Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tham nhũng đã trở thành "giặc nội xâm"






Tại cuộc hội thảo có tên “Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ QH tổ chức mới đây tại Quảnh Ninh , Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá: "Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng Đánh giá cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng, mà theo đó mức dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng.

Kết quả đánh gía quốc tế này đã được Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng Lê Văn Lân và các đại biểu tham dự phía VN hoàn toàn tán thành. Các đại biểu cũng vạch rõ trước đây, tham nhũng chủ yếu chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh... Thiết nghĩ, sự đánh giá như vậy là sự khẳng định tình trạng tham nhũng ngày cangt tồi tệ, nhưng có lẽ chưa hoàn toàn đầy đủ nếu xét thêm đặc thù "tham nhũng tập thể" tồn tại lâu ngày như "chấy rận" có lẽ chỉ cở ở VN nhưng thường không được phản ảnh trong các báo cáo và điều tra quốc tế. 

Dù sao đánh giá về tình trạng tham nhũng của Việt Nam của Tổ chức Minh bạch Quốc tế là một tiếng chuông báo động tuy chậm nhưng trước khi quá muộn đối với VN. Chậm là vì nó VN đã đánh mất cơ hội phát triển, nhưng sẽ là quá muộn nếu nó khiến VN lại rơi vào tình trạng mất độc lập tự chủ một lần nữa. Người VN hẳn còn nhớ, sau đai thắng tháng 4/1975 kết thúc 30 năm chiến tranh và hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, một nước Việt Nam thống nhất với hình chữ S đầy đủ trên bản đồ thế giới . Lúc đó không chỉ người VN mà thế giới đều tin đất nước và dân tộc anh hùng này sẽ làm nên một kỳ tích kinh tế giống như Nhật Bản đã làm được sau thế chiến II. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng sự tàn phá của chiến tranh là điều kiện thuận tiện để VN tiến thẳng lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.  Nhưng niềm hy vọng đó đã dần lùi xa và và xa mãi. Không biết đến nay sau 42 năm có còn ai hy vọng? Có một điều đáng tiếc rằng cho đến gần đây, mỗi khi nói về nguyên nhân, không chỉ giới lãnh đạo mà người dân VN có xu hướng cho là "do hậu quả chiến tranh" hoặc "các thế lực thù địch", về phần mình nếu có chỉ là "sự yếu kém" chung chung của "cơ chế" và do kinh nghiệm..., trong khi coi nhẹ nguyên nhân tham nhũng, thậm chí có người còn coi là "chất bôi trơn cần thiết" (!?) 

Tuy nhiên, cùng với thời gian, tham nhũng đã cho thấy sức tàn phá ghê gớm của nó. Nó không chỉ ngăn cản sự phát triển kinh tế mà còn làm mất lòng tin của nhân dân vào uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Văn kiện Đại Hội Đảng XI xác định tham nhũng đang "đe dọa sự tồn vong của chế độ". Hàng loạt các vụ tham nhũng quy mô lớn có sự câu kết xuyên quốc gia, thậm chí được chỉ đạo từ cấp cao nhất trong hệ thống công quyền, cho thấy tham nhũng giờ đây đã trở thành là "giặc nội xâm". Tình trạng này trùng hợp với nguy cơ "giặc ngoại xâm" đang đang lăm le với những thủ đoạn vô cùng trắng trợn và xảo quyệt. Hai kẻ thù này đang cùng lúc uy hiếp nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước./. 

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

HOT NEWS: Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt


Theo VN-Express sáng nay 21/8/2012,
Phóng viên Hà Anh: Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Sáng 21/8, xác nhận với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF) bị bắt tại Hà Nội.
"Ai vi phạm pháp luật lúc này đều phải nghiêm và cứng rắn xử lý", nguồn tin nói.
Chiều tối 20/8, cơ quan điều tra đã khám xét nhà ông Kiên (48 tuổi) tại Hà Nội.
PHẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN LIÊN QUAN TRONG NGÀY
Theo Dân trí mới bổ sung: Ngay trong tối 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, vào 15 giờ chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam. 

(Bình luận của chủ blog) Tiếp theo Tuổi trẻ on line và hàng loạt báo mạng đồng loạt đưa tin một cách khá "hoan hĩ" về sự kiện mà có lẽ  hơi bất ngờ này (Nói là bất ngờ vì trước đó bản thân "Bầu Kiên" tỏ ra chưa biết gì. Đúng ra thời điểm và cách thức vụ bắt thì bất ngờ, nhưng xét về thân nhân thì Quan làm báo cách đây khoản 1 tháng đã có những bài và tin đề cập về nhân vật này. http://quanlambao.blogspot.nl/2012/07/bo-gia-kien-ve-ha-noi-thach-thuc-tran.html. 
Nếu xét  trong bối cảnh của đợt phê và tự phê do Đảng đang phát động hiện nay, đây chỉ là mới bắt đầu của chiến dịch.    

Lần theo các nguồn tin thấy VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN trên  Blog Mai Thanh Hai cách đây không lâu xin trích đăng lại để moị người ttiện tham khảo luôn tại đây:
 
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary. 

Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.

Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP .

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho .

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Danh tiếng 
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. 

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.

Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.

Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..

Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật
Theo blog Cầu Nhật Tân hôm nay (21/8/ 2012)
Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghim t v Dương Chí Dũng, vic bt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sc bí mt. Ngay c bên Vin Kim sát ti cao cũng ch có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người –  trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.
Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.


Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Khi uống thuốc không kịp thời hoặc không đủ liều

Theo dõi NQ TW 4, rồi NQ TW 5 và cung cách của đợt kiểm điểm Bộ CT và Ban CHTW hiện nay mình lại nhớ đến một kinh nghiệm nho nhỏ về uống thuốc chữa bệnh.

Vốn sợ uống thuốc, phần vì thuốc đắng, phần vì cho rằng thuốc có hại, nên trước đây mỗi khi có bệnh nặng -nhẹ mình đều chần chừ đến khi bệnh rất nặng mới uống, và khi uống cũng không uống cho đủ liều. Hậu quả bệnh cứ kéo dài không bao giờ khỏi hẳn., lâu dần thành kinh niên, và ngày nay mình phải chung sống với nhiều loại bệnh tật sống dở chết dở.  

Gần đây do tình cờ phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo, mình nhận ra rằng thuốc cũng như mọi lý liệu pháp đều rất cần thiết đối với bệnh nhân, nhưng điều quan trong hơn cả là phải sử dụng ĐÚNG THUỐC, ĐÚNG LÚC và ĐỦ LIỀU. Bệnh càng nặng càng phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này. Từ đó mỗi khi bị hiện tượng ốm đau dù nặng, nhẹ như cảm cúm thông thường mình đều đi "khám bác sĩ" hoặc ra hiệu thuốc mua và uống thuốc đến lúc khỏi hẳn mới thôi. Làm như vậy thấy bệnh không những nhanh khỏi mà một số chứng kinh niên cũng bớt đi. Chỉ tiếc đã quá chậm để rút ra một kinh nghiệm đơn giản như vậy.

Vẫn biết "mọi sự so sánh đều khập khiễng". Nhưng mình thấy Đảng ta sao giống y chang mình về khoản uống thuốc!. Đảng có những căn bệnh trầm kha trong cơ thể (*) nhưng lúc nào cũng coi thường lời khuyên của các bác sĩ, ngại đi khám bác sĩ và rất ngại dùng thuốc. Nếu phải  uống thuốc, Đảng chỉ thích uống những loại thuốc có võ bọc đường có tên là "4 tốt", "16 chữ vàng" mua bên TQ về, nhưng chê những loại thuốc đắng của các nhân sĩ , trí thức và nhân dân trong nước kính biếu. Cũng có đôi khi Đảng làm bộ uống trước mặt nhân dân nhưng quay mặt nhổ ra hết ... Do chậm uống thuốc lại uống không đủ liều nên bệnh tình ngày một trầm trọng thì phải(?). Loại thuốc có tên "phê và tự phê" là loại gia truyền mà Đảng ta dùng nhiều nhất. Ngoài ra có các loại thuốc  như "cải tạo", "cải cách", "đổi mới", v.v... cũng được sử dụng nhưng không kịp thời và cũng không bao giờ dùng đủ liều.  Do dùng mãi một vài loại thuốc nên có hiện tượng "kháng thuốc", thành thử chẳng còn tác dụng gì ! Nghe nói có những loại thuốc khác tốt và thích hợp hơn mà thế giới mới phát minh thì giá rất đắt. Trộm nghĩ, năm nay Đảng ta đã ngoại bát tuần rồi không biết còn đợi đến bao giờ hay không bao giờ (?) Con dân nước Việt chỉ cầu mong sao Đảng chịu nghe lời bác sĩ để uống đúng loại thuốc cần uống và uống đúng liều đặng mau bình phục sống lâu cùng con cháu./. 

(*) Theo tinh thần NQ TW 4 khóa XI


Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Lại "xẻ thịt" công viên



Mấy ngày qua tại cổng vào  Công viên Nghĩa Đô (thuộc Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang diễn ra cảnh vô cùng phản cảm khi  2 chiếc máy ủi kiêm máy xúc cỡ lớn và gần 100 công nhân phá nát toàn bộ góc bên trái cổng chính vào công viên vốn đã được quy hoạch hợp lý đang xanh tươi, sạch đẹp. Một tường bao được dựng lên  quanh khu đất ngót 5000mét vuông "đắc địa" nhất của công viên này. Chỉ trong hai ngày đầu, người ta đã kịp phá nát toàn bộ các bồn hoa cây cảnh, chặt nhiều cây to,  tháo bỏ hơn 20 cột đèn chiếu sáng đúc bằng gang còn rất tốt, vứt bỏ mấy chục ghế đá và các trang thiết bị khác, đồng thời tập kết tại đây rất nhiều xi măng, gạch cùng hàng đống đất phế thải bẩn thiểu đưa từ nơi khác đến. 



việc đầu tiên là xây tương bao chiếm đất











Đây hẳn phải là một công trình xây dựng mới hoàn toàn chứ không phải “cải tạo” như có người nói. Những người dân thường ngày dạo bộ, tập thể dục dưỡng sinh hoặc nghĩ ngơi trong công viên thấy cảnh tượng này không khỏi xót xa. Nghe nói “đang xây khu vui chơi giải trí cho trẻ em”... nhưng mọi người đều  bất bình trước việc tàn phá lãng phí như vậy. Nhiều người suy đoán đây là “ý đồ kinh doanh” là chính. Nếu vì trẻ em thì tại sao không xây tại các khu dân cư? Hay vì xây nhà để bán hết đất rồi, giờ lại chiếm đất công viên để kinh doanh dịch vụ?  Còn lạ gì cái trò "mèo trắng mèo đen miễn là kiếm được tiền" của các nhóm lợi ich câu kết với nhau. Xung quanh công viên này đã có ít nhất hai khu đất rộng bị lạm dụng cho thuê làm quán nhậu; bên trong công viên đang có 2 ki-ốt và 1 sạp trò chơi có bán vé rồi, chưa đủ sao?
Cột đèn bị đào lên trước khi san bằng bãi cỏ
Một cây to bị đốn hạ







Nhiều cây bị chặt



Được biết Công viên Nghĩa Đô là một trong số ít ỏi công viên cây xanh đúng nghĩa của nó còn sót lại tại Thủ đô Hà Nội (trong khi các công viên khác đều bị “dịch vụ hóa” và “thương mại hóa “). Phải chăng giờ đây người ta lại đang “xẻ thịt” nốt công viên Nghĩa Đô?  Thiết nghĩ  các nhà chức trách thừa biết rằng đã là công viên cây xanh thì không thể chứa đựng bên trong nó những khu dịch vụ kinh doanh. Và công viên cũng là một công trình kiến trúc công cộng không thể muốn thay đổi thế nào cũng được (?). Hơn nữa trong lúc kinh tế đang suy thoái mọi công trình xây dựng đều phải tính đến yếu tố tiết kiệm giảm chi phí không cần thiết. Vậy tại sao không tập trung kinh phí để sửa chữa  các lối  đi và hạng mục khác đang xuống cấp của công viên , lại đi phá bỏ những hạng mục đang xanh  tốt như vậy? 

Là một cư dân đã từng tham gia “lao động XHCN” đào hồ và xây dựng công viên trong những ngày đầu của nó, tôi thấy có nghĩa vụ phải lên tiếng kêu cứu cho số phận của công viên Nghĩa Đô bằng cách nêu một số ý kiến trên. Để làm bằng chứng xin cung cấp một số hình ảnh tôi mới chụp tại hiện trường . Xin khẩn thiết đề nghị các nhà chức trách hữu quan hãy kịp thời ngăn chặn việc làm sai trái nói trên./.     

Ghi chú: Nội dung trên đây cũng đã được đưa tại Báo Nông nghiệp VN: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/48/48/99040/Ha%CC%83y-cu%CC%81u-la%CC%81y-cong-vien-Nghi%CC%83a-Do.aspx

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Tham nhũng: Ai chống ai ?

                                                    
Có thể nói, không một công chức Việt Nam XHCN nào từng được cầm trong tay một tháng lương đúng với nghĩa của nó. Các thế hệ chiến tranh đã đành. Nhưng với các thế hệ sau này mà vẫn thế thì thật phi lý quá (!?). Nhưng đồng thời cũng có một thực tế vô lý hơn thế. Đó là hầu hết công chức Việt Nam đều có mức sống cao hơn so với mặt bằng xã hội, rất nhiều người giàu có đến mức khiến các đồng nghiệp của họ bên Trung Quốc và một vài nước ASEAN phải ghen tị! Vì sao vậy?
 
Khi đồng lương không đủ sống, tham nhũng trở thành lối sống   
Cái lý mà các nhà lãnh đạo đất nước này vẫn dùng để giải thích vì sao chưa thể cấp đủ lương công chức là "Đất nước ta còn nghèo". Nhưng chẳng lẽ họ không biết rằng  nhiều nước khác nghèo hơn mà vẫn trả lương đầy đủ cho công chức của họ? Ngay bản thân Việt Nam thời phong kiến-thực dân nghèo hơn bây giờ nhiều vẫn trả đủ lương công chức đấy thôi!  Thật khó hiểu  vì sao cái lý do vô lý đó vẫn tồn tại đến bây giờ khi đất nước đã chính thức được xếp hạng trung bình thế giới (?). 

Có thể đó chỉ là một phép tính sai lúc đầu do lối tư duy tiểu nông muốn "rẻ mà tốt"(?) Nhưng kinh nghiệm của hơn 1/2 thế kỉ chẳng lẽ chưa đủ để nhận ra rằng cắt xén tiền lương công chức là biện pháp hửu hiệu nhất để phá hỏng tận gốc rể một hệ thống công quyền, đơn giản là vì đội quân công chức “thiếu đói” sẽ tìm mọi cách để “bù đắp” lại phần lương còn thiếu của họ?

Thật ra, tệ nạn tham nhũng đã có mầm mống từ thời bao cấp khi đồng lương của cán bộ công nhân viên chức (tức là toàn bộ những người làm công ăn lương nhà nước) được trả bằng 2 phần: tiền mặt và hiện vật. Nhưng không  phải ai cũng có nhu cầu sử dụng các đồ vật như nhau nên người ta  đem ra đổi chác, nhượng, bán  vòng vo . Hình thái “chợ đen” đã ra đời từ đó. Tệ nạn ăn cắp thành hoặc nguyên vật liệu từ các cơ sở sản  xuất tuồn ra chợ đen cũng bắt đầu từ đó. Bệnh "làm láo báo, cáo hay" và nhiều thói hư tật xấu cũng bắt đầu từ đó. 

Khi những sai lầm trong chính sách giá-lương-tiền bắt đầu từ cuối những năm 1970 đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài. Đó là một thời kỳ chuyển tiếp đầy kịch tính khi tem phiếu bị cắt bỏ chỉ còn lại đồng lương đang mất hết giá trị thực. Tình huống bắt buộc mọi cán bộ công  nhân viên phải nhao ra đường  kiếm sống. Giáo viên  trốn giờ chính khóa để đi dạy thêm;  y bác sĩ bán thuốc lậu hoặc vòi tiền bệnh nhân; cảnh sát trở thành “anh hùng núp” tìm người phạt vạ; nhân viên công sở cũng không kém cạnh với nhiều chiêu kiếm tiền, kể cả buôn lậu, thông đồng, câu kết, v.v… Nghĩa là  Toàn bộ hệ thống các cơ quan công sở nhà nước từ trung ương xuống địa phương, các đơn vị sản xuất cũng như phi sản xuất, từ dân sự đến các lược lượng vũ trang, đều tập trung lo “cơm áo gạo tiền”. Cái gọi là "ba lợi ích"(cá nhân - tập thể - nhà nước)  đã ra đời từ đó. Trên danh nghĩa đơn vị xí nghiệp, cơ quan với sẵn quyền hạn và cơ sở vật chất trong tay mà  “làm ba lợi ích” thì thôi rồi Lượm ơi! Nói là “ba lợi ich” nhưng người ta chỉ nhằm vào lợi ích cá nhân là chính, lấy lợi ích tập thể làm bình phong che chắn để câu kết, thông đồng cùng nhau "rút ruột" từ lợi ích nhà nước. Nói cách khác, mọi hành vi , tham ô, lãng phí, tham nhũng núp dưới cái tên mĩ miều "tập thể" đều trở nên sạch sẻ, khó phát hiện, phát hiện rồi cũng khó mà xử lý. Khi đem ra kiểm điểm, chúng được gọi bằng cái tên chung là "tiêu cực". Ranh giới giữa tiêu cực và thành tích chỉ khác nhau ở cách diễn gải là "góp phần cải thiện đời sống", "phát huy tinh thần vượt khó khăn" , "lá lành đùm lá rách", bla, bla.... Vậy là êm thấm, hòa cả làng.
      
Trong bổi cảnh cùng quẩn của đất nước, cái gọi là “đổi mới” đã ra đời  như một cứu cánh (chứ nào có "sáng suốt" gì đâu?). Và nó đã giúp tránh được một sự sụp đổ. Nhưng đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, nó vẫn không làm gì để thay đổi chế độ tiền lương không đủ sống vốn là một nguyên nhân sâu xa của tệ nạn tham nhũng tập thể ở đất nước giàu truyền thống đoàn kết nay đã biến thành "câu kết" này (?). Khi nguồn của cải vật chất và vốn nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều đã tao ra càng nhiều cơ hội mới cho bon tham nhũng. Đây là thời kỳ mà “chùm khế ngọt” bị nhiều bên thi nhau trèo hái hàng ngày. Bọn họ có thể là cán bộ công nhân viên chức, có thể là dân thường, cũng có thể là bên đối tác nước ngoài v,v… Không chỉ những kẻ có chức quyền, mà ngay cả những người lái xe tải hoặc người gác rừng, thủ kho, đầu bếp, v.v… cũng đều có cơ hội. Dĩ nhiên ai có nhiều lợi thế hơn sẽ gặt hái  được nhiều hơn. Đó là một thời nhộn nhạo tranh tối tranh sáng vô cùng thuận lợi cho các loại tội phạm từ ăn cắp vặt đến tham nhũng có tổ chức. Thời đó thậm chí đã xuất hiện một cách biện hộ nực cười rằng tham nhũng giúp rút ngắn quá trình tích lũy tư bản(!?) 
Quá trình phân hóa giàu nghèo thực sự đã bắt đầu từ đó. Trong khi  đại bộ phận dân chúng và công chức cam chịu và chờ đợi, số còn lại chớp cơ hội và  nhanh chóng giàu lên, thậm chí có vốn để đầu tư vào những hoạt động sinh lời đang được nhà nước khuyến khích. Một số lặng lẽ chuyển sang khu vực tư nhân trong khi số ở lại trở thành “doanh nhân nhà nước”, và họ tạo thành những thế lực mới trong nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà trong đó việc câu kết, thông đồng giữa họ với nhau trở nên càng thuận tiện. Các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn nước ngoài và lĩnh vực đất đai-bất động sản là những lựa chọn béo bỡ nhất.
Đến nay tệ nạn tham nhũng không chỉ dừng lại ở mức độ ăn cắp vặt hay tham ô tập thể, mà đã trở thành những  thế lực ngầm chi phối đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước bằng các thủ đoạn thông đồng câu kết đan xen vô cùng tinh vi, phức tạp. 

Tham nhũng tập thể muôn năm!
Tệ nạn tham nhũng  ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới,  đó là “tham nhũng tập thể”. Nó hiện diện  ở mọi nơi từ công sở đến các đơn vị sản xuất và cả các lực lượng vũ trang, ở tất cả các cấp độ từ TW xuống địa phương. Nó vừa là ”nguồn sống” của  tất cả những người làm công ăn lương nhà nước, vừa là hậu cứ của các thế lực tham nhũng xuyên quốc gia. Nó không chỉ được tập thể che chở mà còn được nhà nước "thể chế hóa" bằng các quy định hoặc luật lệ bất thành văn. Cái gọi là phần “mềm” đã từ lâu là một bộ phận cấu thành  tiền lương công chức, và thực chất đó là phần “lậu” đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái. Mới đây một vị phó GĐ trong 3 dự án bị nhà tài trợ Đan Mạch nghi tham nhũng đã thản nhiên biện bạch một cách trơn tuột rằng “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” (theo BáoTT ngày 3/6/2012). Nhưng không chỉ có vậy; một khi đã chấp nhận “bù lương” thì bù bao nhiêu, bù như thế nào chỉ là câu chuyện của sợi cao su co giản!  Đó là lý do tại sao cán bộ công chức thích "làm dự án".
Nhưng cũng không chỉ có dự án, mà làm nghề gì ăn nghề đó! Hải quan, thuế vụ, công an hoặc bất cứ ngành nào có nguồn thu cho ngân sách đều  được phép “trích %” từ nguồn thu để bù vào lương; chính quyền phường xã ăn từ đất; dân hành chính bàn giấy cũng có cách ăn từ công văn, giấy tờ , v.v... .  Quan nhỏ ăn nhỏ, quan to ăn to, rào rào như tằm ăn tơ vậy!  Xem cái cách ăn của Vinashin,Vinalines sẽ thấy họ không chỉ ăn mà phá nhiều hơn cả phần ăn! Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có quy chế cho phép các cơ quan công quyền được “làm 3 lợi ích”, "làm kinh tế" như Việt Nam. Đó  là những quy chế không bình thường và chúng là nguyên nhân gây ra  tệ nạn tham nhũng tập thể, một loại hình tham nhũng rất khó chống. Qua cung cách của những vụ tham nhũng phát lộ gần đây cho thấy hầu hết thủ phạm đầu sỏ đều đã trưởng thành từ tập thể, được tập thể tán thưởng và đề bạt. Nói cách khác bọn họ đều có một võ bọc của những tập thể quần chúng và tập thể lãnh đạo nào đó; họ không đơn độc.    

Vòng luẩn quẩn lương-lậu
Vẫn biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Nhưng trong trường hợp Việt Nam không thể không tính đến nguyên nhân  tiền lương không đủ sống kéo dài hơn 1/2 thế kỷ đủ lâu để làm băng hoại cả một bộ máy công quyền khiến  nhà nước phải liên tục tăng thêm biên chế nhưng  không bao giờ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Biên chế ngày càng phình to mất cân đối so với quỹ lương lương ắt dấn đến tình trang lương vốn đã thấp ngày càng thấp hơn. Ước tính, đội ngũ công chức (bao gồm cán bộ công nhân viên và quân đội ăn lương nhà nước) hiện nay đã tăng lên quảng 2 triệu người trong tổng số 6 triệu người người ăn lương nhà nước (kể cả bộ đội và người về hưu). Tức là cứ 45 người có một công chức, và cứ 15 người có một người ăn lương nhà nước. Đây là tỷ lệ cao nhất thế giới thì phải (?). Nhưng lương nào có ra lương! Giá trị đồng lương thực tế liên tục giảm. Ví dụ lương tháng tối thiểu năm 1960 tuy chỉ khoản 15 đồng nhưng có thể mua được hơn 01 chỉ  vàng, cộng các khoản phụ cấp, người nhận lương vẫn nuôi sống được gia đình ở mức đạm bạc; trong khi lương tối thiểu năm 2012 là 1.050.000 đồng chỉ mua được 1/4 chỉ vàng, và chỉ  nuôi sống bản thân trong vòng 1-2 tuần lễ. Cách so sánh đơn giản này cũng cho thấy tình trạng tương tự đối với các cấp độ lương cao hơn. Mức độ chênh lệch giữa các bậc lương chính thức không nhiều , ví dụ lương những người lãnh đạo cao nhất quảng 13 triêu đồng, tức gấp 12 lần lương tối thiểu. Nhưng mức chệnh lệch trong thu nhập thực tế thì vô cùng lớn, vì các cấp càng cao càng có nhiều khoản trợ cấp với giá trị gấp hàng trăm lần lương, đặc biệt, chúng được áp dụng một cách không minh bạch, rõ ràng. Thử hỏi cán bộ công chức và toàn bộ khối  những người làm công ăn lương làm cách gì để có thể duy trì cuộc sống của họ nếu không tham nhũng?

Để "bù lương" cho toàn bộ đội ngũ công chức "sống được", quỹ lương thực sự của nhà nước ắt phải gấp nhiều lần quỹ lương công khai . Trên thực tế, đa số công chức Việt Nam thường có thu nhập thực tế cao hơn hàng chục lần lương chính thức. Điều này có nghĩa, theo quy luật tổng giá trị tài sản quốc gia không đổi, một giá trị tài sản nhà nước khổng lồ thường xuyên bị thất thoát. Đó là chưa kể những giá trị vô hình bị mất đi do hậu quả của cả quá trình tham nhũng gây ra như chất lượng công trình kém và nhiều dạng lãng phí, v.v...Nhưng hậu quả năng nề nhất chính là sự chậm tiến của nền kinh tế đất nước và nguy cơ "đe dọa sự tồn vong của chế độ" như đã được tống kết trong NQ TW 4 khóa XI mới đây.  Tóm lại, 3 nhân tố công chức, tiền lương và tham nhũng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một vòng luẩn quẩn theo hình xoáy trôn ốc, trong đó quy mô và mức độ tham nhũng của thời kỳ sau bao giờ cũng lớn hơn thời kỳ trước. Đó là lý do tại sao quỹ lương không bao giờ đủ để chi trả cho một biên chế ngày càng phình to.Tuyệt đối không phải là do đất nước nghèo mà do tham nhũng làm nghèo đất nước!

Hết phương cứu chữa hay không muốn cứu chữa?
Do đã quá quen chung sống với tệ nan tham nhũng, người dân nói chung và bộ phận  công chức bình thường tỏ ra thờ ơ hoặc bất lực trước vấn nạn tham nhũng. Nhưng đồng thời có một bộ phận công chức, kể cả ở cấp cao, không thật sự thấy cần thay đổi chế độ tiền lương không đủ sống, vì họ muốn tiếp tục lợi dụng các kẻ hở của chế độ hiện hành để kéo dài cơ hội tham nhũng. Họ thậm chí cố tình ngăn chặn tiến trình cải cách. Giả thiết này tỏ ra có lý đối với những quan chức đang nắm giữ những nguồn tài sản công béo bở hoặc những cương vị mà kẻ khác phải tìm đến để cống nạp.Những nhóm người này thường có khả năng tự tung tự tác trong các vụ tham nhũng trị giá tiền nghìn tỷ như PMU 18, Năm Cam, Hành lang Đông Tây, Vinashin,Vinalines và hàng loạt vu việc đang bị nghi vấn khác. Giả thiết trên cũng đúng trước thực tế ngày càng nhiều người mua quan bấn chức. Chưa bao giờ chức vụ lại trở nên “đắt giá” như bây giờ khi người ta sẵn sàng bỏ ra bạc tỷ để mua một chức vụ đôi khi chỉ là cấp chủ tịch phường, xã , thậm chí chỉ là cấp trưởng thôn. Họ làm vậy hoàn toàn không phải vì giá trị của đồng lương, mà vì  những món lợi kếch sù sẽ thu được khi ngồi vào chiếc ghế đó. Đó cũng là lý do tại sao ở Việt Nam ngày nay không quan chức nào chịu từ chức dù kém cỏi hoặc mất uy tín đến đâu đi nữa.
 

Chữa bệnh gì cũng phải chữa từ nguyên căn của nó. Chữa một mụn nhọt nếu chỉ bôi thuốc đỏ bên ngoài mà không nặn lấy hết cồi thì không bao giờ hết nhọt.  Nếu chỉ kêu gọi “phê và tự phê”, thậm chí tìm diệt từng cá nhân tham nhũng thì không khác nào chỉ bóc một phần lớp da bên ngoài. Nói đến tham nhũng ở Việt Nam không thể bỏ qua đặc thù “tham nhũng tập thể”. Nói đến nguyên nhân tham nhũng  không thể bỏ qua nguyên nhân của tình trạng lương không đủ sống kéo dài . Và càng sai lầm nếu cho rằng đến nay công chức vẫn sống được và sống tốt hơn trước nên chưa cần đặt ra vấn đề tăng lương! 
   
Nếu thật sự muốn chống tham nhũng
Vẫn biết để giải quyết vấn nạn tham nhũng như hiện nay ở Việt Nam không thể làm nhanh và triệt để trong một thời gian ngắn và bằng một số biện pháp đơn giản. Nhưng  trước hết cần có cách tiếp cận chủ động, tích cực và kiên quyết. Đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công. Giải pháp cụ thể xin nhường lại các nhà chuyên môn, chuyên ngành. Song làm gì cũng không nên thiếu  4 nhóm biện pháp cơ bản dưới đây.
a)     Hoạch định một lộ trình hoàn chỉnh hợp lý về cắt giảm biên chế song song với việc tăng lương, trong đó biên chế phải được cắt giảm khoảng ½ so với hiện nay, đồng thời   lương tối thiểu phải tăng lên tương ứng nhằm đảm bảo mỗi cán bộ công chức có thể sống và góp phần (với lương vợ hoặc chồng) nuôi sống gia đình của họ mà không phải làm việc thêm nào khác. Mức lương đó phải đủ sức hấp dẫn khiến cho mỗi công chức phải chọn lựa giữa lương hoặc mất chức do tham nhũng.
   Thời gian thực hiện: không chậm hơn  từ 3-4 năm.
b)    Thiết lập lại toàn bộ chế tài để đảm bảo rằng mọi công chức nếu vi phạm  tham nhũng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị mất chức ngay lập tức, không thuyên chuyển sang đơn vị khác. Bộ chế tài này cần có sự đồng thuận của công chức và của nhân dân, và được Quốc hội phê chuẩn.  
c)     Chấp nhận và áp dụng hình thức tham khảo ý kiến của người dân (public opinion poll) và bỏ phiếu tín nhiệm (credit voting) đối với tất cả lãnh đạo và công chức trực tiếp liên quan đến những người tham gia bỏ phiếu. Đây là hình thức  hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới đã và đang làm, không có lý gì Việt Nam muốn cải cách tiến bộ mà không áp dụng.
d)    Chấp nhận và thực hiện công khai minh bạch đối với  3 biện pháp nói trên cũng như toàn bộ chủ trương chính sách và kế hoạch thực hiện.  Đây là trách nhiệm của các cấp đảng và chính quyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đảm bảo dư luận và mỗi cá nhân người lãnh đạo và công chức biết rõ về trách  nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở đó thực hiện tốt việc giám sát lẫn nhau và giám sát của nhân dân.

Những điều trên đây nói là để nói thôi. Ai cũng biết và cũng nói "chống tham nhũng". Nhưng không biết ai chống ai đây? Liệu có ai chịu cầm búa ghè vào chân mình không nhĩ? 

Bài này được đăng tại Báo Nông nghiệpVN :
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/96693/Tham-nhung-Ai-chong-ai.aspx

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Không biết thế nào là tham nhũng


Trước tình hình dư luận đang xôn xao xung quanh sự kiện nghi tham nhũng khiến chính phủ Đan Mạch quyết định cắt tài trợ cho 3 dự án ở Việt Nam, đã có ngay sự thanh minh đồng loạt từ phía các quan chức dự án Việt Nam. 

Hy vọng những lời thanh minh của họ là  sự thật, hoặc ít ra cũng góp phần "làm chìm" sự kiện mang tầm quốc tế này giữa lúc đất nước đang đứng trước mấy vụ tham nhũng quốc nội tầy đình mang họ "Vina..." . Nhưng có một chi tiết khiến dư luận khó đồng tình. Đó là bên cạnh những lời hay ý đẹp của các vị chức trách Việt Nam đều là một cách lập luận "dấu đầu hở đuôi" như thường lệ. Xin trích ra đây lời của một vị phó GĐ dự án nói: “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” – theo BáoTT hôm nay 04/6/2012. 
Mọtt chi tiết khác đáng chú ý là, vị phó GĐ này cũng là người có cô con gái “tình cờ” trúng tuyển học bổng của Đan Mạch đúng vào thời kỳ dự án đang vận hành, và việc này cũng bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan kiểm toán Đan Mạch.

Lời giải thích trên đây có nghĩa: Lương không đủ sống là lý do để vị phó GĐ phải được "bù lương" bằng tiền lấy từ nguồn tài trợ dự án. Có lẽ đây cũng là cách hiểu phổ biến trong giới công chức Việt Nam ngày nay(?). Đó là một hậu quả của cả quá trình lương không đủ sống kéo dài 1/2 thế kỷ, mà trong quá trình đó, tham nhũng đã được "thể chế hóa" dưới những quy định khác nhau cho phép các cơ quan công quyền, kể cả các viện nghiên cứu, được "làm ba lợi ích" hoặc được trích tỷ lệ % từ nguồn thu để bù vào lương,v.v...  Rốt cuộc những quy định lúc đầu chỉ là tạm thời như những giải pháp tình huống thì giờ đây đã trở thành chính thức tạo cơ sở pháp lý cho công chức có quyền được "bù lương" vào đồng lương bao giờ cũng có "phần cứng" và "phần mềm"; và theo đó tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước cũng có quyền "làm kinh tế tập thể" hoặc xè xẻn các nguồn công quỹ.  Có lẽ không mấy nước nào trên thế giới mà người công chức lại được sử dụng quyền hạn, thời giờ và công sản để kiếm thêm thu nhập như thế .  Đó chính là cái kẻ hở mà từ con kiến đến con voi đều có thể chui qua vừa khít!  Suy cho cùng, đã là quan chức Việt Nam thì ít nhiều đều can dự vào vấn nạn tham nhũng dù vô tình hay cố ý. Và đó là môi trường mà "sờ đâu cũng thấy tham nhũng".

Đối với người Việt Nam cách hiểu như ông phói GĐ có thể là bình thường. Nhưng với quốc tế, không thể có một chế độ lương công chức nhập nằng như vậy.  Đây chính là một lỗi trong cái gọi là "lỗi hệ thống" mơ hồ lâu nay. Nó chỉ có thể được chỉnh sữa bởi chính những người đứng đầu hệ thống, trong đó một việc không thể trì hoãn là thiết lập một chế độ lương công chức nghiêm chỉnh. Điều mà vị phó GĐ đã "vô tư" nói ra trên đây có thể là bình thường trong điều kiện Việt Nam, nhưng  là điều mà các công tố viên tại các tòa án quốc tế thường khuyên kẻ phạm tội: Hãy đừng nói gì, vì những gì ông /bà nói ra sẽ có thể chống lại ông/bà! ./.     



Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Đan Mạch ngừng tài trợ 3 dự án cho VN vì nghi tham nhũng



Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tin nóng liên quan ụ tàu sắt rĩ của Vinalines

Theo một nguồn thạo tin của hãng tin "Cá tháng Tư", ban lãnh đạo Vinalines trong sự vắng mặt Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng (người đang chạy trốn tội tại một địa chỉ chưa được phát hiện)  vừa thông qua quyết định nhượng lại với giá gốc toàn bộ ụ tàu No84M trị giá 26 triệu USD cho Hải quân VN. Một nguồn tin dấu tên từ Bộ Quốc phòng cho hay Hải quân đang tính toán phương án sẽ mau chóng lắp đặt ụ tàu nói trên  tại Trường Sa hoặc Hoàng Sa để làm pháo đài nỗi . Đây là một kế hoạch hoàn toàn "khả thi" trong điều kiện kinh phí quốc phòng hạn chế của đất nước. Pháo đài này sau khi hoàn thiện sẽ có công năng không kém gì  tàu sân bay Chi Lang và Giàng khoan CN00C981 của TQ cộng lại.

Giới hàng hải quốc tế cho rằng ụ tàu mà Vinalines đã mua được của Nhật Bản tuy tuổi thọ đã 1/2 thế kỷ nhưng vẫn còn "chạy tốt". Với óc sáng tạo và sự khéo tay của kĩ sư và công nhân Việt Nam ụ tàu này có thể được cải tiến và sử dụng lâu dài  trong vài thế kỷ nữa. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin cụ thể về ụ tàu bằng cách nhấn chuột trái vào đường link dưới đây:


Giới thạo tin trong nước tin rằng cuộc chuyển nhượng nói trên giữa Vinalines và Hải quân VN sẽ góp phần giúp Vinalines vượt qua cuộc khủng hoãn nặng nề do tham nhũng kéo dài gây ra, đồng thời cũng giúp Hải quân đang loay hoay không biết lấy gì chống chọi với hàng không mẫu hạm Thi Lang và hàng đàn tàu chiến các loại của TQ ngày đêm túc trục trên biển Đông.

Được biết ụ tàu nói trên chỉ là một trong rất nhiều vụ mua sắm tiền tĩ để đổi lấy sắt rĩ không chỉ của Vinalines mà của "công ty mẹ" Vinashine trước đây. Cách mua sắm này cũng thường được nhiều tổng công ty nhà nước VN áp dụng để "rút ruột" công quỹ một cách ồ ạt nhưng êm thấm nhất./.         


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Hãy nói thật với nhau đi! (*)

Nguyễn Quang Lập | 16.04.2012

 Sắp đến ngày 30/4 rồi, cũng là ngày sinh nhật của mình. Mình thì già cỗi đi là lẽ đương nhiên, thế còn Đất nước? Sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, Đất nước ta đang ở đâu? Nếu nhìn bằng mắt thường thì thấy Đất nước mình không đến nỗi tệ lắm, chí ít cũng gấp 5 gấp 10 thời bao cấp. Nhưng sự thật thì thế nào? Báo Người lao động ( tại đây) cho biết: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Ngao ngán. 
Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta( Tại đây). Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta.
Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai ( tại đây) thấy đắng cay không thể tả: “…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.”
Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.
Ngay cả ông Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu cũng thừa nhận: “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.”
Đẩy dân đến cùng đường, lỗi tại ai nhỉ?
 Đọc cái kết luận của ông Tổng thanh tra lại càng nộ khí: “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né tránh đùn đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính xác nên dân không đồng tình”. Cái gì cũng chưa… chưa… chưa.., ” một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu, hu hu. Muốn văng tục một câu cho bõ tức: “Chưa” cái con cặc!
Bác Tương Lai có câu kết: “Hình như V.Hugo có nói: “Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ thành pha lê rực rỡ”!
Chuyện đã đến nước này còn  văn chương bóng bẩy làm gì nữa, thưa bác?
Mình xin nói thẳng thế này:
Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.
Hãy nói thật với nhau đi, trước khi quá muộn.

(*) Vừa đi Phú Quốc về, cũng chưa kịp viết gì để cập nhật...thì  thấy bài này của "Bọ Lập" khá tâm đắc. Xin mạn phép đăng lại để có thêm người đọc. 


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này