Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Biển Đông lại nóng sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21

Từ 15 đến 20/11/2012 tại Pnom Pênh đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 và các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị, trong đó có Hội nghị Đông Á (EAS) hội tụ đầy đủ các cường quốc thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này diễn ra ngay sau khi cường quốc số 1- Mỹ vừa tái cử Tổng thống Obama và cường quốc số 2-Trung Quốc vừa kết thúc đại hội đảng với việc chọn Tổng Bí thư mới Tập Cận Bình, trong khi cường quốc số 3-Nhật Bản đang thâm hụt thương mại nghiêm trong do hậu quả của cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Mục đích chính của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN bàn về tiến trình nhất thể hóa kinh tế ASEAN vào năm 2015, nhưng nội dung quan tâm thực sự vẫn là vấn đề Biển Đông. Và vấn đề Biển Đông lại một lần nữa nóng lêntrong khi nội bộ ASEAN tiếp tục phân hóa chia rẽ trước thđoạn "chia đ trị" ráo riết của Bắc Kinh. Trên thực tế ASEAN đang chia thành 3 nhóm nước:

a) Nhóm Camphuchia, Lào, Myanma và Thái Lan là những nước không không có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, có xu hướng chạy theo lợi ích kinh tế trước sự mồi chài hậu hĩnh tBắc Kinh. Riêng Pnom Penh đã dấn sâu vào con đương câu kết với Bắc Kinh, biểu hiện ở việc một lần nữa lợi dụng tư cách nước ch nhà tuyên bố "ASEAN đồng thuận không nêu vấn đề Biển Đông"... Philipine buộc phải lên tiếng phản bác gay gắt, Việt Nam lặng lphản đối.

b) Nhóm gồm Singapore, Indonesia tuy giáp Biển Đông nhưng không có tranh chấp với Trung Quốc. Hai nước này cũng cho thấy ý đồ trục lợi thông qua việc đảm nhận vai trò trung gian hòa giải, nhưng bản thân tránh nêu công khai lại còn tìm cách ngăn cản các bên khác nêu vấn đề Biển Đông không muốn chọc giận Trung Quốc.

c) Nhóm các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc gồm Việt Nam, Philipine, Malaysia và Brunei. Các nước này đều nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò" nên ít nhiều dtìm thấy tiếng nói liên quan đến giải pháp Biển Đông, nhưng mức độ có khác nhau . Trong một biểu hiện đáng khích lệ, theo sáng kiến của Philipine bốn nước này dự định sẽ họp riêng rẽ về vấn đề Biển Đông trong tháng 12 tới. Nếu dự định này thành công sẽ tạo ra một kênh đàm phán thực chất và góp phần phá bỏ thế bế tắc lâu nay.

Bên cạnh những thành công là những hạn chế của Hội nghị, đặc biệt xung quanh vấn đề Biển Đông, trong đó lập trường của Bắc Kinh không hề thay đổi, thái độ không hề nao núng. Sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN đã bộc lộ, chỉ còn lại Philipine và Việt Nam trên tuyến đầu trong cuộc đối đầu với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Đó là một kết cục trớ trêu nhưng hoàn toàn dẽ hiểu trong lịch sử hình thành các quốc gia Đông Nam Á với tính cách phổ biến đã được đúc kết trong ca dao tục ngkhu vưc là "Đèn nhà ai ấy rạng" và "Nước đến chân mới nhảy".... Đó chính là gót chân Asin của ASEAN. Và điểm yếu này đang bộc ltrước ma lực của đồng Nhân dân tkhiến mt nhà ngoại giao châu Á tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 đã nhận xét: “Một số nước dễ bị lung lay bởi tiền bạc. Nếu nhìn thấy tiền, họ có thể dễ dàng vứt bỏ những nguyên tắc ”.

Về phần mình, Trung Quốc sau khi đã ngụy tạo cái gọi là "Thành phố Tam Sa" đặt trụ stại quần đảo Hoàng Sa nhưng cai quản cả vùng biển Đông bao gồm cả bãi san hô Scarborough của Philipine và xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là xảo thuật  biến không thành có nhằm tạo thế đứng chân trên thực địa như một sự đã rồi chuẩn bị cho những cuộc đàm phán trong tương lai khi không thể trì hoãn thêm nữa. Đồng thời, sau quá trình kiên trì với các thủ đoạn "chia để trị", Bắc Kinh giờ đây đã thò được cái chân sói vào chiếc chăn ASEAN qua lỗ thủng Campuchia - nước vừa được đính thân Thủ tướng Ôn Gia Bảo tặng danh hiệu "hình mẫu quan hệ láng giềng" ngay trong dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Liệu những lỗ thủng tiếp theo là nước nào chắc không khó để suy đoán. Điều đã rõ là, đến nay Bắc Kinh đã khống chế được Cămpuchia, chi phối Lào và ảnh hưởng với mức độ khác nhau đối với các nước khác, tổng cộng ít  nhất cũng quá nửa tổng số thành viên của khối ASEAN. Chiêu bài của Bắc Kinh vẫn chỉ là "cây gậy và củ cà rốt" vốn đã quá quen thuộc của chủ nghĩa thực dân.



Một số diễn biến khác rất đáng lưu ý. Đó là, bất chấp mọi lý lẽ đầy sức thuyết phục bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của phía Trung Quốc được các học giả quốc tế đưa ra tại cuộc Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 diễn ra đồng thời với Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21, THX ngày 21/11 đã phát đi một bài bình luận sặc mùi hiếu chiến sô vanh nước lớn với những lời lẽ áp đặt chủ quan nhằm chia rẽ, cô lập Việt Nam và Philipine.  

Sau khi đổ lỗi cho Việt Nam và Philipine, bài bình luận này kết luận: “Thật là thiếu khôn ngoan khi nêu lên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á. Tuy nhiên Philippines và Việt Nam đã gây chi phối hội nghị bằng việc nhấn mạnh đến những tranh chấp này tại hội nghị thượng đỉnh một cách dai dẳng. Trong khi nước chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia trong một cuộc họp hôm thứ Hai nói rằng khối 10 nước thành viên ASEAN đồng ý không ‘quốc tế hóa’ các tranh chấp này, thì Tổng thống Philippines Aquino lại bất chấp những nguyên tắc ngoại giao cơ bản và thẳng thừng trách cứ Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà hội nghị.”

Vẫn với thủ thuật "gắp lửa bỏ tay người" bài bình luận viết tiếp: “Việc Philippines và Việt Nam bất chấp những nguyên tắc ngoại giao hình như bị tác động bởi lòng tham trữ lượng dầu khí, và nguồn hải sản dồi dào trên Biển Nam Trung Hoa”. Cả Việt Nam và Philippines đều “chơi con bài kêu gào để tìm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài khu vực, mà cụ thể là Hoa Kỳ trong cái gọi là "Chiến lược Trục xoáy Á Châu”...."Việt Nam và Philippines muốn mượn tay Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama.”

Hình lưởi bò được in chìm ở  từng trang của hộ chiếu TQ (ảnh CTV)
Được biết trước đó không lâu Bắc Kinh đã lặng lẽ  tung ra một mẫu hộ chiếu mới có in hình "đường lưởi bò" như một tiểu xảo góp phần khẳng định đòi hỏi chủ quyền Biển Đông vốn đã bị dư luận rộng rãi bác bỏ. Xem thêm tin mi nhận được tại đây
http://tuoitre.vn/The-gioi/521899/Them-mot-hanh-dong-tham-doc-cua-Trung-Quoc.html  
Những động thái trên đây cho thấy thái độ cố chấp đầy ngạo mạn của các thế lực bành trướng bá quyền Đại Hán được sự chđạo ttrung ương. Điều này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không hề có ý định đàm phán nghiêm túc dù chỉ là song phương trước khi hđạt được âm mưu "biến không thành có" và tạo dựng những chứng cứ giải tạo cần thiết. Thế giới không nên ảo tưởng vào thiện chí đàm phán hòa bình từ phía Bắc Kinh, trái lại cần đề phòng nguy cơ chiến tranh nóng do chính hgây ra để thôn tính nốt những vùng biển đảo đang thuộc quyền kiểm soát của các nước khác. Đđạt mục tiêu đc chiếm Biển Đông Trung Quốc sẽ không nề hà mọi thđoạn bất chấp công lý quốc tế. 

Thực tế gần đây cho thấy Mỹ tuy đã khẳng định chủ trương "xoay trục" trở lại khu vực Đông Nam Á và Châu Ấ -TBD, nhưng lại bị rơi vào thế "lực bất tòng tâm" trong bi cảnh khủng hoảng kinh tế-tài chính kéo dài và tình hình bất ổn rộ lên tại Trung Đông. Tình thế dường buộc Mphải thay đổi nếp tư duy đơn cực sang lưỡng cực và chấp nhận chia sẻ quyền lực với cường quốc số 2. Có thđó là lý do tại sao dự luận đã nhận thấy "sự trầm lặng của Obama" trong chuyến công du Đông Nam Á vừa qua dù đó là hoạt động đầu tiên ngay sau khi tái đắc c của mình. 

Riêng trường hợp Nhật Bản tuy nằm ngoài Biển Đông nhưng là "người trong cuộc" nếu xét về bản chất của vấn đề Biển Đông. Với vị trí kế cận Biển Đông và là một cường quốc kinh tế hàng đầu, Nhật Bản đã và đang sử dụng tuyến hàng hải xuyên Biển Đông như một huyết mạnh chủ yếu. Hơn nữa cuộc tranh chấp tại Biển Đông có liên quan mật thiết với cuộc tranh chấp tại Biển Hoa Đông. Do đó, Nhật Bản là đồng minh tự nhiên của các quốc gia ven Biển Đông và ASEAN nói chung.  

Có lẽ chỉ trường hợp nước Nga đang cho thấy một sự chuyển động mới. Sau thời kỳ dài sao nhãng hoặc đứng ngoài cuộc trong vấn đề Biển Đông, Nga bắt đầu quan tâm với ý định trở lại khu vực, chí ít để tránh bmất phần trong miếng bánh giữa các cường quốc. Tuy nhiên lập trường cụ thcủa Nga vẫn còn là một ẩn số. 


Tóm lại, điểm mới trong cục diện vấn đề Biển Đông sau Hội nghị thượng đĩnh ASEAN 21 cho thấy ở hai khía cạnh. Một là sự phân hóa ngày càng rõ trong nội bASEAN giữa một bên là các nưc thành viên bđe dọa bởi đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc và một bên là những nước thành viên tcảm thấy chưa bđe dọa và lại có cơ hội hưởng lợi từ sự ve vãn của Trung Quốc. Hai là xu hướng tái hiện một chu kỳ mới của sự tranh giành ảnh hưởng giữa  tất cả các cường quốc như đã từng xảy ra trong quá trình chiến tranh lạnh, có lẽ chỉ khác ở chỗ bãi chiến trường giđây là toàn bộ Biển Đông, bao gồm ccác quốc gia ven biển, chứ không phải trên đất liền Việt Nam và Đông Dương như trước đây.

Phải chăng diễn biến tình hình và quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông đến nay khiến ta phải nghiêm túc xem xét lại vai trò vị trí của khối ASEAN cùng với các cơ chế ARF, ASEAN+ (?). Nhìn lại quá trình chậm chạp từ DOC sang COC trong 10 năm qua có thể thấy sự hạn chế đến mức bất lực của ASEAN trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Những kỳ vọng vào squay lại khu vực của Mỹ cũng tắt dần. Một kết cục "bùng n" nào đó ngõ hầu có thể ngăn chặn tham vọng của chủ nghĩa bành trướng bá quyền cũng khó diễn ra. Chỉ có sự vô lý ngày càng hiện rõ khi một mình Trung Quốc có thể quyết định tiến trình giải pháp từ chi tiết đến tổng th, thậm chí bóp méo cả những khái niệm thông thường trong luật lvà ứng xử quốc tế, như niệm đa phương/song phương, khái niệm bình đẳng giữa các quốc gia, v.v...; ngay c Công ước Luật Biển 82 cũng bị thách thức! Thời gian càng trôi đi lợi thế càng thuộc về Trung Quốc, và "chúng ta không còn nhiều thời gian nữa" đúng như nhận xét của  nhà nghiên cứu Đông Nam kỳ cu Carlyle A. Thayer mới đây . Chẳng lẽ cộng đồng quốc tế lại c khoanh tay đứng nhìn một nước lớn  nuốt chng cả vùng biển vốn đã từ lâu thuộc chủ quyền của nhiều quốc gia Đông Nam Á ? Chẳng lẽ những giá trcông lý cơ bản nhất mà loài người đã khókhăn lắmmới giành được lại có thể d dàng bị một cường quốc mới trỗi dậy ngang nhiên chà đạp?             

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

BT Ngoại giao Phạm Bình Minh nói về HN CC ASEAN 21

Nguồn: TTXVN 20/11/2012





Ngày 20/11, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về các kết quả chính của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các hội nghị cấp cao liên quan.

TTXVN trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn:

- Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các hội nghị cấp cao liên quan?

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Từ ngày 18-20/11/2012 tại Phnom Penh đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và một loạt Hội nghị Cấp cao quan trọng khác gồm Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 7, các Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.

Bên lề các hội nghị cũng diễn ra Đối thoại toàn cầu ASEAN và cuộc gặp của các nhà lãnh đạo bảy nước thành viên Cấp cao Đông Á tham gia Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Trong bối cảnh khu vực đang có nhiều thuận lợi cho hòa bình và hợp tác phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp, các Hội nghị Cấp cao lần này đã tập trung bàn về những vấn đề ưu tiên và quan trọng nhất của khu vực, nhất là việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường quan hệ với các Đối tác; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết và kết nối khu vực, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm...

- Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả chính của các Hội nghị Cấp cao?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác đã có những cuộc trao đổi sâu sắc, đề ra các định hướng lớn cho hợp tác ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các Đối tác, trong đó nổi lên:

- Thứ nhất, Lãnh đạo các nước ASEAN quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hiện thực hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhằm hoàn thành đúng tiến độ và các chỉ tiêu đề ra trong từng trụ cột Cộng đồng, nhất là trụ cột Kinh tế.

Theo đó, ASEAN cần tập trung thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển ở khu vực, hướng tới đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một không gian sản xuất thống nhất, có sức cạnh tranh cao và ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo cũng chỉ đạo việc đẩy mạnh liên kết và kết nối ở khu vực, trước hết là trong ASEAN rồi mở rộng ra khu vực Đông Á. Để góp phần đạt được điều này, cùng với nỗ lực của các chính phủ, cần tăng cường huy động sự đóng góp từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp, cũng như từ các Đối tác và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Thứ hai, Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cần tiếp túc phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực và định hướng xử lý các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực, vì lợi ích chung của hòa bình, hợp tác và phát triển. Do đó, ASEAN cần chủ động xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung và phát huy tác dụng của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…

Trong quá trình trao đổi, các nhà lãnh đạo của các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông vì đây là lợi ích và quan tâm chung của khu vực và tất cả các nước; đồng thời ủng hộ DOC, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 của LHQ.

Đáng chú ý, nhân dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC; trong đó nhấn mạnh giá trị quan trọng của DOC và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong văn kiện này, vì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.

- Thứ ba, ASEAN và các Đối tác đã bàn và đề ra các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa hai bên, khuyến khích các Đối tác tham gia hợp tác và đóng góp xây dựng vào hợp tác ở khu vực, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và tăng cường liên kết, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Các Đối tác đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ xây dựng Cộng đồng và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề ở khu vực cũng như trong các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…

Các Đối tác cũng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể như Đối tác Hợp tác Biển và Diễn đàn Hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc; Nhật Bản đề xuất các sáng kiến mới về hợp tác giao thông-vận tải, sử dụng năng lượng xanh, hợp tác lao động; Hàn Quốc cam kết hỗ trợ 10 triệu USD cho ASEAN thực hiện Sáng kiến liên kết IAI giai đoạn 2013-2017; Ấn Độ đề xuất nâng quan hệ ASEAN-Ấn Độ lên đối tác chiến lược; Hoa Kỳ đề xuất sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN-Hoa Kỳ (E3), “Đối tác toàn diện về tương lai năng lượng bền vững” và các sáng kiến về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong…

Các Hội nghị Cấp cao đã thành công tốt đẹp, thông qua nhiều văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN cũng như giữa ASEAN với các Đối tác. Đáng chú ý, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN;" thông qua Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu;” chính thức công bố lập Viện nghiên cứu Hòa bình-Hòa giải ASEAN (AIPR); ASEAN và các Đối tác liên quan chính thức khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố DOC; Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Mỹ về thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược; Tuyên bố Kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3; Tuyên bố Đối tác Kết nối ASEAN+3, Tuyên bố Phnôm Pênh về Sáng kiến Phát triển EAS…

Cũng nhân Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, Lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức phê duyệt và bổ nhiệm đề cử nhân sự của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng Thư ký ASEAN với nhiệm kỳ sẽ bắt đầu từ năm 2013-2017.

- Xin Bộ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào thành công của các Hội nghị Cấp cao?

Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao lần này do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tiếp tục phương châm đóng góp "chủ động, tích cực và có trách nhiệm" vào các mục tiêu chung nêu trên và các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực.

Cụ thể là: - Chúng ta luôn coi trọng và tích cực đóng góp vào việc tăng cường vai trò và hợp tác ASEAN, cũng như xây dựng ASEAN đoàn kết, liên kết và vững mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

- Chúng ta đã tích cực đóng góp vào việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết và kết nối khu vực; thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều của khu vực đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội; tích cực quảng bá và giáo dục về ASEAN; khuyến khích các Đối tác, các tổ chức khu vực và quốc tế hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng.

- Chúng ta ủng hộ và đề cao việc ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong cấu trúc hợp tác khu vực và trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đoàn kết có tiếng nói và xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh và các thách thức đặt ra ở khu vực. Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục chủ động xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả các văn kiện nền tảng của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước TAC, SEANWFZ, Tuyên bố DOC, Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông…

Chúng ta đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải; ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và sớm xây dựng COC; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982 (UNCLOS), trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

- Về quan hệ đối ngoại, chúng ta ủng hộ ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các Đối tác, tạo môi trường thuận lợi và tăng cường tranh thủ nguồn lực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; chủ động định hướng hợp tác chung ở khu vực và thúc đẩy các Đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoa học công nghệ, bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước.

Mặt khác, ASEAN và các Đối tác cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức đang nổi lên như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia…; đóng góp vào các mục tiêu chung vì hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.

- Bên lề các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương để trao đổi về tăng cường hợp tác cũng như các vấn đề cùng quan tâm.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!/.

--------------

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Cấm dễ, thực thi khó, hậu quả không cần biết


Nhớ "ngày xưa tuơi đẹp",  mỗi khi thấy lệnh CẤM ai cũng chú ý chấp hành ...Không bù cho ngày nay các cơ quan công quyền đua nhau ra lệnh cấm, rốt cuộc chẳng cấm được ai lại còn gây tâm lý coi thường pháp luật trong xã hội. Những lệnh cấm vô lý không chỉ thấy trong các lĩnh vực thông thường như vệ sinh công cộng, trật tự đường phố.., mà trong các lĩnh vực trọng yếu kinh tế-chính trị-xã hội. Có lẽ ngành Giao thông đứng đầu bảng với những lệnh cấm ngớ ngẫn nhất khiến vị bộ trưởng của ngành này đã trở nên rất "nỗi tiếng" trong thời gian gần đây. Dư luận hẳn còn nhớ lệnh cấm xe gắn máy lưu hành theo biển số chẵn/lẽ...đã ra đời và "chết yểu" như thế nào. Không dừng lại ở đó, mới đây lại có lệnh "cấm lưu hành xe không chính chủ" khiến thiên hạ thất điên bát đảo, kẻ cười , người chống, kẻ lo..., lo nhất là  mấy  ông có "vợ không chính chủ"! http://quechoa.vn/2012/11/13/vo-chinh-chu/ (Blog Quechoa) 

Nguyên nhân từ đâu mà ra nông nỗi này? Nói  do "mất dân chủ" thì nghe có vẽ to tát quá chăng? Nhưng đúng vậy! Vì chỉ khi cơ quan công quyền coi thường công chúng họ có xu hướng đưa ra nhiều lệnh cấm hơn là cho phép. Ở những quốc gia văn minh người dân được quyền làm bất cứ điều gì không bị pháp luật cấm trong khi ở Việt Nam thì cấm những gì có nhiều người làm, và càng cấm, càng nhiều người vi phạm. Sự yếu kém về phương pháp và quy trình ra lệnh cấm cũng là một nguyên nhân. Khác với thế giới, các cơ quan hửu trách Việt Nam hễ thấy không kiểm soát được cái gì thì cấm cái đó; cấm lập tức không cần điều tra, khảo sát hoặc thăm dò dư luận...! Nhiều trường hợp lệnh cấm trái với pháp luật hoặc vi hiến. Đã vậy, khi một lệnh cấm đưa ra sai cũng chẳng cần xin lỗi, thậm chí không cần chính thức rút bỏ, cứ để đấy với những lời giải thích loanh quanh, cùng lắm là kiểm điểm rút kinh nghiệm và kết luận "chậm đi vào cuộc sống"....Thế là êm chuyện!

Nhiều năm sau lệnh cấm đi xemáy không đội mũ bảo hiểm tại HàNội
Nhưng đừng tưởng thế là xong và cứ tiếp tục diễn mãi nhé! Nhìn lại mà coi, do ngày càng phải "chung sống" với quá nhiều lệnh cấm vô lý, dân chúng trở nên không cần phân biệt đâu là lệnh cấm đúng/sai, hễ thấy cấm là "dị ứng" không muốn chấp hành . Còn nhớ vụ cấm đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tuy rất cần thiết và hợp thông lệ quốc tế, nhưng Việt Nam đã phải nhiều lần cấm đi cấm lại mà đến nay chưa hẳn đã "đi vào cuộc sống".  Có lẽ không nước nào trên thế giới có nhiều văn bản cấm dưới luật (như thông tư, nghị định, quy đinh vv...) bằng ở Việt Nam. Những văn bản này thường chồng chéo lên nhau, đôi khi phủ định nhau,  rất khó cho người tử tế  chấp hành, nhưng dễ cho kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng, người dân xây nhà trên đất của mình thì đều bị cấm và phạt vạ, trong khi nhà cửa lộn xộn vẫn thi nhau mọc lên vô tội vạ khắp mọi nơi. Lệnh cấm nhiều nhưng ít khả thi khiến người dân mất tin tưởng vào pháp quyền hoặc lẫn lộn đúng/sai dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật trong khi kẻ xấu tha hồ "lách luật" như loài chuột!  Hiện tượng chống người thi hành công vụ ngày càng tăng cho thấy điều gì, nếu không phải là thái độ bất tuân lệnh từ dân chúng? Nó bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ tâm trạng bức xúc trước những quy định vô lý, vô cảm của các cơ quan công quyền?
Cảnh sát bất lực trước dòng người vượt đền đỏ tại một ngã tư HàNội
Rốt cuộc chính những lệnh cấm vô căn cứ, thiếu tính khả thi không chỉ gây lãng phí công của và tài sản của người dân  mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi pháp luật của toàn bộ hệ thống Nhà nước. Chẳng hay các nhà chức trách có nhận ra hậu quả này không (?) Có lẽ là chưa, vì trên thực tế thấy họ vẫn bất chấp nỗi bức xúc ngày càng dâng cao trong công chúng và tiếp tục cho ra đời những lệnh cấm vô lý. Nghị định 71/CP mới đây về cấm lưu thông xe không chính chủ  là một ví dụ. (Xem thêm tại đây:  http://phapluatxahoi.vn/2012110909211257p1001c1053/nghi-dinh-71cp-co-hieu-luc-tu-10112012-nhieu-chu-phuong-tien-chua-chiu-hieu.htm ).

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nghiên cứu Biển Đông: Biết không được quyết


"Chúng tôi như những mạch nước riêng lẻ, rất cần có sự khơi thông để hòa với nhau thành một dòng chảy lớn. Đó là chưa nói đến nghiên cứu tự phát thì thường bị cuốn theo thời sự, mà ít có một hệ thống bài bản, căn cơ", nhà nghiên cứu Hoàng Việt tâm tư.

LTS: Nhân dịp Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ tư, diễn ra đầu tuần tới tại thành phố Hồ Chí Minh, Tuanvietnam có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu độc lập Hoàng Việt xung quanh vai trò của kênh học giả này đối với quá trình giải quyết tranh chấp ngày một gia tăng ở Biển Đông.

Cảm nhận của ông về các hội thảo quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao đồng tổ chức?
Một mặt, đó là một kênh đối ngoại của các học giả mà người ta gọi là ngoại giao kênh 2, bên cạnh kênh chính thức của chính phủ và kênh ngoại giao nhân dân.
Đây là một kênh rất quan trọng, nếu xét theo lịch sử xung đột ở Biển Đông. Chẳng hạn, khi quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN căng thẳng, như năm 1988 với Việt Nam, năm 1995 với Philippines, mọi dàn xếp bắt đầu từ các hội thảo khoa học, sau đó các bên xung đột mới ngồi lại được với nhau, và kết quả là đưa ra được DOC cuối năm 2002.
Mặt khác, đôi khi chủ đề của hội thảo lại quá rộng, và mang tính thông tin đối ngoại nhiều hơn tính học thuật, nên dễ bị lặp lại.
Hơn nữa, tiếng nói và lập luận của giới học giả Việt Nam cũng chưa chuyển tải nhiều tới được các học giả quốc tế.
Xin ông giải thích rõ hơn về ý cuối cùng.
Điển hình là trước đây có một số học giả quốc tế từng phản đối đường lưỡi bò, như Hamzah của Malaysia, đã thay đổi quan điểm, dường như do sự tuyên truyền quá mạnh của Trung Quốc. Ông ta cho rằng cần phải chung sống với Trung Quốc cùng với những yêu sách của họ.
Hay học giả Bateman, vừa có bài trên một tạp chí của Singapore, cho rằng tình hình phức tạp bắt đầu từ khi Việt Nam thông qua Luật Biển.
Vấn đề ở đây là Trung Quốc từ lâu đã thông qua một số đạo luật liên quan tới Biển Đông, khẳng định rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng biển, cũng như các quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam), hay Philippines đưa ra một số đạo luật, trong có Luật Đường Cơ sở, khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông, thì không sao.
Vậy tại sao, theo lập luận của ông Bateman, Việt Nam thông qua Luật Biển lại làm rắc rối tình hình?

Thạc sĩ Hoàng Việt trao đổi bên lề hội thảo với một học giả Trung Quốc. Ảnh: Huỳnh Phan
Tức là công tác thông tin của chúng ta là rất có vấn đề, để Trung Quốc chiếm lĩnh diễn đàn này?
Chính xác. Tôi lấy ví dụ về sự cố Scarborough. Philippines đã mở hẳn một website của Bộ Ngoại giao, và họ đăng tải lại thông tin và những bài phân tích trên báo chí, trong một chiến dịch truyền thông khá rầm rộ. Những ai muốn tìm hiểu về tranh chấp Scarborough lên Google gõ là ra ngay.
Còn với Việt Nam, chúng ta ưa sử dụng phản ứng chính thức của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao hơn. Có lẽ, vấn đề mà anh với anh Phạm Hoàng Quân trao đổi là "thiếu nhạc trưởng" nó cũng thể hiện rõ ở khía cạnh này.
Một người bạn tôi là anh Thái Văn Cầu có trao đổi với tôi rằng trước năm 1950, đa phần các tài liệu khoa học của phương Tây nghiêng về bảo vệ quyền lợi của Việt Nam, thừa nhận chủ quyền của Việt Nam. Nhưng từ năm 1950 trở lại đây, dần dần họ lại nghiêng về phía Trung Quốc.
Tại sao kỳ vậy?
Đơn giản thôi. Muốn viết một bài báo khoa học, anh phải trích dẫn. Những bài viết của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín rất là ít ỏi, trong khi các bài viết của các học giả Trung Quốc thì rất nhiều, thể hiện được lập trường, quan điểm và lập luận của họ. Vậy, các học giả phương Tây hay trích dẫn các học giả Trung Quốc là tất nhiên, và dần dần họ tin là như vậy.
Mặc dù cơ sở pháp lý cho quan điểm của Việt Nam là khá mạnh, nhưng kết quả đạt được lại quá khiêm nhường.
Có những lý do nào khiến những bài viết, những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt lại không đẩy được ra ngoài?
Thứ nhất, những bài viết sâu của các tác giả Việt Nam không phải là nhiều, nếu không nói là ít. Chỉ có một vài người có những bài báo được đăng trên những tạp chí danh giá quốc tế như anh Nguyễn Hồng Thao, hay anh Nguyễn Đăng Thắng.
Hạn chế chủ yếu đối với những người hay viết báo bằng tiếng Việt như chúng tôi là kỹ năng viết bằng tiếng Anh, và viết theo format khoa học của họ.
Trung Quốc thì khác. Chẳng hạn, Lý Kim Minh chuyên viết về đường lưỡi bò thì hoàn toàn viết bằng tiếng Hoa, rồi có người dịch sang tiếng Anh để đăng trên tạp chí "Ocean Development and International Law". Hay những bài viết của Hàn Chấn Hoa để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Scarborough cũng bằng tiếng Hoa, rồi được dịch sang tiếng Anh. và đăng trên tạp chí quốc tế.
Chẳng hạn, những bài viết của ông sao không dịch sang tiếng Anh và gửi đăng?
Cũng có được dịch và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Nhưng đọc bản dịch tôi cũng không hài lòng lắm.
Còn để với tới những tạp chí quốc tế có uy tín, thủ tục cũng rất rắc rối. Thứ nhất anh phải viết theo cách của họ, nhiều tiêu chí lắm, và tiếng Anh chuyên môn phải vô cùng chặt chẽ. Nhưng ở Việt Nam công tác dịch thuật cũng không chuyên nghiệp lắm.
Vậy anh em trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông ở nước ngoài có giúp được gì không?
Tất nhiên, tiếng Anh của họ là giỏi, nhưng phải có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực đó thì mới dịch được. Các anh em trong Quỹ không có ai học, hay làm, về công pháp quốc tế cả, chỉ tự nghiên cứu thôi. Tôi có nhờ một anh bạn bên Mỹ dịch một bài báo, nhưng đọc ra biết ngay là tay mơ, tức là anh phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó, anh mới dịch được.
Trong khi đó, Trung Quốc khuyến khích các sinh viên, nghiên cứu sinh của họ ở nước ngoài, chủ yếu là ở các nước phát triển, làm những đề tài liên quan đến Biển Đông. Mỗi trường đại học lớn ở Mỹ, chẳng hạn, đều có tạp chí riêng của họ, và bất cứ ông giáo sư nào cũng muốn bảo trợ cho học trò của mình để có bài đăng trên những tạp chí đó. Và như vậy, những sinh viên, nghiên cứu sinh đó chuyển tải được một phần quan điểm của Trung Quốc.
Rồi những người này trưởng thành lên, trở thành những chuyên gia, để tiếp tục nghiên cứu, hoặc chí ít là dịch những bài viết của những người Lý Kim Minh, hay Hàn Chấn Hoa?
Chính xác.

Học giả Hamzah (Malaysia), người đã kêu gọi "chung sống hòa bình với Trung Quốc cùng các yêu sách của họ", do ảnh hưởng bởi chiến dịch tuyên truyền đối ngoại rầm rộ và liên tục của cường quốc này. Ảnh: Huỳnh Phan

Ở Việt Nam đã có manh nha những câu chuyện đó chưa?
Việt Nam cũng có người học ở nước ngoài, nhưng chắc là không nhiều, nếu không nói là khá ít.
Chính phủ có chương trình đào tạo 20 ngàn tiến sĩ đến năm 2020. Nếu trong số này, mình ưu tiên một tỉ lệ nhất định dành cho việc chuẩn bị đội ngũ nghiên cứu Biển Đông, kể cả về phương diện lịch sử, pháp lý, hay cơ chế giải quyết tranh chấp, thì tốt biết bao phải không ông?
Mình chỉ cần học cách cử người đi học, đi làm nghiên cứu sinh của Trung Quốc, như tôi đã nói ở trên, là đã tốt lắm rồi.
Ông đã từng đặt tất cả những vấn đề này với những người có thẩm quyền chưa?
Với những người có thẩm quyền ở vị trí cao thì tôi chưa có hân hạnh được diện kiến. Chỉ có anh em nghiên cứu trao đổi, bàn bạc để tự tìm lối ra thôi. Hay nói như anh với anh Phạm Hoàng Quân là tìm nhạc trưởng để chỉ huy thì chưa thấy.
Có thể có nghịch lý là trong việc nghiên cứu, những người biết thì không có quyền quyết định, còn những người có quyền quyết định lại không biết gì.
Tức là chưa bao giờ các ông có một đề xuất chính thức?
Chưa có bản kiến nghị nào cả. Chúng tôi chỉ đề cập đây đó trên truyền thông thôi. Mà anh biết quá rõ về vai trò của truyền thông nước mình rồi.
Ông cùng với Đinh Kim Phúc là thế hệ những nhà nghiên cứu hình thành khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Tam Sa, Phạm Hoàng Quân có sớm hơn một chút, khi có chuyện ngư dân Hậu Lộc bị bắt, giết năm 2005. Nói chung, các ông thuộc nhóm các nhà nghiên cứu tự phát, tuy khá nghiêm túc và có những thành tựu nhất định.
Nhưng liệu xu hướng nghiên cứu tự phát, nhất là ở phía Nam, là một trong những hạn chế khiến các công trình nghiên cứu của chúng ta ít có mặt trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín quốc tế?
Đúng vậy. Tự phát có cái hay là chúng tôi không làm theo kiểu nhận tiền - trả bài, mà có những đam mê, khao khát nhất định tìm ra và nói lên, hoặc viết ra, sự thật. Nhưng điều đó cũng hàm chứa sự hữu hạn của chúng tôi, cả về sự phối hợp dưới cây đũa của một nhạc trưởng, cả về nguồn lực để nghiên cứu.
Tóm lại, chúng tôi như những mạch nước riêng lẻ, rất cần có sự khơi thông để hòa với nhau thành một dòng chảy lớn.
Đó là chưa nói đến nghiên cứu tự phát thì thường bị cuốn theo thời sự, mà ít có một hệ thống bài bản, căn cơ. Chẳng hạn, các bài viết của tôi cũng phần nhiều để phản biện lại các luận điểm của học giả Trung Quốc, tức là chủ yếu là theo tình thế, sự kiện.
Chẳng hạn, có anh em có gửi về bài viết đăng trên tạp chí bên Trung Quốc, nhưng chưa truy xuất được tên tạp chí, và có người dịch giúp sang tiếng Việt, để mình nghiên cứu. Tác giả đều là dân chuyên về sử địa. Họ đưa các luận điểm chủ yếu dựa trên các bản đồ cổ, với mục đích biện minh cho đường lưỡi bò của Trung quốc. Tôi có chuyển tới Phạm Hoàng Quân để anh ấy rà soát lại.
Tại sao lại là tiếng Hoa?
Theo tôi hiểu, mục đích của họ là trấn an cho dân chúng của họ rằng đường lưỡi bò là hoàn toàn có cơ sở lịch sử. Tức là ở Trung Quốc dân chúng cũng không hoàn toàn tin vào cái gọi là "đường lưỡi bò" nên họ mới cần khẳng định như vậy. Hay ngay cả trong giới học giả, có những người như ông Lý Lệnh Hoa cũng đặt lại vấn đề về cơ sở của "đường lưỡi bò" đấy thôi.
Thế còn với giới học giả "quốc doanh", tức là ăn lương, nhận kinh phí của nhà nước để nghiên cứu?
Theo tôi thấy Viện Sử học chưa hề có công trình nghiên cứu Biển Đông một cách bài bản về khía cạnh lịch sử, còn Viện Nhà nước và Pháp luật thì cũng không có công trình nghiên cứu Biển Đông về mặt luật pháp.
(Còn nữa)
--------------

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này