Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Cái nút áo

Câu chuyện dưới đây tôi đã đọc trên mạng, nhưng không hiểu sao lúc đó thấy cũng bình thường. Mới đây nhân năm mới bạn bè lại chuyển cho bằng e-mail, đọc lại thấy câu chuyện như hay hơn rất nhiều lần... Hóa ra đó là do tâm trạng - yếu tố vô cùng quan trọng khi ta làm bất cứ việc gì... Và tôi thấy phải lưu lại câu chuyện này cho chính mình và con cháu , sau đó là bạn bè cùng chia sẻ.

Cái nút áo

Tác giả: Không tên
Nguồn:http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/532.html

Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức.Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem. "Anh thân mến! Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh. Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể. Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được". Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt". Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây: Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết. Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say. Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games... Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con? Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3... Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa. Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb. Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa. Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ. Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao... Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa?Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt?Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác?Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất.Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn !
*****

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Khi người đứng đầu nói mà không làm

Tại HN TW VI, khóa XI (từ 26-31/12/2011) đã đưa ra NQ về củng cố, chỉnh đốn Đảng,  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu vạch ra nhiều vấn đề yếu kém tồn tại..., coi đây là "vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta".

Nếu đọc kĩ, có thể thấy hầu hết nội dung bài phát biểu, kể cả cụm từ "vấn đề sống còn của Đảng, chế độ", đều đã được các vị lãnh đạo đảng và nhà nước cũng như nhân dân đã nói đến trong các dịp khác nhau với mức độ và cách thức khác nhau. Tuy nhiên bài của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này mang tính tổng kết súc tích, rõ ràng hơn cả. Nó lại được đưa ra tại một thời điểm "bức xúc" nhất của dư luận trước tình trạng suy thoái về tư tưởng trong bộ máy công quyền và trong Đảng . Có lẽ đây là lý do chính để ông nhận được sự hoan nghênh và cả niềm hy vọng từ công chúng.

Tuy nhiên, ngay cả những người lạc quan tin tưởng nhất vẫn không tránh khỏi tâm trạng hoài nghi về tính khả thi của nó. Nhân dân cần nhiều hơn và cụ thể hơn thế. Còn nhớ thời ông Lê Khả Phiêu đã từng nói rất mạnh về chống tham nhũng khi mới nhậm chức năm 1997 để rồi bị "thay ngựa giữa dòng" giữa nhiệm kỳ . Thời ông Nông Đức Mạnh khi mới lên cũng đã nói đến chống tham nhưng sau đó giống như "mất điện" và chỉ có thể tồn tại cho đến hết nhiệm kỳ mà chẳng làm được gì. Liệu ông Trọng có đi theo vết xe của các người tiền nhiệm?

Nếu được phép đưa ra lời khuyên, nhân dân mong rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với lợi thế đang ở thời kỳ chín mùi nhất của "nguy cơ tồn vong của đảng và chế độ" như ông nhận định, hãy hành động trước khi quá muôn. Và hành động nếu có của ông, trước hết nên bắt đầu từ những việc cụ thể của bản thân và nơi ông trực tiếp điều hành, ví dụ, cắt giảm và tinh giản biên chế của các cơ quan chuyên trách Đảng, tách quỹ lương khỏi hệ thống hành chính công, bãi bỏ một số chế độ đãi ngộ vô lý, v.v... Từ đó chắc chắn ông sẽ tạo nên những tác động có tính lan tỏa được đông đảo nhân dân ủng hộ và không thế lực nào có thể ngăn cản . Thực tiễn Việt Nam cho thấy nếu thực hiện quy trình ngược lại, tức là người đứng đầu chỉ nói và ra chỉ thị cho các ngành các cấp...thì hãy đợi đấy!!!, họ sẽ bị các nhóm lợi ích tìm mọi cách chống trả làm vô hiệu hóa mọi quyết định dù là rất đúng đắn và chân thành của người đứng đầu. Trong trường hợp đó, hậu quả đối với xã hội còn tệ hại hơn; nó giống như mở banh một khối ung nhọt nhưng không có cách cứu chữa vậy!

Trần Kinh Nghị


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Uống rượu ngày Tết

Ngày đầu năm một người bạn chuyển cho câu chuyện vui ngắn gọn, dí dõm...xin đăng lại để thêm nhiều người cùng đọc.



Thi hào Goethe pha rượu

J.W.Goethe là thi hào của nước Đức giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Ông nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết "Nỗi đau khổ của chàng Werther", với truyện thơ "Faust"(đều được dịch in ở Việt Nam ta) và nhiều câu thơ mang hàm ý triết lý sâu sắc. Nhiều bạn đọc chúng ta hẳn còn nhớ hai câu thơ có tính châm ngôn nổi tiếng của ông: Mọi lý thuyết đều màu xám/ Chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.
Đây là câu chuyện xảy ra thời thanh niên của ông, chúng cho thấy ở nhà thi sĩ bậc nhất này khả năng châm biếm sắc sảo.
Lần ấy, Goethe đến một cửa hàng ăn uống. Quanh bàn ăn của ông là một đám thanh niên đang nhậu nhẹt, cười đùa một cách khả ố. Thấy vậy, Goethe vẫy người hầu bàn đến, gọi một ly rượu và nhắc thêm anh ta đưa kèm cho ông một ly nước lọc. Xong đâu đấy, ông lặng lẽ bình thản đổ lẫn hai thứ đó vào với nhau, uống từng ngụm một cách thản nhiên.
Thấy điệu bộ khác thường, cách uống rượu "kỳ quặc" của ông, đám thanh niên bất lịch sự kia đổ ra những tràng cười giễu cợt. Thậm chí, một người trong đám họ còn khệnh khạng bước lại bên nhà thơ, hỏi một cách thô bạo:
- Uống kiểu gì lạ vậy? Tại sao lại là rượu trộn lẫn với nước?
Hết sức bình tĩnh, Goethe trả lời:
Chỉ uống riêng nước, người ta sẽ trở thành câm lặng. Chính tôm cá dưới ao hồ đã chứng minh điều đó. Chỉ uống riêng rượu sẽ làm cho người ta trở nên thiếu văn hóa và thừa lố bịch. Chính các anh đã chứng minh điều đó. Vì không muốn thiếu văn hóa và thừa lố bịch như các anh, nên tôi uống rượu trộn lẫn nước như các anh thấy đó!

Còn đây là chuyện pha rượu ở VN
Tại một làng nọ, có ba anh chàng rủ nhau đi nhậu. Cả ba người đều nhắc nhở nhau rằng mỗi người nhớ đem theo phần rượu của mình để trộn chung vào uống cho đậm tình bằng hữu. Đến hẹn, anh thứ nhất tự bảo: “Mình đem chai nước lạnh này đi, trộn vào rượu của hai thằng kia, ai mà biết!” Anh thứ hai cũng mang theo chai nước vì nghĩ rằng chắc hai ông bạn mình đem rượu mạnh, pha loãng cho vơi. Đến lượt anh thứ ba cũng đem chai nước thay vì rượu như đã hứa vì nghĩ chắc rằng hai anh kia đã đem rượu theo. Tại quán rượu, cả ba anh hồ hởi pha chung ba chai lại với nhau.
Khai tiệc, ba anh cụng ly, khà một tiếng, và…đều khen “rượu chúng ta ngon thật”!
Nguồn: internet






Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Ông Vũ Khoan nói về hai "cặp quan hệ": Việt-Trung, Việt-Mỹ

Vẫn biết tài liệu này đã được nhiều blog đăng tải, nhưng chủ blog tôi vẫn đăng lại vì nhận thấy giá trị nghiên cứu đặc biệt từ ý kiến của ông Vũ Khoan, nhất là vào dịp này. Do bài viết dài và dưới 2 tiêu đề khác nhau chủ blog xin đặt cả hai trong một tiêu đề chung để tiện tham chiếu.Quan hệ Việt - Trung 2011 qua góc nhìn ông Vũ Khoan
Có người không hiểu cho cái đó (giữ cầu đối thoại), có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh, thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng..., còn công tác tuyên truyền lại không kịp thời. Nên nhìn sự việc một cách thấu đáo, toàn diện chứ cứ trách cứ nhau. Điều đó chỉ có lợi cho những người muốn "tọa sơn quan hổ đấu", đứng xem chúng ta tranh luận, oán trách nhau. - nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
LTS: Nhân kết thúc một năm với những sự kiện đối ngoại đáng chú ý, mục Gặp gỡ & Đối thoại tuần này xin được giới thiệu cuộc trao đổi của phóng viên Tuần Việt Nam với Cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan xung quanh Năm Đối ngoại 2011.
Ông Vũ Khoan là nhà ngoại giao hiếm hoi tham gia quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ của Việt Nam với cả Trung Quốc, Mỹ và ASEAN - ba nội dung chính của cuộc trao đổi này.
Quan trọng hơn, ông là một trong số không nhiều những vị lãnh đạo đã nghỉ hưu mà vẫn dõi theo những tiến triển của thời cuộc, và đưa ra cho những người kế nhiệm, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, những gợi mở quan trọng cho công tác hoạch định chính sách. Hay như nhận xét của một quan chức ngoại giao đã tham dự Hội nghị Ngoại giao vừa rồi tại Hà Nội, ông là một "forward thinker".
Cam kết bằng giấy trắng mực đen
Theo đánh giá của ông, sự kiện đối ngoại nào của Việt Nam được coi là quan trọng?
Năm vừa rồi, mặc dầu ta tổ chức Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội song hoạt động đối ngoại vẫn rất sôi động. Xét về trao đổi cấp cao thì nhiều đoàn đã đến thăm nước ta và cũng không ít đoàn cấp cao của nước ta đi thăm nước ngoài. Mỗi đoàn đều có ý nghĩa riêng.
Song, theo tôi, sự kiện đáng chú ý nhất trong năm là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.
Tại sao, thưa ông?
Kết quả mấu chốt của chuyến thăm là hai bên đã thỏa thuận và ký bản Thoả thuận 6 điểm về những nguyên tắc chỉ đạo cuộc đàm phán về những vấn đề trên biển.
Nếu ta nhớ lại năm 2010, tình hình trên Biển Đông khá căng thẳng. Với cái thoả thuận này, dù sao đi nữa cuộc tranh chấp cũng đã được đưa vào kênh đàm phán. Mà đàm phán bao giờ cũng tốt hơn là xung đột, nó có lợi cho Việt Nam, có lợi cho Trung Quốc, có lợi cho khu vực.
Trong thời đại ngày nay, bất cứ vấn đề gì cũng nên tìm mọi cách giải quyết thông qua thương lượng.
Một vấn đề phức tạp như tranh chấp trên Biển Đông đã được đưa vào kênh thương lượng là điều đáng ghi nhận.
Tại sao ngay sau khi hai bên thoả thuận, lại đã gây ra một số hiểu lầm trong khu vực. Chẳng hạn, Philippines lên tiếng đòi giải thích. Liệu có phải do cách diễn giải có chủ ý của truyền thông Trung Quốc, chẳng hạn như CCTV4, nói rằng Trung Quốc và Việt Nam thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương?
Đây là sự xuyên tạc thôi. Trong thoả thuận 6 điểm đã nói rõ cái gì liên quan đến song phương thì giải quyết song phương, còn cái gì liên quan tới nhiều bên thì giải quyết với các bên liên quan.
Đó là vấn đề nguyên tắc và chúng ta luôn kiên trì ngay từ đầu, và cuối cùng đã được đưa vào văn bản, được cam kết bằng giấy trắng mực đen đàng hoàng, chứ không phải nói miệng, và được ký trước sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước.
Theo tôi được biết, sau chuyến thăm ta đã thông báo rõ ràng cho các nước hữu quan. Là một nước đã từng bị thiên hạ dàn xếp sau lưng những vấn đề của mình không phải một lần, chúng ta không bao giờ chấp nhận việc bàn thảo sau lưng các nước khác những vấn đề liên quan tới họ.
Trước đây, (tất nhiên gần đây có gián đoạn) cứ năm nay lãnh đạo cao cấp Việt Nam sang thăm, thì sang năm sau lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang thăm lại. Tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Trung Quốc vào tháng 9.2011, thì đến tháng 12.2011, Trung Quốc lại cử ngay ông Tập Cận Bình - người được coi là sẽ kế nhiệm chức vụ đứng đầu Đảng và Nhà nước, sang thăm Việt Nam?
Thường xuyên gặp cấp cao đã trở thành truyền thống, không chỉ giữa hai nước Việt - Trung mà là giữa nhiều nước trên thế giới. Dù sao đi nữa những cuộc gặp như vậy là dịp các nhà lãnh đạo cao nhất trao đổi ý kiến, vạch ra phương hướng và biện pháp lớn phát triển quan hệ, đồng thời trang trải khúc mắc, nếu có.
Các cuộc gập cấp cao giữa ta và Trung Quốc cũng nằm trong thông lệ đó. Giữa lúc quan hệ có trục trặc thì những cuộc trao đổi như vậy càng cần thiết.
Quan hệ giữa hai nước có lịch sử rất lâu dài và không đơn giản, lúc thăng lúc trầm. Trong khi mọi chuyện diễn ra phức tạp, chúng ta càng nên bình tĩnh, tỉnh táo theo phương châm "trái tim phải nóng, nhưng đầu phải rất lạnh".
Với cái đầu lạnh và với truyền thống nghĩa tình trọn vẹn, chúng ta không quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trước đây trong các cuộc kháng chiến cứu nước, đồng thời cũng nên thấy rằng, kể từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay về tổng thế mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, những vấn đề hắc búa như biên giới trên bộ, phân định vịnh Bắc bộ đã được giải quyết. Điều này có lợi cho môi trường quốc tế của nước ta, có lợi cho vị thế của ta.
Chỉ còn vấn đề biển Đông, ta cần nỗ lực giải quyết thông qua thương lượng ngoại giao. Thực ra chuyện này không mới, nó tồn tại từ lâu và đã từng nổ ra xung đột quân sự năm 1974, 1988..., sau đó không ít lần xẩy ra căng thẳng. Chẳng thế mà ASEAN có tuyên bố năm 1992 mà ta cũng tham gia (lúc đó mới là quan sát viên), rồi DOC giữa ASEAN và Trung Quốc...
Nhưng liệu người Việt Nam có thực sự là người mau quên ơn không, khi tình nghĩa với người Nga ngày xưa vẫn được giữ gìn khá trọn vẹn? Buổi gặp gỡ thầy trò Nga - Việt đầu năm ngoái, mà ông đã tham dự, chẳng hạn, đã thể hiện phần nào điều đó.
Hay là do, như có người nhận xét (nhà sử học Dương Trung Quốc) rằng chúng ta chưa được sòng phẳng lắm với lịch sử, cả lúc thăng và lúc trầm trong quan hệ?
Tôi không biết anh Dương Trung Quốc nói thế nào và có ý gì. Nhưng, cũng với cái đầu lạnh, ta cũng phải thừa nhận một thực tế nữa là trong quan hệ giữa hai nước từ giữa những năm '70 của thế kỷ trước đã xấu đi và năm 1979 đã xẩy ra chiến tranh biên giới. Đó là một thực tế.
Chỉ có điều mình chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai như mình cũng đã từng ứng xử như vậy với Pháp, với Mỹ, với Nhật, Hàn quốc.... Khổ nỗi nước ta bị nhiều nước xâm lấn quá, cứ nuôi hận thù trong tim thì làm sao sống được?
Tuy nhiên, những chuyện lịch sử như vậy không dễ gì xóa hết, nhất là lúc này lúc khác lại nẩy sinh phức tạp gợi lại nỗi niềm quá khứ. Do vậy ta mong các nước "có vấn đề" với ta tránh để xẩy ra những việc gợi lại quá khứ mà làm mọi việc vì tương lai hợp tác hữu nghị bình đẳng.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, có ý kiến cho rằng nói đến (tranh chấp) Biển Đông là nói đến (tranh chấp) hai quần đảo. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề vùng nước mới là điều đáng lưu tâm, ít nhất là trước mắt. Ý kiến của ông?
Có ba câu chuyện ở Biển Đông và chúng đều quan trọng cả.
Thứ nhất là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người mình đã ở đó bao nhiêu năm rồi, nhưng bây giờ không còn trong tay mình nữa.
Thứ hai là Trường Sa, mình đã hiện diện từ trước ở đó rồi, nhưng đến năm 1988 lại xảy ra cuộc đánh chiếm một số điểm thuộc quần đảo này.
Thứ ba là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình đúng theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 mà cả mình và Trung Quốc đều đặt bút ký, nhưng Trung Quốc đã khoanh thành cái lưỡi bò choán vào khá sâu, kể cả vùng thuộc các nước khác theo luật quốc tế.
Chuyện chủ quyền lãnh thổ chẳng có gì ít quan trọng cả.
Tôi vẫn nói với phía Trung Quốc là xử lý nó phải có lý, có tình. Tình ở đây là tình hàng xóm láng giềng, tối lửa tắt đèn có nhau. Còn cái lý là luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982. Hai nước có quan điểm khác nhau mà không lấy một cái chuẩn chung làm thước đo thì làm sao được? Cái thước đo duy nhất là luật pháp quốc tế thôi - tức là Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Anh cũng ký, tôi cũng ký, đều là thành viên rồi. Cứ lấy chuẩn đó mà "cò cưa" với nhau để làm rõ trắng đen, phải trái.
Có một thực tế là ở Việt Nam, và cả ở Trung Quốc, đều có một xu thế đề cao chủ nghĩa dân tộc dường như hơi thái quá. Vậy, theo quan điểm của ông, chúng ta nên giải quyết như thế nào?
Chẳng hạn, nói về thông tin. Tôi có cảm giác, có thể là sai, rằng giữa người lãnh đạo với người dân dường như chưa có sự tin tưởng lẫn nhau. Dân thì cũng nghi hoặc chuyện nọ chuyện kia, còn lãnh đạo thì dường như chưa hẳn đã tin dân?
Cũng không phải thế. Bảo lãnh đạo không tin dân thì tin ai, làm sao lãnh đạo, điều hành đất nước được? Làm gì có chuyện đó, nói thế thì "oan" quá. Lãnh đạo mà có được người dân nhiệt tình yêu nước thì còn gì hơn!
Chỉ có điều cách thể hiện lòng yêu nước sao cho có lợi nhất cho đất nước. Những người thể hiện lòng yêu nước cao đẹp nhất là các chiến sỹ ở hải đảo không quản ngại gian nan, giữ vững chủ quyền.
Tôi vô cùng khâm phục họ, nhất là các chiến sỹ ở những điểm DK nhỏ xíu giữa biển khơi mênh mông, sóng bão bịt bùng mà vẫn kiên định. Tôi cứ trộm nghĩ phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tất cả những người đó cũng xứng đáng!
Còn một chuyện khác cũng cần có sự thông hiểu.Thực ra, trong quan hệ đối ngoại có cái khó là không phải mọi chuyện đều có thể lên truyền hình bảo rằng chúng ta đánh giá (thực chất) thế này, chủ trương thế kia. Làm sao làm thế được! Nói một cách dân dã thì làm sao hành động theo kiểu "thưa ông tôi ở bụi này" được?
Còn làm thế nào để người dân hiểu rõ vấn đề thì có nhiều cách, nhưng chưa được sử dụng kịp thời, sâu rộng.
Đặc điểm của đối ngoại là có những chuyện phải giữ kín chứ không phải là dát, hay sợ đâu. Vấn đề là phải khôn. Đừng lẫn lộn cái khôn với cái sợ. Không phải với Trung Quốc đâu, với nước nào cũng vậy.
Do đó cũng phải hiểu cho cái người lãnh đạo, người ta phải giữ cái gì đó để còn có chỗ nói chuyện, chứ cắt cầu thì rất dễ. Bởi muốn gì thì gì mình vẫn phải cố gắng giải quyết bằng đối thoại, nên phải giữ cầu đối thoại chứ.
Có người không hiểu cho cái đó, có người trái tim nóng nhưng đầu không lạnh. Thậm chí một số ít người lợi dụng để kích động, vì những tính toán riêng... Còn công tác tuyên truyền lại không kịp thời.
Do vậy, nên nhìn sự việc một cách thấu đáo, toàn diện chứ cứ trách cứ nhau. Điều đó chỉ có lợi cho những người muốn "tọa sơn quan hổ đấu", đứng xem chúng ta tranh luận, oán trách nhau.
Vâng, quả là một phần cũng một phần do lỗi của những phóng viên như chúng tôi. Nhiều khi chuyện chẳng có gì mà một số báo chí ở Trung Quốc, hay đâu đấy, lại đưa tin theo hướng lệch đi, hoặc theo kiểu mập mờ, có lợi cho phía họ, thế mà anh em chúng tôi lại không kịp thời cải chính lại cho mọi người hiểu.
Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí cũng chưa được nhịp nhàng, nên đúng là ta thường thông tin chậm hơn họ. Tôi cũng đã không ít lần góp ý kiến rồi.
Vả lại, ta nên tỏ ra đàng hoàng, chẳng nên để bị khiêu khích. Hơn nữa, rất nên tránh vơ đũa cả nắm, gây hận thù dân tộc vì nhân dân là nhân dân.
Trong công tác tuyên truyền, đấu tranh dư luận, phải rất nhanh nhạy, phân biệt phải trái. Ngay khi chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, ta cũng luôn phân biệt giới cầm quyền và nhân dân cơ mà.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á và Biển Đông, cũng từng nhận xét rằng việc chậm trễ cung cấp thông tin chính thức và chính xác sẽ tạo cơ hội cho những suy đoán, tin đồn lan ra trong dư luận.
Đúng vậy. Các loại tin đồn thất thiệt cứ thế mà chen vào thôi. Anh không chiếm chỗ trước, thì người khác người ta chiếm thôi.

Khôn khéo tận dụng vị thế ASEAN
Thường tâm lý của mấy ông nước lớn là thường muốn bắt nạt mấy anh nhỏ, lẻ, và trong câu chuyện lãnh thổ và kinh doanh là rõ nhất. Quay lại câu chuyện tranh chấp Biển Đông, nhưng mà mấy anh nhỏ đó không còn lẻ nữa, mà cùng nhau góp tiếng nói cho đàng hoàng, chắc ông lớn kia cũng phải hạ giọng.
Thế giới bây giờ là tuỳ thuộc lẫn nhau, chứ không phải là lớn với nhỏ đâu. Tất nhiên anh lớn có tư duy của anh lớn, cách hành xử của anh lớn. Nhưng anh chả sống một mình được, anh vẫn phải đối xử với những anh lớn khác. Mà muốn thế phải có bạn.
Như vậy, cái mạnh của anh nhỏ là có thể trở thành đối trọng trong quan hệ của các nước lớn. ASEAN đâu phải là đối trọng nhỏ. Cũng hơn 500 triệu dân, cũng là một khu vực phát triển kinh tế năng động, cũng có uy tín quốc tế lớn.Có tổ chức khu vực nào mà cả gần chục nguyên thủ các nước lớn phải xách cặp đến họp không, trừ ASEAN? Liên đoàn Ả Rập, hay Mecosur ở Mỹ La tinh có chuyện đó không? Thậm chí là EU cũng làm gì có chuyện mỗi lần họp là Tổng thống Nga, hay Chủ tịch Trung Quốc phải sang.
Trên bàn cờ quốc tế, trong các mối quan hệ giao lưu, họ cần có bạn đồng hành. Và các nước nhỏ có vai trò đó, nếu anh biết ứng khôn khéo. Và ASEAN là một điển hình.
Về vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông, tuy là lâu dài, thậm chí rất lâu dài, nhưng vẫn phải có cái hướng đi từ đầu để vượt qua chặng đường dài đó để đến cái đích cuối cùng. Trong ASEAN chỉ những quốc gia biển là hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, dính dáng đến tranh chấp, chứ còn mấy quốc gia đất liền thì không có lợi ích gì.
Ông nhìn nhận gì trong sự gắn kết gần đây giữa họ, chẳng hạn như giữa Việt Nam với Malaysia, hay gần đây là Việt Nam với Philippines, trong lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông?
Trong quan hệ quốc tế lợi ích là quan trọng nhất. Trong điều kiện khách quan, các nước ASEAN buộc phải chia sẻ lợi ích với nhau. Mặc dù, trên vấn đề này thì nhóm nước này có lợi ích này, nhóm khác có lợi ích khác. Nhưng lợi ích lồng ghép nhau chứ không rành rọt như cái bánh cắt được.
Như vậy, không thể nói chỉ có trên Biển Đông mới thể hiện lợi ích đâu. Còn bao nhiêu lợi ích nhằng nhịt khác nữa. Biển Đông chỉ là một khía cạnh của quan hệ ASEAN thôi.
Ý tôi muốn hỏi là trong mỗi lợi ích mình phải tìm những người bạn, những người cùng có lợi ích với mình, khi nói tới các mối quan hệ của Việt Nam với các quốc gia khác trong ASEAN.
Mình có lợi ích của mình thì cũng đừng bắt người ta bỏ lợi ích của người ta. Phải biết người biết ta, chứ chỉ biết ta, thì không có quan hệ quốc tế.
Cuối năm ngoái, một quan chức phụ trách ASEAN của Bộ Ngoại giao, có nói với tôi rằng cái nét mới của năm ASEAN 2010 so với những năm trước đó là bình thường hoá khái nhạy cảm. Tức là vấn đề tranh chấp Biển Đông được đưa ra bàn thảo các hội nghị lớn như Thượng đỉnh ASEAN, Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF), hay Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc...
Trước đó, khi đưa vấn đề Biển Đông ở những diễn đàn như vậy, có cảm giác là mình thấy nó nặng nề, nhạy cảm thế nào đó...
Cũng không hẳn đâu. Thời tôi làm cũng đã vật lộn với vấn đề Biển Đông bao nhiêu lâu rồi, chứ có phải không đặt lên bàn quốc tế đâu.
Năm 1995, khi mình vào ASEAN đúng lúc ARF ra đời, nên tôi đã dự ARF ngay từ đầu. Câu chuyện Biển Đông cũng đã được đặt lên bàn rồi. Năm nào cũng bàn để từ đó dẫn đến DOC năm 2002.
Còn khi có tuyên bố Manila năm 1992, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm tham dự với tư cách quan sát viên đã tuyên bố ủng hộ.
Có lẽ lúc đó mình là chủ nhà của ARF và các hội nghị cấp cao nên câu chuyện được nhấn mạnh đặc biệt, đúng không ạ?
Đúng vậy. Chứ mình lẽo đẽo vấn đề Biển Đông từ lâu rồi, vì nó là một vấn đề có thể gây mất ổn định trong khu vực.
Thế còn câu chuyện trùng lặp về thời gian giữa chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc để đạt thoả thuận 6 điểm về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ấn Độ, mời họ vào hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, hay hợp tác quốc phòng. Trong khi đó, Trung Quốc nói gần nói xa nọ kia, ông đánh giá thế nào?
Điều đó có được coi là bình thường hoá khái niệm nhạy cảm không?
(Bật cười) Theo tôi hiểu, chuyện sắp xếp qua kênh ngoại giao là hoàn toàn ngẫu nhiên thôi, chứ có phải mình bầy binh bố trận gì đâu. Ầm ỹ là do suy diễn thôi.
Mình hiểu rõ chẳng ai muốn làm "con bài" của ai, và mình cũng không chủ trương đi với bên này chống bên kia.Trong đối ngoại, anh làm cái gì "phô" quá cũng không được đâu, người ta cười cho. Phải nhớ rằng không chỉ có mình là "khôn" đâu.

Cái khác của quan hệ Mỹ - Việt trong mắt ông Vũ Khoan
Ngày xưa Mỹ là kẻ thù. Còn bây giờ, tuy vẫn còn những khác biệt, nhưng vẫn là một đối tác. Thế của mình cũng khác, lực mình cũng khác. Ngày xưa mình bị bao vây cô lập, bây giờ mình có chân khắp nơi, được tôn trọng ở khắp nơi. Vì vậy, thái độ và cách tiếp cận mà hai bên dành cho nhau khác nhiều.
Ông đánh giá thế nào về sự can dự của Mỹ tại khu vực này?
Chẳng hạn, năm ngoái tại Thượng đỉnh Đông Á tại Hà Nội, mới có Ngoại trưởng Hilary Clinton tham dự, nhưng đến năm nay ở Bali cấp tham dự là Tổng thống Barrack Obama, người đã có những tuyên bố khá mạnh mẽ về vai trò của sự can dự của Mỹ đối với việc đảm bảo an ninh khu vực.
Thực ra, chuyện Mỹ can dự vào châu Á - Thái bình dương không phải mới. Có điều, vị trí của châu Á - Thái bình dương đã nổi lên vào cuối thế kỷ trước, vào những năm '90 đã lộ rõ rồi, và trong bối cảnh hiện nay càng nổi bật hơn nữa.
Vì sao?
Thứ nhất, kinh tế cả thế giới đều khó khăn, riêng châu Á - Thái bình dương vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tuy có giảm đôi chút.
Thứ hai, những nền kinh tế mới nổi tập trung ở đây. Vào những năm '80-90' của thế kỷ trước, đó là những "con rồng", "con hổ" châu Á. Như Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore, hay Malaysia, Thái Lan.
Và đặc biệt có con rồng to là Trung Quốc. Rồi bây giờ lại đến Ấn Độ. Hay Indonesia cũng được xếp vào loại cường quốc bậc trung, có trong nhóm G20. Việt Nam ta cũng được đánh giá là nước có tiềm năng.
Cái thứ hai đã làm rõ nét cái thứ nhất về tiềm năng kinh tế.
Thứ ba, nhiều nước lớn đều qui tụ ở đây. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, còn Tây Âu mới hiện diện ít thôi. Khi mấy ông lớn tụm lại với nhau thì thành quan trọng thôi. Đó là địa chính trị.
Còn địa kinh tế, thì ngoài chuyện đã nói ở trên, đây là ngã ba đường của vận chuyển quốc tế, qua eo Malacca. Trong tình hình phát triển kinh tế thế này, vấn đề nguyên liệu và năng lượng trở thành vấn đề rất lớn.
Bây giờ, người ta mới nhấn mạnh chuyện Mỹ quay lại, chứ thực ra người Mỹ chưa bao giờ rời bỏ khu vực này. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh ở đây: chiến tranh Thái Bình Dương; chiến tranh Triều tiên và chiến tranh Việt Nam - Đông Dương.
Nhưng có một thời gian họ xao lãng...
Bởi họ sa lầy vào những chuyện khác. Họ thất bại ở Việt Nam nên phải rút ra, rồi sa lầy ở Trung Cận Đông trong một thời gian rất dài. Rồi những biến động ở châu Âu cũng thu hút sự quan tâm của Mỹ. Nên nói theo cách nói của ta là Mỹ đã "lực bất tòng tâm", muốn quay lại cũng chẳng quay lại được.
Nay tình hình thay đổi, trong đó có nhân tố Trung Quốc nổi lên mà người Mỹ cho rằng có thể cạnh tranh với họ. Chính vì vậy họ phải rút dần chân khỏi những chỗ khác, xác định châu Á - Thái bình dương là hướng chiến lược của họ.
Như vậy, cái mới ở đây là sự nhấn mạnh của họ thôi, chứ không phải là sự bắt đầu.
Nhưng sự hiện diện của họ hiện nay khác với ngày xưa như thế nào?
Ngày xưa, sự hiện diện lớn hơn. Hai cuộc chiến tranh lớn đều tiến hành ở đây là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Bao nhiêu căn cứ quân sự, rồi hạm đội 7 tập trung ở đây. Suốt từ Nhật Bản, Hàn Quốc, xuống tới Thái Lan, Philippines...
Sau chiến tranh Việt Nam họ đã giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy tôi muốn nói là sự quay lại của họ chưa trở lại được mức cũ đâu.
Nhưng cái nét mới là sự can dự của họ ở đây không chỉ bằng quân sự, mà can dự bằng quan hệ chính trị, bằng quan hệ kinh tế. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) chính là một sáng kiến nằm trong chiến lược can dự trở lại này.
Nói tóm lại, sự can dự lần này toàn diện hơn.
Thế cách tiếp cận của họ có gì khác không? Cách đối xử với khu vực này có khác hơn không, tôn trọng hơn không?
Chẳng hạn, TNS Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á, thuộc Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, sau chuyến đi 5 nước Đông Nam Á, trong đó có cả Myanmar và Việt Nam, vào tháng 8.2009, đã nói rằng mỗi nước Đông Nam Á có một lịch sử riêng, và họ cũng có một lịch sử riêng trong quan hệ với Mỹ, và mục đích của chuyến đi của ông cũng là lắng nghe quan điểm của lãnh đạo các nước Đông Nam Á.
Cái khác lớn nhất là vị thế khu vực này đã khác trước.
Ngày xưa Việt Nam bị chia cắt, nay đã là nước thống nhất. Các nước ASEAN ngày xưa còn yếu, nay đã cứng cáp rồi. Hay Trung Quốc trước kia còn yếu, bị xâu xé bởi những bất ổn nội bộ, nay đã trở thành một cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế rồi.
Các nước trong khu vực có vị thế cao hơn hẳn, trong khi Mỹ lại khó hơn trước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ tưởng có thể làm mưa làm gió, cái gì cũng quyết định đơn phương. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rất ngắn. Bây giờ họ cũng phải tìm cách tiếp cận đa phương. Chẳng hạn, ký TAC (Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác) với ASEAN, hay tham gia EAS (Cấp cao Đông Á).
Thế khác, lực khác, nên thái độ cũng phải khác là đúng thôi. Không phải đến để dạy bảo người ta nữa mà đến để tìm bạn, tranh thủ tìm đối tác.
Liệu sự thay đổi thái độ và cách tiếp cận của Mỹ với khu vực này cũng tác động đến thái độ và cách tiếp cận của Việt Nam với Mỹ?
Ngày xưa Mỹ là kẻ thù. Còn bây giờ, tuy vẫn còn những khác biệt, nhưng vẫn là một đối tác.
Thế của mình cũng khác, lực mình cũng khác. Ngày xưa mình bị bao vây cô lập, bây giờ mình có chân khắp nơi, được tôn trọng ở mọi chốn.
Vì vậy, thái độ và cách tiếp cận mà hai bên dành cho nhau khác nhiều.
Ông nhìn nhận mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đang hướng tới như thế nào?
Qua thông tin báo chí tôi thấy hai bên còn đang bàn bạc. Nhưng cũng phải nhìn nhận là mối quan hệ giữa hai nước, so với thời tôi còn làm việc, phát triển một trời một vực. Từ chỗ buôn bán chẳng có gì, đến chỗ Mỹ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tôi không ngờ trước khi ký BTA, xuất khẩu dệt may có 50 triệu USD, nay đã lên 6-7 tỷ USD, tạo ra bao công ăn việc làm.
Còn quan hệ chính trị trước đây làm gì có tiếp xúc cấp cao. Tôi là quan chức Việt Nam đầu tiên vào Nhà Trắng (tháng 7.2000), nhưng sau đó có biết bao nhiêu người vào Nhà Trắng nữa.
Rồi ngày trước làm gì tưởng tượng được Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam. Thế mà ông Bill Clinton, rồi ông George Bush đều sang. Còn các ngoại trưởng Mỹ, người nào cũng đều sang thăm Việt Nam cả.
Hai bên còn đối thoại với nhau cả về chiến lược nữa, quan hệ an ninh- quốc phòng cũng đã có.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng có kể rằng Đại sứ Mỹ David Shear, khi mời cơm ông, đã nói rằng câu chuyện của Mỹ và Việt Nam bây giờ không phải là câu chuyện ca basa mà là câu chuyện chiến lược.
Tuy hai nước chưa chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng trong sự trao đổi ý kiến giữa ta với Mỹ chắc có nhiều chuyện mang tính chiến lược. Nhưng tôi thiết nghĩ phạm vi, mức độ và tính chất của quan hệ Việt - Mỹ không thể nào bằng quan hệ Trung - Mỹ được.
Tôi có nghe là sau khi Quốc hội hai bên phê chuẩn BTA, vào cuối 2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ trao đổi thư phê chuẩn. Trong cuộc nói chuyện với Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleeza Rice, Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề vụ kiện chống bán phá giá đối với cá basa Việt Nam tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, bà này chỉ muốn bàn tới chuyện chiến lược, câu chuyện khu vực và toàn cầu.
Sau 10 năm, câu chuyện đã hoàn toàn khác, đúng không, thưa ông?
Lúc đó, tôi là Bộ trưởng Thương mại, từ trong nước sang để ký văn bản phê chuẩn, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Mexico sang chứng kiến và thăm Mỹ.
Mỗi thời nó một khác chứ. Quan hệ sau 10 năm thay đổi nhiều rồi.
Ngày xưa chỉ nói song phương, mà song phương cũng chủ yếu nói về kinh tế. Rồi tiến thêm là song phương nói cả chuyện chính trị, chuyện an ninh... Thế rồi, bên cạnh chuyện song phương thì nói thêm chuyện đa phương, chuyện khu vực, chuyện toàn cầu.
Hay nói theo thuật ngữ thời chiến tranh là "leo thang", nhưng có cái khác là "leo thang hoà bình", hay "leo thang đối thoại". Tức là từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, với nước nào cũng vậy thôi. Nhưng nhất là với những nước là từng là thù địch, việc chuyển hoá quan hệ là cả một quá trình, nhiều khi chật vật.
Ngay cả ở Mỹ cũng có những vấn đề của họ. Chẳng hạn, khi năm ngoái Ngoại trưởng Hilary Clinton sang Việt Nam có nêu vấn đề nhân quyền.
Thực ra, ngoài việc Mỹ giương cao ngọn cờ nhân quyền trong quan hệ với các nước khác, thì bản thân bà Clinton cũng chịu sức ép của Quốc hội. Vì vậy, việc hiểu rõ chính trị nội bộ của nước Mỹ, để tránh việc quá định kiến với một nhân vật nào đó, cho người ta là "bad guy", là không thể chơi được... Ông nghĩ sao ạ?
Nhiều người chúng ta không hiểu cái thể chế của Mỹ. Thể chế của họ khác thể chế của ta. Nếu chúng ta áp dụng cái thể chế của ta để đánh giá họ thì không ổn. Và, ngược lại, nếu họ làm vậy cũng không trúng.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải hiểu nhau. Nói chuyện với họ, anh phải biết đang nói chuyện với ai, là người như thế nào, gia đình, hoàn cảnh ra sao...
Thể chế Mỹ có nhiều phe phái, nhiều lực lượng có tiếng nói như nhau. Bên hành pháp khác, lập pháp khác, tư pháp khác, tam quyền phân lập rõ ràng. Chính vì vậy bên hành pháp nhiều khi phải tranh thủ bên lập pháp, hay bên lập pháp có thể áp đặt rất nhiều cho bên hành pháp.
Bên tư pháp thì hoàn toàn độc lập. Trong các vụ kiện bên hành pháp và lập pháp không thể can thiệp.
Hay tiếng nói của truyền thông của họ rất lớn, thậm chí được coi là quyền lực thứ tư.
Mình không hiểu rõ hệ thống của họ thì làm sao mà nói chuyện được.
Chơi với các nước phải hiểu, mỗi nước có một thể chế khác, thậm chí văn hoá khác. Làm đối ngoại, hay thông tin đối ngoại, mà mang văn hoá Việt Nam áp dụng vào Mỹ thì không vào đầu người ta. Trái lại, họ mang cái văn hoá của họ áp vào mình, mình cũng không hiểu nổi.
Vừa rồi, tôi có dịp nói chuyện với Đại sứ Mỹ David Shear, khi tôi hỏi về sự khác nhau của ngươi phương Đông và người phương Tây, ông ấy có nói rằng bất chấp những khác biệt trong lối sống và tư duy, trong sâu thẳm con người hai bên vẫn có thể có những cái chung để nói chuyện với nhau. Ông còn nói nếu hai bên muốn hiểu nhau, cố tìm cách để hiểu nhau, thì nhất định sẽ hiểu. Ông có chia sẻ nhận định này không?
Tôi thì nói đơn giản hơn: Người Mỹ thích rượu Gin, người Anh thích Whisky, người Pháp thích rượu Cognac, còn người Việt lại thích rượu nút lá chuối.
Khác nhau thật đấy, nhưng vẫn cùng là rượu, và mọi người đều muốn uống rượu hết, chả trừ dân tộc nào cả.
Giá trị chung thì vẫn có, nhưng bản sắc lại rất riêng.
Bây giờ người ta nói nhiều đến tương lai chung. Chẳng hạn, từ chuyện chống biến đổi khí hậu, đến câu chuyện xây dựng một môi trường hoà bình ổn định để phát triển...
Thực ra, lịch sử loài người có cái chung, rồi mỗi anh thêm cái bản sắc riêng của mình. Nhưng cái chung vẫn là chung. Chẳng hạn, cái nhà về cơ bản vẫn giống nhau trên khắp thế giới, vẫn là mái với bốn bức tường, chỉ khác nhau kiểu kiến trúc, vật liệu xây dựng sao cho phù hợp với khí hậu, lối sống mà thôi.
Vẫn có cái chung, nhưng vẫn tồn tại cái bản sắc. Cái riêng không thể quyết định cái chung. Nhưng nếu cái chung mà không tính đến cái riêng thì cũng không ổn, bởi cái riêng nó vẫn cứ âm ỷ rồi bung ra chỗ này, phình ra chỗ kia...
Xin cám ơn ông, và chúc ông cùng gia đình một năm mới mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Tácgiả:Huỳnh Phan
Tuần ViệtNam số ra ngày 30 và31/12/2011
--------------





Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Giới thiệu sách: Cổ Sử ‘Bách Việt Tiên Hiền Chí’

Hình minh họa
Bộ sử cổ "Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư" là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554), được sử quán nhà Minh và nhà Thanh coi là tài liệu lịch sử xác đáng dùng làm tài liệu để các sử gia Trung Hoa nghiên cứu và trích dẫn khi viết sử. Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện. Những nhân vật tiêu biểu được sử gia Âu Ðại Nhậm ghi nhận, trước hết là vua Ðại Vũ mà sử quen gọi là vua Vũ trị thủy, vị vua sáng lập ra nhà Hạ. Vua Vũ là người Việt. Các khai quốc công thần nhà Hán như Hàn Tín, Mai Thừa, Anh Bố, Văn Ông, Tiêu Hà, Tào Tham cũng là người Việt. Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay chúng ta xử dụng, người Tàu lấy làm hãnh diện là 1 trong tứ đại phát minh mà người Trung Hoa góp vào văn minh nhân loại. Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, Thái Luân là người Việt. Chưa hết, nhân vật Nhâm Diên (Tích Quang - Nhâm Diên) được sử Tàu dựng lên làm người cùng Tích Quang dậy dân ta cấy cày. Bách Việt Tiên Hiền Chí chỉ ra tiên hiền Việt tộc xuất chúng được Nhâm Diên bái làm thầy.

Sử gia Âu Ðại Nhậm viết: "Theo sách Nhất Lưỡng Hán Dư Ðịa Chí, Cối Kê bị chia thành hai phần: Ðan Dương và Dự Chương. Một phần thuộc cảnh giới Ngô, một phần thuộc cảnh giới Việt. Vốn xưa Cối Kê chỉ là đất của Việt, miêu duệ vua Hạ Vũ cai trị đất này. Từ sau biến cố lìa tan, đến định cư trên miền duyên hải Giang Nam, kẻ làm vương người làm quân trưởng, dòng dõi Bách Việt sinh sôi đông đảo, sống đời hạnh phúc, nức danh tươi tốt ở đây. Ðất nước của các quân trưởng, xa, đến tận Nam Hải, Quế Lâm. Từ Hán về sau, để tiện việc cất quân đánh chiếm, đã vẽ họa đồ phân chia Việt thành châu, thành quận lấy lệ mà thôi. Tên đất cũng là tự ý đặt, sai khác khá nhiều với tên đích thực. Nay muốn viết cho được đúng đắn, phải dùng sử sách của người bản xứ. Ðơn cử thí dụ, chẳng hạn như đất Lư Phượng, Hoài Dương, nhà Hán gọi bừa là quận Ðông Hải, quận Hoài Lâm. Tuy sách Hán Chí có vẽ bản đồ, phân định biên cương của Ngô-Thục; cũng vẫn chỉ là: vẽ cho có vẽ, không đúng sự thực..."

Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách "lách" (viết lách mà !) tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẽ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào "Tứ Khố Toàn Thư", là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh.

Như đã nói ở phần trên, nhà Hán đã chia cắt đất bị chiếm (của Việt tộc) ở phía Nam sông Dương Tử, đặt tên mới, xóa tất cả dấu vết cũ nên việc tìm hiểu tên người, tên đất cần phải tra cứu rất nhiều sách, nhất là các sách có bề dày lịch sử. Ngoài các bộ chính sử Trung Hoa, giáo sư Trầm Lam Giang còn tra cứu thêm nhiều sách trong Tứ Khố Toàn Thư, các bộ từ điển, tự điển uy tín Từ Hải, Khang Hy cho đến các bộ sách lưu hành rất giới hạn như Thủy Kinh Chú, Sơn Hải Kinh... để chú thích, dẫn giải toàn bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí, Lĩnh Nam Di Thư.

Công trình dịch và chú thích của giáo sư Trần Lam Giang đã giúp Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư thành chứng liệu lịch sử để người Việt Nam hiện nay và các thế hệ sau hãnh diện là người Việt. Từ trước đến nay, chúng ta thường có niềm tự hào là người Việt nhưng khi con cháu lớn lên chúng thường muốn có cái gì cụ thể để hãnh diện là người Việt Nam nhưng không tìm thấy và trở nên nghi ngờ . Bộ Bách Việt Tiên Hiền Chí - Lĩnh Nam Di Thư là chứng liệu lịch sử đáp ứng nhu cầu này. Sách được dịch sang Việt ngữ, chú thích công phu (nội dung chú thích dày hơn nội dung tác phẩm) và hơn thế nữa, đã in toàn bộ nguyên tác, bằng chữ Nho, để "nói có sách, mách có chứng".

Bách Việt Tiên Hiền Chí được viết từ hơn 500 về trước. Mãi đến ngày nay mới được dịch sang tiếng Việt. Công việc truy tầm nguyên bản, so sánh, đối chiếu cũng như dịch và chú thích cũng mất một khoảng thời gian khá dài, trên dưới mười năm. Ðó là chưa kể công việc lần theo các sử liệu có đề cập đến tác phẩm - là gợi ý tiên khởi - trong sử liệu Việt Nam trước đây. Đây không chỉ là công lao của dịch giả - giáo sư Trần Lam Giang mà còn là thành quả rất đấng được trân trọng của nhiều nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lịch sử, văn hóa dân tộc đang sống tại Hoa Kỳ vả trong Việt Nam .

Chủ blog biên soạn rút gọn nội dung trên đây và đưa tranh minh họa để bạn đọc tiện theo dõi . Bạn đọc có thể tìm đọc nguyên bản bài viết trên theo đường link dưới đây:http://www.vietlyso.com/forums/archive/index.php/t-6189.html















Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tư liệu: Những phát ngôn ấn tượng năm 2011


Câu nói “cả một bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xứng đáng đứng đầu bảng top ten phát ngôn ấn tượng 2011. Một năm hết sức đặc biệt với quá nhiều những phát ngôn hết sức ấn tượng, ấn tượng hơn hẳn những năm trước. Hay do bệnh… “lở mồm”?

1- “Trước kia chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh. Nay thì nhiều con sâu lắm! Nghe mà thấy xấu hổ. Không nhẽ cứ để mãi như vậy, mai kia người ta nói là cả một bầy sâu, tất cả là sâu hết. Thế đâu có được! Một con sâu đã nguy hiểm rồi. Một bầy sâu là chết cái đất nước này!”- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
2- “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, … khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”- Giáo sư tiến sĩ Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
3- Việc Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam là thể hiện tình cảm “yêu cho đòn cho vọt”- Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Nguyễn Duy Chiến.
4- “Dân có vàng thì dân giàu, mà nhà nước giữ vàng (của dân) thì nước sẽ mạnh”- Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.
5- “Biểu tình là ô danh… Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
6- “Xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm. Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
7- “Có thể nói kỳ họp nào chính phủ cũng báo cáo một bản báo cáo hết sức hoành tráng và có sức thuyết phục… Tình hình biển Đông diễn biến phức tạp. Quần đảo Trường Sa bây giờ do Trung Quốc chiếm… Làm sao để nhiệm kỳ này cố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
8- “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
9- “Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có luật nhà văn (nhà thơ) thì tôi cũng… chưa nghĩ ra!”- Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Hồng, người đề xuất ban hành luật nhà thơ (nhà văn).

10- “Tôi vinh dự được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương cho thôi chức danh Bộ trưởng khi tín nhiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn ngành Thông tin và Truyền thông dành cho tôi đang ở đỉnh cao (93%)”- Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng TTTT.
2011 là năm khá đặc biệt, nhiều nhân vật ấn tượng và cũng quá nhiều phát ngôn ấn tượng. Không nhắc đến hoặc bỏ sót là một điều đáng tiếc. Vì thế xin giới thiệu thêm kế sau bảng “Top ten phát ngôn ấn tượng” là 10 phát ngôn ứng viên hụt (từ 11 đến 20), cũng không kém phần… ấn tượng!
11- “Ông Trương Tấn Sang trở thành vị tổng thống đầu tiên có tài hùng biện… là sự khởi đầu cho thời đại mới”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
12- “Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất, xét xử 2 cấp nên nếu thấy quyết định trái pháp luật thì có quyền hủy, trừ quyết định của Thủ tướng”- Chánh án Tòa tối cao Trương Hoà Bình.
13- “Điểm lịch sử thấp là vấn đề của thời đại… Việc có hàng ngàn điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học- cao đẳng vừa qua là vấn đề bình thường”- Bộ trưởng Giáo dục & đào tạo Phạm Vũ Luận.
14- “Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chỉ sợ quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam…”- Đại biểu quốc hội Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.
15- “Chủ nghĩa Marx đã nói đến một lúc nào đó đảng không còn mà nhà nước cũng không còn thì Đảng “muôn thuở” thế nào được”- Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn BBC.
16- “Ta và Trung Quốc cần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết để hai dân tộc cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
17- “Bùi Thị Minh Hằng mà ị ngay nhà tôi tôi cũng nói là c. Bùi Hằng thơm quá”- Châu Xuân Nguyễn.
18- “Anh mà gọi nó bằng con là tôi dập máy đấy!”- GS rùa Hà Đình Đức trả lời phỏng vấn BBC về “cụ” rùa hồ Gươm.
19- “Tôi hiểu trong 7 thành viên của Hội đồng đó thì có người có thể là chưa bao giờ đọc kịch của tôi, chưa bao giờ xem kịch của tôi… còn người thứ hai không bỏ cho tôi, tôi cũng không ngạc nhiên, vì có thể là họ chưa bao giờ biết viết kịch, và họ chưa bao giờ làm đạo diễn cả… Có khi là trong một liên hoan sân khấu, tôi mời người này mà không mời người khác tham gia ban chỉ đạo, chỉ vì thành phần đã đủ hay vì tính chất cuộc liên hoan… bây giờ họ được ngồi trong Hội đồng, nhớ chuyện cũ và không bỏ phiếu cho tôi… tôi xứng đáng không chỉ dừng ở Giải thưởng nhà nước mà cả ở Giải thưởng Hồ Chí Minh”- Trung tướng Công an, anh hùng lao động, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên kịch, nhạc sĩ, họa sĩ Hữu Ước phát biểu sau khi bị loại khỏi danh sách ứng viên giải thưởng nhà nước..
20- “Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Nguồn: Blog Trương Duy Nhất




Biển Đông: Gió đang đổi chiều

"Phép thử" Trung Hoa tại Biển Đông đã thất bại?
Có nhiều cách nói ví von về gió, như “gió chiều nào xuôi chiều đó”, “gieo gió gặt bão”, “gió đông thổi bạt gió tây”, “đòn gió”, v.v… Chuyến thăm Việt Nam và Thái Lan của Phó Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình mới đây cũng là một loại gió, và có lẽ cơn gió này nhằm ngăn chặn một cơn bảo ngược chiều đang tích tụ từ chân trời, đó là sự trở lại triển khai lực lượng quân sự Mỹ tại khu vực châu Á –TBD mà trọng tâm là vành đai chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống khối SEATO (cũ) liên kết với khối ANZUS ở phía Nam và Ấn Độ ở phía Tây. Bước đi này của Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh cộng đồng ASEAN đạt được sự thống nhất cao trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao ASEAN Bali, Indonesia khiến Bắc Kinh càng khó xử.
Thông điệp của chuyến đi là khá rõ ràng: Với tư cách phó Chủ tịch nước, chuyến thăm lần này của ông Tập tuy không ồn ào, nhưng có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Đây là chuyến vi hành mở đầu của người sẽ cầm lái con thuyền Trung Quốc ít nhất trong một thập kỷ tới. Bắc Kinh đã khéo léo chọn cơ hội này để phát đi một tín hiệu về sự thay đổi chiến thuật đối với khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt đối với Biển Đông, nơi mà biện pháp dùng “phép thử” bằng sức mạnh đã cho thấy thất bại và họ buộc phải điều chỉnh theo hướng ôn hòa hơn, kết hợp sức mạnh quân sự và "sức mạnh mền". Dấu hiệu có thể thấy ở sự lắng diệu tình hình Biển Đông gần đây với ít hơn các vụ quấy rối của tàu thuyền TQ trong khi Tân hoa xã chủ động đưa tin khá đậm nét về chuyến thăm của ông Tập như một thiện chí hòa bình hữu nghị. Một động thái đáng lưu ý khác là, phía TQ tuyệt nhiên không phản ứng gì trước lời tuyên bố chủ quyền của Thủ tướng Việt Nam với những từ ngữ cụ thể và nêu đích danh “Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”, v.v… Khi ở thăm Việt Nam và Thái Lan ông Tập cũng không chủ động nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông mà chỉ tập trung về hợp tác kinh tế, tài chính, thương mại (cho VN vay 300 triêu USD, cho Thái Lan vay theo phương thức hoán đổi đồng tiền hai nước với trị giá 11 tỷ USD, và hàng loạt hợp đồng khác). Những cử chỉ trên hoàn toàn khác với những gì mà phía Trung Quốc thường thể hiện trong mấy năm qua.Hiện tại còn quá sớm để khẳng định điều gì, nhưng rõ ràng đang có những động thái mới từ phía Bắc Kinh theo hướng ôn hòa. Có lẽ giới lãnh đạo nước này giờ đây đã thấm thía với lời khuyên của tiền nhân Đặng Tiểu Bình: Hãy “ẩn mình” trước khi đủ mạnh. Quả vậy, vừa qua họ đã quá nôn nóng muốn đạt mục tiêu bá chủ Biển Đông bằng cách phô trương lượng quá sớm, quá trắng trợn., và rốt cuộc đã tạo cớ cho quân đội Mỹ trở lại Châu Á –TBD nơi mà chính người TQ đã mất ½ thế kỷ để xua đuổi Mỹ đi. Có thể nói, không còn bài học nào thấm thía hơn thế đối với Bắc Kinh.

Quan hệ Việt-Trung: Láng giềng không bình đẳng
Có thể nói, cả hai bên TQ và VN đến nay đều thấu hiểu "bụng dạ” của nhau, chỉ còn vấn đề là lập trường của mỗi bên trong tranh chấp biển đảo không dễ san bằng. Đã bao đời người TQ luôn tự coi mình là một dân tộc lớn, một nước lớn, và có sứ mệnh “do trời ban cho”. Cách tư duy này dù muốn hay không, luôn tác động trực tiếp đến chính sách đối ngoại của họ và cũng là nguyên nhân sâu xa của tư tưởng sô vanh nước lớn và chủ nghĩa bá quyền - điều mà tuy không được tuyên bố công khai nhưng vẫn luôn được dung túng tại nước này.Việt Nam do vị trí địa lý phải hứng chịu hậu quả của thứ chủ nghĩa bành trướng bá quyền truyền kiếp như vậy. Một số cuộc khảo sát quốc tế gần đây cho thấy đại đa số người TQ được hỏi tin rằng Biển Đông là của cha ông họ nhưng bị Việt Nam và các nước nhỏ xung quanh chiếm đoạt, và do đó bây giờ họ có quyền đòi lại là lẽ đương nhiên! Đó cũng là lý do tại sao có tới hơn 80% ý kiến tán thành “đánh” Việt Nam vì tội xâm chiếm nhiều biển đảo của người Trung Quốc (!?)”. Được biết, trong dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm TQ, một quan chức TQ so sánh rằng nếu nhân dân VN biểu tình chống TQ thì hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi 1,3 tỷ dân TQ cũng biểu tình chống VN(?). Đó không phải là một sự so sánh, mà là một lời đe dọa! Đó là cách tư duy điển hình của người TQ, không chỉ về con người mà còn về sức mạnh kinh tế, quân sự, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với tất cả các nước. Ở đâu họ thấy mình đông hơn, mạnh hơn là họ lấn lướt. Thế mới có chuyện họ chủ trương huy động số đông tàu thuyền để lấn chiếm ngư trường của Việt Nam và của các nước khác. Mới đây họ dùng thuyền đánh cá kết bè lại để đối phó với tàu tuần tra Hàn Quốc.Phải chung sống đời đời kiếp kiếp với một nước láng giềng như vậy, người Việt Nam đã hình thành một truyền thống mang tính đặc thù, đó là vừa phát huy tinh thần dân tộc quật cường, vừa phát huy tinh thần nhẫn nhục chịu đựng, để tồn vong trước một đối phương lúc nào cũng lăm le nuốt chửng mình. Đó là lý do mà lịch sử luôn hằn sâu dấu vết của điều trăn trở từ bao thế hệ người Việt: “Đánh hay hòa...hòa hay đánh... ?”. Đây chính là cái khó đối với dân tộc Việt Nam, cũng là cái khó đối với giới lãnh đạo đất nước trong bất cứ thời kỳ nào. Ta và đối phương đều có lúc thịnh lúc suy. Thời nào cũng có kẻ cơ hội bán nước cầu vinh. Nhưng hào kiệt thời nào cũng có. Và đó là bí quyết sinh tồn của dân tộc Việt Nam.

"Bằng mặt không bằng lòng"
Trong chuyến thăm hữu nghị của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây có một số động thái đáng lưu ý. Đó là trong khi phía khách không chủ động nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, thì phía chủ nhà đã chủ động nhắc lại vấn đề tranh chấp Biển Đông (cả trước và trong chuyến thăm). Đây là một động thái mới đáng nghiên cứu. Về hình thức, ta thấy một số hoạt động hưởng ứng chuyến thăm như cầu truyền hình, giao lưu thanh niên…, nhưng thực sự đều diễn ra một cách rời rạc, gượng gạo. Cũng thấy có sự chậm trễ trong việc đưa tin và những sai sót lễ tân như vụ “cờ TQ có 6 sao”,v.v… Suy cho cùng, những biểu hiện trên đây cho thấy ít nhiều tình trạng thiếu nhất quán giữa các cơ quan tổ chức sự kiện của phía Việt Nam. Còn những “lời hay ý đẹp” hai bên giành cho nhau trong chuyến thăm là điều dễ hiểu, không nên dựa vào đó để đánh giá thực chất vấn đề. Thực chất nằm trong lòng dân chúng khi họ quay lưng lại với khẩu hiệu “hữu nghị Việt –Trung”, thậm chí biểu thị thái độ bất tín, bất bình trước chủ trương quá mền mỏng của lãnh đạo mà họ cho là nhu nhược, hèn nhát...
Tóm lại, tất cả những dấu hiệu nêu trên cho thấy có sự khác biệt quan điểm trong nội bộ Việt Nam, đặc biệt giữa Lãnh đạo và dân chúng, liên quan đến quan hệ Việt-Trung, nỗi cộm là vấn đề lựa chọn đối sách trước âm mưu bành trướng, lấn chiếm biển đảo từ phía nước láng giềng phương Bắc . Dường như có sự lung túng về đường lối và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của đất nước mặc dù chủ đề này vẫn thường được nhắc đi nhắc lại và trong các văn kiện của Đảng và các diễn đàn Quốc hội và Chính phủ. Từ khi có phương châm “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong các lĩnh vực đối nội , đối ngoại, nhưng có lẽ chưa có sự thay đổi căn bản nào trong quan hệ với nước láng giềng phương Bắc. Trở lực chính có lẽ là do ý thức hệ đã ăn sâu bám rễ trong một bộ phận lãnh đạo và dân chúng. Đó là nguyên nhân vì sao bất chấp mọi hành động, thậm chí xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo từ phía đối phương, nhưng giới chức và truyền thông Việt Nam vẫn lặp đi lặp lại điệp khúc “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, "láng giền tốt, đồng chí tốt"..., dù đó có là quan hệ bề ngoài theo kiểu "bằng mặt không bằng lòng đi chăng nữa!

Thách thức và cơ hội một lần nữa mở ra đồng đều đối với VNCho đến nay nhìn lại ta thấy, bất chấp mọi sự điều chĩnh chiến lược của TQ và các nước lớn trong thời gian qua , Việt Nam chưa hề có sự điều chỉnh đáng kể nào trong quan hệ song phương với TQ. Nói cách khác “đường đi nước bước” của Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ nét, và đó là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam đã để nhỡ mất nhiều cơ hội. Nhiều ý kiến khách quan của người ngoài và cả trong nôi bộ lãnh đạo Việt Nam đều thừa nhận điều này. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái “chênh vênh” trong thế trận của Việt Nam mỗi khi có sự cố tranh chấp lãnh thổ với ông bạn láng giềng phương Bắc? Bài học chiến tranh biên giới cùng hàng loạt các cuộc xung đột biển đảo đã chứng minh điều đó.Phải chăng giờ đây cơ hội đồng thời với thách thức lại một lần nữa mở ra đối với Việt Nam ?. Cuộc đấu tranh còn ở phía trước, đó là một chặng đường dài đầy khó khăn phức tạp. Dư luận đã từng nhận xét rằng nếu đối phương công khai nóng vội dùng vũ lực xâm lược thì đó là một tình huống không mong muốn nhưng cũng là tình huống đơn giản đối với Việt Nam . Nếu đối phương sử dụng chiến thuật lâu dài bằng các thủ đoạn kinh tế và “diễn biến hòa bình” thì vấn đề khó khăn, phức tạp hơn. Và đây dường như là kịch bản mới đang bày ra đối với Việt Nam.
Để đón nhận cơ hội và đối phó thách thức, có lẽ ngoài việc phát huy những bài học kinh nghiệm của bản thân, VN cần học kinh nghiệm của một số quốc gia nhỏ cận kề Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và cả Đài Loan, Hồng Kông là những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhỏ yếu hơn TQ nhiều lần nhưng vẫn duy trì độc lập bình đẳng với TQ để phát triển kinh tế mạnh hơn cả TQ. Vẫn biết một nước như VN nếu chủ trương đối đầu với TQ là không khôn ngoan, nhưng nếu cứ duy trì mãi trạng thái quan hệ bị ràng buộc bởi “ý thức hệ chính trị” thì còn nguy hại hơn. Trong nhiều bài học, thiết nghĩ có hai bài học nhãn tiền là: Biển Đông , bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, là cửa ngõ sống còn của Việt Nam không ai có quyền xây rào chắn lối; và muốn bứt phá và triển kinh tế một cách bền vững , Việt Nam không thể quay lại dựa vào công nghệ của TQ ./.



























Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này