơi mà người xưa đúc kết "Lương y như từ mẫu", nhưng người thời nay lại khuyên "Bệnh nhân phải thông minh!". Nhưng liệu bệnh nhân có thể thông minh được sao?

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Bạn bè (*)

(*)Đang lúc đầu óc trống rỗng thấy trên họp thư bạn bè (mail-box) bài viết ngắn này rất "hợp cảnh hợp tình"...nên quyết định đưa lên blog, chỉ tiếc không thấy tên tác giả (?)  Ảnh minh họa của chủ blog.

 
Bạn bè cũng như tiền: 
Có tờ ... thật
Có tờ ... giả
Có tờ ... lành
Có tờ ... rách 
Chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN BẠN LÀ AI ?
   

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Bóng đen của chủ nghĩa diệt chủng đang trở lại Cămpuchia?

Sam Rainsy
Sam Rainsy và các đảng viên đối lâp đang vận động bầu cử tại
Theo BBC, chủ nhật, 4 tháng 8, 2013, thì trang mạng Hoa ngữ Hoa Thương Thời Báo phát hành tại Campuchia hôm 2/8 cho hay: Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng.
Ông cũng tỏ rõ sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhà lãnh đạo đối lập Campuchia cũng gửi những thông điệp hữu nghị đến với Chính phủ và người dân Trung Quốc.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Một lựa chọn khả thi cho đường sắt Bắc - Nam

Lời giới thiệu của chủ blog
Là ngươi quê miền Nam nhưng hầu hết cuộc đời sống và làm việc ở Hà Nội, bản thân tôi và gia đình đã từng  nhiều lần đi Tàu Thống nhất, từ những chuyến tàu nhếch nhác nhất  trong những năm sau 1975 đến những chuyến tàu tuy chưa đẹp và chưa thuận tiện nhưng khá an toàn ngày nay, tôi thấy hoàn toàn đồng cảm với nội dung của bài viết dưới đây của tác giả người Nhật Pi Uy đăng trên báo Asahi Shimbun và được đưa lại trên Dân trí hôm nay.

May mắn thay, sau rất nhiều tranh cãi tại Quốc hội và trong công luận, cái gọi là "Dự án Tàu cao tốc Bắc -Nam " đã tạm hoãn vô thời hạn. Lúc đó tôi nghĩ  "Ông Trời đã cứu Việt Nam khỏi một bàn thua trông thấy!" Và tôi cũng rất lấy làm thú vị khi đường hầm Đèo Hải Vân được khánh thành, nhưng đường sắt vẫn còn chạy trên con đường cũ của nó vắt vẻo trên đĩnh Đèo mà mỗi lần có dịp đi qua tôi vẫn thầm khen là "báu vật" của ngành du lịch Việt Nam chỉ tiếc rằng chưa được khai thác...

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Cuộc hội ngộ sau 40 năm của nhóm cựu sinh viên VN tại Ấn Độ

Có lẽ ít người biết Ấn Độ đã từng là nước đầu tiên trong số các quốc gia Anh ngữ nhận đào tạo cán bộ tiếng Anh cho Việt Nam. Và điều này xảy ra vào năm 1973 khi Mỹ vừa ngừng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chống miền Bắc và Hội nghị Paris bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối. Suốt thời kỳ chiến tranh cả Chính phủ VNDCCH và Chính phủ CMLT đều rất cần nguồn nhân lực tiếng Anh nhưng chưa bao giờ có thể cử sinh viên sang các nước mà ở đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để đào tạo, lý do chính là vì không quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào trong số đó dám làm trái lệnh phong tỏa của Mỹ đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã là cánh cửa đầu tiên mở ra, và sau đó một số năm lần lượt Úc, Anh, Tân Tây Lan cũng làm như vậy.  Sở dĩ tôi nói dong dài về điều này để thấy không phải đơn giản khi chính phủ Ấn Độ đã đi đầu trong việc phá rào cản của Mỹ đặt ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và nếu nói về quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời Việt -Ấn thì đây là một dẫn chứng rất đáng kể, và nhóm sinh viên VN tại Đại Học J Nehru năm 1973-1974 (gọi tắt "Nhóm JNU") có một ý nghĩa rất đặc biệt.

Nhóm sinh viên JNU tham quan một đền cổ ở miền Bắc Ấn Độ mùa  Đông 1973  (Ảnh tư liệu của tác giả)

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này