Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại giao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngoại giao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nước Áo có ngoại trưởng trẻ không bằng cấp

Theo Báo Giáo dục (đưa lại tin Reuters),  Tân Ngoại trưởng Áo thu hút sự chú ý của dư luận không chỉ vì ngoại hình đẹp trai, lịch lãm, mà còn vì lý lịch không bằng cấp và độ tuổi quá trẻ của mình.
Bộ trưởng, trẻ tuổi, đẹp trai, Áo, Ngoại trưởng Áo, Sebastian Kurz
Tân Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tham dự một phiên họp Quốc hội tại Vienna ngày 17/12/2013. Ảnh: Reuters

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

'VN không hai lòng trong quan hệ với TQ' (*)

(*) Đây là tiêu đề  bài viết vừa đăng trên Vietnam net mà có lẽ ai đọc cũng  thấy lạ vì nó như một lời thanh minh  hoặc là "không khảo mà xưng vậy! Chủ blog tôi xin đăng lại ngyên văn bài báo đồng thời thử gợi ý rằng, nếu thêm dấu huyền vào chữ "hai" thì đúng với sự thật hơn chăng(?). Bởi vì ai cũng biết trong quan hệ với TQ,  VN chưa bao giờ chủ trương thay lòng đổi dạ, nhưng hiếm khi được hài lòng với ông bạn láng giềng phương Bắc (Bách Việt).
Xin mời đọc nguyên văn nội dung dưới đây.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Thời điểm vàng đón vốn Nhật? (*)



(*) Đó là tiêu đề của bài phỏng vấn đăng trên Tuổi trẻ sáng nay. Tôi vốn không mấy thiện cảm với từ "vàng" vì lâu nay nghe và chứng kiến quá nhiều về chuyện người Việt ta ưa chuộng vàng như thế nào!. Nhưng tôi vẫn đọc nó và thấy điều thú vị là người trả lời phỏng vấn -Đại sứ Đoàn Xuân Hưng không dùng từ "vàng"... . Dù sao, thiết nghĩ  đây là những thông tin có giá trị phát ra từ một "người trong cuộc" rất đáng để giới lãnh đạo và giới doanh nhân Việt Nam tiếp thu nên xin mạn phép đăng lại trên blog cá nhân để có thêm người đọc (Xin lỗi tác giả tôi đã thêm dấu ? sau tiêu đề)-(Chủ Blog Bách Viêt).  

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Diễn biến đáng chú ý liên quan Biển Đông

Theo VNTTX, chiều 2/9 tại Nam Ninh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng cấp TQ Lý Khắc Cường nhất trí cho rằng hai nước cần cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông, kiểm soát tốt tình hình trên biển, giải quyết thoả đáng mọi vấn đề thông qua đàm phán hòa bình.


Phát biểu tại cuộc hội đàm nhân dịp sang tham dự hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và hội nghị thượng đỉnh đầu tư - thương mại ASEAN-Trung Quốc (CABIS) tại Nam Ninh (Quảng Tây), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước là chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: VGP

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Bóng đen của chủ nghĩa diệt chủng đang trở lại Cămpuchia?

Sam Rainsy
Sam Rainsy và các đảng viên đối lâp đang vận động bầu cử tại
Theo BBC, chủ nhật, 4 tháng 8, 2013, thì trang mạng Hoa ngữ Hoa Thương Thời Báo phát hành tại Campuchia hôm 2/8 cho hay: Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia, đã phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng.
Ông cũng tỏ rõ sự ủng hộ dành cho Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhà lãnh đạo đối lập Campuchia cũng gửi những thông điệp hữu nghị đến với Chính phủ và người dân Trung Quốc.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Cuộc hội ngộ sau 40 năm của nhóm cựu sinh viên VN tại Ấn Độ

Có lẽ ít người biết Ấn Độ đã từng là nước đầu tiên trong số các quốc gia Anh ngữ nhận đào tạo cán bộ tiếng Anh cho Việt Nam. Và điều này xảy ra vào năm 1973 khi Mỹ vừa ngừng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chống miền Bắc và Hội nghị Paris bắt đầu chuyển sang giai đoạn cuối. Suốt thời kỳ chiến tranh cả Chính phủ VNDCCH và Chính phủ CMLT đều rất cần nguồn nhân lực tiếng Anh nhưng chưa bao giờ có thể cử sinh viên sang các nước mà ở đó tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để đào tạo, lý do chính là vì không quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào trong số đó dám làm trái lệnh phong tỏa của Mỹ đối với Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã là cánh cửa đầu tiên mở ra, và sau đó một số năm lần lượt Úc, Anh, Tân Tây Lan cũng làm như vậy.  Sở dĩ tôi nói dong dài về điều này để thấy không phải đơn giản khi chính phủ Ấn Độ đã đi đầu trong việc phá rào cản của Mỹ đặt ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và nếu nói về quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời Việt -Ấn thì đây là một dẫn chứng rất đáng kể, và nhóm sinh viên VN tại Đại Học J Nehru năm 1973-1974 (gọi tắt "Nhóm JNU") có một ý nghĩa rất đặc biệt.

Nhóm sinh viên JNU tham quan một đền cổ ở miền Bắc Ấn Độ mùa  Đông 1973  (Ảnh tư liệu của tác giả)

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Sách lược hay chiến lược?

Có ít nhắt là 3 thực tế liên quan đến tình hình Việt Nam trong vòng 1 tháng qua kể từ sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc.

Một là, tình trạng sản xuất tiếp tục sa sút, nguồn thu ngân sách không đủ chi, giá ngoại hối USD tăng, giá vàng nhảy múa trong khi các mặt hàng đều tăng, đặc biệt giá điện tăng đột biến do ngành điện lạm thu của khách hàng (tham khảo tại đây). Hoàn toàn không khó khăn gì để bất cứ ai cũng nhận ra những hiện tương tương tự. 

Đó là gì nếu không phải là biểu hiện của tình trạng lộn xộn trong kinh doanh với những hình thái "chụp giựt", "tự cung tự tiêu"... trên quy mô cả nước. 

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Vấn đề Biển Đông theo cách nhìn của phía Trung Quốc (*)

(*) Gần đây trên mạng quân sự Trung Quốc đang tải 2 bài viết của học giả nước này bình luận về quan hệ Trung - Việt và vấn đề Biển Đông. Chủ blog Bách Việt muốn đưa lại 2 bài viết vào cùng một entry để bạn đọc tiện theo dõi đối chiếu.    

Bài I:   Đại sứ TQ: "Duy nhất còn tồn tại vấn đề trên biển"

chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Trung Quốc, Tập Cận Binh, Biển Đông
    
                    Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm cấp nhà nước Trung Quốc từ ngày 19-21/6. Nhân dịp này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về ý nghĩa chuyến thăm, tiềm năng, triển vọng quan hệ hai nước, việc xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt - Trung.
Đại sứ Khổng Huyễn Hựu cho biết:
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng là cuộc tiếp xúc đầu tiên của nguyên thủ hai nước sau khi Quốc hội Trung Quốc bầu ra ban lãnh đạo khóa mới.
Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức chung trong quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt. Hiện nay, quan hệ Trung - Việt đã đạt được những bước phát triển to lớn, bên cạnh những cơ hội quan trọng còn có những vấn đề cần phải giải quyết. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, hai bên sẽ xuất phát từ toàn cục mối quan hệ Trung - Việt và đại cục sự nghiệp phát triển của mỗi nước.
Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.Ảnh: TTXVN
Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp.
- Ông đánh giá như thế nào về mối quan hệ Việt - Trung hiện nay?
Trong năm nay, dưới sự nỗ lực chung của hai nước, quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục có những bước phát triển mới.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp xúc thường xuyên hơn. Tháng 3 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tháng 5, Phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 6, trong khuôn khổ chuyến thăm Vân Nam, dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ nhất và Hội chợ Côn Minh lần thứ 21, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã hội kiến với ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải. Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng trong việc tăng cường tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác và giải quyết các bất đồng, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt.
Thứ hai, đưa việc giao lưu đã được cơ chế hóa đi vào chiều sâu. Hai nước triển khai sâu rộng trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước, trong năm nay sẽ tổ chức hội thảo lý luận lần thứ 9, Trung Quốc sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng cán bộ Đảng. Cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... hai nước tiếp tục hoạt động hiệu quả, mới đây hai nước đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 7. Giao lưu hợp tác giữa các địa phương hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, đặc biệt là giữa các tỉnh, khu vực biên giới.
Thứ ba, hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hai nước tăng với tốc độ cao qua các năm, Trung Quốc 9 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau khi kim ngạch thương mại song phương năm 2012 đạt 40 tỷ USD, kim ngạch 5 tháng đầu năm 2013 đạt 18,9 tỷ USD, tăng 37.3% so với cùng kỳ năm ngoái, hai nước hứa hẹn sẽ hoàn thành đúng thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại năm 2015 đạt 60 tỷ USD mà lãnh đạo hai nước đặt ra. Hai bên đã ký kết bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Trung - Việt giai đoạn 2012-2016” và “Bản ghi nhớ hợp tác thương mại nông sản Trung - Việt”, tích cực thúc đẩy xây dựng khu hợp tác thương mại Trung Quốc tại Việt Nam, thúc đẩy bền vững quan hệ hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế”, nghiên cứu phương thức hợp tác cho dự án đường quốc lộ cao tốc Bằng Tường - Hà Nội.
Thứ tư, giao lưu nhân dân sôi nổi. Hàng loạt hoạt động có tầm ảnh hưởng rộng rãi như diễn đàn nhân dân, gặp gỡ hữu nghị thanh niên, liên hoan thanh niên, liên hoan thanh niên biên giới... đạt được kết quả tốt đẹp. Hàng năm có hàng triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam, Trung Quốc là thị trường khách du lịch quan trọng nhất của Việt Nam. Mỗi năm Trung Quốc cấp 150 suất học bổng chính phủ cho Việt Nam, năm 2012 số lượng du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đạt trên 16.000 người, Việt Nam trở thành nước có nhiều du học sinh thứ tư tại Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất việc mở trung tâm văn hóa tại hai nước.
Thứ năm, hai bên cùng nỗ lực duy trì ổn định trên biển, thúc đẩy đàm phán phân định và cùng nhau khai thác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, và hợp tác về lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, đồng thời lần lượt thiết lập các cơ chế công tác phù hợp tại hai nước, nhất trí các dự án ưu tiên hợp tác như phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc...
- Theo ông, tiềm năng và triển vọng phát triển mối quan hệ hai nước Việt - Trung như thế nào?
Việt Nam và Trung Quốc là các nước láng giềng quan trọng của nhau, núi sông liền một dải, văn hóa tương đồng, mối tình hữu nghị của nhân dân hai nước đời đời bền vững, đây là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ xã hội, Đảng và Nhà nước tương đồng, đây là điểm chung lớn nhất của hai nước và là thế mạnh riêng biệt để phát triển quan hệ hai nước. Hiện nay, cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đứng trước nhiệm vụ quan trọng là cải cách và phát triển, củng cố hơn nữa mối tình hữu nghị giữa hai nước, tăng cường hợp tác cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung của hai nước và nhân dân hai nước, phù hợp với yêu cầu của thời đại về sự nghiệp bảo vệ và phát triển xã hội chủ nghĩa, và cũng là sự lựa chọn chiến lược chung của hai nước.
Cho dù tình hình quốc tế có biến động ra sao, Trung Quốc đều sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, kiên trì phương châm ngoại giao “Thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng”, phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, có tầm nhìn chiến lược và dài hạn về mối quan hệ hợp tác đối tác toàn diện Trung-Việt.
Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, giải quyết thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại, tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Trung-Việt lên một tầm cao mới, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
Tôi tin rằng, với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng vững chắc, quan hệ kinh tế thương mại sẽ ngày càng chặt chẽ, lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng rộng mở, quan hệ láng giềng hữu nghị sẽ ngày càng đi vào chiều sâu. Tương lai mối quan hệ Trung - Việt sẽ ngày càng tốt đẹp.
- Lãnh đạo mới của Trung Quốc có những biện pháp nào để tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt -Trung?
Lãnh đạo Trung Quốc khóa mới rất coi trọng quan hệ giữa hai Đảng và hai nhà nước Trung Quốc và Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn sát cánh cùng với Đảng và Chính phủ Việt Nam kiên trì phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”, thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tôi cho rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, tăng cường giao lưu. Tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao bằng nhiều hình thức, nắm vững các phương hướng lớn để phát triển quan hệ hai nước. Phát huy đầy đủ vai trò điều phối của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, thực hiện tốt các cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh và giữa các ban ngành đối ngoại, tuyên truyền của hai Đảng, làm sâu sắc quan hệ giao lưu hữu nghị và hợp tác giữa các ban ngành, các lĩnh vực và địa phương hai nước.
Thứ hai, mở rộng hợp tác. Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung - Việt”, nâng cao mức độ và quy mô hợp tác giữa hai nước. Thúc đẩy thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng đồng đều, Trung Quốc sẵn sàng tạo điều kiện mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc. Ủng hộ doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và dự án công nghiệp, tranh thủ triển khai các dự án hợp tác đã ký. Triển khai hiệu quả dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại tại Việt Nam, kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác nguồn nhân lực.
Thứ ba, làm sâu sắc giao lưu văn hóa nhân dân. Mở rộng toàn diện giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, tin tức, giáo dục, khoa học kỹ thuật, du lịch và y tế; không ngừng mở rộng các lĩnh vực và làm phong phú thêm nội hàm hợp tác. Tiếp tục triển khai các hoạt động như giao lưu hữu nghị thanh thiếu niên, tổ chức tốt diễn đàn nhân dân, liên hoan nhân dân khu vực biên giới và tiếng hát hữu nghị...; khuyến khích nhiều hơn nữa các đoàn nghệ thuật của Trung Quốc sang biểu diễn tại Việt Nam. Tăng cường tuyên truyền giáo dục về truyền thống hữu nghị Trung-Việt, tăng thêm tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước, tạo môi trường xã hội có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước.
Thứ tư, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển. Thực hiện tốt những nhận thức chung mà lãnh đạo hai bên đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” sử dụng tốt các cơ chế đàm phán cùng kênh trao đổi hiện có, xử lý kịp thời vấn đề nảy sinh, góp phần thiết thực duy trì sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ hai nước.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Tiếp tục tăng cường sự trao đổi và hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực tại Liên hợp quốc, cơ chế đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông… bảo vệ lợi ích chung của các nước đang phát triển nói chung và hai nước Trung - Việt nói riêng.
- Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, hai nước nên làm như thế nào để xử lý thỏa đáng vấn đề tồn tại?
Vấn đề trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại, chưa được giải quyết giữa hai nước, gây cản trở nhất định cho việc phát triển quan hệ và cũng là thực trạng mà hai bên đều không mong muốn. Vấn đề trên biển vô cùng phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một cách triệt để cần phải có thời gian.
Để giải quyết một cách thỏa đáng và từng bước vấn đề trên biển, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung quan trọng, hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển,” trong đó trọng tâm là cần phải xuất phát từ đại cục hữu nghị giữa hai nước, thông qua đàm phán hiệp thương để giải quyết, không để khác biệt giữa hai bên ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của quan hệ hai nước, tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho mỗi bên.
Theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai bên, hai bên đã thành lập cơ chế đàm phán biên giới cấp chính phủ và chuyên gia, đồng thời không ngừng bàn bạc và hiện đã đạt được bước tiến triển tích cực.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN láng giềng, đang cùng ở trong giai đoạn then chốt của tiến trình cải cách và phát triển, việc củng cố mối quan hệ Trung-Việt, tăng cường hợp tác cùng có lợi phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho việc bảo vệ và phát triển sự nghiệp XHCN, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực. Đó chính là đại cục của quan hệ hai nước.
Chỉ cần hai bên cùng xuất phát từ đại cục này, thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt nhận thức chung có liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước và thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát hữu hiệu khác biệt, tích cực tìm kiếm hợp tác và thiết thực duy trì ổn định… nhất định sẽ xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.
- Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương chú trọng phát triển quan hệ với ASEAN và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Đại sứ có thể giới thiệu cụ thể hơn về chính sách này?
Báo cáo của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ “Chúng ta sẽ kiên trì thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố và làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi với láng giềng, nỗ lực biến sự phát triển của mình thành điều có lợi cho các quốc gia xung quanh.” Nội dung liên quan đến chính sách đối ngoại xung quanh của Trung Quốc được đưa ra trong Báo cáo Đại hội 18 chính là sự kế thừa phương châm “thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng” mà Trung Quốc thực hiện từ trước đến nay. Đây không những là cam kết chính trị mà Trung Quốc đưa ra với các nước xung quanh, trong đó bao gồm cả ASEAN, mà còn là tín hiệu tích cực đối với việc tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh.
Chính phủ khóa mới của Trung Quốc rất chú trọng quan hệ với các nước xung quanh, coi ASEAN là vị trí ưu tiên và hàng đầu trong chính sách đối ngoại xung quanh của mình. Xuất phát từ tầm cao chiến lược, thúc đẩy tiến trình đa cực hóa, ủng hộ các quốc gia đang phát triển đoàn kết tiến bộ… Trung Quốc kiên trì ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của các nước ASEAN, trong đó bao gồm cả Việt Nam; kiên trì ủng hộ tiến trình cộng đồng và nhất thể hóa mà ASEAN đang thúc đẩy; kiên trì ủng hộ vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực. Trung Quốc mong muốn củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, nỗ lực thúc đẩy các hạng mục trọng điểm trong kết nối, hợp tác trên biển và quan hệ đối tác kinh tế toàn diện tại khu vực để cùng thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực.
Nguon: Vietnamnet/TTXVN

Bài II: VIỆT NAM KHÁC VỚI PHI VÀ NHẬT, NẾU TRUNG -VIỆT KIỂM SOÁT ĐƯỢC VA CHẠM TRÊN BIỂN THÌ NAM HẢI[i] SẼ RẤT KHÓ LÒNG BỊ LÀM RỐI
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc đã trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao. Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.   
1
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc thể hiện chính phủ Việt Nam coi trọng mối quan hệ với Trung
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.  Mà trong số 3 nước này, Việt Nam lại là nước tốt nhất để cùng với Trung Quốc mở ra cơ sở đàm phán chính trị. Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới. 
2
Đồng thời, Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc cũng trở thành cơ hội quan trọng khơi thông vấn đề Nam Hải cùng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước ở tầng cấp cao.
Trở ngại lớn nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình giữa Trung Quốc và Việt Nam là sự khác biệt tương đối xa trong nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, cả hai nước đều khó lòng đưa ra sự nhượng bộ thực chất. Song điều kiện có lợi cũng vẫn có một cách rõ ràng, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước. Những nan đề và rủi ro chính trị chủ yếu của Trung Quốc và Việt Nam cũng hết sức giống nhau, nhu cầu về sự chặt chẽ trong quan hệ thương mại, về sự hợp tác chiến lược, đặc biệt là nhu cầu phải dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt chính trị của Việt Nam, lâu nay vẫn lớn hơn sức mạnh phân cắt mối quan hệ hai nước trong tranh chấp lãnh thổ.
3
Thông cáo báo chí về cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Trương Tấn Sang cho thấy, lãnh đạo hai nước đã đi đến một vài sự đồng thuận, khả năng Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp lãnh thổ được một cách hòa bình là có thật.
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.  
4
Trung Quốc hiện đang có va chạm trên biển với cả Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, phạm vi lãnh thổ liên quan tới tranh chấp Trung-Việt trong đó là lớn nhất, tổng cộng có 29 hòn đảo cùng vùng biển có liên quan.
 Trung Quốc và Việt Nam vừa phát sinh xung đột trên biển, lại vừa từng có chiến tranh biên giới, những ký ức này đều tác động đến sự suy xét của Việt Nam về hơn thiệt trong chính sách đối với Trung Quốc. Mấy năm qua, Việt Nam không hề có sự đối lập ngoại giao toàn diện với Trung Quốc giống như Philippines, mà luôn kiên trì “hữu hảo với Trung Quốc”, những nguyên nhân nằm trong đó là hết sức phong phú và cũng ổn định.      
5
Nếu như Trung-Việt có thể làm giảm bớt và cuối cùng kiểm soát được cường độ và phạm vi va chạm trên biển, nhằm hình thành nên một xu thế không thể nghịch chuyển về việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thì Philippines sẽ rất khó lòng làm rối Nam Hải thêm được nữa, tình hình tranh chấp trên biển xung quanh Trung Quốc sẽ xuất hiện một cục diện mới.
Thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm này là luôn tìm kiếm một sự cân bằng giữa vị thế có lợi trong tranh chấp lãnh thổ với việc duy trì hòa bình với xung quanh, chính sách cân bằng như vậy chắc hẳn sẽ phải duy trì lâu dài. Môi trường quốc tế của Trung Quốc đã khác xa với thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, chúng ta lớn mạnh hơn, song môi trường tâm lý quốc tế phải đối mặt cũng trở nên mong manh hơn. Năng lực kỹ thuật kiềm chế kẻ tranh chấp lãnh thổ mạnh lên rất nhiều, song những rủi ro chính trị quốc tế mà chúng ta phải đối mặt vì thế cũng trở nên chưa từng có.
6
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất trên thế giới ở cạnh nhau, đang đối mặt với cùng một nhiệm vụ mở cửa cải cách, phát triển kinh tế nhà nước.
Nhìn chung, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nguyện vọng và nhu cầu kiểm soát những va chạm trên biển giữa hai bên, cải thiện bầu không khí quan hệ giữa hai nước, gia tăng sự hợp tác thực sự. Mặc dù độ khó trong việc làm tốt sự tương tác như vậy giữa hai nước là rất cao, song nguyện vọng chiến lược nói trên trước tiên cần trân trọng lẫn nhau, làm mạnh lẫn nhau đã rất là quan trọng. Những thử nghiệm và nỗ lực như vậy là rất có giá đối với cả hai nước Trung-Việt.
7
Việt Nam mấy năm qua đã bộc lộ động hướng “lôi kéo Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, song chiến lược này của Việt Nam không thể đi được xa giống như Philippines và Nhật Bản. Việt Nam đối với Mỹ chỉ có thể là mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau, Việt Nam không dám và cũng không có cách gì lao vào vòng tay của Mỹ được một cách hoàn toàn.
Hãy nhìn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, diện tích tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước là rất lớn, Ấn Độ lại là cộng đồng thông đồng bén giọt trong truyền thông về tình cảm dân tộc, song sự kiểm soát va chạm của Trung Quốc và Ấn Độ tương đối thành công. Giữa Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra đã có đủ điều kiện tốt hơn trong việc dùng đàm phán hòa bình để thay thế cho va chạm trên biển.
  Người Trung Quốc trước tiên phải biết giữ sự tự tin về việc chúng ta có quyền chủ động trong xử lý tranh chấp Nam Hải, ngoài ra, chúng ta nhất thiết phải làm rõ xem rút cuộc chúng ta muốn gì xung quanh vấn đề Nam Hải, nó có quan hệ như thế nào với Chiến lược quốc gia tổng thể của Trung Quốc, đồng thời cần làm rõ sự sắp xếp chiến lược các mục tiêu và nguyện vọng của mình, hơn nữa cần vạch rõ được đường đáy mà chúng ta sẽ phá vỡ sự sắp xếp này và dùng việc leo thang một vấn đề làm nổi rõ mục tiêu của quốc gia.    
8
Việt Nam tổ chức cho sĩ quan quân đội trẻ sang Trung Quốc huấn luyện.
Vấn đề xung quanh Trung Quốc cực kỳ phức tạp, đó chính là vì sự can thiệp tới tấp của các nước lớn như Mỹ… Xét về quan hệ Trung-Việt, điều quan trọng nhất của Trung Quốc là giữ cho mình hoàn toàn tỉnh táo, đồng thời vận dụng sức ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sự tỉnh táo cho Việt Nam. Nam Hải là thực lực của Trung Quốc, đồng thời cũng là đất dụng võ cho trí tuệ ngoại giao của Trung Quốc, chỉ có phối hợp sử dụng cả hai, thì Trung Quốc mới có thể trở thành “kẻ chiến thắng” ở Nam Hải và trong biến cục phức tạp của lực lượng toàn cầu. (Người dịch: XYZ)

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng tại HN Sangri-La

Nguồn: VietNamNet: Giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Sangri-La ngày 31/5/2013 (các tiêu đề phụ do VNNet đặt)

thủ tướng, singapore, nguyễn tấn dũngMuốn có hòa bình phải có lòng tin chiến lược
Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh: Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

Theo Vietnamnet, Tuổi trẻ và các báo đồng loạt đưa tin: Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều ngày29/5/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. Dưới đay là nguyên văn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng":

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
- Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?
Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Tư liệu: Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải

Đu mùa hè năm 2011, thế gii lên cơn st v vic Trung Cng to căng thng Bin Đông thì ai ny đu ngóng trông nơi Hoa Kỳ vi nim hy vng Hoa Kỳ s là cu tinh giúp h đi phó vi mng bành trướng ca Trung Cng.

Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Kh Quc Gia (National Archives) ca B Quc Phòng Hoa Kỳ cho gii ta (declassify) 7000 trang h sơ v nhng vn đ ca Vit Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho nim tin ca nhiu người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói.

Sau đó, National Security Archive
George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang h sơ, trong đó có nhng mu đi thoi đi vào chi tiết gia hai Ngoi Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiu người nhìn ra s tht phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đng Vit Nam Cng Hòa và Đài Loan đ đi ly s làm hòa và giao thương vi Trung C
ng.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Chuyện cũ nhớ lại: Ngoại giao làm xây dựng

Tại các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có một loại công việc không thuộc danh mục “hoạt động ngoại giao” nhưng không thể thiếu, đó là việc chăm lo nhà cửa trụ sở để cơ quan "an cư lạc nghiệp".  Do đặc thù của ngành, công việc này thường do cán bộ ngoại giao kiêm nhiệm. Bản thân tôi tuy chỉ có 3 lần đi công tác nhiệm kỳ sứ quán, nhưng 2 nhiệm kỳ phải làm công việc bắt đắc dĩ này với những kỷ niệm vui, buồn khó quên. 
   
Lần thứ nhất khi tôi đi nhiệm kỳ sứ quán tại Harare, Zimbabwe từ 1985-1988. Thời kỳ đó kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ, Chính phủ chủ trương cắt giảm hàng loạt Cơ quan đại diện thường trú ở nước ngoài, nhưng lại mở Đại sứ quán mới tại Zimbabwe vì nước này sắp trở thành chủ nhà của Hội nghị cấp cao KLK 8. Để tiết kiệm, biên chế Sứ quán chỉ có 4-5 người kể cả đại sứ và phu nhân. Đó là nhiệm kỳ công tác sứ quán đầu tiên của tôi sau 15 năm ra trường. Với chức vụ "bí bét" (bí thư 3) kiêm phiên dịch tiếng Anh, trên thực tế tôi phải làm mọi việc "thượng vàng" thì ít, nhưng "hạ cám" thì nhiều, trong đó có một việc tôi chưa bao giờ làm, đó là mua, bán và sửa chữa nhà.

Số là khi tôi sang, Đại sứ quán đã có trụ sở đầy đủ rồi. Nó đã được các nhóm tiền trạm thực hiện khoảng nửa năm trước. Đó là một căn nhà 1 tầng khá to nằm giữa khu vườn rộng như công viên trên mặt một đại lộ dẫn vào trung tâm Thành phố, với giá 50.000 USD. Đó là giá bình thường ở nước Zimbabwe mới độc lập, nhưng là giá rẽ bất ngờ so với Việt Nam! Tuy nhiên, đúng lúc chỉ còn hơn 1 tháng trước ngày Hội nghị cấp cao, bổng xuất hiện hàng loạt các vết nứt nẻ trên tường. trần và sàn nhà. Lúc đó  là đầu mùa mưa. và cứ mưa là phòng nào cũng dột ướt sủng... Mọi người mất  ăn mất ngũ đã đành nhưng, vấn đề là làm sao khắc phục để kịp đón Đoàn trong nước sắp sang dự Hội nghị. Trước tình hình khẩn trương, Đại sứ Võ Anh Tuấn vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp lão luyện và là người rất coi trọng hình thức, đã quyết định điện về Bộ  đề nghị cho mua ngay một ngôi nhà khác thay thế. Đó là một đề nghị phi thường vào thời đó, nhưng đã được Bộ chấp thuận ngay, có lẽ chủ yếu là nhờ uy tín của ông Đại sứ.

 Tòa Đại sứ  VN tại Harare (1986-89)
Sự cố bất thường đó khiến sứ mệnh của tôi dường như chuyển sang một hướng khác. Tôi lập tức được giao nhiệm vụ tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm và tìm nhà để mua, qua đó được biết,  hầu hết nhà một tầng ở Harare thường được xây kết cấu mống nông, tường mỏng trên nền đất đỏ cao nguyên luôn co giản giữa mùa khô và mùa mưa, do đó chuyện nứt nẻ là rất bình thường. Chỉ nhà 2 tầng trở lên xây mống sâu, tường dầy thì ít bị hiện tượng này. Dân địa phương rất biết cách  “chung sống” với hiện tượng thiên nhiên đó, khi cần bán nhà họ “nguỵ trang” với chi phí thấp miễn sao bán được nhà trước mùa mưa là được. Người nước ngoài không biết nên mua phải nhà loại như thế cũng không có gì lạ.  Từ kinh nghiệm này, sau khi so sánh cân nhắc mọi yếu tố, ông Đại sứ đã quyết định mua một ngôi nhà 2 tầng tại một khu dân cư chủ yếu của người da trắng với một giá phải chăng là 100.000 USD. Nhà này chỉ cách nhà cũ khoảng 1 cây số, có thể đi bộ qua lại được. Mua nhà xong, cả Sứ quán liền bắt tay vào công việc sắp xếp lại cho mục đích sử dụng vừa làm trụ sở vừa làm nhà ở. Công việc lặt vặt cũng nhiều như dọn dẹp lau chuồi, sơn quét, lắp đặt trang thiết bị, treo quốc huy. gắn biển hiệu, dựng cột cờ...  Bây giờ  nói lại thì đơn giản, nhưng hồi đó là trăm thứ bà dằn...nhưng chỉ có mấy người làm, không có kinh phí thuê thợ địa phương, mà nếu thuê, họ cũng không làm ngoài giờ trong khi thời gian còn rất ít. Theo nội quy cơ quan thời đó, đi đâu cũng phải có hai người, nên cũng khó phân công mỗi người làm một việc... May mà lúc đó có anh Tâm (lái xe của Đại sứ) nguyên là Việt kiều ở Pháp về nên đỡ "rách việc". Cuối cùng mọi việc đã kịp hoàn tất trước khi Đoàn trong nước sang. 

Sau Hội nghi cấp cao, Sứ quán lại phải lo bán ngôi nhà dột để trả lại kinh phí Nhà nước. Với những kinh nghiệm vừa học được, tôi và anh Tâm đã "tút" lại căn nhà đó rồi rao bán vào đầu mùa khô. Một người Zimbabwe sống lâu năm ở Anh về nước định cư (có lẽ cũng mù mờ như người nước ngoài) đã mua căn nhà đó với giá 75.000 USD, tức là Sứ quán lãi được 25.000 USD bằng 2 tháng kinh phí của Sứ quán! Bản thân tôi thì được Đại sứ đề nghị về Bộ cho nâng lên hàm Bí 2 như một phần thưởng cho kết quả công tác vừa qua. Đó quả là một thành tích nếu so với trường hợp tương tự 3 năm sau, khi cả ông Đại sứ và tôi hết nhiệm kỳ rời Harare, những người mới sang thay với "đặc nhiệm" chỉ để đóng cửa  Sứ quán (sau  Hội nghị CC KLK), nhưng đã không thể hoàn thành nhiệm vụ đành phải ủy thác nhờ Đại sứ quán Cu Ba anh em lo giùm! Nghe nói số tiền còn lại chẳng được bao nhiêu.

000

Lần thứ hai khi tôi đi nhiệm kỳ Sứ quán tại Đan Mạch (2005-08). Sứ quán này kiêm cả Na Uy và Iceland nhưng cũng chỉ có 7 biên chế, do đó mỗi người cũng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Tôi là Tham tán - Phó Cơ quan đại diện, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế còn trực tiếp phụ trách Lãnh sự và Quản trị.  

Lại một sự tình cờ, đúng vào thời kỳ tôi sang nhận nhiệm vụ, Sứ quán vừa mua một ngôi nhà dự định thay ngôi nhà đang thuê làm trụ sở. Nhưng có điều là, ông  Đại sứ tiền nhiệm vừa mua xong thì  hết nhiệm kỳ về nước, ông Đại sứ mới sang thay nhận thấy ngôi nhà không được ưng ý nên muốn bán đi để mua nhà khác. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, trong nước không cho phép bán nhà mới mua. Ngôi nhà này tuy cổ kính, đất vườn rộng, nhưng diện tích sử dụng trong nhà rất hạn chế, bố cục cũng không thích hợp để làm trụ sở; nếu muốn làm, phải cải tạo sửa chữa rất tốn kém. Qua mấy lần đấu thầu, các công ty Đan Mạch đều bỏ giá không dưới 300.000 USD, một số tiền gấp rưỡi giá nhà và đủ để mua một ngôi nhà tốt hơn! Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đó đã khiến ngôi nhà trong suốt hơn 2 năm trời chỉ dùng làm chỗ ở tạm cho 1-2 gia đình nhân viên. Với hệ thống lò sưởi đã cũ nát ngôi nhà càng để lâu càng xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ. Điều vô lý là, Sứ quán vẫn phải tiếp tục thuê nhà trụ sở với giá 20.000 USD/tháng (cao hơn gấp đôi so bình thường). 

Đến đầu năm 2007, nhân lúc sắp đáo hạn Hợp đồng thuê nhà, tôi đề nghị một giải pháp cải tạo sửa chữa ngôi nhà theo một cách khác hẳn so với các phương án trước đó. Đề nghị của tôi dựa trên cơ sở các thông tin tại chỗ, đặc biệt từ kinh nghiệm đấu thầu vừa qua . Theo đó, giá thành và thời gian thi công đều được giảm xuống chỉ cần hơn 100.000 USD, thời gian 5 tháng là có thể đưa vào sử dụng. Phương án mới này đảm bảo ngôi nhà sau khi cải tạo sẽ thay thế toàn bộ công năng của ngôi nhà đang thuê, tức là vừa làm trụ sở Sứ quán vừa làm nhà ở của Đại sứ và một gia đình nhân viên. Chỉ có điều là phải sử dụng nhân công Việt kiều làm cả trong và ngoài giờ hành chính, và do đó Sứ quán phải có người trực tiếp kiểm tra, đôn đốc (như Đốc công). Tôi tự nguyện nhận nhiệm vụ Đốc công với điều kiện được tạm thời miễn nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế trong thời gian Dự án. Ông Đại sứ đã tán thành. Nhưng không hiểu sao càng về sau ông  càng tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm, thậm chí "mặc kệ"... Và điều này đã ảnh hưởng đến tinh thần của tập thể Cơ quan, dẫn đến một số trục trặc trong quá trình thực hiện Dự án.   
Sau khi Dự án được trong nước chấp nhận, đã chính thức khởi công vào đầu tháng 3/2007. Nhờ có sự chuẩn bị trước, nhất là trong việc hợp đồng thuê thợ và nguồn cung cấp vật tư, mọi việc đã diễn ra suôn sẻ, chóng vánh. Bản thân tôi thực ra đã nỗ lực “vượt qua chính mình” từ một người chỉ biết ngoại ngữ, để tìm hiểu nắm bắt kiến thức xây dựng đặc thù của Đan Mạch để chi huy thợ làm việc đúng yêu cầu kĩ thuật. Do điều kiện Cơ quan mỗi người một việc nên bản thân tôi phải chật vật tự xoay xở mỗi khi có nhiều việc cùng lúc, cả trong và ngoài giờ hành chính. Vào những thời điểm khó khăn  một vài người "nhàn cư vi bất thiện" tung ra lời dèm pha nghi kỵ rằng  tại sao ông Nghị tích cực thế? chắc là có thỏa thuận hay âm mưu gì...?  Dù không lạ gì thói đời này, trong lòng tôi thấy rất bất bình và tự trách mình đã "ôm rơm dậm bụng".... Đáng ra tôi hoàn toàn có thể không cần làm gì cho yên thân, đợi hết nhiệm kỳ về nước "hạ cánh an toàn". Nhưng nghí đi nghĩ lại, tôi quyết không bỏ cuộc. Nhiều hôm tôi phải đến công trường từ sáng sớm hoặc trở về nhà rất muộn tùy theo khả năng bố trí giờ làm thêm của thợ. Khi cần tôi còn "huy động" bà xã bỏ tiền túi ra để chuẩn bị đồ ăn tạm cho thợ bị nhỡ bữa nhằm động viên họ làm nốt công việc. Có thể nói, tôi đã làm việc vô tư với lương tâm vốn có của mình, không hề đòi hỏi bất cứ chế độ đãi ngộ nào.
 
Tòa Đại sứ  VN tại Copenhagen
Kết quả Dự án đã hoàn thành nhanh hơn tiến độ khoảng 1 tháng. Cụ thể vào đầu tháng 5/2007 các hạng mục cải tạo, sửa chữa cơ bản hoàn thành và chính thức khai trương  trụ sở mới của Đại sứ quán với Phòng khách Lãnh sự khang trang thuận tiện hơn chỗ cũ. Căn hộ của gia đình Đại sứ và một gia đình nhân viên cũng lần lượt bàn giao sau đó để tạo điều kiện trả lại nhà thuê đúng hạn vào cuối tháng 6. Kể từ đó, Cơ quan không phải chi trả 20.000 USD mỗi tháng để thuê nhà làm trụ sở nữa, vị chi mỗi năm tiết kiệm được hơn 240.000 USD cho ngân sách. Đó thực sự là  niềm phấn khởi chung của tập thể Sứ quán sau nhiều năm chờ đợi. Chuyến thanh tra tại chỗ của Vụ Quảng trị -Tài vụ ngay sau Dự án đã không đưa ra bất cứ một kết luận tiêu cực nào. Và đó là một bằng chứng hùng hồn nhất cho sự thành công. Tuy không được khen thưởng gì nhưng bản thân tôi tin vào việc mình đã làm và cảm thấy tự hào khi nhìn lại trên website Sứ quán hình ảnh tòa Đại sứ Việt Nam với lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa nển trời xanh của Thủ đô Copenhagen. Nó giúp tôi xua tan nỗi lòng trắc ẩn của một nhà ngoại giao bắt đắc dĩ phải “làm nghề xây dưng”. Đó không phải là lần đầu, nhưng là lần cuối tôi phải nếm vị đắng của sự dối trá và bất công trong cuộc đời công tác của mình. Đối với tôi đó là một kỷ niệm buồn nhưng không có gì phải ân hận. 


Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Ngoại giao đâu chỉ việc lớn

 
Nhiều người ngoài ngành và cả một số người trong ngành ngoại giao vẫn tưởng rằng làm ngoại giao là làm những việc to tát hệ trọng như hội nghị quốc tế, đàm phán ký kết hiệp định, các chuyến thăm của nguyên thủ quốc gia hoặc các yến tiệc linh đình... Nhưng thực ra phần lớn công việc ngoại giao còn được thực hiện từ các khâu chức năng như lãnh sự, lễ tân, báo chí, và các khâu hậu cần như quản trị -tài vụ, hành chính, văn thư  v.v…Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp của ngành này. Để minh hoạ, xin được kể một trường hợp cụ thể dưới đây. 
  
Một ngày giữa tháng 6/2006 có mấy người Việt kiều phóng xe vượt qua gần 200 cây số từ thị trấn Svenborg đến Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Copenhagen để nhờ “cứu” một nhóm người mà họ gọi là “bà con” đang bị giam giữ tại Nhà tù Copenhagen chờ trục xuất về Việt Nam. Họ gồm 7 người Việt từ Thành phố Hồ Chí Minh mới sang Đan Mạch bằng thi thực du lịch nhưng lại đi làm việc thu hoạch mùa màng cho các nông trại nên đã bị cảnh sát bắt và giao cho Tòa án địa phương xét xử. Và mọi việc đã diễn ra rất nhanh gọn chỉ trong không đầy 1 tuần lễ, 7 người đó đã bị kết án “lao động bất hợp pháp”và chuyễn lên giam tại Nhà tù Copenhagen trong diện chờ "trục xuất ngay lập tức" (immediate expulsion).  

Thực ra ở Đại sứ quán chúng tôi đã nghe nói nhiều về tình trang “lao động đen” tại Đan Mạch, nơi mà mặc dù đang thiếu nhân lực trầm trọng nhưng vẫn áp dụng một khung pháp lý rất nghiêm khắc đối với người lao đông nước ngoài không có giấy phép. Trường hợp liên quan 7 người Việt Nam lần này cũng là bình thường không có gì đáng thắc mắc. Tuy nhiên, đây là trường hợp đầu tiên có Việt kiều từ địa phương xa đến Sứ quán “cầu cứu” trong tình trạng gấp gáp như vậy. Do đó, Sứ quán khó tránh khỏi sự do dự với những ý kiến khác nhau. Đa số cho rằng sự việc đã đến mức ấy thì không nhất thiết phải can thiệp, mà nếu can thiệp cũng chưa chắc có kết quả. Bản thân tôi lúc đó vừa đi công tác về nên hoàn toàn có thể không làm gì cả cho "yên thân". Nhưng nghĩ lại tôi thấy không đành lòng. Hơn nữa, là Tham tán trực tiếp phụ trách công tác lãnh sự, tôi thấy mình có trách nhiệm trong việc này khi tất cả số người đó đều là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu của Việt Nam và đã xuất cảnh từ Việt Nam. Tôi quyết định gặp lại nhóm Việt kiều lúc đó đang nán lại tại Copenhagen chờ tin tức, chưa chịu về Svenborg. Qua đó được biết thêm: Vụ bắt giữ lần này là do có người trong nội bộ Việt kiều mâu thuẫn nhau trong làm ăn đã “mách“ cảnh  sát, chứ bản thân cảnh sát địa phương thì đã định “lờ đi”... Anh Nhân (đại diện nhóm Việt kiều) cũng cho biết: nguyên vọng thiết tha nhất của bà con là làm sao tránh được "tội danh trục xuất” để bảo vệ danh dự và việc làm khi về nước.
Xét thấy thời gian còn quá ít, tôi căn cứ vào các thông tin nói trên và gọi trực tiếp vàomáy di động của ông Cảnh sát trưởng địa phương Svenborg cũng là người trực tiếp xử lý vụ việc nói trên. Qua mấy lời chào hỏi giới thiệu, nhận thấy ông này nói tiếng Anh khá chuẩn và có thái độ đúng mực, tôi liền trình bày tiếp luôn vào trọng tâm vấn đề, bày tỏ đáng tiếc về vụ việc không hay đã xảy ra…, mong ông hiểu cho  người Việt Nam có phong tục giúp nhau thu hoạch mùa màng, đôi khi chỉ để ăn bửa cơm cho vui, chứ không vì tiền công…; hơn nữa  họ còn trẻ, sang Đan Mạch du lịch, nếu muốn kiếm thêm chút tiền để bù đắp chi phí thì mong các ông thông cảm…

Bài "kể khổ” của tôi hình như đã kích đúng giây thần kinh nhân đạo của viên Cảnh sát trưởng của một đất nước giàu có và coi trọng con người. Bằng  một giọng xúc động thật sự mà tôi có thể cảm nhân được qua điện thoại, ông ấy thanh minh "đã không định bắt họ nếu không có người tố cáo...”. Lúc này chính tôi cũng trở nên cảm động về sự cảm động của ông Cảnh sát trưởng. Tôi nghĩ thầm, như vậy coi như đã 60% thành công rồi(!) nên xin cảm ơn và chào hẹn gặp lại.

Ngay sau đó, tôi bấm máy gọi Nhà tù Copenhagen  xin găp viên sĩ quan trực tiếp phụ trách 7 người Việt bị giam giữ. Tôi chỉ nói xã giao với ông này và tỏ rõ sự quan tâm của Sứ quán đến vụ việc.  Tôi cố ý đợi quảng 1 tiếng sau thì gọi lại cho ông bạn Cảnh sát trưởng Svenborg và “nói khó dễ” rằng tôi đã trao đổi ý kiến với đồng nghiệp của ông trên Copenhagen và được biết vụ này chủ yếu là do Cơ quan Cảnh sát và Toà án địa phương Svenborg thụ lý;  Nhà tù Copenhagen chỉ thi hành án… Do đó “còn nước còn tát’,  mong ông hãy làm ơn trao đổi lại với Copenhagen… Để tăng cường lý do thuyết phục, tôi lập luận rằng do hạn chế ngôn ngữ tôi sợ khó trình bày một việc có tính chuyên môn như vậy..., nên tốt nhất là ông giúp cho thì tiện lợi hơn rất nhiều. Biết ông  là người tình cảm, nên tôi cũng trình bày luôn rằng những  người Việt Nam dó đều là những người lao động, họ lo sau này về nước mang tiếng đã phạm pháp bị trục xuất thì sẽ mất việc làm…Rồi tôi gợi ý: Để tránh cho họ hình thức trục xuất, các ông có thể trao lại hộ chiếu tại sân bay Copenhagen và không cần người áp tải đến Việt Nám như thường lệ.  Nếu được thế,  Đại sứ quán chúng tôi xin đảm bảo họ sẽ về Việt Nam mà không xảy ra vấn đề gì”. Sau một hồi trao đổi ý kiến, cuối cùng ông Cảnh sát trưởng Svenborg đồng ý nhận đứng ra trao đổi ý kiến với Nhà tù Copenhagen. Điều này khiến tôi vô cùng vui mừng và xúc động.   

Nhưng kết quả còn đáng mừng hơn  khi gần trưa hôm sau đích thân ông  Cảnh sát trưởng Svenborg gọi di động lại cho tôi thông báo  "Mọi việc đã thu xếp xong theo yêu cầu của Sứ quán…”. Ông ấy cho biết thêm: 7 người Việt Nam đó sẽ  được trao lại hộ chiếu tại Sân bay Quốc tế Copenhagen và cho phép gặp lại một số bà con của họ tại sân bay để nhận lại các đồ đạc tư trang đem về nước, nghĩa là họ sẽ được về Việt Nam như hành khách bình thường.  Ông cũng cho biết  chuyến bay sẽ phải chậm lại 2 ngày so với dự định ban đầu. Có một chi tiết ông không nói ra nhưng lúc trao trả hộ chiếu tại sân bay phía bạn còn cấp cho mỗi “phạm nhân” 200 USD gọi là "tiền tiêu vặt"(pocket money).
Như vậy là mọi việc cơ bản đã được thu xếp trong một thời gian ngắn nhất có thể. Dĩ nhiên sau đó Đại sứ quán cũng đã cử người đến làm việc với trại giam, ra sân bay chứng kiến và tiễn  bà con về nước. Bà con Việt kiều  và những người về nước đều rất xúc động và biết ơn về sự giúp đỡ kịp thời  của Đại sứ quán.
                   
Đó chỉ là một việc nhỏ trong muôn vàn công việc mà các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cần làm và có thể làm . Một hành động trợ giúp kịp thời như vậy không chỉ đơn thuần là hoàn thành chức năng nhiệm vụ bảo vệ công dân mà còn góp phần tăng cường quan hệ giữa cộng đồng Việt kiều với quê hương đất nước đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế rằng Nhà nước Việt Nam thật sự tôn trọng công dân của mình. Tôi còn nhớ,sau sự kiên “cứu người lao động" nói trên đã hình thành một quan hệ thân tình giữa cộng đồng Việt kiều tại Svenborg xa xôi với Đại sứ quán Việt Nam tại Copenhagen. Từ đó hai bên thường xuyên liên hệ và gặp nhau trong những dịp lễ, Tết…Có lần bà con đã mời Sứ quán đến thăm cộng đồng Việt kiều tại Svenborg và tự hào giới thiệu khu "Vườn Việt Nam" mà chính quyền địa phương cấp đất để bà con tự xây dựng nên. Thật xúc động khi mọi người cùng đứng bên nhau trong mãnh "Vườn Việt Nam" tại một vùng xa xôi tận cực bắc châu Âu. (xem ảnh)  

Hà Nội, mùa Hè 2009

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Cam Bốt : Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á

Đó là tiêu đề của bài báo dưới đây của người Pháp viết về quan hệ TQ-Campuchia. Nhưng đó cũng là một sự đúc kết súc tích về kết quả mà Bắc Kinh đạt được cho đến nay  trong chiến lược "chia để chiếm" đối với Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Có thể nói Bắc Kinh mặc dù đã thất bại trong rất nhiều âm mưu khuynh đảo Maoist tại  Indonesia, Malaysia và nhiều nước trong khu vực, nhưng giờ đây đã rất thành công trong trường hợp Cămpuchia dù đã từng được Việt Nam hết lòng cưu mang giúp đỡ và tranh thủ. Âu đây cũng là một bài học cho chính Việt Nam(?) -Bách Việt.   


Lãnh đạo Tập Cận Bình chia buồn với hoàng hậu Monineath, vợ của quốc vương Norodom Sihanouk (REUTERS)
Tập Cận Bình chia buồn Hoàng hậu Monineath,  (Ảnh REUTERS)
Nhân tang lễ của cố quốc vương Sihanouk, hai tờ La Croix và Le Figaro quan tâm đến tình hình Cam Bốt. Đáng chú ý nhất là nhận định của Le Figaro về sự kiện : "Cam Bốt, đầu cầu của Trung Quốc tại châu Á », tựa bài báo của đặc phái viên Arnaud de la Grange tại Phnom Penh.

Nhận xét đầu tiên của Le Figaro là Cam Bốt ngày nay, cũng như cố quốc vương Sihanouk của đất nước này, đã trở nên người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á. Việc xích lại gần nhau này đã thúc đẩy kinh tế Cam Bốt, nhưng không mấy được các nước láng giềng ưa thích.
Tác giả bài viết trở lại thời điểm lúc tin quốc vương Sihanouk qua đời vào tháng 10 năm ngoái. Khi ấy, Bắc Kinh đã treo cờ rũ ở quãng trường Thiên An Môn, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã thay đổi chương trình, phát trực tiếp cảnh đoàn xe tang đi qua các đuờng phố với ghi nhận : « Một người bạn lớn » của Trung Quốc đã ra đi.
Ông Đới Bỉnh Quốc, người thiết kế chủ chốt chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đã tiễn đưa thi hài vị "vua cha" đến tận Phnom Penh. Sau đó không lâu, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thông báo tặng 500.000 đô la cho việc tổ chức tang lễ.
Theo Le Figaro, Bắc Kinh muốn cho thấy rằng Cam Bốt và Trung Quốc là hai người bạn chí cốt, vương quốc bé nhỏ này là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, một khu vực nơi mà Bắc Kinh không còn bao nhiêu bạn bè.
Về phiá Cam Bốt, tình bạn này được thấy rõ từ thành thị cho đến nông thôn, tại những xưởng vải sợi với hàng ngàn công nhân ở ngoại ô Phnom Penh, với các hàng chữ tiếng Hoa đập mắt trên các tấm vách bằng tôn, hay là qua những con đường tráng nhựa mà Trung Quốc xây dựng, đi vào tận các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Bài báo nhắc lại khối lượng đầu tư to lớn chưa từng thấy mà cường quốc phương Bắc đổ vào Cam Bốt - 11 tỷ đô la - để xây dựng một tuyến đường sắt, một bến cảng và một nhà máy luyện thép. Theo giới chuyên gia, Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng.
Cam Bốt : « Sân sau » của Trung Quốc
Theo ông Chheang Vannarith, giám đốc viện Cam Bốt vì Hợp tác và Hoà bình (Cambodian Institute for Cooperation and Peace), đây là một quan hệ song phương độc nhất vô nhị, nhắm vào một đất nước được Trung Quốc xem là sân sau của họ : « Ảnh hưởng Trung Quốc tại đây lớn lên một cách đáng kể, đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.
Le Figaro ghi nhận : Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cam Bốt không chỉ được thấy trên mặt kinh tế, mà cả trên mặt văn hóa. Tiếng Hoa hiện là ngoại ngữ chiếm vị trí thứ hai ở Cam Bốt sau tiếng Anh, còn các chương trình truyền hình, trên 70 kênh mà người Cam Bốt có thể xem, có đến 50 kênh nói tiếng Hoa.
Theo bài báo, tại Cam Bốt Trung Quốc có lợi thế là cộng đồng người Hoa rất quan trọng - khoảng 700.000 người Cam Bốt gốc Hoa, tức là khoảng 5% dân số - và họ nắm giữ 80% hoạt động kinh tế xứ chùa Tháp.
Tác giả bài báo nhìn thấy là Bắc Kinh – dựa vào Cam Bốt - đã giành được những thắng lợi ngoại giao rất quan trọng mà người ta không ngờ nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng của Cam Bốt. Đó là đã phá vỡ được sự đồng thuận của ASEAN trên vấn đề Biển Đông. Đây là một thắng lợi lớn của Trung Quốc vốn có lôgíc có thể gọi là « chia để chiếm ». Nhiều nhà quan sát, theo bài báo, đã lo ngại là sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN tác hại đến an ninh khu vực.
Nhưng không phải chỉ mới bây giờ, Le Figaro nhắc lại quan hệ Cam Bốt -Trung Quốc thiết lập vào năm 1958. Ngay từ lúc ấy, Bắc Kinh đã luôn luôn bảo vệ được ảnh hưởng của mình tại Cam Bốt bằng cách ủng hộ các tác nhân trên chính trường Cam Bốt : ông Sihanouk vào thập niên 1960, Khờ Me Đỏ trong thập niên 1970, rồi đến Hun Sen sau đó, nhất là vào năm 1997, khi tình bạn Bắc Kinh -Hun Sen chuyển qua một khúc quanh mới.
Vào năm đó, theo bài báo, Bắc Kinh không một chút do dự, đã ủng hộ Hun Sen lên nắm toàn quyền tại Cam Bốt sau một cuộc ‘đảo chính’ nhỏ.
Các năm tháng trăng mật giữa Bắc Kinh và Phnom Penh sẽ còn tiếp diễn. Le Figaro ghi nhận : Để đánh dấu 55 năm bang giao, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã quyết định chọn năm 2013 này là năm hữu nghị Cam Bốt-Trung Quốc.
Ngoài Le Figaro, tình hình Cam Bốt cũng được nhật báo Công giáo La Croix chú ý với bài phân tích về thể chế chính trị mà theo tờ báo, chỉ là một chế độ « quân chủ bề ngoài », tựa bài báo trang quốc tế. La Croix giải thích : Quốc vương Cam Bốt hoàn toàn không có bất kỳ quyền hạn gì.

Phóng viên Mai Vân
Theo RFI ngày 4/2/2013/ Anh Basamngày 5/2/2013

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Trung Quốc: báo chí nói nhiều về chiến tranh


Một đội trực thăng của PLA -Ảnh Xinhua
Theo Báo Tuổi trẻ ngày 19/1/1013-Báo Bình Quả của Hong Kong ngày 17-1 ghi nhận tần suất xuất hiện khác thường của từ “chiến tranh” kèm theo những lời kêu gọi, khiến dư luận cảm thấy chiến tranh dường như đang đến rất gần!
Thật ra từ tháng 4-2012 đến nay, truyền thông Trung Quốc nhiều lần đăng tải những lời kêu gọi chiến tranh của giới chức cấp cao và những bài báo kêu gọi quân đội sẵn sàng cho chiến tranh như một cách công khai quan điểm “cứng rắn” và hiếu chiến của Bắc Kinh, nhất là từ khi tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc với Philippines và trên biển Hoa Đông với Nhật Bản leo thang.
Truyền thông lớn vào cuộc
Nếu như trước đây Thời Báo Hoàn Cầu là tờ báo thường đề cập hai từ “chiến tranh” khi tranh chấp với các nước trong khu vực ngày càng leo thang thì hiện nay nhiều cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Đài truyền hình CCTV, Tân Hoa xã và hàng loạt tờ báo lớn khác cũng tham gia.
Đầu tiên là báo Giải Phóng Quân ngày 14-1 đăng tải trên trang 1 “Chỉ thị huấn luyện 2013” yêu cầu toàn quân “tăng cường tư tưởng chiến tranh, tăng cường ý thức tai họa, ý thức nguy cơ, ý thức sứ mệnh, nâng cao năng lực chiến đấu và chuẩn bị các tình huống chiến tranh...”. Trong bài viết không hơn 1.000 từ này, từ “chiến tranh” được lặp lại hơn 10 lần.
Chỉ một ngày sau, Thời Báo Hoàn Cầu đăng xã luận “Sau gần 30 năm hòa bình, chúng ta cần nhìn nhận chiến tranh như thế nào?”, trong đó cho rằng dù chiến tranh đã lùi xa 30 năm, song cũng cần phải để xã hội hiện nay suy nghĩ lại việc nên nhìn nhận như thế nào về chiến tranh.
Sau đó ngày 18-1, Đài truyền hình trung ương CCTV đăng tải thông tin chi tiết về quy mô và hoạt động của tất cả bảy quân khu lớn thuộc quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), trong đó kèm bản đồ chi tiết vị trí cũng như quân số của từng quân khu. Thông tin này xuất hiện đúng vào thời điểm hàng loạt hoạt động quân sự khác đang diễn ra khắp nước. Những tiết lộ này như Nhật Báo Quang Minh mô tả là để “dân thấu hiểu, gần gũi và ủng hộ mạnh mẽ hơn các hoạt động quân sự của PLA”, trong đó có cả việc sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh.
Bình luận về xã luận của Thời Báo Hoàn Cầu, báo Bình Quả nhận xét ngôn từ bài viết không mang câu từ “đằng đằng sát khí” và không thể hiện thái độ mạnh mẽ hay “chói tai chướng mắt” so với bài viết trên báo Quân Giải Phóng, nhưng không nên đánh giá thấp bài xã luận không mang đậm mùi thuốc súng này. Bởi chủ đề bài xã luận đưa ra cho người đọc suy nghĩ chính là vấn đề chiến tranh, thực chất là chuẩn bị dư luận và tâm lý cho xã hội trước một cuộc chiến có thể xảy ra. Điều này rõ ràng đi ngược với giai điệu chủ đạo trong đối ngoại của Trung Quốc kể từ khi cải cách mở cửa đến nay là trỗi dậy hòa bình và Trung Quốc không đe dọa bất cứ quốc gia nào. Điều này cũng hoàn toàn khác và xoay chuyển 180 độ so với chiến lược “giấu mình” của Đặng Tiểu Bình.
Những lời lẽ “đao to búa lớn”
Báo Bình Quả đặt câu hỏi: Liệu đây là phản ứng của Trung Quốc khi đối mặt với thách thức bên ngoài hay những người lãnh đạo đưa ra sách lược mới nhằm giải quyết khó khăn hiện thời? Nhưng việc thông tin “chiến tranh” như vậy chắc chắn là một tín hiệu quan trọng, một thông tin không tốt lành. Báo này kết luận: vấn đề là Trung Quốc hô hào chiến tranh như vậy, nhưng liệu Trung Quốc có thật sự muốn chiến tranh hay không?
Reuters dẫn lời ông Andrei Chang, tổng biên tập Kanwa Defence Review, nhận định tuyên bố của PLA năm 2013 mạnh mẽ hơn trước đây. Song một số chuyên gia cho rằng đây chỉ là những lời lẽ “đao to búa lớn” của giới quân sự Trung Quốc nhằm mục đích tuyên truyền quan điểm lãnh đạo mới của nước này.
Phó giáo sư James Holmes, thuộc Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ, nhận định Bắc Kinh sẽ chỉ dám duy trì những cuộc tấn công nhỏ và thực hiện một cách mờ ám nhất có thể. Lực lượng quân sự hùng hổ mà Trung Quốc phô trương hiện nay chỉ “nhát ma” đối thủ.
PV. Mỹ Loan
--------------

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này