Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn-Thể-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn-Thể-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Tôi đi tập kết

Nhân dịp "Kỷ niệm 60 năm ngày Học Sinh miền Nam trên đất Bắc" vừa được tổ chức tại Hà Nội, chủ blog tôi mạn phép đăng lại một ký ức của bản thân trong thời kỳ đáng ghi nhớ đó (trích từ "Tản mạn cuộc đời tôi")   

Vào một ngày se lạnh cuối năm 1954 cha tôi đi họp về thông báo vắn tắt với cả nhà rằng ông sẽ phải "đi tập kết" ra miền Bắc ngay trong vài ngày tới. Ông cũng bảo chị Hai hoặc tôi cũng có thể đi sau nếu muốn. Riêng ông cần phải đi trước khi  "đối phương” tiếp quản chính quyền ở địa phương. 

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Gió mới hay gió độc?

Cách đây gần 2 năm Bách Việt đã đăng một bài về tình trạng biến dạng tại  Công viên Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. (xem bài tại link này http://trankinhnghi.blogspot.com/2012/11/vi-au-cong-vien-nghia-o-ang-bien-dang.html ). Trong bài viết có đề cập về một vài khu "đất vàng" vốn thuộc Công viên Nghĩa Đô nhưng đang bị cắt xén, thậm chí bị nguy cơ "hô biến" thành của riêng. Và không phải đợi lâu, các địa điểm mang tên "dự án"  đó đến nay đã đi vào hoạt động dưới danh nghĩa "công ty TNHH..." khiến người dân rất bức xúc và thất vọng về cách quản lý đất công của chính quyền.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Vì sao "Sống cùng lịch sử"chết ỉu

Cuốn film nhựa "Sống cùng lịch sử" trị giá 21 tỷ đồng do Nhà nước đầu tư vừa ra lò nóng hổi đã bị ế đến mức phải rao chiếu miễn phí trên toàn quốc, nhưng số người đi xem vẫn thưa thớt. Dư luận công chúng, báo giới và cả giới bình luận chuyên nghiệp đều chê cuốn film cả về nghệ thuật lẫn nội dung. Một số ý kiến đổ lỗi cho cơ quan quản lý và cá nhân những người làm film. Có ý kiến cho rằng có nhiều điều không đúng sự thật lịch sử...trong khi ý kiến khác chê trình độ kỹ thuật, kỹ xảo v.v...Cũng cố ý kiến cho rằng có tiêu cực tham nhũng trong quá trình làm film. Hình như thói đời vẫn thế- hễ dậu đổ là bìm leo- đâu đó thấy khá nhiều ý kiến chê film dỡ quá, thậm chí nhiều người chưa xem phim cũng chê! Đã thế thì tẩy chay cho bỏ tức! 

Nhìn chung ý kiến khá phức tạp và trái ngược nhau mặc dù xem ra ý kiến nào cũng có lý cả. Có một điều đáng suy nghĩ là, bất chấp doanh thu thấp và sự phê phán của công luận, những người trong giới quản lý ngành điện ảnh (và cả bản thân đạo diễn cuốn film thì phải?) lại đánh giá "Đã hoàn thành nhiệm vụ...theo chỉ đao". Điều này có nghĩa họ coi trọng việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó hơn là doanh thu! Với tất cả những gì đã và đang diễn ra có thể thấy số phận cuốn film vốn đã hẫm hiêu chắc sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử, chứ khó có thể sống cùng lịch sử!

Với tâm trạng băn khoăn, người viết bài này đã quyết định đến Trung tâm chiếu bóng quốc gia (Hà Nội) để mục sở thị xem thực hư thế nào. Và khi chưa xem thì không dám phát biểu, nhưng xem rồi thì thấy không thể không nói đôi điều.



Trước hết phải nói cuốn film không tồi, cả ở góc độ nghệ thuật lẫn nội dung. Kỹ thuật quay, hình ảnh, âm thanh, tốc độ, kỹ năng, kỹ xảo,v.v...  đều bắt kịp thời đại. Nội dung cũng khá ổn, không có gì đến mức phải nói là "không đúng sự thật" như một số người nhận xét. Dàn diễn viên có cả người ta và người tây đều trẻ đẹp. Có thể nói đạo diễn đã có sự sáng tạo và mạnh bạo trong việc thay đổi cách làm đối với loại film chính trị thường đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng nhắc lâu nay. Ý tưởng lồng ghép một chủ đề lịch sử tưởng nhàm chán với một hoạt động "thời thượng" của giới trẻ VN hiện nay là đi phượt có lẽ nên được đánh giá cao, ít nhất là trong trường hợp cụ thể của film này. 

Một cảnh trong film Sống cùng lịch sử
Vậy tại sao không có người xem? Tất nhiên có một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có sự yếu kém trong khâu hậu mãi, nhưng có nguyên nhân chính thuộc về phía khán giả, trước hết là tâm lý muốn "quên" quá khứ một thời CM? Nói vậy nghe có vẻ võ đoán, vơ đũa cả nắm..., nhưng đó là sự thật nếu chịu nhìn thẳng vào nguyên nhân sâu xa của nó là tình trạng mất lòng tin vào giới lãnh đạo đất nước hiện nay. Khi người dân đã nghe nói quá nhiều về cách mạng nhưng thấy nhiều đồng chí bây giờ toàn làm ngược lại...thành ra họ nghĩ các ổng (ông í) toàn tuyên truyền! Dần dà người ta trở nên dị ứng với những từ ngữ "cách mạng", "lịch sử"...là điều khó tránh khỏi. Thế hệ già còn bị tác động, huống chi thế hệ trẻ? Người Việt lại có thói xấu hay theo đuôi nhau!

Sẽ suy nghĩ thêm. Nhưng cảm nhận khá mạnh mẽ sau buổi xem film là như vậy.


Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chùm thơ

Thái Bá Tân· 

ĐÈN CÙ
Con người, về cơ bản
Thường rất dễ bị lừa.
Nhưng lại khó thuyết phục
Rằng họ đã bị lừa.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Tổ sư cha cái củ khoai (*)

(*) Toàn nói chuyện chánh trị khô khan quá, Bách Việt xin phép "đổi gió" bằng một chuyện có thật sưu tầm trên mạng, chắc nhiều người sẽ giật mình "sao giống ta" thế!  



Tổ sư cha cái củ khoai
                                 Tác giả: Lê Tự 
Tôi là con gái một gia đình gia giáo. Thế có nghĩa là các cụ sinh thành đều thông thạo về phương diện giáo dục con cái theo tư tưởng nho nhe, ấy là “công dung ngôn hạnh”.

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không?

Tác giả: Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Nhân đọc bài báo trên Dân trí

Tác giả: Ninh Vũ 

Hình minh họa (của Bách Việt)
Sau khi đọc bài báo trên tờ Dân Trí về PTT-BT NG Nguyễn Mạnh Cầm, có đôi điều muốn viết về báo chí ta. Dân Trí là tờ của Hội Khuyến học có bài viết hay về Chủ tịch hiện nay của Hội, một nhà ngoại giao kỳ cựu của nước nhà. Đây là điều không cần bàn cãi. Chuyện muốn nói là tờ báo mang tên Dân Trí, nhưng cũng hay mắc phải những điều sai, không chính xác. Có thể nói như Táo quân Tự Long thì ai không làm gì thì mới không có lỗi, không sai! Nhưng Dân Trí thì không nên sai, không được sai thì mới góp phần nâng cao dân trí được.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Một đời Mưu mẹo


Tác giả: Minh Diện 
Cuối năm ngoái  tôi về quê tảo mộ. Buổi chiều hôm ấy tôi ra nghĩa trang bên bờ  sông Cô, thấy người các nơi đổ về tảo mộ đông như hội. Lớn bé, già trẻ, trai gái, sang hèn đủ cả, mọi người thắp hương, đốt vàng mã, thành kính bên mộ người thân. Nhìn cảnh thanh minh tảo mộ thật cảm động. Dòng chảy thời gian như tụ lại,những số phận  tưởng đã chìm vào quên lãng  bỗng  hiện hữu quanh  đây.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khi chính khách Việt tranh luận công khai

Gần đây các báo đài chính thức và "lề trái", cả trong nước và quốc tế, đều đưa tin về vụ tranh cãi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan sự cố hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Viet Nem” tại đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp quốc tế tổ chức tại Trung Quốc giữa tháng 11 vừa qua. Được biết sự cố này đã được phía ban tổ chức (Trung Quốc) và cá nhân hoa hậu Trần Thị Quỳnh gửi thư xin lỗi. Xem thêm tại đây .


Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt

Hình chỉ có tính minh họa
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu lên với chứng cứ rõ ràng, ở  mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì  "đổ tại" người khác, tại khách quan...

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Điều ai cũng biết nhưng ít người tuân theo

Bí mật của tình yêu Brad    Pitt & Angelina Jolie.
Cuối tháng 3/2012, một bức thư đầy tình cảm, được cộng đồng mạng rỉ tai nhau là của Brad Pitt viết tặng người tình Angelina Jolie đã được lan truyền như một "bảo bối" để các cặp vợ chồng hâm nóng tình yêu trong hôn nhân.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Tục ngữ Việt Nam


Nguồn  Qua họp thư bạn bè. Tác giả : Vô danh

Hình chỉ có tính  minh họa
Bốn người khách thuộc hạng văn/thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :
-“Em rót bia cho mấy anh nhé?”
Anh A liền tán :
-“Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
Cô cười dịu dàng:
-“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B vỗ đùi:
-“Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
-“Dạ . Cảm ơn quí anh”.
Anh C đon đả :
-“Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
-“Dạ”.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly :
-“Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.
Cô cười rất duyên :
-“Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà.Quí anh không thấy phiền chứ ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :
-“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
-“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn :
-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi.
Cô bình tĩnh giải thích:
-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
-“Úi trời! Đúng quá”
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm :
-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở :
-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái tiếp :
-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp :
-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
Bốn đấng mày râu cười gượng gạo thấy mình kém tắm quá so với cô tiếp viên.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Bạn bè (*)

(*)Đang lúc đầu óc trống rỗng thấy trên họp thư bạn bè (mail-box) bài viết ngắn này rất "hợp cảnh hợp tình"...nên quyết định đưa lên blog, chỉ tiếc không thấy tên tác giả (?)  Ảnh minh họa của chủ blog.

 
Bạn bè cũng như tiền: 
Có tờ ... thật
Có tờ ... giả
Có tờ ... lành
Có tờ ... rách 
Chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN BẠN LÀ AI ?
   

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nghề hốt cứt (*)

(*)Vẫn tự hạn chế việc đưa lại tin/bài của người khác lên blog này, nhằm một mặt  tiết kiệm space, một mặt tránh phải giải thích hoặc chú thích dài dòng kẻo bị "hiểu nhầm" phiền toái lắm!  Nhưng hôm nay gặp bài "Làng Cổ Nhuế" trên mailbox thấy hay quá, nhất là đoạn mô tả chuẩn xác đến từng centimét chuyện nghề chuyện nghiệp hót cứt của một làng nghề truyền thống giữa Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến nhưng đang có nguy cơ thất truyền trước trào lưu hiện đại hóa như vũ bảo. Vậy nên tôi xin mạn phép tác giả được đưa lại nguyên văn bài viết đồng thời đặt tên entry là"Nghề hót cứt" để nêu bật tính chuyên đề mà thôi (Bách Việt)   

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

"Trống đánh xuôi kèn thổi ngược"

Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Vũ Đức Tâm (VĐT)mới gửi đến Bách Việt. Vẫn với cách nhìn sắc sảo và lối diễn đạt dí dỏm, VĐT đã phân tích về một chủ đề đang gây xôn xao dư luận gần đây là tại sao và như thế nào mà cuốn Animal Farm rất nỗi tiếng của thế giới từ thế chiến thứ II mà mãi đến nay mới được dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Không những thế, việc giới thiệu muộn mằn này dường như đang gặp những trắc trở mà tác giả cho là do có sự "trống đánh xuôi kèn thổi ngược"...
Chia sẻ quan điểm của tác giả, đồng thời chủ blog Bách Việt tin rằng một sự cấm đoán hoặc thu hồi  ấn phẩm của cuốn sách nói trên vào lúc này vì bất cứ lý do gì đều có thể dẫn đến hậu quả tai hại hơn mà thôi. Chẳng lẽ ngành tuyên huấn cùng các nhà xuất bản quốc gia đến nay vẫn chưa nhận ra rằng cấm đoán hoặc bưng bít thông tin không bao giờ đem lại kết quả tích cực (?) Nếu muốn bạn có thể đọc toàn bộ tác phẩm Trại Súc vật tại đây http://motsach.info/story.php?story=trai_suc_vat- Bách Việt.



Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Lạ hơn hòn đá lạ

Gần đây hễ có điều gì, việc gì, thậm chí người gì ...không tiện gọi đích danh thì thêm cái đuôi "lạ" như "nước lạ", "tàu lạ"...và mới đây có thêm "đá lạ" ngay giữa Đền Hùng. Đang loay hoay chưa biết thực hư ra sao thì một ông bạn hưu trí từng nhiều năm làm văn hóa quốc gia và quốc tế gửi cho một bài viết với cái tiêu đề cũng khá lạ trên đây. Thấy bài viết vừa nghiêm túc, vừa sâu sắc lại dí dỏm, chủ blog Bách Việt xin mạn phép tác gỉa Vũ Đức Tâm (*) đăng lại dưới đây nguyên văn bài viết để chia sẻ cùng bạn đọc (Bách Việt).


Những ngày qua dư luận không ngớt bàn tán về một hòn đá cao 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm được đặt ở Đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Vì chưa rõ lai lịch nên người ta gọi là hòn đá lạ. Xung quanh hòn đá lạ này, khi đọc một số bài viết trên báo mạng (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/hon-da-la-o-den-hung/http://www.tienphong.vn/xa-hoi/622590/Can-canh-hon-da-la-tai-den-Hung-tpov.htmlhttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/622799/Giai-ma-“Hòn-dá-lạ”-ỏ-Dèn-Hùng-tpov.html …), mình thấy cách hành xử và phát ngôn của một số quan chức lại còn lạ hơn nhiều.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Lý giải sự "lắm điều" ở đàn bà

Có nghiên cứu cho rằng, nữ giới có nhiều protein ngôn ngữ và khả năng xúc cảm cũng vượt trội đàn ông, đó là lý do khiến họ trở nên “lắm điều”.

Đàn bà mỗi ngày nói khoảng 20 ngàn từ trong khi đó đàn ông chỉ khoảng 7 ngàn từ. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, đó là do nữ giới có nhiều protein ngôn ngữ. Khả năng xúc cảm của đàn bà cũng vượt trội đàn ông và đó cũng là một trong những lý do khiến họ trở nên “lắm điều”.
Nói nhiều hơn nam giới tới… 13.000 từ/ngày
BS Hoàng Xuân Đại cho biết, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Mỹ với nữ giới, họ phát hiện có một “protein ngôn ngữ” đặc biệt trong não bộ vì thế ta thường thấy phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông. Chính thế mà các cụ xưa vẫn nói: “Chỉ cần 3 người nữ tụ họp cùng nhau, thêm vài con vịt nữa là thành chợ”.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Đừng tưởng (thơ ca dân gian)

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù







Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
 Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình

Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than
***
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm
Đừng tưởng cứ giặc - ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương


Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn... là chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường

Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
 ***
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư

***

Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ...
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn...
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
                                                                     
Đừng tưởng cứ thích là yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may ... có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn

Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ quan là có, cứ dân là nghèo
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ sang là giầu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hận chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời
***
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lục thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên...!

Tác giả: Không tên
Nguồn: Internet (với những hình ảnh do Bách Việt chèn vào)  

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Quyền lực của đàn bà

Bà Aung San Suu Ky

Sau khi viết “Quyền lực với đàn ông”, một bạn gái hỏi: “Đàn bà có đam mê quyền lực không?”. Chần chừ mãi không viết, sợ sai. Viết về “cái bụng” phái đẹp không đơn giản. Ngay trong tình yêu là thứ rất dễ thấy mà:
“Em bảo anh đi đi, Sao anh không ở lại. Em bảo anh đừng đợi, Sao anh vội về ngay”. Có lúc “có” là không, khi “không” là có, ỡm ờ không rõ; Lại có lúc “có” là có, “không” là không,rành mạch quả quyết. Thực hư, hư thực khó lường. Vì vậy định để các chị viết về nhau dễ hơn. Bởi các chị hiểu nhau hơn.
Bạn động viên: “Cứ viết đi”. Ừ thì viết.
Trả lời cho câu hỏi trên, xin thưa: Có, nhưng ít hơn cánh mày râu. Song, cũng khiếp lắm. 

Từ xưa, đàn bà thường đứng sau một người đàn ông, thao túng chính trường. Một Lã Hậu, chân yếu tay mềm, vì quyền lực mà thừa lúc Hán Cao Tổ đi vắng, chặt đầu Hàn Tín rồi giết cả họ ông, một đại tướng lừng danh trong lịch sử Trung Hoa thời Chiến quốc, từng cầm trong tay trăm vạn hùng binh đánh đâu thắng đó, người có công đầu giúp Lưu Bang lập lên triều Hán hơn 400 năm.
Ở Việt Nam thì một Nguyễn Thị Anh, vì muốn con mình được nối ngôi, mà mưu sát chồng là vua Lê Thái Tông rồi đổ vấy cho bà Nguyễn Thị Lộ, chu di ba họ Nguyễn Trãi, gây nên thảm án Lệ Chi Viên, khiến đến tận hôm nay không người Việt Nam nào không rơi lệ cho số phận của người anh hùng dân tộc tài ba mà bạc mệnh.
Nhắc đến các triều đại Trung Hoa, không thể không nhắc tới Võ Tắc Thiên. Lý thuyết chính trị truyền thống Trung Quốc không cho phép một phụ nữ được lên ngôi. Nhưng bà họ Võ, không bằng lòng với vai trò ngồi sau rèm nhiếp chính mấy chục năm, bất chấp tất cả, lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu, và trở thành vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Người đời sau nhận xét về bà: “Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo, là điển hình của sự độc ác, khi mà vì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ người thân, thậm chí ngay cả với con ruột mình”.
Vì quyền lực, các bà cũng dấn thân không kém đàn ông.
Bà thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan, được tạp chí People bình chọn là 1 trong 50 người đẹp thế giới năm 1988, trở thành thủ tướng ở tuổi 35. Hai lần làm thủ tướng, 2 lần bị truất quyền phải sống lưu vong, bà vẫn không an phận. Khi trở về tham gia tranh cử thủ tướng lần thứ 3, mấy lần bị ám sát hụt, bà không sợ, để rồi cuối cùng bị bắn chết sau khi kết thúc một bài diễn văn vào năm 2007.
Một phụ nữ khác cũng không kém phần nổi tiếng. Đó là bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện. Để trở thành người phụ nữ đứng thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2006, bà đã phải trả giá bằng hàng chục năm tù đầy, giam hãm. Hàng chục năm không được gặp chồng con sống bên Anh quốc. Thậm chí biết chồng sẽ chết vì ung thư, bà cũng không dám rời Miến Điện sang vĩnh biệt chồng, bởi bà biết rằng rời đất nước, bà sẽ không có cơ hội quay lại để tiếp tục cuộc tranh đấu của mình. Nhiều người cho rằng, đất nước Miến Điện hôm nay có được tự do dân chủ, công sức cống hiến của bà không nhỏ.
Khi sếp là đàn bà thì cơ quan, đơn vị chắc chắn được trang trí đẹp hơn, ít ăn nhậu hơn và dường như tham nhũng cũng ít hơn. Và nhân viên được quan tâm chỉn chu hơn, đau ốm được thăm nom, khó khăn được giúp đỡ, thậm chí em nào khó lấy chồng cũng được sếp tạo điều kiện… Chính những quan tâm này khiến nữ anh hùng lao động, giám đốc nông trường Sông Hậu, bà Ba Sương, mới có “quỹ đen” của Nông trường, tạo cớ để người ta kết tội bà 8 năm tù.
Một điểm nữa mà các bà có quyền lực không thua kém các đấng thiên tử mày râu, ấy là tính dâm dục.
Các bà quyền lực thời hiện đại, không thấy sách vở đề cập điểm này. Còn trong lịch sử thì từ Lã Hậu thời Hán, Hoàng đế Võ Tắc Thiên đời Đường, đến Thái hậu Từ Hi đời Thanh đều nổi tiếng ở lĩnh vực này.
Con gái Võ Tắc Thiên là Thái Bình công chúa giới thiệu cho bà nhiều chàng đẹp trai, trẻ khỏe. Các quan thấy bà dâm đãng thì chọn những con cháu khỏe mạnh dâng hiến, thậm chí chính các quan cũng vào cung “phục vụ” hoàng đế để được ân sủng. Vẫn chưa đủ độ, bà còn lập ra Phụng Thần viện, là nơi tập hợp các thanh niên tuấn tú khỏe mạnh nhằm thỏa mãn mình. Phụng Thần viện trở thành nơi dâm loạn nhất của triều đại nhà Đường. Những thanh niên bị thất sủng, sẽ bị giết để diệt khẩu và ném xuống hồ. Sau này Huyền tông Lý Long Cơ cho khai quật, đã phát hiện hàng đống xương người dưới hồ.
Thái Hậu Từ Hi cũng nổi tiếng ăn chơi, dâm dục. Sách vở ghi rằng : Từ khi còn trẻ bà đã là 1 người ham mê nhục dục, khi có quyền lực trong tay, bà không màng giấu giếm chuyện chung đụng với đàn ông, từ các quan thái giám, đầu bếp, kép hát..., không kể thân phận sang hèn...
Tuy nhiên, có lẽ cũng nhờ vào sự ăn chơi của bà mà ngày nay Trung Quốc có một Di Hòa viên cực kỳ hoành tráng, đẹp tuyệt đỉnh. Mình để ý thấy các tua du lịch Việt không ghi điểm này trong lịch trình, có lẽ vì xa (cách trung tâm Bắc Kinh khoảng 35-40 cây số). Đầu năm 1976, mình đã tới thăm. Đấy là một nơi rất đáng chiêm ngưỡng. Bạn nào đi Trung Quốc nên đến đó. Tên tiếng Anh là Summer Palace.
Có một điểm mà ở người đàn bà có quyền lực hơn hẳn cánh mày râu, ấy là mức độ tàn độc của sự trả thù.
Khi còn sống, Hán Cao Tổ sủng ái Thích phu nhân và có ý định lập con của bà là Như Ý làm thái tử vì thấy Như Ý thông minh, tư chất hơn thái tử Lưu Danh (con Lã Hậu). Sau này giành được ngôi cho con, Lã Hậu trả thù. Đầu tiên bà đánh thuốc độc giết Như Ý. Sau đến chặt tay chân Thích phu nhân, móc mắt, đốt tai, cho uống thuốc thành câm, cho ở trong nhà tiêu gọi đó là "người lợn". Đến nỗi Huệ Đế vào xem phải khóc rống, kêu lên: "Việc đó không phải là việc con người làm! Tôi là con của thái hậu, không thể nào trị thiên hạ được!".Từ đó nhà vua ngày đêm uống rượu chơi bời dâm dật, không nghe chính sự, mắc bệnh mà chết khi mới 22 tuổi.
Võ Tắc Thiên cũng không thua kém. Khi lên được ngôi hoàng hậu, bà trả thù Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi bằng cách sai chặt hết chân tay họ rồi bỏ vào chum rượu ngâm để họ không chết ngay.
Nguyên Phi Ỷ Lan thời Lý của Việt Nam cũng mấy lần nhiếp chính. Bà là người tài ba, làm được nhiều điều tốt cho dân cho nước khi cầm quyền. Có lẽ nhờ vậy mà sử sách thể tất cho bà trong việc đầy đọa và hãm hại Thái hậu Thượng Dương cùng 76 người thị nữ. Nghe nói bà rất hối hận về việc này nên đã xây nhiều chùa Phật để sám hối, rửa oan.
TB: Mình theo dõi những người đàn ông khi báo thù chỉ thấy có Mao hành hạ các đồng chí của ông là độc địa nhưng ở một dạng khác.
Tác giả: Trần Thiềm Website

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này