Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Lại bàn: Kinh dịch của ai?

Dưới đây xin được trích đăng lại nguyên văn bài viết của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng mới đăng trên trang web An Việt Toàn cầu  với tiêu đề "bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh dịch".


Thiết nghĩ. nếu vồ vập, hồ đồ "nhận " một cái gì đó là của mình dứt khoát không phải là cách làm khoa học..., nhưng bàng quang, thờ ơ trước một sản vật của chính mình lại là thái độ vô trách nhiệm không thể chấp nhận được. Với tinh thần đó, hy vọng bạn sẽ tìm thấy một số thông tin bổ ích để tiếp tục lần tìm về nguồn gốc đích thực của Kinh dịch.

Đó cũng là tinh thần nên có đối với mỗi người Việt Nam khi tìm hiểu về cội nguyền và lịch sử dân tộc nói chung. Không thể dễ dãi tin rằng lịch sử dân tộc ta "hơn 4.000 năm" nhưng lại nghi ngờ về truyền thuyết 18 đời vua Hùng ( họ thực ra là ai, cương vực lãnh thổ thời kỳ đó từ đâu? v.v....) Không thể quá đơn giản nghĩ rằng sau đêm dài 1.000 năm Bắc thuộc... dân tộc "ta vẫn là ta" và bờ cõi không hề bị mất mát gì (nước Văn Lang vẫn còn đó đúng ở lưu vực châu thổ Sông Hồng?...). Nghe thì oanh liệt đấy, nhưng liệu có đúng sự thật không khi  mà nhiều dân tộc khác quanh ta chỉ vải trăm năm bị ngoại bang đô hộ đã có thể bị đồng hóa, thôn tính và vong quốc vĩnh viễn? Đó là chưa nói đến những nỗi sợ hãi vô hình khiến ai đó không dám đặt ra những dấu hỏi... Ngược lại, cũng không nên vì tinh thần dân tộc cuồng tín mà tìm cách "bấu víu" vào những chứng cứ mơ hồ  thiếu căn cứ vững chắc để suy diễn và "nhận vơ" về phần mình những gì không thực có.  


                                       Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch 
 Ngày nay  một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng)( điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng  Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.
Một số các nhà Dịch Học Trung Quốc khác vẫn bám víu truyền thuyết cho rằng Phục Hy chính là người hoạ quái đã tạo ra bát quái (8 quẻ). Họ nhận ông vua trong thần thoại, vua đứng đầu tam Hoàng, đầu người mình rắn, là tổ tiên của họ .Nhưng các nhà dân tộc học Trung Quốc lại xác nhận rằng Phục Hy là tổ tiên của người Miêu, Dao ( ở miền nam Trung Quốc), người Trung Hoa đã mượn thuỷ tổ của những dân tộc mà ngày xưa họ gọi là man di làm tổ của mình.
Như vậy nếu nhận Phục Hy là người sáng tạo Kinh Dịch thì chính người Trung Hoa đã mặc nhiên thừa nhận họ không phải là dân tộc đã sản sinh ra Kinh Dịch .
Tuy  chưa tìm được đến tận ngọn nguồn đích thực của Kinh Dịch nhưng dẫu sao các nhà Dịch học Trung Quốc cũng gần đi đến một điểm chung : Kinh Dịch là sản phẩm của phương Nam chứ không phải là phương Bắc.
 Các nhà khảo cổ Việt Nam đã khai quật được hai cái nồi gốm tại di chỉ Xóm Rền thuộc nền văn hoá khảo cổ Phùng Nguyên, mỗi nồi có khắc ghi một quẻ Dịch. Điều này chứng tỏ cách đây khoảng 5000 năm  tổ tiên ta đã phát minh ra Kinh Dịch, về sau được truyền sang Trung Quốc. Người Trung Hoa nhận được Kinh Dịch như bắt được mỏ vàng ra công khai thác biến thành quốc bảo của họ, và thật sự họ đã có hơn hai nghìn năm để phát triển kinh Dịch rồi trở thành bậc thầy về bộ môn này, sau đó dạy lại cho các nước lân cận kể cả nước ta là nước đã khai sáng Kinh Dịch.
Ngày nay tại Trung Quốc việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng Kinh Dịch càng ngày càng tăng tốc như vũ bão. Nhiều trường Đại Học Trung Quốc đều có dạy Kinh Dịch và có sở nghiên cứu Kinh Dịch. Trong khi đó tại nước ta việc nghiên cứu Kinh Dịch đã không được chú trọng đúng tầm mức. Đáng tiếc là chúng ta không ý thức được Kinh Dịch  là quốc bảo nên đã thờ ơ với nó, thành ra có của mà không biết dùng để người khác khai thác thụ hưởng , chẳng khác gì mình có quặng thô xuất ra nước ngoài rồi đi mua đồ tinh chế của họ với sự tán thưởng,khâm phục.
Trung Quốc có đặc điểm là vũ lực thường đi theo con đường từ bắc xuống nam còn triết học thì đi theo đường ngược lại từ nam lên bắc.
Các nhà khoa học, qua khảo cổ học , di truyền học đã bác thuyết người Việt Nam có nguồn gốc Trung hoa, chạy từ bắc xuống nam .Họ đề ra thuyết người Đông Nam Á có gốc từ Phi Châu, đến định cư tại đây từ 10.000 đến 100.000 năm trước, sau cơn hồng thuỷ di chuyển lên phương bắc, có nền văn minh lúa nước trước Trung Hoa, về sau bị người Hoa đánh đuổi lại lui về phương nam.
Vậy là Kinh Dịch (sản phẩm của văn minh nông nghiệp) do nước Văn Lang (Việt Nam) sáng tạo trực tiếp truyền lên Hoa Nam, người Hoa thâu nhận Kinh Dịch gián tiếp qua trung gian của người Hoa Nam nên lầm tưởng là Kinh Dịch do Phục Hy chế tác.
Âm Dịch là do âm Diệc đọc trại ra. Người Hoa đọc Dịch và Diệc cùng một âm. Diệc là một loại cò,l oài chim nước; tổ tiên ta mệnh danh cho sản phẩm trí tuệ của mình phát minh là Diệc-Kinh Diệc, người Hoa đọc là Dịch rồi suy diễn dịch là con tích dịch (loài thằn lằn hay biến đổi màu sắc), điều này có thể nhận thấy chứng cứ trên những con chim nước đứng bên những chiếc thuyền có mang dấu hiệu kinh Dịch /Diệc được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ,Hoàng Hạ.
Dịch do từ Diệc, Diệc cũng đọc là Việt.
Vào thời kỳ mà người Trung Hoa chưa tìm thấy bản vẽ các quẻ trong Kinh Dịch thì tổ tiên ta đã khắc đầy đủ các quẻ Dịch trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn với hình tượng rất rõ ràng, tiến lên bậc cao hơn họ còn có thể trang trí những quẻ Dịch đó với nhiều hoạ tiết phong phú. Điều đó nói lên rằng họ đã quá nhuần nhuyển với quẻ Dịch để có thể biến hoá ra thiên hình vạn trạng.
Kinh Dịch được hình thành bởi hai hào âm dương, có thể nói không có hào âm hào dương, biểu thị cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ, thì không thể tạo ra Kinh Dịch. Trong các bản kinh Dịch phổ thông ta thấy hào âm được biểu thị bằng vạch đứt, hào dương được biểu thị bằng vạch liền. Hào âm vạch đứt không phải là dạng nguyên thuỷ mà đã được người Hoa cải biến, thật ra trên trống đồng hào âm được khắc là hào có nhiều chấm ….., hoặc là vành trắng nằm giữa hai đường song song, không có hoa văn trang trí. Hào dương nguyên thuỷ do tổ tiên ta sáng chế là hào có vạch liền hoặc là hào nằm giữa hai đường song song và có hoa văn trang trí.
Quách Mạt Nhược cho rằng hào Dương lấy từ hình tượng sinh dục nam, hào âm là hình tượng sinh dục nữ. Suy diễn này kém thanh nhã, quá trần tục.Thật ra hào dương  được tổ tiên ta lấy từ hình tượng ngọn giáo, cây gậy hay khúc cây làm chày giả gạo, còn hào âm là hình tượng những lỗ đâm trên đất để gieo hạt.
Kinh Dịch được sáng tạo qua những đúc kết từ những kinh nghiệm lao động, nên hết sức giản dị, dần dần phát triển thành triết lý hướng dẫn nhân sinh càng ngày càng phức tạp.
Hai hào âm dương nếu lần lượt chồng lên nhau sẽ cho ra 8 quẻ đơn là Càn, Khảm, Cấn, Chấn , Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Nếu ta hỏi các nhà Dịch học Trung Hoa, tại sao quẻ có ba hào dương gọi là quẻ Càn, ba hào âm gọi là quẻ Khôn, Càn nghĩa là gì? Khôn nghĩa là gì? Các quẻ kia nghĩa thế nào? Họ sẽ ấp a ấp úng không trả lời được. Kinh Dịch lưu hành đã hơn hai nghìn năm, thế mà đến nay khi cố gắng đưa ra ánh sáng những “bí ẩn của bát quái” Vương Ngọc Đức còn đặt vấn đề: có cần thiết phải làm rõ vấn đề tên quái không? rồi lại lắc đầu”vấn đề nêu trên không thể một sớm một chiều làm rõ ngay được” (tr.61)
Các nhà Dịch Học Trung Hoa lúng túng khi muốn giải nghĩa danh xưng tám quẻ vì họ cứ tưởng đó là tiếng Hoa (Quách Mạt Nhược, Văn Nhất Đa thử giải quyết nhưng bất thông. Quách Mạt Nhược cho Càn là do chữ Thiên cổ bẻ ra ,Văn Nhất Đa cho Càn vốn là Oát biệt danh của sao Bắc Đẩu viết nhầm), thật sự đó chính là tiếng Việt  do chính người sinh thành ra  chúng đặt tên:
 Quẻ Càn còn đọc là Kiền hay Can, được đặt tên theo nghĩa hào  dương  do ba khúc cây được can lại, ghép lại với nhau. Người ta  can các thanh gỗ lại thành sàn (nhà)  hay giàn (đậu,bầu) cứng chắc, có thể  đi lại trên đó vẫn không gãy đổ. Qua đó suy ra quẻ Càn có đức tính kiện (cứng chắc), phát sinh nghĩa triết lý “thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Khi can các khúc cây lại với nhau để được chắc chắn, ta phải buộc chúng lại, chẳng hạn ta có thể buộc lại bằng những sợi lạt theo các nụt  hình chữ x .Chữ hào (còn đọc hiệu hay giáo) là hình hai chữ x chồng lên nhau, chính là do từ hình tượng các nụt lạt hình chữ x tạo ra.
Muốn tạo ra một quyển kinh Dịch đơn giản chỉ cần 6 khúc cây sơn màu đỏ để tạo 6 hào dương, 6 khúc cây sơn màu đen để tạo 6 hào âm. Với một tổ hợp 6 hào ta thay đổi vị trí các hào âm hoặc dương sẽ tạo ra 64 quẻ, toàn bộ Kinh Dịch nằm trong đó. (Có thể lấy 6 ống tre chẻ đôi ra, phần võ màu xanh là hào dương, phần ruột màu trắng là hào âm).
Gọi hào là khắc vạch là diễn tả cách người ta viết,hay khắc hay hoạ quẻ (quái). Thực tế thì người xưa làm Dịch chỉ cần mấy khúc cây, thanh gỗ, hay que củi, thẻ tre đánh dấu mặt dương, mặt âm rồi sắp lại với nhau, thay đổi lần lượt vị trí âm, dương là có thể nói chuyện về Dịch. Vì tổ tiên ta sắp xếp các que lại với nhau thành tổ hợp ba hay sáu que, nên gọi tổ hợp đó là quẻ.
Người Hoa phiên âm quẻ thành quái. Họ lấy chữ khuê làm âm thêm chữ bốc biểu ý tạo thành chữ quái,  đây là chữ mới, trong Giáp cốt văn không tìm thấy chữ quái. Họ giảng quái là treo lên (quái giả quái dã), khi bói được một quẻ đem treo lên gọi là quái. Trương Huệ Đống nói là bói được một quẻ thì vạch trên đất (thổ) nên chữ quái mới có chữ khuê hai chữ thổ. Chữ Nôm cũng viết chữ que bằng chữ khuê (có âm tương tự) , viết chữ quẻ bằng chữ khuê hay chữ quế (mộc + khuê).
Rõ ràng là quẻ đẻ ra quái chứ không phải quái sinh ra quẻ. Người Hoa đã lấy âm khuê (gui) để ghi âm que ,quẻ của người Việt.
Tại sao không gọi hào là vạch, que, thanh, khúc, thẻ mà gọi là hào? vì hào diễn ý một vạch, một que, một thanh, một khúc có liên hệ ràng buộc qua lại với nhau như những nụt lạt buộc lại, âm dương giao dịch, chứ không đơn thuần là vạch, là que.
Quẻ Khôn : Khôn gồm ba hào âm, là hình tượng những lổ tra hạt hay hố trồng cây, nên được khắc bằng những nét chấm chấm …..,hoặc những lổ tròn ooooo. Đó là hình ảnh một khu đất, một thửa ruộng chứa đầy những lổ, những hố được con người cho hạt hay cây giống  vào .Từ những lổ, hố đó cây cối mọc lên đem lại lương thực cho họ, họ khen những lổ, hố đó là khôn ngoan biết chìu theo ý người. Cho nên quẻ toàn âm được gọi là Khôn. Khôn có đức quẻ là thuận, thuận theo ý người, rồi phát triển thành nghĩa triết học âm thuận theo dương. Trên đây là cách giải theo hình tượng hào âm.
Theo tự dạng chữ khôn gồm có chữ thổ (đất) + chữ thân (giờ thân, địa chi thân) thì ta có thể suy ra khôn là để diễn ý chôn, chôn là do hạt được chôn vào lổ, cây chôn vào hố. Nếu bộ thổ chỉ ý khôn là đất thì thân phải là từ chỉ âm nhưng khôn đọc là kun còn thân đọc là shen thì  sao gọi là tá âm được, gọi như vậy là không đúng với cách cấu tạo từ của Trung Hoa .Chữ thân đi với bộ thổ chỉ tạo một từ đọc là kun, còn thân (shen) đi với các bộ khác để làm âm thì có nhiều từ : thân (với bộ nhân) là duỗi ra, thân (với bộ khẩu) là rên rỉ, thân (với bộ mịch) là dải thắt lưng của đại phu. Trên trống Đông Sơn    hình cái trống da    dạng hình của nó giống như chữ trung, khi trống đánh xong nếu gát dùi trống vào giữa, như là chữ trung có gạch ngang ở giữa, thì trùng với tự dạng chữ thân. Tục lệ ngày xưa đánh trống xong thì chôn trống xuống đất, khi nào có lễ thì cúng tế rước trống lên. Tục lệ này có lẽ chỉ áp dụng cho trống đồng là loại trống đặc biệt dùng để tế lễ (nhờ vậy mà nhiều trống lễ đã thoát khỏi bàn tay phá huỷ của quân xâm lược). Phải chăng vì thế mà khôn được cấu tạo để diễn ý chôn (trống đánh xong chôn xuống đất).
Quẻ Ly  : Ly chỉ là chữ ký âm của lửa người Hoa đọc là , tổ tiên ta  hình dung hai hào dương tựa như hai khúc cây chà xác vào nhau tạo ra lửa (hình dạng hào âm). Quẻ này Bạch thư Chu Dịch  ghi là La, người Hoa đọc là luó cũng gần với âm lửa. Sở dĩ có sự khác nhau là vì quẻ Ly được hai người Trung Hoa thu nhận âm lửa vào những thời khắc khác nhau, không gian khác nhau nên ghi âm na ná nhau mà thôi. Chữ Nôm ghi âm lửa bằng chữ lã, cũng tương tự nhau. Lửa phải dựa vào vật khác mới phát sinh nên đức của nó là lệ (lệ thuộc, dựa vào)
Quẻ Khảm : ai cũng biết khảm là thuỷ nhưng tại sao người Hoa lại không dùng bộ thuỷ mà lại dùng bộ thổ để viết chữ khảm, hết sức vô lý, vậy khảm không phải là tiếng Hoa mà là tiếng Việt. Người Việt thường nói khảm thuyền qua sông (đưa thuyền qua sông), hoặc khảm xa cừ (gắn sâu xa cừ vào miếng gỗ để trang trí). Ta có thể hình dung hào dương ở giữa hào âm như chiếc thuyền  được khảm qua sông, hoặc là vật được khảm vào. Đức của quẻ khảm là hãm (trũng,lún), hào dương như bị hãm vào giữa hầm hố giống như bị đưa vào chốn hiểm nguy, từ đó phát sinh nghĩa triết học của quẻ khảm, hãm hiểm.
Quẻ Cấn : Rõ ràng cấn là tiếng Việt trong nghĩa cấn cái, quẻ được hình dung như một  khúc cây bị cấn trên miệng hố. Đức của quẻ Cấn là chỉ, nghĩa là dừng lại, là cấn (không di chuyển được). Từ đó phát sinh nghĩa triết học, tri chỉ.
Trung Hoa gọi quẻ Cấn là quẻ Sơn có tượng là núi nhưng trong hào từ quẻ Cấn không có hào nào nói đến núi.  Đây là nhận xét của Cao Hanh trong “Chu Dịch cổ kinh kim chú”:” Quái hào từ của quẻ Càn không câu nào nói về trời, Quái  hào từ quẻ Tốn không câu nào nói về gió, Quái hào từ quẻ Ly khgông câu nào nói về lửa, Quái hào từ quẻ Cấn không câu nào nói về núi. Quái hào từ quẻ Đoài không câu nào nói về đầm. Quái Khôn tuy liên quan đến đất nhưng không nói về đất. Quái Khảm tuy có liên quan đến nước nhưng không nói về nước. Chỉ có quẻ Chấn nói về sấm” (BABQ,tr 63).
Quẻ Cấn không nói đến núi nhưng cả 6 hào đều nói đến Cấn với nghĩa ngăn trở, cấn cái:
     -Thoán từ  : Cấn kỳ bối (lưng)
     -Sơ lục      : Cấn kỳ chỉ (ngón chân)
     -Lục nhị    : Cấn kỳ phì (bắp chân)
     -Cửu tam   : Cấn kỳ hạn (thắt lưng)
     -Lục tứ      : Cấn kỳ thân (mình)
     -Lục ngũ    : Cấn kỳ phụ (mép hàm)
     -Thượng cửu : Đôn (trên cùng, đỉnh đầu) cấn.
Quẻ Chấn : Đây là hình tượng cái trống đồng lật ngữa ra, hay là cái cối giả gạo, đánh trống hay giả gạo đều gây ra tiếng động ầm ầm như sấm. Vì vậy Chấn (zhèn)  dùng để ghi âm  sấm. Người Hoa gọi sấm là lôi nhưng vẫn giữ âm chấn (zhèn) để nhớ người Việt đặt cho quẻ đó là quẻ sấm. Chấn thành thuật ngữ. Cho nên do đó mà đức của quẻ Chấn là động  và tượng của quẻ là trống. Từ đó phát sinh nghĩa triết học của Chấn  là động, biến động không ngừng.
Quẻ Tốn : là hình tượng của những khúc cây ghép lai thành phên vách ,phía dưới bị thủng nhiều lổ (khuyết,mất ,tiêu tốn). Phên vách có lổ để gió lọt vào, tượng của quẻ Tốn là gió (phong), đức của quẻ Tốn là vào (nhập). Nghĩa triết học là nhập.
Quẻ Đoài : Đoài đọc là duì , quẻ có hình tượng đầm nước, nơi mọi người thường tụ họp ở đó để nấu ăn ,giặt rửa, hội hè, bơi chãi nên không khí rất vui, do đó đức của đoài là vui (duyệt). Đoài chỉ phương tây (theo Hậu thiên đồ), người Việt thường thích dùng tiếng đoài để gọi miền đất nằm ở phía tây; Sơn Tây được gọi xứ Đoài (Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm-Quang Dũng). Ca dao có câu “Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông Đông tỉnh, lên đoài Đoài tan.
Nói cho cùng, người Trung Hoa chỉ dùng  các từ Dịch, Hào, Quái, Càn , Khôn, Ly, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn ,  Đoài như là những thuật ngữ chứ không hiểu đúng nghĩa của chúng, vì những từ đó chỉ để phiên âm tiếng Việt , do người Việt sáng chế, đặt tên cho chúng.
Kinh Dịch gồm có 8 quẻ đơn, 64 quẻ kép, các quái từ , hào từ cùng các đồ Tiên thiên,Trung Thiên, Hậu Thiên là di sản sáng tạo của tổ tiên người Việt Nam vào thời đại Hùng Vương. Chỉ có Dịch Truyện còn gọi là thập dực mới là sáng tác của người Trung Hoa , Truyện đó dùng để giảng giải phần Kinh ,cũng là một đóng góp rất lớn của Trung Hoa vào vũ trụ Kinh Dịch. Người Trung Hoa gồm chung Kinh Dịch và Dịch Truyện làm một , gọi chung là Chu Dịch, chữ Chu này phải hiểu là chu chuyển , chu nhi phục thuỷ ,như cách ta biến đổi quẻ Thuần Càn,Thuần Khôn ra 62 quẻ khác, rồi cũng quay lại trở về Khôn Càn như lúc khởi đầu. Đó là cách biến dịch vòng tròn. Nếu hiểu Chu là tên triều đại nhà Chu thì đó  chỉ là cách gọi xuyên tạc, không đúng. Người Trung Hoa thường dẫn câu trong sách Chu Lễ “Thái bốc nắm phép Tam Dịch: một là Liên Sơn, hai là Qui Tàng, ba là Chu Dịch”, nếu Liên Sơn và Qui Tàng chỉ biệt danh không phải chỉ triều đại,thì có lý nào Chu lại chỉ triều đại mà không chỉ biệt danh.
Sau cùng nếu ta đọc Dịch dưới góc độ Chữ Hán là chữ do chính người Việt sáng tạo, và ngôn ngữ Việt là bước khởi đầu của ngôn ngữ Hán thì mọi chuyện lại càng sáng tỏ hơn. Tuy nhiên vấn đề này không được bàn ở đây vì không thể nói hết trong một bài, chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở những bài khác.
nguyễn thiếudũng


Trần Kinh Nghị
                                                                                     *****

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Trở lại thế giới ảo

Từ ngày 08 đến hôm nay 28/6, có lẽ do số mệnh(?), chủ blog tôi đã buộc phải rời "ngôi nhà" của mình  để vào bệnh viện. Đó là sự  tạm biệt không mong muốn với  thế giới ảo để đi vào thế giới thật của bệnh tật và chết chóc!

Nhưng  may thay, đó chỉ là một lần tạm biệt . Và giờ đây blogger tôi đã được trở về (có thể nói là từ cõi chết) với việc làm đầu tiên là vào thăm lại "ngôi nhà" của mình.... Thật vui khi thấy nó vẫn còn đó, tuy với số lượng visitor giảm sút đáng kể nhưng vẫn đều đặn. Xin cảm ơn mọi người vẫn còn quan tâm đến ngôi nhà của tôi kể cả khi chủ nhân đi vắng nhé!.

Có rất nhiều chuyện muốn nói. Riêng thời gian 3 tuần lễ làm bệnh nhân trãi qua các "công đoạn" của guồng máy bệnh viện, bản thân được chứng kiến và chiêm nghiệm....rất nhiều điều cũ và mới cũng như bao sự thật lạ lẫm.  Chúng tồn tại giữa sự sống và cái chết, giữa lòng nhân đạo và sự tham lam ác độc, giữa cái đẹp và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng .... Tất cả đều  vừa vô lý, vừa có lý cùng tồn tại một cách dững dưng như thể vô tình, vô cảm... Và tất cả đang thầm lặng lan tỏa và ăn sâu bám rễ như một căn bệnh trầm kha trong toàn bộ hệ thông y tế của đất nước chúng ta ngày nay. Nhiều người cho rằng đó là lẽ đương nhiên của một nước nghèo, kể cả việc tại sao hễ một người ốm thì cả nhà phải theo vào bệnh viện để chăm sóc trong khi bệnh viện nào cũng kêu thiếu gường, thiếu cơ sở vệ sinh, hạ tầng..., người đông đến nỗi phải lập ra một bộ phận "quản lý người nhà bệnh nhân" (?).

Nhưng thực ra không phải hoàn toàn vì nghèo; nó là lỗi của con người từ hai phía nhà chức trách và nhân dân, mà trong đó cả thầy thuốc và bệnh nhân cũng đều là vừa là "nạn nhân" vừa là nguyên nhân, của một lối tư duy công tác sai lầm có tính hệ thống, đó là chỉ chăm chăm lo giải quyết cái ngọn mà không bắt đầu từ cái  gốc. 

Blogger tôi nghĩ, có lẽ lúc nào khỏe hơn và có trang thái tinh thần thư thả hơn sẽ bàn thêm về chuyện này để chia sẻ cùng mọi người. Nhưng lúc này đây chỉ xin được nói lời chào gặp lại với cộng đồng blogger thân mến!

--------------
*****

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Lại một bài "chân gỗ"?(*)

(Tự bloggẻ tôi xin mạn phép sửa lại tiêu đề bài viết để phản ánh đúng hơn nội dung muốn nói, tránh hiểu nhầm nếu không đọc kỷ. Toàn bộ nội dung bài viết và bản đồ trích ở dưới (chữ đen nhỏ hơn) là nguyên văn của tác giả Đài Loan chứ không phải của blogger tôi)  

Mới đây website Nghiên cứu Biển Đông có đăng một bài viết nói nguồn của Vượng báo (Đài Loan) nhan đề  "Thế kẹt của Trung Quốc ở Biển Đông". Sau đó nó đang được loan truyền trên mạng và có thể cả báo viết của Việt Nam....với sự tán thưởng thì phải (?)

Blogger tôi đã đọc đi đọc lại vài lần và "trộm nghĩ": Bài viết này "dỡ dơi dỡ chuột"...,  ở chỗ nói như thể phía Trung Quốc đang khó khăn trong vấn đề Biển Đông lắm... Nhưng nhân đó  đưa ra các chứng cứ bịa đặt có lợi cho phía Trung Quốc, đồng thời nêu lên những luận cứ và cách gải quyết theo kiểu "vẽ đường cho hưu chạy" hoặc là thanh minh cho phía Trung Quốc. Nói cách khác nó giống như một tài liệu tuyên truyền của Trung Hoa lục địa, chứ không phải một tài liệu nghiên cứu khách quan của Đài Loan.

Mới đọc qua người đọc (nhất là Việt nam) dễ có cảm tưởng Trung Quốc đang "kẹt" (tức là khó khăn trong âm mưu bành trướng ở Biển Đông), và do đó  sinh ra "lạc quan tếu". Nhưng thực chất bài báo cố ý nêu lên rằng độc chiếm Biển Đông tuy khó nhưng là một nhu cầu sống còn của Trung Quốc ngày nay; và muốn đạt được Trung Quốc cần làm một cách  bài bản thế này thế kia...   

Rất có thể đây lại là một "chân gỗ" nữa của tình báo Hoa Nam mà bạn đọc Việt Nam cần cảnh giác (!?).  Tôi nghĩ giá trị của tài liệu này, nếu có, chỉ là một động thái giúp ta hiểu thêm về âm mưu thâm hiểm và lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa.  Lời nguyền đáng giá cho chúng là "tham thì thâm"...chứ không cách  nào khác !

Dưới đây xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để bạn đọc tiện tham khảo.

“Vượng báo” (Đài Loan) ngày 4/6 cho biết, Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng chú ý tới Biển Đông và đang thúc đẩy các hành vi tích cực bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đang lâm vào tình thế “đánh không được, đàm không xong, kéo không thể” trong chính sách đối với Biển Đông.



"Đánh không được” tức là không thể khai chiến, nếu không cho dù thế nào, hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc sẽ mất đi và không thể lấy lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc cũng sẽ không còn. Do vậy, Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tuyên chiến nếu chưa bị ép.

“Đàm không xong” nhằm chỉ việc các nước liên quan thường áp dụng lập trường “không đàm phán” đối với tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Hơn nữa, đàm phán lãnh hải và đàm phán biên giới trên bộ khác rất xa về bản chất, đàm phán lãnh hải liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn, do vậy mà càng khó khăn hơn. Phương thức đàm phán còn nhiều tranh cãi, lại thêm sự can thiệp tích cực của Mỹ, tình hình càng trở nên phức tạp. Đàm phán mặc dù là biện pháp cần thiết, song chỉ dựa vào đàm phán sẽ rất khó bảo vệ lợi ích của bản thân. Do vậy, ngoài việc tích cực đàm phán, còn cần phải sử dụng các biện pháp đồng bộ khác.

“Kéo không thể”, tức không thể để vụ việc kéo dài, trong tình trạng hiện nay, nếu Trung Quốc không bắt tay vào xử lý, sau này xử lý sẽ càng bất lợi và càng phức tạp.

Hiện trạng chiếm hữu Biển Đông của Trung Quốc hiện vô cùng bất lợi, trong số các đảo (và dải đá ngầm) ở Biển Đông, có đảo Thái Bình (Ba Bình của Việt Nam) do Đài Loan chiếm giữ, các đảo khác đều do Việt Nam chiếm giữ, Trung Quốc chỉ kiểm soát được 8 “dải đá ngầm”. Tiếp đó, toàn bộ trên 1.000 giếng khoan dầu ở Biển Đông hiện nay đều do Việt Nam và các nước khác cùng nhau xây dựng, Trung Quốc không có lấy một giếng. Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc tác nghiệp trong vùng biển này thường xuyên bị tàu ngư chính các nước khác truy đuổi.

Do các nhân tố trên, thái độ và hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông gần đây đã chuyển hướng tích cực hơn, chủ động hơn. Hành vi chủ yếu của Trung Quốc bao gồm 5 hạng mục:

Thứ nhất, tăng cường bổ sung cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò”. Nhấn mạnh rằng “đường lưỡi bò” do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947, cộng đồng quốc tế khi đó không có ý kiến khác nào, các nước Đông Nam Á xung quanh cũng chưa từng đưa ra kháng nghị ngoại giao, có nghĩa đã mặc nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”.

Trước đó, chính quyền nhà Thanh đã từng cử hải quân đến quần đảo thị sát vào năm 1909 và kéo lên quốc kỳ Trung Quốc ở đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm của Việt Nam), báo cho thế giới biết đã chiếm lĩnh được nó. Mùa thu năm 1946, kháng chiến thắng lợi, Bộ tư lệnh hải quân của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tháng 11 thu phục đảo Vĩnh Hưng, xây dựng “Bia kỷ niệm Hải quân Trung Quốc thu phục quần đảo Tây Sa”, tháng 12 thu phục “đảo Thái Bình” và đặt hòn đá “đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa” ở phía Đông đảo. Tiếp đó, những người đi tiếp nhận đã đến đảo Trung Nghiệp (Thị Tứ của Việt Nam), đảo Tây Nguyệt (đảo Dừa của Việt Nam) và Nam Uy (Trường Sa của Việt Nam), lần lượt dựng bia xác định chủ quyền.

Thứ hai, lấy cọ sát để thể hiện tính bức thiết của đàm phán. Đối với cách làm của các nước xung quanh như dùng vũ lực chiếm hữu, tăng tốc khai thác, tạo ra sự việc đã rồi, Trung Quốc không ngừng cọ sát để thể hiện tranh chấp, cho thấy đàm phán là hết sức cần thiết, có đàm phán mới có thể tìm ra sự thỏa hiệp. Đối với Trung Quốc, cách làm này ít nhất cũng có thể tránh được thất bại.

Thứ ba, lấy sức mạnh kiểm soát cọ sát, bảo đảm giải quyết hòa bình. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông, ngoài tàu sân bay Varyag sắp được hạ thủy, Trung Quốc còn không ngừng gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước xung quanh, như vậy mới bảo đảm đủ sức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Bốn là, khởi động các hoạt động kinh tế, bảo đảm lợi ích cốt lõi. Cùng với các nước xung quanh thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, thăm dò và khai thác tài nguyên tương lai…, lấy biện pháp kinh tế đối phó biện pháp kinh tế.

Năm là, khu biệt mâu thuẫn, từng bước giải quyết, xây dựng mô hình điểm, mở rộng hiệu quả. Các bên có tranh chấp ở Biển Đông đều có lợi ích quan trọng của mình, giải quyết tranh chấp có thể áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế trước chính trị sau”. Các nước có mâu thuẫn nhỏ và ít xung đột có thể đàm phán trước, tìm ra lời giải, hình thành mô hình điểm, tích lũy kinh nghiệm rồi mở rộng áp dụng đối với khu vực khác có mâu thuẫn gay gắt hơn. 

Theo Vượng báo
Anh Tuấn (gt)

--------------
*****

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Bàn về thế trận Việt Nam: Một tài liệu tham khảo không nên bỏ qua

Mời bạn đọc xem và nghe video clip này sẽ thấy nước Mỹ mạnh nhưng thực dụng và ngây thơ như thế nào.
Về mặt nào đó, có thể ví nước Mỹ giống như môt người đàn bà đẹp...nhưng vô cùng đỏng đãnh.

Có thể giờ đây họ đã nhận ra sai lầm của  40 năm trước? Nhưng liệu họ có muốn hoặc nếu muốn thì thể sửa chữa sai lầm? Đây là điều mà người Việt Nam phải luôn canh chừng trong quá trình quan hệ với các siêu cường.

http://www.youtube.com/watch?v=FYqR5puLtdg&feature=related
*****

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Tin mới: Hacker đột nhập nhiều web Trung Quốc khẳng định chủ quyền HS, TS của Việt Nam!

 Tuổi trẻ thứ Sáu ngày 03/6/2011 đưa tin nguồn của TTXVN:
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN


 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Giàn khoan khổng lồ Trung Quốc định đưa vào Biển Đông

                          Hinh ảnh  giàng khoan CNOOC 981 đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng 

Theo tin tức báo chí Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu, chế tạo được một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu và đã bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào cuối tháng 5 vừa qua. Giàn khoan được đặt tên CNOOC 981, có tổng đầu tư khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD), dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m, tương đương tòa nhà 45 tầng và nặng 31.000 tấn.
Giàn khoan có khả năng hoạt động ngoài khơi ở vùng biển sâu tối đa 3.000 m, khoan sâu khoảng 12.000 m dưới đáy biển. CNOOC 981 được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, có thể chịu được những rung chấn do bão siêu cấp gây ra. Theo CNOOC, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí từ tháng 7 tới.
Cho đến nay chưa có tin chính thức về vị trí nào trên Biển Đông mà giàn khoan sẽ hoạt động. Cũng có thể giàn khoan sẽ di chuyển và hoạt động tại các vị trí khác nhau. Nhưng điều này đang gây ra mối quan ngại rất lớntừ phía các nước ven bờ Biển Đông cũng như các nước có lợi ích hàng hải tại đây. Rất có thể đấy sẽ là một nhân tố tiếp theo gây căng thảng thêm tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực.   
--------------
*****

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Không chỉ là “phép thử"

Theo dõi quá trình vi phạm của phía Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam trong mấy năm gần đây có thể thấy vụ phá hoại tàu Bình Minh 02 là nghiêm trong nhất nếu xét về  “tính chính thức”  vì  nó đi kèm với  lập luận  của  người phát ngôn Bộ Ngoại Giao
Ảnh:3 tàu hải giám TQ nhìn từ một tàu bảo vệ của Bình Minh 2           Trung Quốc đã được chuẩn bị sẵn nhằm xuyên tạc, đổi  trắng thay đen  đúng theo cách thức “vừa ăn cướp vừa la làng” như thể Trung Quốc là nạn nhân của Việt Nam vây!  

Tuy nhiên đó chỉ là một cao điểm của cả quá trình còn tiếp tục. Từ đó đến nay các loại tàu, kể cả tàu hải quân Trung Quốc đã đồng loạt hung hăng khiêu khích trên nhiều địa bàn khác nhau sâu bên trong vùng  đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thậm chí có nơi sát bờ biển của Việt Nam, lại còn nổ súng ở Trường Sa nữa. Ngày 31/5 người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc lại còn lên tiếng đòi Việt Nam “chấm dứt vi phạm”(?)
Điểu đáng lưu ý là, những hành động trên đây đã và đang diễn ra ngay trước  cuộc Đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên giữa 28 quốc gia  chủ chốt của khu vực Châu Á -TBD đang nhóm họp tại Sangri La (Singapore) từ 3-5/6 này- một sự kiện quan trọng bậc nhất về lĩnh vực an ninh khu vưc.  
Thông thường không ai dại gì lại khuấy động tình hình trước một dịp như vậy. Nhưng Trung Quốc đang  làm điều đó. Trong khi thẳng tay khiêu khích Việt Nam và Philippine thì Trung Quốc tỏ ra đấu diệu với Mỹ. Trong huyến thăm Mỹ mới đây  Tướng Trần Bỉnh Đức đã chủ động tuyên bố chấm dứt tình trạng ngưng quan hệ hai nước (do vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hồi năm 2010). Họ cũng thành công trong việc mua chuộc lôi kéo Myanma khỏi sự đồng thuận  ASEAN trong vấn đề Biển Đông nhân chuyến thăm của người đứng đầu Myanma đến Bắc Kinh ngày31/5 vừa rồi. Giờ đây bề ngoài có vẽ như  “không có vấn đề gì lớn” giữa 2 siêu cường, chỉ còn vấn đề giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, nổi cộm là Việt Nam và Philipine vốn được coi là đang xâm phạm nhiều “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Sau vụ tàu Bình Minh 2,  đã có một nhận định phổ biến  rằng  Trung Quốc đang “nắn gân”  hay “làm phép thử” đối với Việt Nam và ASEAN. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ “già nắn, rắn buông” mà thôi!  Nhận định như vậy không có gì sai, nhưng  có lẽ chưa đầy đủ.  Hành động của Trung Quốc nhằm  "hâm nóng" lại  đòi hỏi chủ quyền hình “lưỡi bò” vốn đã bị dư luận rộng rãi coi là phi lý, vô căn cứ, không có giá trị. Nó cũng cho thấy giờ đây  Trung Quốc thực sự  nôn nóng muốn kết thúc càng sớm càng tốt đòi hỏi chủ quyền của họ trước khi các nước ven bờ như Việt Nam và Philippine có cơ hội củng cố và xúc tiến việc khai thác tài nguyên trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mỗi nước. Với mối lo lắng này Trung Quốc rất có thể “làm càn”, không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt những gì  mà họ không thể đạt được bằng đấu tranh pháp lý. Nói cách khác phía Trung Quốc không chỉ "thử" và "nắn gân" mà  đang thật sự tiến hành các biện pháp lấn chiếm, chí ít tại những điểm mớc mà họ cho là quan trong ở 2 bên của chiếc "lưỡi bò"!

Tái hiện nguy cơ cuộc chiến Trường Sa

Có thể nói, chừng nào Trung Quốc còn nuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông chừng đó vẫn còn nguy cơ xung đột quân sự  tại khu vực Biển Đông nói chung và tại quần đảo Trường Sa nói riêng.  Với Trung Quốc, việc chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa là một cứu cánh duy nhất để vin vào đó khẳng định chủ quyền sâu xuống phía Nam của Biển Đông trong trường hợp họ không thể thực hiện ý đồ lấn chiếm quá sâu vào  lãnh hải và đặc quyền kinh tế 200 hải lý hợp pháp của Việt Nam và Philippine. Lúc đó, nếu không được  "lưỡi bò", họ vẫn còn cái "lưỡi rắn"! 
Do đó kịch bản đánh chiếm tgoàn bộ Trường Sa luôn nung nấu trong đầu các tướng lĩnh bành trướng. Tuy nhiên, họ biết cuộc chiến  Trường Sa  nếu xảy ra sẽ giống như  một con dao hai lưỡi có thể không chỉ phá hỏng  tham vọng độc chiếm Biển Đông mà còn ảnh hưởng cả ý đồ độc chiếm Biển Đông cũng như tiến trình “trỗi dậy hòa bình” . Vì một khi nỗ ra chiến tranh quy mô lớn, đối thủ thực sự của Trung Quốc sẽ không phải  là Việt Nam, Philippine thậm chí cả khối ASEAN mà  là Mỹ và  các cường quốc bên ngoài khu vực có thể là Nga, Nhật Bản , Ấn Độ... Nói cách khác đây là một vấn đề quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.  Đó là lý do tại sao Trung Quốc luôn phải do dự và ra sức trì hoãn việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông và không thực lòng muốn hoàn thiện bản quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC).    
Nhưng với cách nhìn nhận và đánh giá riêng của họ, nhất là khi đã đủ sức mạnh và sự nôn nóng ,  họ có thể liều lĩnh tấn công chớp nhoáng  để chiếm nốt các đảo còn lại ở Trường Sa, chí ít là những đảo lớn có vị trí chiến lược, bất kể đang thuộc Việt Nam hay Philippine, (nhưng chưa cần đánh các đảo do Đài Loan đang chiếm giữ vì trước sau cũng thuộc về trung Quốc).
Có thể vấn đề duy nhất khiến Trung Quốc do dự là, nếu cùng lúc đánh cả Việt Nam và Philippine thì sợ Mỹ can thiệp; nếu chỉ đánh Việt Nam thì có nhiều khả thi hơn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn 100%, và trong quá trình  cuộc chiến không loại trừ khả năng hình thành sự liên kết và can thiệp của bên thứ ba (đang là ẩn số) khiến Trung Quốc có thể  mất quyền kiểm soát tại các đảo khác, kể cả Hoàng Sa, và cuộc chiến kéo dài, vấn đề trở nên phức tạp và bất lợi. Đánh hay chưa chỉ là vấn đề thời điểm.      
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Như phân tích ở phần trên, Việt Nam luôn ở thế  yếu và bị động  trước Trung Quốc. Trước những diễn biến tình hình mới, vu tàu Bình Minh 2 là tiếng chuông cảnh báo về khả năng leo thang xung đột  trực diện giữa Việt nam và Trung Quốc, kể cả một cuộc chiến nữa tại Trường Sa.                  Ảnh: một cuộc tập trận của hải lục không quân Việt Nam
Dĩ nhiên một khi định  đánh chiếm Trường Sa, Trung Quốc sẽ có thể ém quân gây sức ép dọc biên giới phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ, nhưng không nhất thiết để tiến hành  chiến tranh tổng lực với Việt Nam, chí ít trong thời kỳ đầu. 
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn của Trung Quốc, đó là: a) mức độ phản ứng  quốc tế, đặc biệt của Mỹ và tập thể ASEAN;
b) Mức độ sẵn sàng đáp trả của bản thân Việt Nam.  Đó cũng là hai mặt trận  mà Việt Nam cần khẩn trường chuẩn bị, nhất là quỹ thời gian chuẩn bị của Việt Nam giờ đây không còn nhiều.
Vào lúc này bất cứ sự chuẩn bị nào cũng không thừa.  Sự nghiệp bảo về độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam giờ đây chính là  sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo- đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa. Để làm đươc sứ mệnh này, Việt Nam không thể chỉ dựa vào lực lượng của riêng mình mà nhất thiết phải vận dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với việc tranh thủ tối đa  sự hỗ trợ  của bạn bè, đồng minh quốc tế và khu vực. Thế mạnh pháp lý và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh này thuộc về Việt Nam và đó là một lợi thế mà kẻ thù không bao giờ có.
Trong nhiều việc phải làm, có những việc cần làm ngay, đó là:
  •  Đã đến lúc không thể mơ hồ về địch/ta, bạn/thù.  Cũng đừng nghĩ kẻ thù  chỉ "nắn gân" mà chúng đang thực sự dùng chiến thuật "biển người" để tiến hành lấn chiếm trên thực địa ngư trường và tài nguyên biễn của ta, uy hiếp ngư dân ta không dám bén mảng đến đó nữa rồi từ đó họ độc chiếm lâu dài. Do đó, trong đấu tranh, ngoài sự mền dẽo khôn khéo, ta cũng cần  kiên quyết đáp trả mọi hành động lấn lướt của đối phương khiến chúng cũng bị thiệt hai thì mới chùn bước.  
  •  Trên mặt trận đối ngoại,  không chỉ người phát ngôn mà các vị lãnh dạo nhà nước phải lên tiếng tùy mức độ, nội dung và tình huống... (như Philippine, Malaysia đã thể hiện); đưa vấn đề ra các diẽn đàn quốc tế và khu vực  đồng thời khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ phá cáp tàu Bình Minh 2; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại nhằm phát huy tính chính nghĩa và lợi thế pháp lý của Việt Nam liên, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế như đã từng làm trong quá trình kháng chiến chống Mỹ trước đây.
  • Trong đấu tranh, cần phân biệt: Đối với vùng tranh chấp của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc trên hải phận quốc tế, ta cần có biện pháp nhằm giảm thiểu các vụ việc xung đột, tranh chấp không cần thiết. Nhưng  đối với  vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lý trở vào, ta kiên quyết  bảo vệ  bằng mọi lực lượng có thể,  kiên quyết đáp trả  thích đáng mọi hành động xâm phạm của đối phương với tinh thần tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc.    
  •  Lịch sử cho thấy, đoàn kết toàn dân là nhân tố quan trọng nhất để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên chưa bao giờ khối đoàn kết dân tộc lại suy yếu như bây giờ khi mà dường như không còn nữa một sự đồng cảm giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo nghĩ gì dân không biết nên hoang mang mất lòng tin trở nên bức xúc và chống đối , tạo nên vòng xoáy của tình trạng bất bình, bất an không cần thiết. Trong bối cảnh gần đây vị cựu tướng quân-Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã nêu ra một  lời khuyên và cũng là kinh nghiệm xương máu: " SỢ LÀ MẤT CHỦ QUYỀN". Có thể ông đang nhìn thấy ai đó đang sợ?    
------------
*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này