Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan hệ Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

TQ không phải "thế lực thù địch" thì là ai đây?

Như tin tức đã loan báo, từ ngày 16-18/10 Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dẫn đầu đoàn quân sự cấp cao gồm 13 tướng lĩnh sang thăm chính thức TQ. Trả lời báo chí bên lề phiên khai mạc kỳ họp QH sáng nay Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết mục đích chuyến đi là nhằm "tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa quân đội của hai nước cũng như Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước". Giải đáp mối lo ngại của nhiều chuyên gia trước việc TQ xây dựng căn cứ quân sự và đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực, Bộ trưởng cho rằng "đó là lo ngại của các nhà nghiên cứu", nhưng theo ông "điều quan trọng nhất là hai bên đã thỏa thuận phải hợp tác theo tinh thần hữu nghị của lãnh đạo 2 Đảng, Nhà nước, giữ gìn môi trường ổn định, hòa bình và kiểm soát hoạt động của lực lượng vũ trang của hai nước trên biển, không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và để xảy ra xung đột vũ trang ở trên biển". Khi có người hỏi phía họ có hứa gì không, ông Thanh nói "Hứa thì không hứa, nhưng nói chung là...". 

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Vì khó mà bó tay?

Lời bình ngắn của chủ blog Bách Việt: Tác giả cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton  cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền do một số lý do, trong đó có vị trí địa lý "cận kề".  Đúng vậy, nhưng chỉ đúng về mặt quan hệ hữu nghị ngoại giao thông thường...còn quan hệ như thế nào, mức độ và cường độ ra sao là chuyện thuộc quyền của VN. Xin hỏi tác giả, nếu vậy tại sao Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan cận kề TQ hơn nhiều lại có thể tồn tại độc lập và phát triển cao hơn TQ?  Dưới đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của tác giả Bill Hayton với đài BBC ngày 14/10/2014. 

 

Việt Nam 'ở thế khó xử với Trung Quốc'

  • 14 tháng 10 2014




Tác giả cuốn sách về Biển Đông cho rằng Việt Nam không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền. 
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt trong buổi nói chuyện ra mắt sách 'South China Sea: the Struggle for Power in Asia' tại Trường SOAS, London chiều 13/10/2014, ông Bill Hayton cũng nói về khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu cho cuốn sách.
Bill Hayton: Khi tôi bắt tay việc viết cuốn sách này, tôi thực sự muốn biết làm thế nào nhà chức trách Trung Quốc đã vẽ đường chữ U tại Biển Đông và tôi tìm kiếm lời giải thích hợp l‎ý. Và tôi đi đến kết luận rằng thực ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.
Tôi đã nói trong cuốn sách rằng thật là kỳ quặc khi nhà chức trách Trung Quốc coi điểm cực nam thuộc về chủ quyền của Trung Quốc là một bãi ngầm dưới mặt biển 22 mét và cách bờ biển Borneo khoảng 100 km. Và câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.
BBC: Các dự kiện lịch sử đóng vai trò gì trong tranh chấp chủ quyền?
Vấn đề hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau.





BBC: Ông đánh giá sao về ý kiến cho rằng chính phủ Việt Nam không có lập trường đủ cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền?
Việt Nam ở trong vị thế khó. Trung Quốc là láng giềng cận kề và là đối tác mậu dịch lớn nhất. Hai đảng cộng sản có những quan hệ có thể xem là khá tốt với nhau. Do đó sẽ là dại dột nếu Việt Nam cắt đứt hẳn liên hệ với Trung Quốc vì kinh tế của Việt Nam có thể kiệt quệ, thất nghiệp sẽ là vấn nạn lớn. Do đó giới lãnh đạo Việt Nam dường như tách tranh chấp chủ quyền ra thành một chuyện riêng biệt trong khi tiếp tục có những mối quan hệ khác.
Tuy nhiên phía Trung Quốc lại không hề tỏ ra có động thái nhượng bộ nào để phía Việt Nam có thể giải thích với người dân của họ là hai bên ít nhất quan tâm tới việc đàm phán. Trung Quốc từ chối nhượng bộ và làm tình hình tồi tệ hơn như trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan gần đây. Chính phủ Việt Nam ở thế khó vì người dân nói rằng cần phải cứng rắn hơn, tuy nhiên chính phủ có thể làm được gì? Vì nếu họ tiến hành một cuộc chiến thì mọi chuyện sẽ không dẫn đến một kết cục tốt.
BBC: Trong quá trình viết sách ông nhận được sự hợp tác ở mức nào từ nhà chức trách và giới học giả tại Việt Nam và Trung Quốc?
Tôi từng được Học viện Ngoại giao mời tới dự hội thảo về Biển Đông tại Việt Nam nhưng Bộ Công an Việt Nam không cấp visa cho tôi. Quý vị có thể đã biết là tôi không thể tới Việt Nam để nghiên cứu.
Tôi có tới Trung Quốc nhưng dữ liệu thu lượm được cũng khiêm tốn. Phần lớn việc nghiên cứu được thực hiện tại thư viện ở London và các nơi khác cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp tại Đài Loan và kho dữ liệu của Đài Loan.

Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thoát Trung là thoát cái gì và để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào thời gian TQ xâm lược bằng giàn khoan và tàu thuyền bắt đầu từ tháng 1/5 vừa qua người Việt trong nước cũng như  hải ngoại lại dấy lên phong trào "thoát Trung" (còn gọi là "thoát Trung luận"). Nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Người viết bài này xin mạn phép nêu lên ý kiến cá nhân để góp phần thảo luận. Đó là thoát Trung là thoát khỏi sự hiểu biết nhầm lẫn về nguồn cội của mình từ đó sinh ra tâm thế yếu hèn trước kẻ thù truyền kiếp. Cũng không nên đánh đồng phong trào thoát Trung với "bài Trung" hoặc "chống Trung". Dưới đây là một số cơ sở cho cách suy nghĩ đó. 

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh

Tác giả: David Brown(*) Bài đăng trên YALE GLOBAL 25-09-2014 

Người dịch: Huỳnh Phan


Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Có đường băng trên đảo Gạc Ma, chiến đấu cơ Trung Quốc vươn tới toàn miền Nam VN

Theo VTC News ngày 3/9/2014 - Hoàn cầu Thời báo nói nếu Trung Quốc xây đường băng 2km trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN, miền Nam VN sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.
Hòn đảo này được Trung Quốc đổ thêm bê tông để biến thành đảo nhân tạo có diện tích bằng 17 sân bóng đá (khoảng 1.700m). Những bức ảnh được Hoàn Cầu thời báo Trung Quốc đăng tải cho thấy công việc xây dựng đang gấp rút diễn ra. 

Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma 
‘Xe cơ giới chạy rầm rập, đất đá chất cao như núi, việc bê tông hóa hòn đảo đang diễn ra khẩn trương’, tờ Kanwa của Canada cho biết.
Toàn bộ hòn đảo có chiều dài 5.000m, rộng 400m, giới phân tích cho rằng Trung Quốc toan tính biến Gạc Ma thành cơ sở không quân.
Theo tính toán của Hoàn Cầu thời báo, đảo Gạc Ma cách TP.HCM 830km; cách Manila 890km; cách eo biển Malacca, cửa ngõ Biển Đông khoảng 1.500km. Nếu Trung Quốc cho xây đường băng dài 2.000m trên đảo Gạc Ma, các chiến đấu cơ Su-30; J-10; J-11 sẽ có khả năng tác chiến vươn tới tận Malacca.
Thậm chí toàn bộ miền Nam Việt Nam cũng nằm trong phạm vi tấn côngcủa các chiến đấu cơ này.
Theo Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc đang tập trung xây dựng nhiều công trình ở phía Tây đảo Gạc Ma, có chiều dài lên đến 4.04km. 
Mô hình xây dựng đảo Hoàng Sa trong tương lai (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay) 
Trong khi đó, phía Đông Bắc sẽ được xây thành cảng, cung cấp khả năng ra vào cho tàu khu trục hạm cỡ lớn. 
Đài Loan cũng sẽ chịu uy hiếp nhất định từ phía đảo Gạc Ma, bởi nơi này cách đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm đóng trái phép của Việt Nam khoảng 72km. 
Tờ Kanwa nhận định với năng lực tác chiến hiện nay, Trung Quốc có thể ‘dễ dàng chiếm đảo Ba Bình’, bắt giữ toàn bộ quân nhân Đài Loan trên đảo để ra điều kiện đàm phán với Đài Bắc.
Trung Quốc cũng đang xây dựng, kiên cố hóa đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này xâm chiếm trái phép năm 1974. 
Theo tờ Want China Times của Đài Loan, khi hai hòn đảo này được xây dựng xong, Trung Quốc hoàn toàn có thể lắp đặt radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không, trên biển. 
Toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á, cho đến tận Singapore đều nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.
Trong khi Mỹ tuyên bố ‘xoay trục sang châu Á’, động thái mới này của Trung Quốc được cho là sẽ tạo áp lực đáng kể lên hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Mỹ.
Tờ Want China Times nhận xét, việc xây các căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và đảo Gạc Ma (Trường Sa) sẽ giúp quân đội Trung Quốc tiến thêm 850km trên Biển Đông. 
Tờ báo này cho rằng ngay khi hải quân Mỹ qua eo biển Malacca vào Biển Đông, mọi động tĩnh sẽ khó lọt qua hệ thống radar Trung Quốc bố trí ở hai đảo nêu trên.
Tờ Want China Times dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã cài đặt nhiều thiết bị dò sóng âm tàu ngầm, do thám tín hiệu tàu chiến ở nhiều điểm đảo trên Biển Đông. 
Trung Quốc cũng xây nhiều trạm radar có khả năng phát hiện tàu chiến và các hoạt động chuyển quân của Mỹ, Việt Nam và Malaysia.
Tờ báo của Đài Loan nói Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch xây đảo nhân tạo trên nền một số đảo san hô mà nước này chiếm đóng trái phép, nhưng số lượng đảo là bao nhiêu thì không được Want China Times tiết lộ.
Theo trang tin quân sự Trung Quốc Chinamil, Bắc Kinh cũng đang xúc tiến xây dựng các công trình trên đảo đá Chữ Thập ở Trường Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử). 
Hiện tại, Trung Quốc đã cho xây dựng đảo nhân tạo rộng 90m2 ở đảo đá Chữ Thập, có sân bay trực thăng, radar, thiết bị giám sát vô tuyến, cung cấp chỗ neo đậu cho tàu khu trục hạm cỡ nhỏ.
Phóng viên: Phương Mai

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Việt Nam còn "đi dây" được bao lâu?

Nhân QK 2/9, đặc biệt sau chuyến đi Bắc Kinh của Đặc phái viên Lê Hồng Anh đang diễn ra một số động thái "lấn sân" từ phía TQ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khiến tôi nhớ lại một chương trình truyền hình của Đài Truyền hình TQ cách nay đã hơn 3 năm tức là sau khi nhà lãnh đạo Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao ở Trung Nam Hải (xem đường link đến clip tại đây )

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Mục đích chuyến thăm của Đặc phái viên Tổng Bí thư ?


Phải tranh thủ ghi lại tin này, vì thấy nó có cái gì rất không ổn, nếu không nói là quá ư lạ lẫm: Kẻ cướp bỗng chốc biến thành nạn nhân và nạn nhân phải sang nhà kẻ cướp để xin chia buồn và bồi thường thiệt hại ! Cả bản tin dài không hề thấy một từ nào về vụ giàn khoan Haiyang 981 hoặc hành động hung hăng tàn bạo của các lực lượng TQ trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN gây thiệt hại nặng nề đối với người VN, v.v... mà toàn nói về vụ bạo động của dân chúng mà thực ra do bắt nguồn từ vụ giàn khoan 981, lại còn bày tỏ "lấy làm tiếc" và "buồn"...rồi hứa sẽ "xin lỗi", "đền bù"... (!?) 
Hay là Vietnamnet đưa tin có gì nhầm lẫn? Hy vọng thế! Đợi gần một ngày không thấy cãi chính nên đưa lại nguyên văn bản tin đó không sai sót một chữ nào để mọi người cùng tham khảo - Bách Việt.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam (*)



This entry was posted on Tháng Bảy 4, 2014, in Lịch sử Việt Nam and tagged Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Bookmark the permalink. Để lại bình luận

Vietnam Borderless Histories. Published August 29th 2006 by University of Wisconsin Press.


“Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên - A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [Seoul National University].

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’


James Zumwalt/US DailyReview
Nguyễn Văn Phước chuyển ngữ/ Ba Sàm


Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. ( Theo RFA)


Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Biết "im lặng là vàng" tại sao cứ nói ra? (*)

Không chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đã đúc kết về thế nào là cách ứng xử hợp lý trước những tình huống khó xử, đó là giữ im lặng không nói điều gì: "Im lặng là vàng". Tuy nhiên, biết vậy mà không hiểu sao một số chính khách VN hay vi phạm điều này, có khi do vô tình có khi cố ý và ngay cả trong những tình huống rất nhạy cảm liên quan đến lợi ích quốc gia.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Quan hệ Việt-Mỹ: Những tín hiệu khả quan



TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse
trả lời phỏng vấn báo chí tai HN tối 8/8
Chỉ ít ngày sau chuyến thăm Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và vài ngày sau chuyến thăm VN của thượng nghị sĩ Bob Corker, thành viên cao cấp Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ là chuyến thăm của Đoàn TNS Mỹ John McCain và TNS Sheldon Whitehouse cùng các thành viên đến VN (từ 7-10/8). Được biết, có tin  Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ thăm Mỹ nay mai, và nếu đúng vậy thì đây là thời kỳ "dầy đặc" nhất của các cuộc thăm viếng qua lại giữa các quan chức cao cấp hai nước. Đáng chú ý là hiện tượng này xảy ra ngay sau vụ giàn khoan Haiyang 981.   

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Hòa hoãn thay đối đầu?

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan
Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.
"Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh."

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Tư liệu: về "cuộc chiến truyền thông" của TQ tại biển Đông

Trung Quốc tiết lộ video hiếm hoi về cuộc chiến lãnh thổ ở biển Đông

GMA News 11-07-2014 (Tác giả: Michaela Del Callar/ Người dịch: Huỳnh Phan - Anhbasam ngày 13/7)

Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham đây! Quốc kỳ trương lên rồi!” một nhà báo Trung Quốc (TQ) kêu lên sau khi đắc thắng giương lá cờ đỏ của TQ trên một hòn đá san hô nhô lên ở vùng biển khơi phía tây bắc Philippines.
Chỉ ngay ngoài khơi Malaysia, thuỷ thủ TQ thực hiện buổi chào cờ trên boong tàu để biểu thị sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi ngầm James đang có tranh chấp, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, một tàu khảo sát TQ đâm vào một tàu nhỏ Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Thêm một điều đáng suy ngẫm


Theo TTXVN, hôm nay Người phát ngôn NG Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố:"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". 

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

6 cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc (*)

(*) Trước bối cảnh tình hình biển và quan hệ Việt-Trung căng thẳng cao độ Bách Việt xin mạn phép  đưa lại tài liệu này (của học giả TQ được dịch từ bản gốc tiếng Trung đăng trên tạp Chí Nghiên cứu biển Đông (VN) tháng 8/ 2011)  tại đây . Qua tài liệu này để thấy không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mới đây cho phát hành "bản độc dọc" của TQ trong đó thể hiện lãnh thổ trong mộng của họ bao gồm cả các vùng đất và biển đã đề cập trong 6 cuộc chiến tranh. Tất nhiên mộng ước là môt chuyện, có đạt được không là một chuyện khác; không loại trừ khả năng nước TQ sẽ bị chia thành 6 nước cũng nên(?)  - Bách Việt 

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa?

Vietnam net và một số báo đang lưu truyền tin tức về "một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá... Nếu tin này là đúng sự thật thì đây là một tin vui. Vấn đề còn phải  xem năng lực thực hư của doanh nghiệp đưa ra ý tưởng này đến mức nào (?). Dù sao trong bối cảnh TQ rắp tâm sử dụng chiến thuật "biển người" với hơn 50 vạn tàu đánh cá để tranh giành ngư trường tại biển Đông thì VN không thể khoanh tay đứng nhìn -Bách Việt .

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Nền kinh tế VN Phụ thuộc TQ do "lợi ích nhóm" chi phối


Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn, 3/7/2014, tại cuộc hội thảo có tên "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 3-7-2014, các chuyên gia kinh tế tham gia hội thảo tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư


Hôm qua 1/7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để nói lên quan điểm của người đứng đầu cao nhất của đất nước về một chủ đề hệ trọng nhất của đất nước-đó là quan hệ Viêt-Trung và chủ quyền biển đảo. Vậy là sau một thời gian im lặng bác Tổng đã lên tiếng. Nội dung chi tiết xin mời đọc tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/183735/tong-bi-thu--khong-ai-chon-duoc-lang-gieng.html


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này