Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden ?*

Gần đây dân mạng khuyên nhau đọc bài "Trung Quốc nguy hiểm hơn cả Bin Laden" dưới dạng một bài  phỏng vấn của nhà khoa học chính trị người Mỹ tên là Steven Mosher trả lời  báo Wyborzka (của Ba Lan). Bài đã được dịch giả Lê Diễn Đức kịp thời chuyển sang tiếng Việt phục vụ bạn đọc Việt nam.

Nếu tôi không nhầm thì bài viết dường như đã bắt đúng nhịp đập của hàng triệu trái tim người Việt cũng như các dân tộc trên thế giới, nhất là những ở quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc. Tác giả đã rất thành công trong việc phác họa  hình ảnh nước Trung Hoa hiện đại như một mối hiểm họa không thể tránh khỏi của nhân loại.

Tuy nhiên, bản thân tôi mặc dù cảm thấy như vừa được giúp nói lên điều mình muốn nói ..., song vẫn không muốn tin đó sẽ là sự thật, hoặc chỉ mong đó là một sai lầm của giới cầm quyền Trung Quốc. Vì thế, tôi xin mạn phép tác giả được đăng lại nguyên văn bài viết nhưng có thêm dấu ? ở cuối tiêu đề. Ngoài ra vì lý do kỹ thuật tôi buộc phải thay thế tấm ảnh biểu tượng của dịch giả đã đưa lên bằng một tấm ảnh khác như thấy dưới đây. 
     

Steven Mosher: “Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ”.
Nhật báo Ba Lan: Hiện nay có sự so sánh phổ biến tình hình địa chính trị tại châu Á với thời kỳ ngự trị ở châu Âu trước năm 1914. Trung Quốc đang nắm vai trò của nước Đức, vừa xuất phát từ việc không hài lòng với trật tự thế giới, vừa muốn tìm cho mình một vị thế tốt hơn. Ông nghĩ sao?
Steven Mosher: Trung Quốc không phải là nước Đức tiếp nối. Nước Đức bấy giờ là tiềm lực của mức trung bình. Còn Trung Quốc là quốc gia khổng lồ, lớn tương tự Hoa Kỳ, với 1 tỷ 300 triệu dân. Không đơn giản là một tay chơi tiếp theo, mới xuất hiện trên sân khấu. Đây là một tiềm lực lớn nhất của lịch sử loài người. Sự so sánh kể trên chỉ đúng trong một mức độ nào đó. Đức quốc đã gây ra chiến tranh ở châu Âu và tham vọng của nó tập trung ở lục địa này. Trong khi đó của Trung Quốc mang tính toàn cầu. Cho nên vấn đề nghiêm trọng hơn điều mà châu Âu trải qua 100 trước đây.
Nhật báo Ba Lan: Nhà tân bảo thủ (neoconservative) Robert Kagan trong cuốn sách “Paradise and Power” viết rằng, đối với các nhà chính trị Hoa Kỳ thì trước ngày 11/09 vấn đề không phải là câu hỏi chúng ta có xung đột với Trung Quốc hay không, mà là bao giờ. Từ lúc bấy giờ đến nay có gì thay đổi không?
Steven Mosher: Cuộc chiến chống khủng bố đau thương nhưng trong thực tế không thật hẳn quan trọng. Quân khủng bố không có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới. Tham vọng từ phía Trung Quốc nghiêm trọng và huỷ diệt trật tự thế giới. Chúng ta bắt tay với Trung Quốc khi và chỉ khi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và trở thành nhà nước dân chủ. Chúng ta sẽ giữ trật tự hiện có trên thế giới, trật tự hoà bình của các quốc gia dân chủ.
Nếu như Trung Quốc là nhà nước độc đảng, độc tài thì không thể nào trở thành một phần của trật tự hiện nay mà lại không có những thay đổi nền tảng. Trung Quốc đang giành ưu thế trước các quốc gia không lớn trong khu vực, khuyến khích các chế độ độc tài. Các nền dân chủ nhỏ châu Á bị làm suy yếu bởi chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc không là bạn của dân chủ mà là kẻ thù của nó.
Nhật báo Ba Lan: Điểm chính yếu nào của sự đối kháng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Có lẽ không riêng vấn đề Đài Loan?
Steven Mosher: Không chỉ riêng như thế, sự can thiệp ngày nay của Trung Quốc tại Trung Đông rất rõ ràng. Nếu như chúng ta nhìn Iraq trước chiến tranh, hay Iran, Syria hôm nay, thì thấy ngay rằng, đồng minh gần gũi nhất bên kia đại dương của họ nằm ở Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang bán tên lửa cho Syria, công nghệ nguyên tử cho Iran. Nếu như Iran có bom nguyên tử, thì từ cùng một lý do mà Pakistan có – là nhờ Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những nguyên nhân của sự hỗn loạn tại Trung Đông.
Tham vọng của Trung Quốc gây nên bất ổn định trật tự quốc tế. Thoạt nhìn bên ngoài thì có vẻ như Trung Quốc hợp tác, nhưng trong những khu vực khác nhau trên thế giới, Trung Quốc đưa đến hỗn loạn, đặc biệt là vùng Trung Đông.
Việc tiếp theo là vấn đề nhân quyền. Khi tôi nói đến Trung Quốc, người Trung Quốc, là ý tôi chỉ nói về nhà cầm quyền mà thôi. Tại Trung Quốc có rất nhiều người tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, nhiều người bị tù đày tại những nơi mà họ bị tra tấn, thậm chí bị giết. Cách đây không lâu một chánh án Trung Quốc bị cảnh sát hành hạ. Khi gia đình nhìn thấy thì thân thể bị đánh đập kinh khủng. Được hỏi nạn nhân có bị tra tấn hay không, câu trả lời từ phía chính quyền là không và ông ta đột tử.
Các mối quan hệ thân mật – trước đây – với Saddam Hussein, Iran, Syria hay Bắc Hàn càng khuyến khích các chế độ này chống lại những giá trị dân chủ. Tôi không muốn chỉ nói về các giá trị của riêng Hoa Kỳ, mà là về những giá trị chung cho cả Hoa Kỳ và châu Âu: tôn trọng quyền tư hữu, tôn trọng luật pháp và bầu cử tự do. Những điều này Trung Quốc không hề có dưới mọi hình thức.
Nhật báo Ba Lan: Trung Quốc không phải là duy nhất ở châu Á. Những quốc gia khác trong khu vực như Ấn Độ hay Nhật Bản nhìn nhận thế nào về sự tăng tiềm lực của Trung Quốc? Hàn Quốc có chính sách như thế nào với Bắc Kinh? Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên không phụ thuộc vào Bắc Kinh?
Steven Mosher: Nếu như không có Bắc Kinh thì Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu, còn bán đảo Triều Tiên đã được thống nhất và dân chủ. Chế độ Kim Jong Il tồn tại hoàn toàn từ giúp đỡ của Bắc Kinh. Nam Hàn giữ quan hệ với Trung Quốc cũng giống như các nước láng giềng khác, cố gắng không va chạm với Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong thâm tâm tất cả đều quan ngại tiềm lực tăng lên của Trung Quốc.
Điều này cũng với cả Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay đang làm việc nỗ lực với Hoa Kỳ về chiến lược xây dựng hệ thống lá chắn chống tên lửa. Tại sao? Bởi vì người ta lo ngại số tên lửa tầm xa và trung bình của Trung Quốc tăng lên. Về mặt chính thức họ nói rằng đây là biện pháp ngăn ngừa Bắc Hàn. Nhưng Bắc Hàn thì hiện mới chỉ có vài cái. Thực tế là người Nhật muốn phòng vệ trước sự xâm lăng của Bắc Kinh. Nhật Bản hợp tác với Hoa Kỳ và cũng cam kết bảo vệ Đài Loan, bởi vì, sự thất thủ của Đài Loan đe doạ chính Nhật Bản.
Ấn Độ cũng không yên tâm chút nào trước sự gia tăng tiềm lực của Trung Quốc. Cần nhớ lại rằng, Ấn Độ đã có cuộc chiến tranh biên giới với Bắc Kinh 1960-1961, còn Trung Quốc đang chiếm đóng hàng chục ngàn cây số vuông lãnh thổ Ấn Độ. Người Ấn cảm thấy đang bị đặt mặt đối mặt trước những đồng minh của Trung Quốc: Pakistan và Myanmar (những nơi Trung Quốc có các cơ sở hải quân lớn).
Sẽ không một ai bất an trước tiềm lực kinh tế mạnh đang tăng lên của Trung Quốc, nếu như Trung Quốc là một quốc gia dân chủ. Vấn đề lại nằm ở chỗ Trung Quốc không phải dân chủ mà là độc tài, trong khi những chế độ độc tài luôn có khuynh hướng tiến hành chiến tranh.
Nhật báo Ba Lan: Nhà chính trị-xã hội cấp tiến Pháp Guy Sorman trong cuốn sách “Năm Con Gà” nói về Trung Quốc, đưa ra một luận đề rằng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là ảo. Theo Guy Sorman, những con số thống kê đưa ra bởi đảng cộng sản không đáng tin cậy.
Steven Mosher: Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không ảo. Thế nhưng rất mất cân đối. Cho nên đây không phải là sự tăng trưởng kinh tế bình thường, lành mạnh. Sự tăng tưởng tập trung chủ yếu ở hai khu vực. Thứ nhất, dựa trên xuất khẩu – tất cả chúng ta đều biết rằng, Trung Quốc là trung tâm sản xuất cho phần lớn các nước thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Khu vực thứ nhì là mua hoặc ăn cắp các công nghệ để ứng dụng vào mục đích dân sự cũng như quân sự. Ở đây không nói đến vấn đề mua vũ khí của Nga mà là nói về sự phát triển sản xuất vũ khí tại ngay Trung Quốc. Lợi nhuận thu được từ xuất cảng chảy vào lĩnh vực quân sự và dùng để trợ cấp cho các công ty quốc doanh bị bội chi. Kinh tế khu vực quốc doanh đi xuống, trong khi xuất khẩu và khu vực quân sự phát triển.
Tại sao Trung Quốc không thực hiện phát triển nền kinh tế bền vững? Tại sao họ không tái cấu trúc các công ty quốc doanh đang trên đà phá sản? Tại sao Trung Quốc chi phí nhiều như thế cho quân sự và ngân sách quốc phòng tăng đều đặn? Nếu như Trung Quốc có thiên hướng nhắm tới hoà bình, thì lợi nhuận từ xuất khẩu sẽ được dành cho việc nâng cao mức sống của nhân dân. Nhưng điều này không xảy ra.
Nhật báo Ba Lan: Ông đánh giá sự hiểu biết về Trung Quốc tại phương Tây như thế nào?
Steven Mosher: Đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, ví dụ như General Motors hay Boeing đã đầu tư nhiều tỷ đô la vào Trung Quốc vì cho rằng đây là thị trường của tương lai. Với cách này, các hãng trở thành con tin của chính quyền Trung Quốc và Trung Quốc tin rằng, các hãng này sẽ hỗ trợ Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Cho nên, một khi Pentagon chỉ trích Bắc Kinh hay CIA khuyến cáo sự xâm nhập gia tăng của các điệp viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ, các hãng lớn của Hoa Kỳ lại nói: Trung Quốc đang thay đổi, Trung Quốc đang phát triển kinh tế và không lâu sẽ trở thành quốc gia dân chủ. Chúng ta đừng lo ngại gì về Trung Quốc – sự biện minh của họ như vậy. Cũng như trên các giảng đường đại học: vô số các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc bị mua đứt. Họ là những nhà tham vấn về các vấn đề Trung Quốc, làm việc tại Trung Quốc theo lời mời của nhà nước Trung Quốc, do nhà nước tổ chức và được đãi ngộ những chuyến đi đặc biệt.
Ngoài ra, người Trung Quốc dễ mến. Những chuyên viên Hoa Kỳ về các vấn đề Liên Xô không thích chủ nghĩa cộng sản, còn rất nhiều chuyên gia Hoa Kỳ chỉ đơn giản là yêu thích đất nước này. Họ không tách biệt rõ ràng cảm tính của mình giữa văn hoá, lịch sử và sự đánh giá về chính sách của chính quyền Trung Quốc. Vô số các nhà quan sát Hoa Kỳ thực sự đang phục vụ cho quyền lợi của Trung Quốc chứ không phải của Hoa Kỳ.■
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
————————————
Chú thích: “Gazeta Wyborcza” là nhật báo tri thức có uy tín và lớn hàng đầu tại Ba Lan. Steven Mosher là nhà xã hội-chính trị học Hoa Kỳ, chuyên viên về lịch sử và chính sách Trung Quốc. Bài phỏng vấn được dịch tử nguyên bản tiếng Ba Lan do phóng viên Tomasz Pichór thực hiện với tựa đề “Chiny groźniejsze niż ben Laden” đăng trên“Gazeta Wyborcza” tại link: http://wyborcza.pl/1,86680,4327181.html. http://daohieu.wordpress.com/


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Nỗi kinh sợ và một câu hỏi

Với sự đồng cảm gần như hoàn toàn với nội dung bài viết của tác giả Minh Luận (được đăng tuânvietnanet mới đây), blog tôi xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để chia sẻ thêm cùng quý vị.
Quả là trong xã hội chúng ta vẫn còn có quá nhiều việc phải làm, nhưng có một việc khẩn cấp là ngăn chặn  sự xuống cấp của chất lượng cuộc sống. Tại  những nước nghèo nhất hành tinh khác cũng không thấy phổ biến tình trạng bệnh nhân nằm chung gường như ở Việt Nam.   

 Không ít người đã từng cầu trời khấn Phật rằng đến khi nào họ phải ra đi khỏi đời sống này thì xin trời Phật cho họ được đi ngay, xin đừng bắt họ phải vào nằm viện…
Cách đây có lẽ đến dăm năm, báo chí đưa tin ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu vừa nhận chức đã hứa với nhân dân là chỉ sau 3 năm sẽ giải quyết vấn đề giường nằm của bệnh nhân từ 3 bệnh nhân một giường xuống điều thông thường nhất là 1 bệnh nhân 1 giường. Thế nhưng giấc mơ về một chiếc giường nhỏ bé của những người bệnh như càng ngày càng lùi về phía chân trời.
Nhưng mới đây, ông Nguyễn Quốc Triệu đã cải chính là ông không hứa như thế mà chẳng qua cánh báo chí nghe nhầm mà thôi. Nhà báo mà tác nghiệp thế thì chết người ta chứ còn gì và đáng bị treo bút. Nhưng dù không có lời hứa của một ông Bộ trưởng Bộ Y tế cụ thể nào đó thì những người quản lý ít nhất là quản lý hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng phải hiện ra để trả lời nhân dân vì sao tình trạng các bệnh viện lại thê thảm đến thế này.
Một người anh của tôi vừa vào nằm viện. Ngay lập tức, bệnh viện đã trở thành cơn ác mộng đối với ông và đối với cả gia đình chúng tôi. 3 bệnh nhân phải nằm chung một chiếc giường. Sự yên tâm của bệnh nhân và của gia đình họ trong ký ức xa xôi trước kia khi được đưa vào viện và thấy sự hiện diện của những Thiên thần mặc bờ-lu trắng đã bị bóp chết và thay vào đó là nỗi sợ hãi. Làm thế nào để 3 người khỏe mạnh có thể "khỏe mạnh" khi nằm chung trên một chiếc giường. Thật là kinh hãi. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra đối với những bệnh nhân khi 3 hay 2 bệnh nhân nằm chung trên một chiếc giường ??? Không khí ấy, tâm lý ấy...chính là một loại bệnh vô hình hạ gục bệnh nhân.

Chầu chực chờ khám - hình ảnh quen thuộc ở bệnh viện. Ảnh: SGGP online

Và kinh hoàng hơn nữa, có bệnh viên vào một thời điểm nào đó bệnh nhân còn phải nằm dưới sàn nhà hoặc nằm trên hành lang bệnh viên. Hình ảnh đó giống như cảnh ở các bệnh viện dã chiến trong Đại chiến thế giới II. Vì sao lại có thảm cảnh này và vì sao cho đến bây giờ người ta vẫn chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào chỉ cho một trong nhiều vấn đề ở các bệnh viện lag gường nằm? Có phải vì chúng ta không còn đất để mở rộng các bệnh viện cũ và xây các bệnh viện mới ? hay vì chúng ta không có tiền để làm điều đó?
Hay vì chúng ta không hề thấy thảm cảnh của các bệnh nhân khi nằm viện ? Hay vì việc đau ốm và nằm chung giường là của các ngươi còn việc không nằm chung giường và được chăm sóc như ông Thánh là của các toa?
Với những người có lương tâm đều nhận thấy : từ ngày đất nước mở cửa đến nay, mỗi năm chúng ta chứng kiến trên báo, trên tivi cảnh cắt băng khánh thành rầm rộ cơ man sân golf, khách sạn, resort...rồi các trụ sở từ cấp xã trở nên...nhưng chúng ta tìm mãi mà không thấy cảnh cắt băng khánh thành các bệnh viện hoặc nếu có thì cũng chỉ chiếm 1/1000 mà thôi.
Một trụ sở UBND xã có cần xây to lớn như thế không trong khi các trạm xá xã gần như chỉ là một cái nhà hoang. Một trụ sở UBND huyện có cần quá to lớn và đắt tiền như thế không khi một bệnh viện huyện cũ kỹ, bẩn thỉu, thiếu thốn phương tiện đến thê thảm.  Cái gì đất nước cần nhân dân cũng sẵn sàng hiến dâng. Cần đất làm sân golf, làm khách sạn, làm chung cư cao cấp hay biệt thự liền kề...nhân dân cũng phải dâng đất cấy trồng của mình cho dự án. Thế mà nhân dân chỉ cần được nằm trên một chiếc giường ( có trả tiền đàng hoàng ) khi đau ốm thì cũng không được. Vì sao lại như thế ???
Không ai có thể nói Cuba giàu có và phát triển hơn Việt Nam. Nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân dân thì những người chứng kiến chỉ có thể nói : xuất sắc. Tại sao Cuba làm được điều đó mà chúng ta không làm được?
Cứ cho những câu hỏi của tôi và vấn đề tôi đang đặt ra đây là của một kẻ ít hiểu biết và kém trách nhiệm trong việc xây dựng hình ảnh đất nước thông qua chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân thì xin các ngài có bộ óc thông tuệ trong quản lý và có trách nhiệm hãy giải thích rành rọt và hợp lý để đầu óc của kẻ ít hiểu biết này được sáng ra một chút.
Tác giả MINH LUẬN   


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

CNXH mang màu sắc Trung Quốc

Mời mọi người hãy xem qua mấy bức ảnh và đừng vội kết tội chủ blog tôi vi phạm "tuyên truyền văn hóa đồi trụy". Đây hoàn toàn là một chủ đề nghiêm túc:"CNXH mang màu sắc Trung Quốc", và do tính chất nghiêm túc của chủ đề, nên cần "nói có sách mách có chứng" bằng cách  post lại  vài hình ảnh trong số muôn vàn hình ảnh đang lưu truyền trên internet được chụp tại  một hội chợ đang diễn ra ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh mấy ngày nay.



Nếu tôi không nhầm, đây là một hình thức trình diễn khỏa thân "danh chính ngôn thuận" lớn nhất Trung Quốc cho đến nay. Nó nhằm phát ra  tín hiệu rằng Lãnh đạo TQ  đã từ bỏ "đạo đức cộng sản" chính thống. Sự kiện này cùng với những diễn biến liên quan đến đợt chuẩn bị đại hội đảng CS Trung Quốc sắp tới đây không biết chừng họ sẽ công khai tuyên bố một thứ CN XH không màu sắc... và tiếp đến sẽ là đa đảng chưa biết chừng(?) Đây là một biến chuyển "long trời lỡ đất" nữa mà những kẻ tự xưng là cộng sản thường gọi. Họ đã đưa đất nước đông dân nhất hành tinh này đi từ cuộc "cách mạng văn hóa " mà ở đó toàn dân phải  ăn mặc cùng một mốt quần áo đại cán kín cổng cao tường trong những năm 1960 sang nền "văn hóa cởi truồng" ngày hôm nay. Đảng cộng sản TQ cũng sẵn sàng thay đổi bạn/thù đối với VN, Liên Xô cũ... miễn  có lợi cho mục đích chủ nghĩa dân tộc đại Hán. 
    
Ai cũng biết Việt Nam có rất nhiều thứ giống Trung Quốc, đặc biệt là thể chế và ý thức hệ. Việt Nam noi gương người đồng chí lớn này trong hầu hết mọi điều từ cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đến từng phong trào thi đua các thể loại. Riêng trên mặt trận văn hóa Việt Nam tuy không gọi "cách mạng văn hóa" nhưng việc làm thực tế cũng không khác gì nhau mấy. Có khác chăng là  Việt Nam luôn đi sau TQ một cách thận trọng, mà nói theo cách dân gian nôm na là rất dễ bị lâm vào cảnh " kẻ ăn ốc người đổ vỏ". 

Một câu hỏi đặt ra là tại sao Đảng CS Việt Nam không chọn học bài học lớn nhất từ TQ là phải thực tế đến mức thực dụng, và chỉ có cách thay đổi chính mình và thay đổi nhanh hơn TQ thì VN mới có cơ hội phát triển và thoát khỏi sự lệ thuộc vào TQ "đặng sánh vai với các cường quốc năm châu" như bậc tiền bối Hồ Chí Minh đã từng mong mỏi./.   


     

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Một tài liệu tham khảo rất đáng đọc

Vài nét về Giáo sư Kenichi Ohno:  là người đã gắn bó với các vấn đề phát triển của VN suốt 16 năm qua. Trong những ngày này, ông liên tục di chuyển giữa Nhật Bản – nơi ông đang giảng dạy tại Viện quốc gia sau đại học về nghiên cứu chính sách (GRIPS), Ethiopia – nơi ông đang tư vấn cho chính phủ ở đây xây dựng phong trào nâng cao năng suất và Việt Nam – nơi ông làm giám đốc dự án hợp tác nghiên cứu giữa GRIPS và ĐH Kinh tế quốc dân.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn do H. Giang & V.V. Thành thực hiện

Giáo sư Kenichi Ohno:
“Ở VN, vấn đề là có quá nhiều hội thảo, hội nghị, báo cáo… và quá ít hành động” – ông  Kenichi Ohno trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ chiều 4-5.
* Giáo sư nhiều lần nhắc đến nguy cơ VN rơi vào bẫy thu nhập trung bình (TNTB). Vì sao?
- Bẫy TNTB không phải là khái niệm mới. Tôi muốn dùng khái niệm này ở VN vì tôi cho rằng VN cần khẩn trương có các chính sách tiến về phía trước. VN chưa bị những cú sốc mạnh như Thái Lan, Hàn Quốc từng gặp phải và theo tôi thấy, VN dường như chưa tiến đủ nhanh. Một số người cho rằng bây giờ nói đến bẫy TNTB là quá sớm. Đúng là VN mới gia nhập nhóm nước có TNTB vài năm nay, nhưng tôi vẫn dùng điều này để khuyến cáo Chính phủ cần phải nghĩ về tương lai. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của Malaysia là 8.000 USD và họ đang đối mặt với cái bẫy này. Với VN, cái bẫy này là rủi ro của tương lai nhưng VN cần hành động bây giờ để không phải đối mặt với nó.
Tôi không nói về sự phát triển vội vã, mà là những biện pháp dứt khoát. VN có thể phản ứng tốt trước các cuộc khủng hoảng sâu sắc, ví dụ đổi mới bắt đầu khi VN rơi vào khủng hoảng, nhưng bẫy TNTB là điều ở tương lai chứ không phải là một cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện thời. Nhưng cần phải nhìn nhận vấn đề rộng hơn là tạo tăng trưởng mới. Đó còn là vấn đề lạm phát, đầu cơ bất động sản, bảo vệ môi trường…
Đây là điều tôi muốn thấy: nếu các bạn muốn làm điều gì đó, bạn xây dựng thành phong trào để nó trở thành câu chuyện chung của mọi người, từ tài xế taxi và nông dân tới quan chức Chính phủ. Đây là quá trình thay đổi tư duy: thay đổi sự trì trệ của khu vực tư nhân, khiến họ trở nên khát khao cạnh tranh hơn; thay đổi từ việc kiếm thu nhập chính từ bất động sản thành sự thành đạt nhờ kiến thức, công nghệ, nhờ biết sản xuất ra sản phẩm của riêng mình, có thể tiếp thị sản phẩm, quản lý nhà máy mà không cần sự hỗ trợ của người nước ngoài…
* Giáo sư có thể gợi ý phong trào nào cho VN?
- Nó sẽ phải liên quan tới năng suất. Ở Singapore dù thu nhập của họ rất cao, họ vẫn nói về năng suất. Ý tưởng ở đây không phải là làm thế nào để thu hút ODA hay FDI, mà là tìm cách để có thiết kế, tiếp thị… của riêng mình để nếu thế giới có thay đổi, các bạn vẫn còn “vốn” của mình.
* Ông từng cho rằng có quá nhiều ưu tiên phát triển nghĩa là không có ưu tiên?
- Khi xem chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm của VN, tôi thấy có quá nhiều ưu tiên. Tôi không thể nói tên những ưu tiên mà các bạn cần có, nhưng các bạn cần chỉ ra dưới 10 ưu tiên. Có thể thành lập hội đồng cạnh tranh quốc gia và giao cho họ nhiệm vụ xác định 7-10 ưu tiên. Chẳng hạn: thu hút các nhà máy lắp ráp điện tử, sản xuất và chế biến thực phẩm sạch có chất lượng cao…
Một khi đã có ưu tiên thì phải lập ra các nhóm làm việc đặc biệt thuộc các bộ chủ quản để xây dựng về mặt tổ chức, nhân sự, ngân sách cho ưu tiên đó. Điều quan trọng nữa là giám sát và chế tài thực hiện. Ở VN, nếu có chỉ tiêu nào đó không đạt được, không ai làm sao cả. Hơn nữa, VN có quá nhiều hội thảo, kiến nghị không có trọng lượng mấy tới hành động. Các bạn nên giảm họp hành và tạo ra các ủy ban hoạch định chính sách, đảm bảo các chính sách, gợi ý được thực hiện.
* Làm thế nào để tránh rơi vào bẫy TNTB?
- Cần có hai điều: thứ nhất là chất lượng ra chính sách của Chính phủ và thứ hai là thúc đẩy sự năng động của khu vực tư nhân. Đây là các chính sách khó nên phải học từ nước khác. Các bạn đã vào WTO, có thị trường chứng khoán, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước… nhưng tất cả những điều đó chỉ giúp các bạn đạt tới mức có TNTB; còn từ đó trở đi sẽ phải tập trung vào hai điều trên.
* Theo giáo sư, rủi ro lớn nhất khiến VN rơi vào bẫy TNTB là gì? Và đâu là cơ hội để VN tránh bẫy đó?
- Cơ hội của VN là các bạn có một vị trí tốt, xung quanh toàn những nước đang cạnh tranh khốc liệt với bạn, đồng thời sẵn sàng hợp tác với bạn, nên VN khó có thể yên lòng ngủ kỹ được. Thứ hai, nhìn chung người VN làm việc chăm chỉ. Đợt nghỉ lễ vừa rồi, máy điều hòa ở nhà tôi bị hỏng. Dù là ngày lễ nhưng thợ vẫn tới sửa cẩn thận. Tất nhiên đây mới là ở mức độ công nghệ thấp. Nếu ở tầm công nghệ cao mà có những người kỹ sư như vậy thì họ sẽ biết cách giảm sự lãng phí và tăng năng suất. Cộng với chính sách tốt, các bạn có thể vượt qua bẫy TNTB. Còn rủi ro lớn nhất là sự tự hài lòng về chính sách.
Tôi không nghĩ người Malaysia chăm chỉ hơn người VN, nhưng họ lại có các chính sách tốt hơn.

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Triệu Đà là vua của Việt Nam

            Lịch sử Việt Nam, nhất là phần cổ sử, không những rất sơ sài mà còn quá nhiều "góc khuất". Vì thế tranh cãi là lẽ đương nhiên; không tranh cãi mới là lạ. Với tinh thần đó, tôi xin trích ra đây nguyên văn một đoạn chính sử trên Wikipedia để làm ví dụ. 

Trích dẫn: 
Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi. Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm lược.[2]
  • Quan điểm chính thống thời phong kiến, nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi các đội quân nhà Hán xâm lược đất nước này và sáp nhập nó vào đế chế Hán thành bộ Giao Chỉ. Lê Văn Hưu đã ghi trong bộ Đại Việt sử ký:
Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.
Có một số tác giả phương Tây cũng công nhận điều này và cho rằng chỉ tới khi quân Hán sang tấn công Nam Việt, thời Bắc thuộc của Việt Nam mới bắt đầu.Quan điểm phủ nhận nhà Triệu được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, trong Việt sử tiêu án, ông khẳng định nước Nam Việt là ngoại bang, Triệu Đà là kẻ ngoại tộc:
An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20, và hiện nay các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Hết trích dẫn

             Đọc đoạn chính sử trên đây ta không khỏi băn khoăn:  Tại sao ngay cả sử sách Trung Quốc không coi Tiệu Đà và Nam Việt là của họ và trong khi các thế hệ vua chúa Việt Nam trước TK 18 đều đã coi Triệu Đà (Nam Việt) là Việt Nam,  mà Việt Nam hiện nay lại chối bỏ? Và có vô lý chăng, khi chối bỏ Triệu Đà nhưng lại chấp nhận các vua chúa Việt Nam khác có nguồn gốc là quan lại phương Bắc như nhà Hồ, nhà Lý, nhà Trần...? 

Sự thật là, hầu hết các vua chúa Việt Nam dù đến từ phương Bắc nhưng đều có gốc gác Bách Việt nên đã chọn vùng "đất tổ" Văn Lang (dù dưới bất cứ tên gọi nào sau này như Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam...) để lập nghiệp đế vương và chống lại sự bành trướng của các đế chế Hán tộc. Nói cách khác họ cũng là các bậc tiền bối của dân tộc VN ngày nay. Đó là sự thật không thể chối bỏ.  

Quan điểm của Ngô Thì Sĩ xuất vào thé kỷ 18 tức là  muộn 5 thế kỷ sau sử gia Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) và cũng bị phản bác bởi sử gia Trần Trọng Kim vào thế  kỷ 20. Đặc biệt, Hồ Chí Minh trong quyển thơ sử viết tay dưới đầu đề "Kịch sử nước ta" ( do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942 )cũng đã có đoan viết : " Triệu Đà và vị hiền quân/ Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời".  Điều này cho thấy quan điểm chính thống phổ biến lâu đời , chỉ có  một ý kiến của Ngô Thì Sĩ là khác. 

Nhưng tiếc rằng quan điểm đó lại được "tiếp thu" bởi các nhà sử học của Việt Nam từ sau CM tháng Tám.... Câu hỏi đặt ra là, phải chăng đó là do chủ yếu  xuất phát từ động cơ chính trị nhằm thực hiện "dĩ hòa vi quý" với  người anh em phương Bắc cùng ý thức hệ cộng sản, XHCN ? Nếu vậy,  đó là cách hành xử "lợi bất cập hại" khi họ tự  xóa nhòa những dấu tích lãnh thổ tổ tiên đã bị xâm lấn, mà trong đó thời kỳ Triệu Đà là một mắc xích gần nhất của nhiều mắc xích đã bị thất truyền trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời Kinh Dương Vương. Không có lý gì trong cả quá trình các Vua Hùng kéo dài hơn hai ngàn năm TCN mà chỉ còn là một tuyền thuyết mơ hồ?

Nên nhớ, với một số dân tộc khác, chỉ cần một vài trăm năm bị ngoại bang thống trị có thể trở thành vong quốc (như Chiêm Thành hay người Da đỏ ở châu Mỹ và thổ dân ở Úc v.v...) thì dân tộc Việt Nam  sau 1.000 năm Bắc thuộc khó có thể tránh khỏi những sự thất truyền về nguồn cội. Tuy nhiên điều quan trọng là quốc thể và bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, và truyền thuyết - phương tiện duy nhất thay cho sử sách vẫn còn đó để các thế hệ sau này dựa vào mà truy tìm lại  cội nguồn . Tuyệt đối không được  tự tiện "đơn giản hóa" phần cổ sử của dân tộc hoặc nghi ngờ, thậm chí chối bỏ cả truyền thuyết. Cũng không nên tự huyễn hoặc rằng "dân tộc ta  rất anh hùng nên chưa bao giờ để mất tấc đất nào cho giặc ngoại xâm" (!?). Nói như vậy là tự chối bỏ sự thật về một nước Văn Lang với cương vực từ Hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam-bên Trung Quốc).    

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới

Phần I: Lịch sử cho thấy gì?
Dường như mỗi người Việt Nam sinh ra là biết mình có “hơn 4.000 năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước” và đồng thời rất đỗi tự hào về truyền thống chống ngoại xâm, từ giặc Ân-Thương, Tần, Hán, Đường, Nguyên-Mông, Thanh,  Pháp,  Nhật, Mỹ, Tàu Tưởng và CHND Trung Hoa. Phải chăng đó là do thế đất trời hay vận mệnh mà ra? Nhưng có một điều đã rõ: Người Việt có một kẻ mà dù muốn hay không vẫn phải chung sống cận kề bên nhau đời đời kíp kíp, đó là nước Trung Hoa luôn tự phong là “vương triều giữa thiên hạ”(the Middle Kingdom). Với cái "mệnh trời" tự phong đó, kể từ thời sơ khai, Nhà Hạ (từ thiên niên kỷ thứ II TCN) đã có xu hướng bành trướng lãnh thổ về hướng Nam nơi vốn là thánh địa của hàng trăm tộc người “Bách Việt”.  Trong quá trình kéo dài hàng ngàn năm đó các bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt đã lần lượt bị Hán tộc thôn tính và đồng hóa, chỉ còn lại Việt Nam tuy không bị đồng hóa nhưng đã bị dồn đẩy về phía Nam và bị các triều đại phong kiến Phương Bắc thay nhau đô hộ trong 1.000 năm liền. Và từ bấy đến giờ họ chưa hề ngưng giấc mộng bành trướng về phương Nam.
Có ít nhất là 4 kinh nghiệm có thể rút ra từ lịch sử:
Một là, mỗi khi Vương triều Phương Bắc thống nhất và mạnh lên thì họ đem quân sang chinh phạt Việt Nam (bắt đầu  bằng cuộc xâm lược quy mô lớn đầu tiên diến ra từ năm 218 đến 208 TCN giữa thời kỳ hoàng kim của Nhà Tần). Đôi khi trong những cơn tức giận, họ cũng mang quân “đánh hàng xóm”, điển hình là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà họ nói “để dạy cho Việt Nam một bài học”. Cho đến nay chưa có gì để đảm bảo rằng cách hành xử này sẽ không lặp lại.
Hai là, kẻ thù thường triệt để khai thác những thời điểm có bất hòa, bất ổn trong nội bộ Việt Nam để khởi binh xâm lược. Đành rằng hễ khi nào bị xâm lược, người Việt Nam lại gác lại những bất hòa, bất ổn trong nội bộ để tập trung chống kẻ thù, nhưng đây là một  nghịch lý, bởi lẽ những chu kỳ chiến tranh lặp đi lặp lại ắt gây ra hậu quả nặng nề truyền kiếp đối với dân tộc ta. Tại sao không  phòng ngừa tránh để xảy ra xâm lược rồi mới đoàn kết ?    
Ba là, dù thắng, bại nhà nước Việt Nam cũng chưa bao giờ tách hẵn khỏi “vòng cương tỏa” của Vương triều Phương Bắc.  Tuy vậy phía đối phương chưa hề tỏ ra biết trân trọng quốc sách hòa hảo, phục thiện đó của dân tộc Việt Nam; trái lại còn coi đó là cử chỉ yếu hèn, nhu nhược...!  
Bốn là, các kẻ ngoại xâm không liền kề biên giới như Nguyên-Mông, Pháp, Mỹ, Nhật   sau khi bại trận đều rút khỏi lãnh thổ của Việt Nam mà không chiếm được tất đất nào, nhưng nước láng giềng Phương Bắc dù bại trận vẫn chiếm đất đai và dồn đẩy Việt Nam về phía Nam. Ngày nay điều này vẫn đang diễn ra và còn gay gắt hơn với tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ.  
Phần II: Tương quan lực lượng
Trên đây là những gì có thể thấy từ lịch sử và cũng là những kinh nghiệm thiết thực để  rút ra bài học cho hiện tại và tương lai.  Thiết nghĩ giờ đây trong bối cảnh thế giới đã hoan toàn khác xưa, đã đến lúc người Việt Nam cần suy ngẫm lại về cái triết lý bạn / thù và đồng minh, để từ đó có những sự điều chỉnh hợp lý nhằm thay đổi cục diện đang ngày càng trở nên bất lợi cho mình.
Để làm được điều này trước hết ta hãy thử xem xét mối tương quan so sánh lực lượng trong bối cảnh thế giới ngày nay.
Trung Quốc bao giờ cũng là một cường quốc với tham vọng bành trướng...
Có thể nói, kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước năm 256 TCN, Trung Quốc đã là một cường quốc đầy tham vọng lãnh thổ. Ngày nay tham vọng đó càng trở nên cấp bách khi “con sư tử” đã thức giấc và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.  Đi kèm với sự lớn mạnh đó là mối nguy cơ đối với các nước láng giềng, đặc biệt đối với Việt Nam.
Khoan hãy bàn chuyện đúng, sai về chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc, điều đã rõ  là họ đang nóng lòng muốn mau chóng đạt mục đích độc chiếm Biển Đông (vì biết để càng lâu càng khó). Về quân sự họ gấp rút tăng cường lực lượng hải quân cho mục đích bành trướng trên biển; về đối ngoại đã chính thức đề trình LHQ sơ đồ “ đường lưỡi bò”  bao trọn 80% diện tích Biển Đông, trong đó “lẹm” sâu vào lãnh hãi  của Việt Nam và các nước ven bờ khác đồng thời tuyên bố  đó là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc (như đối với Đài Loan và Tây Tạng vậy!?). Những bước đi của chính quyền Trung Quốc xuất phát từ chiến lược được tính toán lâu dài với khát vọng độc chiếm Biển Đông để làm  cửa ngõ thông ra thế giới. Điều mĩa mai là , một đất nước vốn chỉ bằng một vết dầu từ thời Nhà Hạ nhờ xâm lược mà nay trở thành “khủng” như Trung Quốc lại còn than phiền bị các nước nhỏ xâm chiếm đất đai và biển đảo…, nên giờ đây phải “giành lại”(?) Chưa cần nói đến hành động, chỉ nghe cách tư duy trái ngược với xu hướng thời đại như thế đã thấy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán nguy hiểm như thế nào. Nó nhắc ta nhớ lại thuyết Đại Đức của Hít le hồi đầu thế kỷ trước.                
Riêng Việt Nam, do vị thế địa chính trị, lại một lần nữa trở thành “vật cản’ đối với chủ nghĩa bành trướng nói trên . Đó là "vạch nối" không đáng có sau lịch sử 5.000 năm ân oán giữa Hán tộc và Việt tộc. Nhưng có điểm khác là: Giờ đây các nước Đông Nam Á xa hơn  cũng bắt đầu trực tiếp cảm nhận áp lực của chủ nghĩa bành trướng Phương Bắc ; và do lợi ích thiết thân của mình, Mỹ và hầu hết các  cường quốc khác cũng không thể chấp nhận. (Ảnh minh họa đường “lưỡi bò” đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông do phía Trung Quốc đơn phương công bố)
…Trong một thế giới đã thay đổi          
Cần nhắc lại rằng thế giới ngày nay đã hoàn toàn khác với các thời kỳ tiền sử cũng như thời phong kiến - thực dân. Đó là sự ra đời của hàng trăm quốc gia dân tộc, trong đó mọi quốc gia dù lớn nhỏ đều có thể tồn tại và phát triển với tư cách bình đẳng thông qua các cơ chế hoạt động của các tổ chức quốc tế, điển hình là Liên Hợp quốc (UN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được chi phối bới các “luật chơi” chung như Luật Biển, các công ước về chiến tranh và hòa bình, các luật lệ môi trường, thương mại v.v…Các mối giao lưu quốc tế đã trở nên vô cùng nhanh nhậy trên bình diện đa phương, đa chiều và tùy thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc. Trong mối quan hệ đan xen nhiều tầng nấc như vậy, bất cứ hành động xâm lược phi pháp nào giữa các quốc gia cũng nhanh chóng bị phơi bày trước công luận quốc tế.   
Quan niệm về bạn/ thù và đồng minh cũng khác xưa. Nếu như trước đây một nước nhỏ yếu thường sớm muộn cũng bị một nước láng giềng lớn mạnh thôn tính thì ngày nay nhiều nước nhỏ vẫn có thể tồn tại độc lập và phát triển phồn thịnh (như trường hợp Thụy Sĩ, Áo, Phần lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel, và ngay cả những vùng lãnh thổ nhỏ bé như Hồng Kông, Ma Cau nằm lọt thỏm trong lòng Đại lục). Đó là nhờ họ biết vận dụng những nhân tố mới của thời đại để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một cường quốc láng giềng bằng, chẳng hạn dựa vào đồng minh ở xa nhưng có sức mạnh và có cùng lợi ích (như trường hợp Hàn Quốc và Đài Loan, Phillipin dựa vào  Mỹ, v.v…). Nếu như trước đây những đội quân đến từ các thảo nguyên nơi có giống ngựa tốt thường là những đội quân hùng mạnh thì ngày nay sức mạnh phụ thuộc chủ yếu vào các loại vũ khí công nghệ cao được đặt bất cứ vị trí nào trên mặt đất hoặc trong đại dương. Nếu biết kết hợp những yếu tố mới của thời đại một  quốc gia nhỏ yếu có thể tùy theo vị trí địa chính trị và mục đích tự vệ của mình để tính toán việc chọn bạn/ thù và đồng mình mà không nhất thiết phải phụ thuộc  một cường quốc láng giềng.  
Nếu trong quá khứ các cuộc xâm lược thường nhằm mục tiêu chiếm đất đai, của cải trên đất liền thì ngay nay các mục tiêu biển đảo đã trở nên hấp dẫn hơn . Cùng với “hấp lực” này, hải quân các nước không chỉ có chức năng vận chuyển và tác chiến trên biển mà còn đóng vai trò của lực lượng chiếm đóng giữa biển khơi. Cũng do đó, các quốc gia có vị trí án ngữ trên các tuyến hàng hải chiến lược hoặc chứa đựng nhiều tài nguyên biển trở thành vừa đối tượng tranh giành, vừa là đối tác quan trọng.  
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là một yếu tố tác động không nhỏ đến tư duy quốc phòng trong thời hiện đại. Trước hết nó thúc đẩy quá trình “minh bạch hóa” tiềm lực quân sự của các nước lớn đồng thời hạn chế tình trạng chạy đua vũ trang một cách lãng phí. Với sự phổ cập rộng rãi công nghệ thông tin,  những âm mưu xâm lược dù được che dấu bằng bất cứ thủ đoạn nào cũng dễ bị phơi bày trước công luận. Nếu như trong quá khứ chỉ một số ít người nắm giữ thông tin tuyệt mật về quốc phòng hay các quyết định về chiến tranh và hòa bình thì giờ đây những thông tin loại này có thể bị tiết lộ và “khuếch tán” nhanh chóng trên internet. 
Tóm lại, thế giới ngày nay đưa lại nhiều lợi thế cho các quốc gia nhỏ yếu để tự vệ hơn là trong quá khứ. Đó chính là đặc điểm mới mà các quốc gia nói chung, đặc biệt các quốc gia nhỏ yếu hơn, có thể khai thác cho mục tiêu độc lập và phát triển của bản thân.
Mỹ trở lại Đông Nam Ấ, cơ hội hay thách thức?
Mọi người hẳn còn nhớ lời cảnh báo về “khoảng trống quyền lực” tại Đông Nam Á trong sự vắng bóng Mỹ sau thất bại chiến tranh Việt Nam 1975. Rốt cuộc không ai khác, chính Trung Quốc đã âm thầm ra sức lấp đầy khoảng trống này. Đó quả là “cơ hội  vàng” đối với họ, ít ra là cho đến khi Mỹ quyết định trở lại với lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra tại Hà Nội hồi tháng 7/2010, trong đó coi Biển Đông là “lợi ích quốc gia“ của Mỹ.
Có thể nói, sự trở lại của Mỹ lần này trước hết xuất phát từ sự tính toán lợi ích của nước Mỹ trong ván cờ quyền lực quốc tế nói chung, và với Trung Quốc nói riêng; họ không trở lại chỉ để giúp đỡ bất cứ một nước nào, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên sự trở lại của Mỹ vào lúc này dù muốn hay không đang tạo nên một cơ hội cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để đối phó với thế lấn lướt trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của một nước Trung Quốc khổng lồ đày tham vọng bành trướng. Sự trở lại của người Mỹ lần này không “thầm lặng”; họ cần sự ủng hộ của dư luận ASEAN và quốc tế. Cũng vì những đặc điểm nói trên, sự trở lại của Mỹ giờ đây được dư luận Mỹ và các nước Đông Nam Á đồng thuận với mức độ cao; có lẽ chỉ Trung Quốc là không hài lòng, thậm chí còn “cay cú”.        
Đối với Việt Nam, đây không phải là lần đầu phải lựa chọn bạn/ thù và đồng minh. Chỉ khác là trong một bối cảnh hoàn toàn khác so với thời kỳ phong kiến thực dân và cũng khác thời kỳ “chiến tranh lạnh” khi người Mỹ vào Đông Nam Á chủ yếu để ngăn chặn “nguy cơ Chủ nghĩa Cộng sản”, nhưng giờ đây họ trở lại nhằm ngăn chặn nguy cơ của  một nước Trung Quốc đang thách thức vị thế hàng đầu của nước Mỹ.
Do đó, có thể nói, nếu trong những năm 1940 Tổng thống Truman đã vì quá mù quáng với chủ nghĩa chống cộng mà khước từ động thái mời chào bang giao hữu nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nay Tổng thống Obama chắc sẽ không lặp lại điều đó. Cũng đã có ít nhất vài ba cơ hội khác mà hai nước đã "đánh mất", đó là Hiệp định Geneve 1954, Hiệp định Paris 1973, và sau giải phóng miền Nam 1975. Hiện nay cũng là một cơ hội.   Nói cách khác, Việt Nam lúc nào cũng có “cái giá” của mình. Có thể thấy trong thế trận hiện nay tại khu vực Châu Á -TBD nói chung và tai Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam và Mỹ đang có nhiều lợi ích tương đồng hơn bất cứ lúc nào trong quá khứ. 
Tuy nhiên, cũng như trong quan hệ hôn nhân, quan hệ đồng mình cần một sự tự nguyện và đồng thuận cao. Về điểm này, thiết nghĩ người Việt Nam cũng không nên quá nhẹ dạ đến mức kêu gọi nhau “đi với Mỹ” như ông Cù Huy Hà Vũ, và một số người đang làm, nhất là nếu tính đến thực thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam . Lại cũng không thiếu gì những kinh nghiệm cay đắng về khả năng thỏa hiệp giữa các nước lớn trên lưng các nước nhỏ. Có lẽ trước mắt một sự thỏa hiệp lỏng lẻo và có điều kiện giữa hai bên là lựa chọn "khả thi" nhất. 

Phần III: Sự chọn lựa nào cho Việt Nam?
Không nhất thiết phải đứng về một bên chống một bên  
Từ kinh nghiệm của 1.000 năm Bắc thuộc, rồi 100 năm Pháp thuộc và gần 50 năm chiến tranh chống lại các thế lực đế quốc, phát xít và bành trướng, Việt Nam dù muốn hay không vẫn luôn bị đặt vào thế phải chọn bạn, thù và đồng minh nhằm mục tiêu đánh thắng kẻ thù để giành lại và bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Có thể nói Việt Nam đã thành công trong việc lựa chọn bạn/thù  trong  quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây. Tuy nhiên, những lựa chọn đó là “vạn bất đắc dĩ” khi buộc  phải đứng về bên này chống bên kia, và do đó, đằng sau những thành công luôn tiềm ẩn những nguy cơ từ nước  láng giềng Phương Bắc. Đó là một sự thật nghiệt ngã, đôi khi rất trớ trêu. Chẳng hạn trong thời kỳ trước và sau giải phóng miền Nam năm 1975, trong bối cảnh mâu thuẩn Xô-Trung ngày càng căng thẳng và Mỹ-Trung đang  xích lại gần nhau, Việt Nam một lần nữa rơi vào thế “quân tốt” trong ván cờ của hai siêu cường Trung, Mỹ. Điều tệ hại đã xảy ra khi Mỹ, Trung bắt tay nhau trong qúa trình đàm phán bí mật Thượng Hải năm 1972,  nhân cơ hội này phía Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, rồi đơn phương phát động chiến tranh  trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam vào tháng 2/1979.  
Thực tế là như vậy. Nhưng có điều trớ trêu là, ông bạn láng giềng Phương Bắc lúc nào cũng chỉ chăm chăm trách cứ Việt Nam “vong ơn bội nghĩa...”, và dường như không muốn biết rằng, nếu xem xét vấn đề một cách ngọn ngành thì chỉ có người Việt Nam lúc nào cũng trước sau như một, đã hy sinh sức người, sức của và thời gian giúp Trung Quốc đạt được những mục đích chiến lược của họ kể cả những tình huống không có lợi cho Việt Nam. Phải chăng người Trung Quốc không bao giờ thỏa mãn chừng  nào cái “vành đai” phía Nam chưa nằm trọn vẹn trong vòng cương tỏa của họ? 
Có thể nói với trạng thái quan hệ Việt-Trung như lâu nay không có gì để đảm bảo rằng những hành động bất bình đẳng sẽ lại không tái diễn. Đó  chính  là nguy cơ trực tiếp đối với Việt Nam. Do đó. nếu nói rằng tình huống buộc người Việt Nam phải lựa chọn, thì đó chính là phương châm đã được xác định từ Đại hội Đảng lần thứ VI: “Sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”. Chỉ tiếc là, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong 15 năm qua  phương châm đó chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nhất quán bằng những biện pháp cụ thể; có lúc có nơi còn đi chệch hướng.
Tuy nhiên, phải chăng chậm còn hơn không ? Giờ đây đã đến lúc để Việt Nam đoạn tuyệt với cách thức chọn  bạn-thù và đồng minh theo kiểu đứng về một bên chống lại một bên, bằng cách cởi bỏ tâm lý lo sợ và lệ thuộc bằng "ý thức hệ" hoặc dưới bất cứ dạng nào vào  nước lớn láng giềng Phương Bắc, đồng thời không tự hạn chế trong quan hệ với Mỹ và các cường quốc khác vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Để làm được điều đó, trước hết Việt Nam cần dựa vào sức mình là chính, phát huy mạnh mẽ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường trước mọi hành động và âm mưu xâm lấn của nước ngoài. Đó mới là cách tư duy hợp lý trong bối cảnh và tương quan lực lượng quốc tế và khu vực hiện nay, có tính đến  thực thể chính trị hiện tại của Việt Nam. Trong quá trình vận động, điều gì đến ắt sẽ đến. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ thắng nhờ những nước cờ tiếp theo chứ không ở những nước đã đi.  

Yếu tố quyết định là nội lực và sự đoàn kết dân tộc
Có thể nói, đối với Việt Nam, việc lựa chọn bạn/thù và đồng minh tuy rất quan trong nhưng cũng chỉ là một mặt của toàn bộ chiến lược bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Lựa chọn vô cùng quan trọng là nội lực của đất nước, đó là sức mạnh tổng hợp mà trong đó khối đoàn kết toàn dân giữa vai trò quan trọng nhất.  
Như đã nói trên đây, bài học lịch sử của  hàng ngàn năm giữ nước cho thấy khi nào xảy ra tình trạng vua quan tự mãn, quan liêu, tham nhũng xa rời nhân dân khiến lòng dân oán giận, bất bình,...  ắt dẫn đến tình trạng lục đục mất đoàn kết nội bộ, và đó là nguy cơ cho ngoại xâm tràn vào. 
Thiết nghĩ, tình trạng “bất hòa”, “bất ổn”, “bất tín”  ít nhiều đã xuật hiện và đang diễn biến khá phức tạp  trong những năm tháng gần đây. Dư luận nhân dân ngày càng bức xúc trước những biểu hiện tham nhũng, năng lực yếu kém bộc lộ ở tất cả các cấp độ của hệ thống công quyền. Tất cả đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tình trạng này đã được các văn kiện Đại hội Đảng ghi nhận là “đang đe dọa sự tồn vong của chế độ”. Thiết nghĩ đây là một vấn đề mà dân tộc ta phải bằng mọi cách  khắc phục càng sớm càng tốt để không lặp lại tình trạng như đã từng xảy ra trong quá khứ lịch sử.
Dựa vào thế trận “chiến tranh nhân dân”
Kinh nghiệm cho thấy chiến tranh nhân dân luôn luôn là nhân tố quyết định tạo nên sức mạch vô địch của nền quân sự Việt Nam. Phải nhắc lại điều này bởi lẽ nó dường như đã bị lãng quên trong tư duy chiến thuật trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời gian qua; thậm chí có tình trạng dân không được biết, không được bàn…,  trái lại còn bị cấm đoán. Qua ý kiến phản hồi của dân chài Quãng Ngãi và miền Trung chothấy  sự cấm đoán mang tính “bao cấp” về tư tưởng chính trị như vậy không chỉ tự hạn chế sức mạnh đấu tranh của ta mà còn làm chia rẽ nội bộ chỉ có lợi cho âm mưưu của bọn bành trướng. Còn đó kinh nghiêm “xương máu” của thời kỳ trước cuộc chiến tranh biên giới 1979: Trong khi phía đối phương chủ động tung tin “sẽ đánh Việt Nam” để thăm dò dư luận thì phía ta lại chủ trương giữ kín thông tin trong nội bộ, không thông báo cho dân. Hậu quả khi quân giặc tiến quân vào, không chỉ từng người dân mà cả cán bộ, chiến sĩ đều bị bất ngờ, bị động. Liên quan đến chủ đề này, được biết ông Lưu Văn Lợi- nguyên chuyên gia cao cấp về biên giới  đã có đưa ra một đề xướng từ năm 2009 và được Quốc hội và dư luận tán đồng, đó là cần phát động và triển khai thế trận chiến tranh nhân dân trên vùng biển đảo của đất nước. Thiết nghĩ giờ đây cần“phục hoạt" lại kế hoạch đó.

Tránh chạy dua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Trong số các bên tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là nước án ngữ gần như toàn bộ bờ Tây của biển này. Với địa thế và địa hình độc đáo như vậy, không có lý do gì để không tính đến một chiến thuật phòng thủ độc đáo. Đó là phòng thủ từ đất liền là chính (tất nhiên với mức độ vũ trang cần thiết về hải quân và không quân với  khả năng của nền kinh tế nước nhà). Với địa hình địa thế ven biển của Việt Nam, đây có thể là một giải pháp lý tưởng mà các nước khác quanh Biển Đông không thể có.
                                               Hình chỉ có tính chất minh họa

Chiến thuật này không chỉ phù hợp về  địa thế mà còn ít tốn kém hơn nhiều so với các phương án chiến thuật phòng thủ trên biển hoặc trên không.  Chưa cần tính toán cụ thể , ta cũng có thể ước đoán kinh phí  cho một cỗ đại pháo tầm xa hay một dàn tên lữa “đất đối biển” chắc chắn thấp hơn  so với một tàu chiến, và thấp hơn nhiều so với một tàu  ngầm hay tàu sân bay. Độ chính xác hỏa lực cũng không thua kém gì nhau. Khả năng ngụy trang, bảo vệ  tương đương so với các phương tiện trên biển. Ngoài ra nó có ưu thế từ đất liền khống chế hầu như toàn bộ 1/2 phía Tây của Biển Đông. Yếu điểm (nếu có) của chiến thuật này là chỉ mạnh về phòng thủ, không có khả tấn công và chiếm giữa trên biển. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị của Việt Nam với tư cách người tự vệ. Nó có tác dụng răn đe  và khống chế  (tương tự như những cổ pháo của Đan Mạch từng một thời khống chế eo biển Ban Tích ). 
 (Trên đây chỉ nêu ra một ý tưởng xét về mặt địa chính trị và tương quan so sách lực lượng tổng hợp giữa các bên liên quan.  Để cụ thể hóa, cần có sự tham gia của các chuyên gia vũ khí và chiến thuật gia quân sự).
Ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch
Ngoại giao luôn là một bộ phận cấu thành quan trong bậc nhất trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Vậy thì không có lý do gì khi đối phương liên tục xâm phạm chủ quyền biển đảo, xâm nhập sâu vào ngư trường của ta để bắt cướp, đâm thủng tàu thuyền của dân chài đang làm ăn bình thường mà mãi vẫn chỉ có “tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao” với những từ ngữ hết sức phản cảm: “nước lạ”, “tàu lạ”….(?)    
Thiết nghĩ đã quá đến lúc cần thay đổi cách làm ngoại giao cứng nhắc trong “vòng kim cô” của những chỉ đạo chính trị từ cấp cao nhất của "hai đảng anh em". Suốt thời gian qua trong khi phía ta luôn chủ trương nghiêm túc và kiềm chế..., thì phía đối phương ra sức lấn chiếm trên thực địa đồng thời chuẩn bị lập luận pháp lý và  tuyên truyền tranh thủ dư luận,  và trên thực tế họ đã đảo lộn chiều hướng dư luận một cách có lợi cho họ.  Không có cách nào khác là ta nên khẩn trương chuyển sang phong cách thích hợp, đó là ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch vốn  là lợi thế của ta - nước duy nhất có cơ sở pháp lý lịch sử và tư cách chính nghĩa trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của ngày nay.

Thay cho lời kết
 Việt Nam với hơn 80 triệu dân là một nước trung bình lớn, với diện tích hơn 300.000  km2 có  hai vựa thóc phì nhiêu ở hai đầu đất nước, có rừng có biển, lại sở hửu một “mặt tiền” dài hơn 3.000 km quay ra Biển Đông, hoàn toàn không thể mãi là một nước nghèo yếu. Nếu biết duy trì  khối đoàn kết nội bộ thật sự vững bền trên cở sở đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và có sự lãnh đạo sáng suốt của môt bộ máy nhà nước trong sạch, thật sự do dân, vì dân thì đất nước này sẽ mãi mãi không kẻ thù nào có thể đánh bại ./.

Tài liệu tham khảo và ghi chú
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia;
- Đại Việt sử ký của Trần Trọng Kim  
 -Phát biểu của Đặng Tiểu Bình, Vương Hàn Lĩnh;
-Các bài viết của các nhà nghiên cứu Dương Danh Dy , tướng Nguyễn Trọng Vĩnh 
- Quyễn” Giấc mơ Trung Quốc-Tư duy nước lớn về định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ” của tác giả: Lưu Minh Phúc- , Giáo sư, Giám đốc Học viện Nghiên cứu xây dựng Quân đội thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, xuất bản đầu năm 2010 đã được TTXVN dịch ra tiếng Việt;
- Phát biểu của Đới Bình Quốc- Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc”năm 2010:   ASEAN là một nhân tố bị chia rẽ và hướng nội, thậm chí còn thiếu thống nhất hơn EU.  Chúng ta (tức là Trung Quốc) có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Đông Nam Á bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các thỏa thuận thương mại tự do và khả năng đổi hướng các cuộc thảo luận của ASEAN thông qua Campuchia, Lào và đôi khi cả Philippines”.
-Bài   Hu Jintao’s visit and the SouthChina Sea: “Whose/Hu’s Core Interest?”  của  Ernest Z. Bower ngày 11/01/2011.        
- Văn kiện  Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban CHTW Khóa 9 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ngày  10/4/2006;  tham khảo các văn kiện Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ  XI và một số ý kiến đóng góp xây dựng Văn kiện này.


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này