Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn-Thể-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn-Thể-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chuyện đời hoa hậu đầu tiên của Việt Nam

Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.

Từng hoạt động cách mạng, bị địch bắt tù đày rồi trở thành ký giả, tiến sĩ sử học, hiện hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Công Thị Nghĩa (tên gọi khác là Thu Trang) định cư tại Pháp.

Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn với đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của thân phụ.

.
Ngay từ thời con gái, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học. Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch TP HCM - đường Đồng Khởi, quận 1).
Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận 1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà ký bút danh Thu Trang, đây là bút danh chính cho tất cả trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.
Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.
Ngày 20/5/1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện tại cuộc thi này.
Do quan niệm ở thời điểm đó nên không có phần thi áo tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.
Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà xét ở thời điểm này rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.
Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng.Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…
Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Bà có mang.
Bà Thu Trang và con trai tại Pháp.
Trong cuốn hồi ký, bà thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu? Ngang trái thay, tôi đã không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".
Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Rất nhiều năm sau, bà vẫn không oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.
Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là thi sĩ Bùi Giáng.
Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. "Khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.
Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập "Mưa nguồn" của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: "Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này".
Họa sĩ Bửu Ý có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách: "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".
Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.
Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng. Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này.
Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào.Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy. Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
Vì nhiều lý do, trong suốt thời gian học tập và sinh sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.
Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!".
Nguồn: Theo An ninh thế giới

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch(*)

(*) Đó là ý kiến của Ông Võ Tòng Xuân -Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân -nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang. Nhân dịp năm mới Dương lịch vừa đi qua và Tết Âm lịch đang đến gần, Bách Việt muốn đăng lại bài viết của tác giả cách nay 7 năm để tham khảo. Vẫn biết để thay đổi một tập tục có bề dầy hàng ngàn năm hoàn toàn không đơn giản. Nhưng mọi sự thay đổi đều có giá trị của nó-Bách Việt.
 
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
GS-TS Võ Tòng Xuân
“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.
GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.
Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.
Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.
Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.
Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.
Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
1. Bỏ ngày Tết cổ truyền
Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.
Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

                                                     Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có được  đổi sang  dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)
Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.
Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.
Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.
Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.
Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.
Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.
Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.
Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.
Theo VTC News

--------------

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Đất nước tôi (*)

 (*) Đây là tên bài "thơ tức cảnh"trên blog Trương Duy Nhat. Đọc thấy hay hay, cay cay... cóp lại xem chơi ... Không quên nhắc lại  "không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog Bách Việt !"
Không hiểu sao nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện nhóm lò, lại hứng chí mần... thơ!


 
 
Đất nước tôi
Hà Tĩnh, Cần Thơ, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...
Người nổ súng, kẻ uống thuốc sâu, nơi biểu tình
Phụ nữ khỏa thân, cả làng để tang đòi đất
***
Đất nước tôi chưa bao giờ đau đến thế
Trấn áp nhân dân, quị lụy kẻ thù
Đảng ung thư(1)
Dân tình mất đất
***
Đất nước tôi
Như một con tàu lao dốc tuột phanh(2)
Hết Vinashin, Vinalines đến Vina đồng chí X
Hàng trăm nghìn tỷ vẫn không sai, chỉ một lời xin lỗi
***
Đất nước tôi
Đi đâu cũng nghe Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, đồng chí X
Đâu cũng dựng tượng Bác Hồ
Đâu cũng muôn năm nhiệt liệt
Đảng cao cả, đảng là đạo đức văn minh
***
Đất nước tôi
Phó Thủ tướng cũng nên thầy ưu tú
Thống đốc tồi cũng thành chiến sĩ thi đua
Và một đứa ca sĩ chân dài cũng được tôn vinh là nhân vật tiên phong
***
Đất nước tôi
Cái mảnh đất mang hình dấu hỏi(3)
Từ Đinh Lý Trần Lê, Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Đến đồng chí X
Có bao giờ như thể hôm nay
Cả đất nước như như một chiếu hề
Đến Thủ tướng cũng bị gọi là “đồng chí X”
Chủ tịch nước mở miệng là “một bầy sâu”
Tổng Bí thư tự biến mình thành ông già nhóm bếp
Và đảng viên là một bầy sâu
***
Đất nước tôi
Bốn nghìn năm đến nay còn nhóm lửa
Nhân văn trên sự bất lực đê hèn
Đất nước tôi ơi, Việt Nam đâu phải thế
Nhưng vì sao, ơi hỡi vì sao?
_______________
- (1): ý của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
- (2): ý của Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc
- (3): ý của nhà báo Bùi Thanh (chẳng lẽ đất nước mang hình dấu hỏi/ để chúng mình cứ phải hỏi tại sao?)


*****

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Có không chuyện Phó Giáo sư S ?

Mấy hôm nay công luận, nhất là cư dân mạng, xôn xao bức xúc về một vụ việc được phát giác trên bài viết của tác giả tên là Hồng Châm đăng trên báo Giáo dục và Thời đại. Bài báo đề cập vtrường hợp sai phạm  của một chư vị Tiến sĩ-Phó Giáo sư S (vì lý do nào đó tác giả không nêu tên thật) của một trường Đại học danh giá Hà Nội được cđi giảng bài tại Đà Nẵng . Sau khi kim tra lại, chủ blog tôi thấy bài báo đó là có thật và nó đang được lưu truyền khá rộng trên Twitter, Facebook... Xin mạn phép đưa lại trên blog Bách Việt  nguyên văn  một entry của blog  Nguyễn Thông http://thongcao55.blogspot.com.au/2012/11/thay-u-pho-giao-su-u.html cùng với những lời bình bên dưới . Tđây bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm ra nguyên gốc bài báo đồng thời với các tài liệu tham khảo khác.

Vẫn biết cần thận trong với mọi loại thông tin, song sẽ là quá thận trong nếu bỏ qua thông tin này trước tình trạng mua danh bán chức tràn lan tạo ra những vị giáo sư vô liêm sĩ như thế này. Nếu đúng sự thật thì đây chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp đất nước có tha tiến sĩ nhưng thiếu tri thức như Việt Nam. Vấn đđặt ra là ngành Giáo dục và Đào tạo cần kịp thời kim tra và xử lý một cách nghiêm minh với tinh thần cầu thị khách quan và làm sáng tỏ trước công luận, tránh tình trạng "lơ đi" hoặc ém nhẹm như đối với nhiều trường hợp trước đây khiến dư luận càng khó hiểu--Bách Việt    


Tranh minh họa (Bách Việt sưu tm tnguồn intrnet)

Thầy ư, phó giáo sư ư ?

Bài báo dưới đây của tác giả Hồng Châm đăng trên báo Giáo dục & Thời đại, cơ quan ngôn luận của Bộ Giáo dục-Đào tạo.Nếu chuyện không có thật (bởi vì báo chí dạo ni rất hay bịa) thì cơ quan chức năng, trước hết là Ban Tuyên giáo và Vụ Báo chí-xuất bản cần nhắc nhở và có biện pháp xử lý tờ báo trên, bởi làm xấu đi hình ảnh người thầy, người trí thức (giáo sư, phó giáo sư) nước nhà.Nếu đúng như tác giả và tờ báo phản ánh, có nhẽ chả chần chừ gì nữa mà không làm việc với vị phó giáo sư mất nết ấy. Thầy kiểu vị này đang hơi bị nhiều, bớt đi một con sâu cũng đỡ xấu phần nào cho vườn học thuật, giáo dục nước nhà.
Tôi từng nhiều năm dạy học, cũng từng dạy cho sinh viên năm cuối ĐH KHXH-NV về báo chí, mỗi lần lên bục giảng đều tự nhắc mình phải đúng tư cách người thầy, thiếu micro tự tìm micro, bảng chưa xóa tự tay xóa bảng, không một lần rủ rê học trò ăn nhậu, chơi bời... nên không tưởng tượng được trên đời lại có thầy giáo, giảng viên, giáo sư như vậy. Chả nhẽ đạo học thời nay nát đến thế sao? Nghe đâu vị được phản ánh dưới đây là giảng viên một trường rất lớn ở Hà Nội mà một ông bạn tôi, thầy Vũ Đức Nghiệu đang làm quản lý tại đó. Xin thầy Nghiệu lưu tâm, đừng để con sâu làm rầu nồi canh, thầy ạ.

Ngậm ngùi vì thầy... sang quá
 HỒNG CHÂM  
 Nghe cán bộ giáo vụ khoa báo tin tuần lễ tới, lớp sẽ học môn của một PGS có tên là S ở Hà Nội vào thỉnh giảng, sinh viên lớp báo chí năm thứ tư của trường đại học nọ mừng rơn. Chỉ vì từ đầu năm học tới giờ, toàn phải lên lớp theo thời khóa biểu chính khóa do các GV ở trường dạy.Được học với giáo viên thỉnh giảng có phần mới mẻ, đỡ gò bó về giờ giấc; thêm nữa, giáo viên thỉnh giảng thường có tay nghề, nhiều vốn sống thực tế. “Tiếp cận với họ chẳng bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang”, GV chủ nhiệm lớp đã từng nói một cách hóm hỉnh như vậy! Phó giáo sư S có thâm niên ở một trường đại học thuộc hàng quốc gia, thế nào học môn của thầy cũng bổ ích, lý thú.
Lớp trưởng lớp báo chí năm tư giãi bày tâm sự trên đây với một SV khóa trước đã ra trường, thì SV này cười và nói một cách bí ẩn: “ Phó giáo sư S hả? Ừ thì …hãy đợi đấy!” làm lớp trưởng báo chí năm thứ tư càng hồi hộp.

Giây phút chờ đợi rồi cũng đã đến! Vị PGS nọ bước vào lớp, dáng dấp phương phi và bước chân đường hoàng, đĩnh đạc. Vừa ngồi vào bàn giáo viên, thầy đã đảo mắt quan sát khắp lượt phòng học và chê bai trang thiết bị ở đây “nghèo” quá. “Thời buổi bây giờ tất cả phải công nghệ cao. Công việc của tôi hàng ngày quá nhiều, nên lúc nào máy móc, phương tiện phục vụ cũng phải chỉnh chu”- Thầy nói với chất giọng lơ lớ xứ Nghệ, rồi giở chiếc máy vi tính mới toanh ra để trên bàn và hỏi cả lớp: “Wifi cắm ở đâu các em?”. Học sinh ở bên dưới bắt đầu “ mắt tròn mắt dẹt” nhìn nhau. Rồi thì lớp trưởng đứng lên “Thưa thầy, Wifi là mạng không dây, chỉ cần gõ mật mã Password là được ạ”. Rắc rối, “quật” với chẳng “quộc”, thời buổi hiện đại mà rắc rối ! Ở phòng làm việc của tôi la liệt máy móc nên chỗ nào cũng phải có ổ ắm tiện lợi cả ”.

Tiếp đó, thầy “con cà con kê” về chuyến bay từ Hà Nội vào, ở đâu, ăn gì, làm gì từ tối hôm qua tới giờ. Rồi thầy ghi lên lớp tên bài giảng cùng đề mục một la mã –“Khái niệm”; thầy mở giáo trình ra “lua” một mớ định nghĩa, con số và những lời phát biểu của triết gia này, triết gia nọ, bảo học sinh phải chép vào đầy đủ, bởi “môn học của tôi không có sẵn tài liệu đâu đấy nhé. Muốn có tài liệu thì phải biết điều, phải năng động”... Trong lúc học sinh còn hí hoáy “toát mồ hôi” cũng không chép kịp thì thầy đã kể chuyện bên Tây, bên Tàu; toàn những chuyện mà thầy cho là “sang trọng hơn hẳn bên ta”.

Không khí lớp học trầm lắng. Thầy bảo: “ Thầy dạy ở đâu học sinh cũng tập trung học răm rắp chứ không có lơ tơ mơ. Nhưng học là học mà chơi là phải chơi cho ra trò, thì tinh thần mới khỏe khoắn. Đàn ông thì phải như cụ Lý Bạch ở Trung Quốc hay chí ít ra cũng như cụ Nguyễn Công Trứ của ta mới là sang! Tối hôm qua thầy đi dạo một mình ngoài phố, buồn thênh thang. Cánh mày râu lớp này tối nay mời thầy đi chơi một bữa cho ra trò nhé!”...

Thầy bước ra khỏi lớp rồi, lớp trưởng bảo cả lớp phải ngồi lại để hội ý. Bàn qua, cãi lại mãi vẫn không định được là phải nộp mỗi người bao nhiêu để cánh SV nam đưa thầy đi chơi là vừa. Thôi thì cứ gom góp mà ứng trước đi vậy!

Tối hôm ấy, cánh SV nam tới khách sạn để rước thầy. Sau khi đưa thầy đi dạo một vài thắng cảnh thì thầy bảo tìm một nhà hàng “víp một chút” để thưởng ngoạn đặc sản. Thầy gắp nhắm, cụng ly liên tục. Mấy SV nam được “đề cử” tiếp thầy từ trước cũng phải gắp nhắm, cụng ly theo thầy. May quá, đúng vào lúc SV nào, SV nấy cảm thấy ngà ngà hơi men thì thầy bảo “stop” để đưa thầy đi massage thư giãn, có sức khỏe mai lên lớp “chiến đấu” tiếp.

Cánh SV nam đã tản mạn ra về, chỉ còn có lớp trưởng và lớp phó ngủ gà, ngủ gật, chờ thầy ở ngoài phòng massage. Tưởng thế là đã trọn vẹn trách nhiệm với thầy. Ai ngờ khi thầy bước ra, lại có mấy cô nhân viên trẻ trung, xinh đẹp ra bảo trả tiền “bo” cho thầy. Lớp trưởng, lớp phó nhìn nhau vì tiền đưa thầy đi chơi đã cạn rồi. Nhưng không còn cách nào khác là phải bỏ thêm tiền túi cá nhân lớp trưởng, lớp phó ra để mà “bo” giúp thầy. Lòng ngậm ngùi vì nỗi…thầy chơi sang quá!

Tôi hỏi lại các em SV rằng, tại sao nhà trường đã thực hiện chủ trương lấy ý kiến phản hồi của người học của Bộ mà SV lại không phản ánh sự việc bất bình ra trình bày với lãnh đạo khoa của trường, thì các em bảo, sợ phản ánh sẽ bị thầy trù dập, không cho đủ điểm thi hết môn, hơn nữa nghe đâu thầy S lại có quan hệ “dây mơ, rễ má” gì đấy với một cán bộ của khoa. Sự thật này với tôi thật sự đột ngột ! Có người còn chỉ cho tôi tâm sự não nùng của một SV trên Facebook: “ Ở khoa của chúng tôi, các thầy cô giáo, kể cả một vài GV được mời thỉnh giảng cũng rất giản dị, gần gũi với SV, thương SV lắm. Nên chúng đâu có ngờ người có học hàm, học vị đầy mình như giáo sư S lại “ bắt chẹt” sinh viên đến thế”.

Đã từng được may mắn tiếp cận với nhiều cán bộ, giảng viên rất đáng kính, chuẩn mực từ tác phong, lối sống tới năng lực giảng dạy, chính tôi cũng khó ngờ kiểu giáo viên như Phó giáo sư S vẫn còn tồn tại nơi giảng đường đại học. Mong sao qua mẩu chuyện này, nỗi niềm khó nói của SV khoa báo chí kể trên đến được với tất cả, trong đó có Phó giáo sư S…

Hồng Châm
(theo báo Giáo dục & Thời đại- cơ quan ngôn luận của Bộ GD-ĐT)

15 nhận xét:

  1. Qua sông phải bắc cầu kiều Muốn thành hay chữ phải yêu lấy thày.
    Yêu thế này thì...bỏ cả cha lẫn mẹ.
    Trả lời
  2. Thông tin này có đăng trên vài ba tờ báo nhưng cũng đều dẫn nguồn từ báo GD&TĐ.Chắc Ông Phạm Vũ Luận đã nắm được cụ thể vụ việc.Một sinh viên khoa BC vừa ra trường đã úp mở về vị PGS.TS S.với đồng môn năm thứ 4,chứng tỏ lão S. đã rất nhiều lần vi phạm đạo đức nghề nghiệp.Một con chó chết đang bốc mùi trong ngành trồng người.Không S.,X.gì nữa,hãy gọi đích danh lão,nơi lão hành nghề,lôi lão ra ánh sáng để nhân dân,công luận ị vào mặt lão!
    Trả lời
  3. Ông Phạm Vũ Luận là son sâu bự hơn thì làm gì nhau?
    Trả lời
  4. Hạng giáo sư này nhiều như trấu các bác ơi. Nhưng lôi được đám này ra trước công luận khó lắm. Cũng như tham nhũng, ai cũng thấy, ai cũng biết mà không làm gì được chúng; ngay gọi tên thật nó ra cũng không dám, nói gì trị nó. Thôi, cái nghiệp chướng của dân vn mìnnh như thế mà
    Trả lời
  5. Trong chăn mới biết chăn có rận, nên chuyện như trên trong trường ĐH chẳng có gì là lạ, là hiếm đâu quí vị ơi. Nếu quí vị quen GV ĐH hỏi thì biết liền, ở đâu tiêu cực nhiều, ở đâu tiêu cực ít, trình độ ra sao... của những vị "trí thức đẳng cấp" đó.
    Trả lời
    Trả lời







    1. Ngay bộ GDĐT còn tham nhũng bằng cách độc quyền sách thì tên gs S có chi mà lạ!!
  6. Khi viết báo , người viết ắt phải có đủ chứng cứ vậy việc gì phải gọi S ,X làm gì , cứ như là họp TW vậy. chán mấy ông viết báo thật
    Trả lời
  7. Theo như bài báo mô tả thì ông phó GS này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, quê ở Hà Tĩnh. Nếu bài báo trên nói về ông này thì đúng là có thật đấy bác Thông à. Cách đây hơn chục năm, chúng tôi cũng từng là "nạn nhân" của ông này khi ông vào dạy thỉnh giảng chúng tôi ở trường ĐH KH Huế. Sau này, tôi có nghe nhiều sinh viên từng là học trò của ổng ở ngay trường ổng dạy và vài trường khác ông này đến thỉnh giảng đều khiếp đảm vì sự "mất dạy" của ổng khi ổng bắt sinh viên phải chiều ổng đủ thứ, từ ăn uống, chơi bời... Nói chung, ông này không hề có tư cách dạo đức của một người thầy giáo.
    Thế nhưng, dù rất nhiều thế hệ sinh viên bị hành hạ bởi một giảng viên có tư cách "mất dạy" như vậy nhưng lạ là ổng vẫn được phong hàm phó giáo sư hẳn hoi. Nghe đâu, đã từng có nhiều sinh viên không chịu nổi đã từng làm đơn tố cáo lên trường nơi ông này công tác nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó. Quá buồn!
    Trả lời
  8. Nếu đúng như bài báo viết thì ông này họ Dương, tên Sơn, là tiến sĩ báo chí, giảng dạy tại 1 trường ĐH mang danh nhân văn ở Hà nội. Hơn chục năm trước ông này từng vào thỉnh giảng chúng tôi ở Trường ĐHKH Huế và ổng để lại ấn tượng về nhân cách mà đến giờ tôi không thể quên được. Ông dùng đủ trò để "hành hạ" sinh viên nghèo bằng cách gợi ý để sinh viên đưa ông đi ăn uống, chơi bời... Rồi cách nói năng rât tục tĩu của ổng. Tôi từng nghe nhiều sinh viên ở trường ổng này dạy kêu trời vì đạo đức và nhân cách không thể chấp nhận được của ông ta, và nghe đâu từng có sinh viên làm đơn tố cáo lên trường nơi ông ta công tác nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Và đến nay thì ông đã được phòng hàm phó giáo sư. Khổ thế đó bác!
    Trả lời
  9. Chuyện của vị PGS này quá bình thường. Gặp cụ này là quá đơn giản. Tôi từng làm lớp trưởng, từng phải hầu hạ dạ vâng các cụ rất nhiều, tôi từng là khách VIP của các tụ điểm ăn chơi vì tôi là người trả tiền cho các cụ thư giãn sau những giờ lên lớp mệt mỏi. Các cụ khen thằng này hay hơn mấy thằng lớp kia. Các cụ đổ tội cho tôi vì mày mà tao mất danh hiệu chiến sỹ diệt sinh viên. Khi nào có điều kiện tôi tặng bác Thông vài bài trước khi bác nhập viện
    Trả lời
  10. Tôi được biết P.Giáo sư S đã được Ban giám hiệu kiểm điểm nghiêm túc và Ban giám hiệu cũng đã tự nhận một hình thức kỷ luật, vì đã để PGS. S sa sút đạo đức. Tuy nhiên, để cho thực sự dân chủ, BGH không quyết định ngay hình thức kỷ luật mà đưa ra Hội đồng nhà trường. HĐNT họp 5 giờ liền, một cuộc họp dài chưa từng thấy, kiểm điểm rất kĩ, cuối cùng đã bỏ phiếu tín nhiệm, kết quả đa số cho rằng để khỏi mang tiếng xấu cho một trường đại học, rất dễ bị thế lực thù đich lợi dụng, cho nên không kỉ luật PGS. S. Giáo sư Hiệu trưởng nói đến đây rưng rưng suýt bật khóc làm cả Hội đồng rất cảm động. Thật là một cuộc phê và tự phê chưa từng thấy xưa nay ở trường đại học này.
    Trả lời
  11. Tôi từng học qua (chắc là) vị này hồi còn là SV BC ĐHTH những năm 90. Thầy dạy cũng thường thôi nhưng có mác TS từ bên Nga nên làm phó khoa, ăn nói hoành tráng ai nghe cũng sợ. Riết rồi chúng tôi cũng nhận ra, không mấy ai nể nữa. Vậy mà giờ...Thôi thì chúc mừng thầy và chia buồn cùng các bạn.
    Trả lời
  12. Ai có hình ảnh chân dung của vị GS này không? Xin cám ơn!
    Trả lời
  13. PGS S như này chưa ăn nhằm gì đâu,tui còn biết một gs ở ĐHBK Hanoi còn tởm hơn.
    Trả lời
  14. Tôi là GV của một trường ĐH ở thủ đô. Tuy trường tôi chưa có vụ scandal ầm ĩ nào về những chuyện như thế này, nhưng tôi biết một vài nhân vật là đảng viên "có mác - có chức" ăn tiền của sv dã man luôn, ấy thế nhưng trên các cuộc họp hoặc đại hội CBCNV cứ leo lẻo rao giảng "đạo đức nhà giáo XHCN". Nghĩ mà tởm!

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

NHỮNG BỨC HỌA TUYỆT CÚ

CỦA DANH HỌA PINO DAENI (*)

Những bức tranh vẽ đúng nghĩa của nó phải là như thật nhưng đẹp hơn thật. Đó  chính là tiêu chí và mục đích của hội họa và nghệ thuật nói chung . Những bức tranh dưới đây cho ta thấy điều đó. 

Thấy những bức tranh này đươc lưu hành tự do trên mạng internet, tôi xin mạn phép  lưu lại và chia sẻ cùng bạn đọc . Lưu ý sử dụng chuột  để phóng to và làm rõ hơn hình ảnh  (Blog Bách Việt)

(*)Danh họa Pino Daeni - là một nghệ sĩ người Ý, được đào tạo tại Viện Nghệ thuật của Bari, sau đó tiếp tục học tại Học viện Milan của Brera, chuyên vẽ tranh mà chất liệu chủ yếu là sơn dầu. Bằng nghệ thuật hội họa, ông muốn gởi gắm tâm tư tình cảm của mình vào những bức tranh sơn dầu mà ông

gợi cho clip_image004 người xem cảm giác ấm áp, nỗi nhớ, tình yêu... sâu lắng! Pinois với sự nhạy cảm và tinh tế đã nắm bắt từng động tác và biểu hiện của các nhân vật trong từng tác phẩm tạo nên những hình ảnh hết sức có hồn và sống động. Ông chuyên vẽ em bé, ảnh khỏa thân và vẽ nghiên cứu! Pino Daenilà một nghệ sĩ thành công và nổi tiếng trong quê hương của mình, và cả thế giới... Đó là lý do tại sao tranh của nghệ sĩ Pino được sưu tầm và tìm kiếm khắp nơi trên thế giới!   Lan Phương mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một vài tác phẩm của ông dưới đây:

clip_image001 clip_image002 clip_image003 clip_image004 clip_image005 clip_image006 clip_image007 clip_image008 clip_image009 clip_image010 clip_image011 clip_image012 clip_image013 clip_image014 clip_image015 clip_image016 clip_image017 clip_image018 clip_image019 clip_image020 clip_image021 clip_image022 clip_image023 clip_image024 clip_image025 clip_image026 clip_image027 clip_image028 clip_image029 clip_image030 clip_image031 clip_image032 clip_image033 clip_image034 clip_image035 clip_image036 clip_image037 clip_image038 clip_image039 clip_image040 clip_image041 clip_image042 clip_image043 clip_image044 clip_image045

*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này