Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Hơn cả lời từ chối

Mấy ngày qua dư luận nóng lên xung quanh sự kiện nữ Đạo diễn kiêm Diễn viên điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi từ chối giải thưởng của Hội điện ảnh Việt Nam. Từ chối giải thưởng không phải là chuyện lạ, nhưng điều đáng nói ở đây là lý do từ chối vì "không muốn trong nhà có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân".... Nghe thật bi, hùng, hài đúng không, thưa quý vị? 

Số là nghệ sĩ nổi tiếng Nguyễn Thị Kim Chi mới đây đã được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng. Nhưng không ngờ, bà đã gửi ngay một bức thư tới Hội xin từ chối phần thưởng đó với lý do thật ngắn gọn và rõ ràng:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm".
Trong bức thư, bà Kim Chi cũng có nói: 
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự".

Phần còn lại của bức thư và qua nội dung trả lời phỏng vấn sau đó bà Kim Chi đã giải thích rất rõ ràng, minh bạch về quan điểm và lý tưởng sống, chiến đấu, học tập và công tác của mình. Qua đó có thể thấy không một chút vấn vương, ích kỷ, vụ lợi nào trong quyết định từ chối giải thưởng của người nữ nghệ sĩ tài sắc mà đầy dũng khí này. Động cơ duy nhất của bà có lẽ là nói lên điều tâm nguyện của bản thân và đồng đội.

Lời từ chối như vậy mạnh hơn cả một lời tuyên bố. Có người đã ví nó như một tiếng sấm làm chấn động dư luận trong và ngoài nước trong những ngày qua. Điều đáng nói là sự kiện này xảy ra một cách ngẫu nhiên giữa lúc Ban Tuyên huấn Trung ương vừa kết thúc Hội nghị đánh giá công tác tuyên huấn còn nhiều "yếu kém" đồng thời quyết định tăng cường với hàng loạt biện pháp, trong đó có việc thành lập đội "Cộng tác viên xã hội" gần 1000 thành viên tham gia phản bác "các thế lực phản động" trên mạng internet!

Nghệ sĩ Kim Chi (bên trái) vừa là chiến sĩ vừa là nghệ sĩ
Thật khó hiểu tại sao Cơ quan tuyên huấn của Đảng lại tỏ ra xơ cứng đến như vây? Sau nhiều phát ngôn nhịu ngộ, sai sự thật của một số cán bộ tuyên huấn và trước làn sóng phản ứng của công luận thì sự từ chối giải thưởng của nữ nghệ sĩ Kim Chi làmột lời cảnh báo về tình trạng yếu kém và sai lầm của quá trình công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh tình hình những năm gần đây. Lời cảnh báo đó phát ra bởi chính một trong những thành viên xuất sắc nhất của đội quân tuyên truyền của Đảng, chứ không phải kẻ địch hoặc ai xa lạ. Phải chăng đã đến lúc để các nhà lãnh đạo đất nước giật mình soi lại bản thân trong gương đồng thời rà soát lại toàn bộ khâu công tác tuyên huấn của Đảng? Lâu nay giới lãnh đạo và cán bộ tuyên huấn bao giờ cũng tự cho mình quyền phán xét đúng, sai và quyết đinh nhân dân cần nghe gì, nói gì. Lãnh đạo cũng ban phát những món quà tinh thần cho cấp dưới. Nhưng  giờ đây họ được nghe một lời nói thật từ cấp đưới. Và đó không phải một lời dẽ nghe như vẫn mong đợi. Đó là điểm mới của tình hình; nó cho thấy, đã đến lúc cần thay đổi một cách cơ bản về phương pháp công tác tuyên huấn, đó là phải lắng nghe quần chúng trước khi đưa ra lời huấn thị đối với họ. Người lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải gương mẫu trong mọi hành động và lời nói. Một việc làm đúng đắn có giá trị gấp trăm lần những lời nói suông. Nói một đàng làm một nẻo sẽ làm mất lòng tin của dân chúng không bao giờ lấy lại được. Trong mấy năm gần đây công luận đã chứng kiến nhiều phát ngôn "bất hủ" của một số vị lãnh đạo và cán bộ tuyên giáo các cấp. Những tấm "bia miệng" vẫn còn trơ trơ đó cho thấy chất lượng công tác tuyên huấn bắt nguồn từ cấp cao và ở  đường lối chính sách. Một khi nôi dung đường lối chính sách chưa ổn thì càng tuyên truyền bao nhiêu sẽ càng bộc lộ yếu điểm và càng mất lòng tin từ phía người nghe bấy nhiêu. Hiện tượng nghệ sĩ Kim Chi từ chối phần thưởng là một giọt nước tràn ly của lòng kiên nhẫn mà nhân dân đang chịu đựng.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tuyên huấn. Song tuyên truyền gì thì cũng phải tôn trọng sự thật, và phải theo phương châm "do dân vì dân", chứ không thể vì những thế lực vô hình để chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nhân đây xin nêu lên hiện tượng gần đây thấy xuất hiện khá nhiều nick mới trên Facebook và mạng internet nói chung với những hành tung và lời bình khiến ta nhớ lại thời "Hồng vệ binh" bên Trung Quốc. Phải chăng họ là những "Cộng tác viên xã hội" đang thực thi sứ mệnh đã được giao phó? Liệu họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ hay sẽ chỉ làm rối thêm tình hình và lại một lần nữa chuốc lấy hậu quả theo kiểu "lợi bất cập hại"?
     

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Sĩ và Sợ

Sĩ diện và sợ hãi là hai thuộc tính bản năng của con người. Ai sinh ra cũng đều biết sĩ diện và biết sợ hãi; khác nhau chăng chỉ là mức độ và khi con người ta càng lớn lên, chúng có thể diển biến  theo hai hướng trái ngược nhau và thường khi càng sĩ diện thì càng sợ hãi. Cả hai đều đóng vai trò điều tiết cách ứng xử của  con người tùy theo tình huống và trạng thái quan hệ xã hội của chủ nhân.

Ở Việt Nam hai thuộc tính sĩ và sợ có bề dầy lịch sử ngót 5.000 năm rồi đấy, chính xác là từ thời Kinh Dương Vương năm 2.879 trước CN. Nhưng không hiểu sao đã hơn nửa thế kỷ nay sách sử của ta có xu hướng giảm dần số niên đại xuống, gần đây chỉ còn "hơn 2.000 năm" thôi. Phải chăng đó cũng là một dấu hiệu của sự sợ hãi?

Lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều tấm gương phản ánh một cách sinh động về hai tính cách sĩ và sợ. Bên cạnh các anh hùng dân tộc từ huyền thoại như Thạch Sanh, Thánh Gióng đến các nhân vật có thật như Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Tôn Thất Thiết, Lý Tự Trọng...bao giờ cũng có những kẻ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,....  Sĩ và sợ không chỉ thể hiện trong chuyện quốc gia đại sự mà trong đời thường. Đó là chuyện anh nông dân nghèo rớt mồng tơi quanh năm  phải ăn cháo, nhưng khi ra ngõ không quên ngậm que tăm như để nói với thiên hạ rằng ta đây ăm cơm thịt!  Lối ứng xử này hình như vẫn còn đến ngày nay khi nhiều người thích ngậm tăm hoặc búng tăm tanh tách khi bước ra cửa hàng ăn. Còn nhớ Hà Nội thời Pháp với những cô gái dù giàu, nghèo khi ra đường nhất định phải khoác bộ cánh áo dài, đầu đội nón lá. Con gái  thời nay ít ra cũng phải có chiếc xe tay ga! Trong giới quan trường đang rộ lên "mốt" chơi bằng cấp, chức danh không khác nào loài chim khoe lông vũ. Nói chung là, cái tính sĩ có sức lan tỏa ghê gớm lắm và trở thành sự hảo huyền, hư danh (hửu danh vô thực) với rất nhiều cung bậc trong mọi tầng lớp xã hội.

Tính sợ cũng không kém phần tinh vi, phức tạp. Con người ta ai cũng có lý do để lo sợ. Sợ vu vơ là sợ ma, sợ bóng tối; sợ cụ thể là sợ kẻ thù, người ngay sợ kẻ gian; kẻ yếu sợ kẻ mạnh, người có chức sợ mất chức; quan dưới sợ quan trên; v.v...Sợ thời đương chức đã dành ,về hưu rồi vẫn sợ. Thậm chí có tướng tá chưa về hưu đã sợ mất sổ hưu(!). Nghĩa là trăm nổi sợ. Và nỗi sợ lấn át cả tính sĩ diện. Trãi qua hàng ngàn năm Bắc thuộc rồi Tây thuộc,  tính sĩ và sợ của người Việt có những đặc thù riêng, thời nào cũng có những kẻ chọn cách sống dựa dẩm vào ngoại bang. Người dân bình thường sợ một kiểu; tầng lớp quan lại sợ một kiểu khác. Phàm kẻ nào có nhiều chức quyền và giàu có hơn thì càng lo sợ hơn.

Có lẽ chỉ những ai không có hai thứ đó mới có xu hướng đề cao tính sĩ diện. Và thuật ngữ "kẻ sĩ" ra đời từ đó. Tuy nhiên khái niệm kẻ sĩ vốn là một khái niệm  mơ hồ. Nó được sử dụng như một tiêu chí để phân loại về nhân cách và tính cách của con người Việt Nam trong bối cảnh một dân tộc bị ngoại bang đô hộ. Bằng khái niệm "kẻ sĩ" họ muốn tự vạch ra một ranh giới giữa cái thiện, sự liêm chính với cái ác độc và sự gian dối. Oái om thay, những kẻ sĩ thường là chẳng có chức tước, quyền hành gì; họ đơn giản chỉ là những người trí thức, đôi khi không xu dích túi. "Sĩ phu Bắc Hà" chính là một trong những loại kẻ sĩ như vậy. Trong bối cảnh xã hội phong kiến thuộcđịa, "kẻ sĩ" tồn tại như một khái niệm đạo đức lỏng lẻo không hề có tính ràng buộc nào. Nếu người Hán có khái niệm "Đại nhân", người Nhật có "Võ sĩ đạo", người Âu châu có "Hiệp sĩ" để chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại thì ở Việt Nam không có một tiêu chí như vậy . Phải chăng đây chính là một nhược điểm trong phạm trù đạo lý của người Việt?. Và nó được cố ý duy trì bởi giới thống trị nhằm làm thuận tiện cho các tầng lớp quan lại và nhà giàu tránh trớ trách nhiệm trước bàn dân thiên hạ. Khi cần họ sẵn sàng làm những việc của kẻ hạ tiện mà không sợ bị chỉ trích hoặc cắn rứt lương tâm. Đây là lý do tại sao có rất ít trường hợp từ quan, từ chức trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Trong một xã hội mà quyền lực không chỉ là công cụ để "vinh thân phì gia" thì không ai lại chịu từ bỏ quyền lực. Xã hôi đó thật sự không có chỗ đứng cho những "kẻ sĩ" thực thụ, mà là mãnh đất dung dưỡng thói dối trá và đạo đức giả. Ở đó một ông quan có thể tha hồ thi thố mọi thủ đoạn đê tiện để làm giàu, nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả đối với xã hội và cũng không cảm thấy xấu hổ trước bàn dân thiên hạ.  
  
Lạm bàn qua đôi điều như trên chỉ để gợi mở một cách nhìn trước những diễn biến tình hình chính trị-xã hội  đất nước ngày nay. Hiện đang có nhiều ý kiến đổ tại trình độ dân trí còn thấp nên chưa thể có những cải cách lớn lao...Và theo họ, hãy chờ đợi, và trong khi chờ đợi hãy chấp nhận nổi sợ hãi mà quên đi sự sĩ diện cần thiết, bất chấp những ý kiến phản biện đầy tâm huyết của giới trí thức và học giả vốn là nguồn nguyên khí quý báu của quốc gia. Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nổi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước./.


Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tết cổ truyền nên tổ chức theo dương lịch(*)

(*) Đó là ý kiến của Ông Võ Tòng Xuân -Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân -nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang. Nhân dịp năm mới Dương lịch vừa đi qua và Tết Âm lịch đang đến gần, Bách Việt muốn đăng lại bài viết của tác giả cách nay 7 năm để tham khảo. Vẫn biết để thay đổi một tập tục có bề dầy hàng ngàn năm hoàn toàn không đơn giản. Nhưng mọi sự thay đổi đều có giá trị của nó-Bách Việt.
 
Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở ĐBSCLcũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này. Ông sinh năm 1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, nguyên Hiệu trưởng ĐH An Giang.
GS-TS Võ Tòng Xuân
“Trong khi ta vui Tết âm bên chén tạc chén thù thì những đối tác của ta lại làm việc bình thường, còn trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường ở Tết dương thì ở nước ngoài người ta nghỉ, thị trường chứng khoán đóng băng”.
GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông.
Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo chí có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.
Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.
Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.
Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.
Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2005.
Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
1. Bỏ ngày Tết cổ truyền
Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo chí năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại “bản sắc dân tộc” của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.
Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3-4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê”.
Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.
Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có dược đổi sang dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

                                                     Những phong tục tốt đẹp ngày Tết cổ truyền, dù có được  đổi sang  dương lịch, vẫn cần phải được gìn giữ và phát huy.

2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu)
Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
Tôi viết: “Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 – 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn.
Một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không.
Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang “ăn Tết”.
Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, London… đóng băng.
Lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ.
Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.”
Tôi nghĩ rằng nếu tất cả quí vị độc giả có thời gian đọc kỹ bài viết của tôi thì chắc sẽ đồng tình với những lập luận của tôi, như tôi đã cảm nhận khuynh hướng này trong số đông ý kiến mới nhất trong các diễn đàn.
Trong khi các nước đang thi nhau làm giàu, Việt Nam có tiềm năng bắt kịp họ hoặc hơn họ trong tương lai gần nếu bớt ăn nhậu, vui chơi kéo dài, dành thời gian làm việc vào những ngày thế giới làm, nghỉ theo những ngày thế giới nghỉ.
Dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch như thế giới đang làm. Chúng ta nên cương quyết đổi mới, không ăn tết 2-3 thậm chí 4 tuần theo âm lịch nữa mà chỉ nên ăn tết 4 ngày theo dương dương lịch là đủ.
Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:
1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.
4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.
5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.
Theo VTC News

--------------

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Khi công tác quản lý phố phường như quản lý làng xã

Suốt đêm qua và cả ngày hôm nay mất điện. Không nét, không TV, di động hết pin không sạc được, đọc xong mấy tờ báo giấy đành ra phố. Vừa bước ra cửa gặp ngay một công trường với hàng chục công nhân  đang tháo nắp cống, thiết bị dụng cụ để bừa bộn chắn hết một đoạn phố . Hình như họ đang lắp đặt đường giây cáp điện. Lại điện! Đúng là điên nặng điện ! Nhưng tội nghiệp cho họ, ban ngày phố quá đông không thi công được họ phải làm đêm. Nhiều đêm trước họ đã làm như vậy. Trong đêm thanh tịnh tiếng máy ầm ì nhức óc, chốc chốc lại ầm lên một tiếng như thời  bom B 52 oanh tạc thủ đô khiến nhiều người tỉnh giấc. Cũng tội nghiệp cho các cụ già khi đã tỉnh giấc thì khó mà ngủ lại được, đành mở mắt  chờ sáng .

Từ ngày có tuyến phố mới được đặt tên Tô Hiệu này, tuy chỉ gần mười năm nhưng đã mấy chục lần người dân chứng kiến cảnh đào bới, khi thì giữa lòng đường , khi thì bên lề đường, khi thì trên vỉ hè, hết bên trái sang bên phải ...Ừ thì phải có lý do gì đó người ta mới đào bới!. Nhưng thực sự không thể hiểu tại sao người ta đào lên lấp lại quá nhiều lần lãng phí công của như vậy ? Người bảo vì đó là lề lối làm việc không khoa học, kẻ bảo đơn giản là vì dốt, người khác quả quyết rằng đó là một trong những cách để rút "tiền chùa"! Có dự án là có tiền mà! 

Góc phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế Thăng Long
Định  bụng thoát ra khỏi đoạn đường ồn ào bụi bậm để đến công viên Nghĩa Đô cho thoáng... Nhưng không phải dễ ! Hai  bên vỉa hè chặt cứng xe máy. Các hàng quán cố tình dùng xe máy và chậu kiểng để chắn người qua lại phần vĩa hè trước cửa hàng của họ. Phần đường tiếp giáp vỉa hè thì ô tô đỗ san sát. Vậy nên người đi bộ không có cách nào khác phải bước xuống lòng đường, đúng hơn là đi giữa đường, nhưng không được "thênh thang ta bước" như thời  Tố Hữu đâu nhé, trái lại, luôn  nơm nớp lo sợ bị xe tông vào người từ bốn phía . Phải mất quãng 45 phút để thoát khỏi đoạn đường không đầy 300 mét. Ra đến công viên giờ này cũng đông nghịt người. Không khí cũng rất nặng mùi nước hồ bị ô nhiễm quyện với mùi của mấy quán nhậu sát rào công viên tỏa ra . Thôi thì, dù sao cũng còn một nơi mà ở đó người ta có thể đi bộ không sợ bị xe cộ tông vào. đó chính là công viên !     

Không muốn nghĩ ngợi cho đỡ mệt óc. Nhưng rồi cũng phải nghĩ: Phải chăng khu phố mới hình thành này của Thủ đô Hà Nội mở rộng chính là một hình mẫu phát triển kiểu Việt Nam? Ai bảo kinh tế Việt Nam đang chết thì hãy đến phố Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ thấy nó không bao giờ chết, thậm chí còn rất sinh động nữa kia!  Này nhé, phố phường rất đông đúc tấp nập, nhà dân hai bên phố và các ngõ, ngách đều biến thành cửa hàng; quán nhậu, cà fê đèn sáng, đèn mờ... Chúng mọc ra nhanh hơn cả nấm rừng sau cơn mưa. Dân lao động tứ xứ đổ về đây đông vô kể. Họ làm đủ thứ nghề,  từ nhân viên bán hàng, tiếp thị, hàng rong đến đánh giầy, thu mua đồng nát, v.v...Mọi góc phố, lề đường đến ngõ, ngách đều có thể biến thành nơi hành nghề gì đó, chợ cóc mọc lên tại bất cứ nơi nào có thể .... Tất nhiên cũng có những chú bảo vệ mặc đồng phục đứng ngồi la liệt trước các hàng quán dưới bóng đèn xanh đỏ nấp nháy đủ kiểu thật vui mắt. Đây đó thấp thoáng bóng các cô váy ngắn chân dài mắt xanh mỏ đỏ lượn phố trông như Hà Nôi thời Tây hay Sài Gòn thời Mĩ vậy!

4 căn biêt thự đang được xây chen lán vỉa hè tại rìa Làng Quốc tế Thăng Long
 Điều đáng nói là mật độ dân số tại khu vực này quá cao so với cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ và môi trường sống, đặc biệt thiếu trầm trọng các cơ sở công cộng như phòng họp, thư viện, nhà trẻ, sân chơi , v.v... Nhưng không hiểu vì lý do gì, chính quyền vẫn cho phép các dự án xây chen nhà ở tại một vài lô đất kẹt hiếm hoi còn sót lại trong khu vực? Trong số này có 4 căn biệt thự sắp hoàn thành bên mép Làng Quốc tế Thăng Long (ảnh trên) và đang định xây một dãy nhà 5 tầng liền kề chạy dài khoảng 400mét giữa Làng này và Phố Tô Hiệu. Nhân dân kháo nhau rằng dãy nhà này nếu được tiến hành sẽ như một bức tường "kỳ quan" của ngành xây dựng Hà Nội. Điều khó hiểu là, trong lúc thị trường bất động sản Hà Nội ế ẩm không có người mua, nhưng vẫn có một công ty tên là INDECO rất sốt sắng phối hợp cùng các cơ quan Phường, Quận trong một dự án nhà ở theo phương thức "xã hội hóa". Liệu nhà đó để bán cho ai và ai là người có lợi mà họ bất chấp lợi ich lâu dài của cộng đồng?. Qua các cuộc tiếp dân cho thấy kể cả một số vị quan chức cũng quan niệm rằng  hễ chỗ nào còn đất trống đều nên xây nhà ở hoặc giao cho các công ty kinh doanh để thu tiền phục vụ các công trình  "xã hội hóa" vốn là phương thức mơ hồ khó kiếm soát. Có vị còn viện dẫn tình trạng nhà cửa chen chúc tại các làng cũ trong Quận để nói rằng dân ở khu phố mới này còn sướng chán!. Thì ra họ vẫn mang quan niệm quản lý làng xã vào quản lý đô thị. Với đà này, e rằng chẳng mấy chốc khu phố mới xung quanh Phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế Thăng Long  sẽ biến thành một ngôi làng thực thụ giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến./.    


Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Đất nước tôi (*)

 (*) Đây là tên bài "thơ tức cảnh"trên blog Trương Duy Nhat. Đọc thấy hay hay, cay cay... cóp lại xem chơi ... Không quên nhắc lại  "không nhất thiết phản ánh quan điểm của chủ blog Bách Việt !"
Không hiểu sao nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện nhóm lò, lại hứng chí mần... thơ!


 
 
Đất nước tôi
Hà Tĩnh, Cần Thơ, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...
Người nổ súng, kẻ uống thuốc sâu, nơi biểu tình
Phụ nữ khỏa thân, cả làng để tang đòi đất
***
Đất nước tôi chưa bao giờ đau đến thế
Trấn áp nhân dân, quị lụy kẻ thù
Đảng ung thư(1)
Dân tình mất đất
***
Đất nước tôi
Như một con tàu lao dốc tuột phanh(2)
Hết Vinashin, Vinalines đến Vina đồng chí X
Hàng trăm nghìn tỷ vẫn không sai, chỉ một lời xin lỗi
***
Đất nước tôi
Đi đâu cũng nghe Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, đồng chí X
Đâu cũng dựng tượng Bác Hồ
Đâu cũng muôn năm nhiệt liệt
Đảng cao cả, đảng là đạo đức văn minh
***
Đất nước tôi
Phó Thủ tướng cũng nên thầy ưu tú
Thống đốc tồi cũng thành chiến sĩ thi đua
Và một đứa ca sĩ chân dài cũng được tôn vinh là nhân vật tiên phong
***
Đất nước tôi
Cái mảnh đất mang hình dấu hỏi(3)
Từ Đinh Lý Trần Lê, Bà Triệu, Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...
Đến đồng chí X
Có bao giờ như thể hôm nay
Cả đất nước như như một chiếu hề
Đến Thủ tướng cũng bị gọi là “đồng chí X”
Chủ tịch nước mở miệng là “một bầy sâu”
Tổng Bí thư tự biến mình thành ông già nhóm bếp
Và đảng viên là một bầy sâu
***
Đất nước tôi
Bốn nghìn năm đến nay còn nhóm lửa
Nhân văn trên sự bất lực đê hèn
Đất nước tôi ơi, Việt Nam đâu phải thế
Nhưng vì sao, ơi hỡi vì sao?
_______________
- (1): ý của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
- (2): ý của Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc
- (3): ý của nhà báo Bùi Thanh (chẳng lẽ đất nước mang hình dấu hỏi/ để chúng mình cứ phải hỏi tại sao?)


*****

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Lòng tin chạm đáy chưa?

Gần đây người ta nói nhiều đến sự "chạm đáy" của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán v.v...Có nhiều người phân vân không biết lòng tin của nhân dân vào tương lai đất nước đang ở mức độ nào, đã chạm đáy chưa? Xin mạn phép lạm bàn đôi lời về câu hỏi này như sau.

Đáy và đỉnh là khái niệm dùng để so sánh tuyệt đối về mức độ, trình độ...  Cái gì có đáy thì cũng có đỉnh và ngược lại. Với phạm trù lòng tin mà nói về đỉnh và đáy thì hơi khó hình dung, nhưng không phải là không thể . Còn nhớ nhà thơ kiêm chính trị gia Tố Hữu -nguyên Ủy viên TW Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ cách đây 1/2 thế kỷ đã từng đưa ra một đánh gía độc đáo như sau: 
"Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu!" (1)

Có thể hiểu, qua đoạn thơ trên ông Tố Hữu muốn đánh giá về vị thế của đất nước trong so sánh các thời kỳ lịch sử và thế giới. Ông chọn năm1961 là đỉnh cao...là hoàn toàn có ý của ông. Đó là thời kỳ đạt nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng kinh tế ở miền Bắc hòa bình  (chưa bị chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ) trong khi tình hình cách mạng ở miền Nam đang tiến triển rất thuận lợi (vùng giải phóng mở rộng đẩy đối phương vào thế phòng ngự bị động...). Có thể có những ý kiến khác nhau, nhưng bài thơ đó đã từng được cả nước nhiệt liệt tán thưởng. Thực tế cũng cho thấy vào thời đó nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Và chính  lòng tin đó đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 hoàn thành sứ mệnh "thu gian sơn về một mối". Có thể nói đó cũng là thời kỳ đỉnh cao nhất của niềm tin mà nhân dân Việt Nam từng có vào tương lai của đất nước và dân tộc. Lòng tin đó như được tiếp sức bởi nhận định của  Tổng Bí thư Lê Duẩn rằng từ nay đất nước đã sạch bóng quân thù, và sẽ không kẻ thù nào dám đánh Việt Nam nữa! (2)

Tuy nhiên, dường như theo quy luật, cái gì  lên đến đỉnh cũng sẽ có ngày đi xuống.  Chỉ ít lâu sau, đã nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam  năm 1976, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc năm1979 trong sự ngỡ ngàng của bản thân Việt Nam và của cả thế giới. Đó cũng là thời kỳ mà lòng tin của nhân dân vào tương lai của đất nước, cụ thể vào sự lãnh đạo của Đảng (lúc này đã đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam) đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Tuy ai ai cũng chấp hành sự phân công của Đảng và Chính phủ, vượt qua gian khổ khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong thâm tâm đã bắt đầu nhận ra rằng  hai cuộc chiến tranh đó không phải tự chúng nổ ra hoặc hoàn toàn do kẻ thù cố tình gây ra, mà có một phần do sự chủ quan và sai lầm trong đối sách của giới lãnh đạo đất nước thời bấy giờ. Sai lầm không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự và đối ngoại mà cả trong đối nội. Một trong những biểu hiện mất lòng tin rõ rệt nhất là việc hàng triệu người đã liều mạng bỏ đất nước ra đi trong nhiều năm liền . Tại sao họ phải làm thế nếu không phải vì mất lòng tin vào chính quyền mới cũng như vào tương lai của đất nước?  Ai cũng biết, nếu "thời giờ là vàng ngọc" thì Việt Nam đã mất quá nhiều cho chiến tranh, đặc biệt hai cuộc chiến tranh với hai nước láng giềng để lại những hậu quả lâu dài về sau. Đồng thời hàng loạt những sai lầm nối tiếp nhau trong đường lối kinh tế-xã hội đã khiến đất nước phải trả những cái giá quá đắt với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài, lạm phát phi mã để lại nhiều hậu quả chính trị-xã hội đến ngày nay chưa giải quyết được. Một khi khi lòng tin đã mất thì những thành tích thu được qua quá trình đổi mới dù  to hay nhỏ, tạm thời hay lâu dài ...đều không đủ để vực lại, huống chi công cuộc đổi mới đó đã không đi đến nơi về đến chốn.    

Lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng nói riêng và vào tương lai đất nước nói chung, cũng theo đó mà tụt dốc. Có điều là nó không đi xuống theo đường thẳng đứng mà theo hình Sin nên đỡ gây sốc và cũng dễ ru ngủ với nhiều người. Giờ đây sau từng ấy năm tháng gập ghềnh, lúc nhanh lúc chậm, thật khó để đánh giá chính xác về mức độ và tốc độ phát triển của đất nước trong tương quan so sánh khu vực và toàn cầu. Nhưng riêng về sự giảm sút lòng tin của người dân thì đã quá rõ. Có thể nói đến nay không còn người Việt Nam nào kỳ vọng trở thành  "rồng", thành  "hổ" ..."đặng sánh vai cùng các nước  năm châu" (3). khoảng cách ngày càng rộng trong tương quan so sánh lực lượng với các nước láng giềng, đặc biệt với Trung Quốc khiến nhân dân thất vọng và lo ngại. Mặc khác, có thể nói chưa bao giờ có sự cách biệt về tình cảm, mức sống và lối sống giữa cán bộ lãnh đạo và dân thường như bây giờ. Không phải lãnh đạo không biết đâu là nguyên nhân tham nhũng, nhưng đối với họ chống tham nhũng khác nào tự chống mình. Không phải lãnh đạo không biết điều gì đang đe dọa sự tồn vong của chế độ, nhưng lợi ích của họ còn quan trong hơn chế độ. Không phải lãnh đạo không biết ai là bạn ai là thù, nhưng mối quan tâm hàng đầu của họ là ai có thể giúp họ tiếp tục cầm quyền. Không phải lãnh đạo không biết hiện tượng bất tín, bất phục trong nhân dân đang chuyển từ ý nghĩ sang hành động . Đó là tình trạng kỳ cương phép nước lỏng lẻo không chỉ thể hiện trên đường phố mà đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế họach phát triển quốc gia. Đó là những cuộc biểu tình , khiếu kiện phản đối sự điều hành thiếu minh bạch của các cơ quan công quyền trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng v.v...Đó là phong trào yêu nước tự phát ngày càng dâng cao trước hành động xâm lược bành trướng của Trung Quốc bất chấp sự ngăn chặn, cấm đoán của chính quyền. Lãnh đạo biết tất cả nhưng có lẽ do cái tâm của họ không trong sáng hoặc do "lực bất tòng tâm", hoặc do cả hai lý do cộng lại. Đó là những gì người ta có thể quan sát được qua đợt kiểm điểm chống tham nhũng vừa qua.

Trong bối cảnh nêu trên, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây gợi ra ý tưởng "nhóm lò" (4) có lẽ đã nói lên một cách đầy đủ về thực trạng mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và vào tương lai đất nước nói chung.  Để trả lời câu hỏi lòng tin chạm đáy chưa, có lẽ nên thay bằng câu hỏi  lòng tin đã tắt chưa thì rõ hơn. Câu trả lời ở đây là lòng tin đã và đang tắt! Vì tắt rồi nên người đứng đầu của Đảng  mới đặt vấn đề "nhóm lại" chứ! Hình ảnh một ông già lọ mọ nhóm lò khiến chúng ta thấy ái ngại, nhất là khi không còn mấy ai quan tâm đến ngọn lửa đó nữa trong khi không ít kẻ đang lăm le dập tắt đóm lửa trên tay ông./.            

Ghi chú
1. Trích thơ Tố Hữu 
2. Phỏng theo nộị dung nhân định  của Tổng BT Lê Duẩn thời kỳ sau giải phóng miền Nam
3.Trích lời Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp
4. Tổng BT Nguyễn Phú Trọng nói tại buôi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình ngày 2/12/2012.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Việt Nam thiếu lãnh đạo?

Ở Việt Nam gần đây có một quan niệm khá phbiến là đất nước đang thiếu lãnh đạo, hẫng hụt lãnh t(!). Và quan niệm này dường như được chia sẻ bởi cả dân chúng và chính quyền. Nếu đem so sánh với các thế hệ lãnh đạo trước như CChủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, CThủ tướng Phạm Văn Đồng, CTổng Bí thư Lê Dun v.v... thì những thế hệ lãnh đạo sau này không thể sánh kịp về  tài năng, đức đ, nhất là vuy tín trong nhân dân. Đặc biệt trong quảng 10 năm trở lại đây cùng với những thất bại trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã bộc lộ sự yếu kém của bộ máy công quyền đồng thời với tệ nạn tham nhũng lan tràn như một căn bệnh hết phương cứu chữa. Đó không chỉ là nguyên nhân làm mất uy tín cá nhân những người lãnh đạo mà là nguyên nhân làm mất lòng tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Đảng đến mức "đe dọa sự tồn vong của chế độ" như đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, trong khi dân gian bàn tán một cách bi quan về "vận nước đang suy vong..." với những lời đồn đại nhuốm màu mê tín dị đoan.

Thực ra, về số lượng lãnh đạo Việt Nam không hthiếu, trái lại còn thừa; nếu thiếu là thiếu lãnh đạo có năng lực, và thiếu vai trò lãnh tụ, thì đúng hơn.  Tình trạng mất uy tín của đội ngũ lãnh đạo đất nước là có thực. Nhưng đó là do bản thân giới lãnh đạo (kể cả những người tuổi đời còn tr) tthoái hóa, biến chất hoặc không còn thích ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Số này là những cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm lợi ích, chứ không đại diện cho toàn bộ nguồn nhân lực của dân tộc. Theo lẽ thường, một đất nước có 90 triệu dân (kể cả đang ở nước ngoài) không thể nào thiếu nhân tài.  Sở dĩ có tình trạng thiếu lãnh đạo, hụt hẫng lãnh tụ  là do cách thức tuyển chọn không bình thường, theo đó người ta khoanh vùng những nhân vật được coi là có tiềm năng lãnh đạo để bồi dưỡng và đề bạt thành lãnh đạo, thậm chí thành lãnh tụ của đất nước! Sẽ là thiếu công bằng nếu phủ nhận hoàn toàn phương cách chọn lựa và đào tạo cán bộ. Đúng là nó có thể phát huy tác dụng nhất định như một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của chính quyền. Nhưng cách làm này không thể kéo dài mãi mãi, và càng không thể coi đó là cách duy nhất đúng nhằm phục vụ những lý do chính trị mơ hồ. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bỏ qua quy luật phát triển và lựa chọn tự nhiên đối với năng lực con người. Cách làm này không khác nào "cắt gọt" con người cho vừa với một bộ quần áo may sẵn mà không tính đến tầm vóc con người và đất nước Việt Nam hiện đại hoặc giống như nhng chiếc phểu  lọc ngăn chặn mọi nhân tố mới. Hết đại hội này sang đại hội khác, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, Đảng và Nhà nước đều đánh giá "trình độ cán bộ còn yếu kém..., chưa đáp ứng nhu cầu"....để rồi cứ  loay hoai tìm kiếm "người hiền tài" trong sít ỏi những nhân vật đã từng năm lần bảy lượt được "nâng lên đặt xung". Rốt cuộc không chọn được người này thì phải chọn người kia khi tuổi tác của hđã quá cao nhưng trình đvẫn như cũ. Để bổ khuyết người ta đặt ra phương thức "luân chuyển cán bộ" như là một biện pháp đ rèn luyện đào tạo...,  nhưng thực chất chỉ là shoán đổi vị trí để che dấu sbất tài hay khuyết điểm của những người được chọn. Đó là chưa nói những hậu quảmà họ có thể gây ra khi chuyển sang làm những công việc không đúng với sở trường của họ. Quy chế "tập sự" cán bộ lãnh đạo các cấp không khác nào "bắt cóc bdĩa". Cách thức và quy trình lựa chọn, đào tạo như vậy là nguyên nhân "làm già hóa" đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đất nước, trong khi tạo ra những kẻ hở cho những kẻ cơ hội với một nguyên tắc bất thành văn là cnhắm mắt phục tùng cấp trên thì sớm muộn cũng sđược đề bạt

Nói tóm lại, cách chọn lọc, đào tạo cán bnhư trên thường không đưa lại kết qutốt Người ta có thể uốn nắn một cái cây để thành "cây cảnh", nhưng không thể uốn nắn một con người để thành lãnh t. Ngoài một vài cái lợi trước mắt, cách tuyển dụng cán bộ này hạn chế, thậm chí làm thui chột nguồn nhân tài của đất nước. Trong suốt quá trình dài vừa qua, hầu hết các vị trí lãnh đạo tthấp lên cao của Đảng và Nhà nước vẫn được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm theo cùng một cách thức nên khó mà có những người lãnh đạo tốt, lại càng khó có những lãnh tụ xuất chúng với đầy đbản lĩnh, tư cách và tầm nhìn mới m. Để lên được cấp cao nhất người lãnh đạo thường không còn là bản thân mình nữa, h đã phải thỏa hip hoặc bđồng hóa với tư tưởng và phong cách của thế hđi trước. đây có một điều nghịch lý là, dù mang danh nghĩa một nhà nước dân chủ XHCN với khẩu hiệu "do dân, vì dân", nhưng cách thức bổ nhiệm lãnh đạo không khác mấy so với thời phong kiến. Mọi quá trình chọn lọc và bổ nhiệm đều din ra trong hậu trường cho đến khi công bố thì dân mới được biết. Đặc biệt trong thời kỳ gần đây, khi nạn tham nhũng lộng trào khiến quyền lực gắn liền với đồng tiền, thì động cơ "làm quan" tái diễn rất mạnh mẽ với tình trạng con ông cháu cha "chen ngang" nắm các cương vị lãnh đạo trong bộ máy công quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước. Trào lưu mua danh bán chức bằng nhiều thđoạn cũng đua n, chưa có bằng cấp thì mua bằng cấp đđược đề bạt, thậm chí đề bạt trước rồi "cho đi học" kiếm bằng cũng không sao! 
 
Nên chăng cần đặt lại vấn đề một cách khách quan phù hợp với  thực tiễn quốc tế và trào lưu của thời đại. Trước hết, nguồn lực con người, trong đó vai trò lãnh tụ và lãnh đạo của một quốc gia là bất biến đúng như câu nói bất hủ của tiền nhân Nguyễn Trãi: "Hào kiệt đời nào cũng có". Nhiều nước trên thế giới  không hề có chuyện lựa chọn, đào tạo  bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo như  ở Việt Nam, nhưng họ không bao giờ thiếu người làm tổng thống, thủ tướng; nhiều người trong số hđộ tuổi trẻ hẳn so với lãnh đạo Việt Nam  như các Tổng thống Clinton, Obama của Mỹ, Tony Blair của Anh hay nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra của Thái Lan hoặc ông phó Thủ tướng Đức gốc Việt n, v.v... Hầu hết những cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế giới đều được lãnh đạo bởi những con người mà trước đó không được lựa chọn để đào tạo . Rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba đều xuất thân từ một địa vị xã hội bình thường, có trường hợp tài năng được bộc lộ khi trẻ tuổi..., nhưng hkhông hề được chọn lựa đđào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích làm lãnh t Thực tế cũng cho thấy chính yếu tố  mới mẽ, trẻ trung được chọn lựa tự nhiên hoặc qua bầu cử trực tiếp của công chúng là bí quyết để làm nên những kỳ tích biến đổi xã hội. Ngược lại, những nhà lãnh đạo do sự lựa chọn của thế hệ trước thường bị hạn chế trong việc canh tân thay đổi, vì ho thường có cảm giác hàm ơn những người đã bồi dưỡng cất nhắc họ, tđó cảm thấy có nghĩa vphải tuân thủ và bảo vệ chế độ cũ, thậm chí lo scái mới. Đó là những kinh nghiệm mà Việt Nam không thể bỏ qua.                 


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này