Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Báo Dân trí ngày 27/5/2013 có đăng bài viết với tiêu đề "Nợ công đã lên tới 95% GDP?" cho thấy những số liệu đáng kinh ngạc dưới đây.  

Tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân "cõng trên lưng" 817,74 USD nợ công.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Liệu Vietnam Airlines có theo bước Vinashin?

Bẳng đi mấy năm không có dịp trở lại khu nhập cảnh quốc tế của sân bay Nội Bài, mới đây nhân một chuyến du lịch, tôi được "gặp" lại khu này và không khỏi ngỡ ngàng về sự xuống cấp của nó.

Dưới ánh sáng dù tù mù bên trong khu đón khách đến (arrival) người ta vẫn đễ dàng nhận thấy tình trạng cũ kỉ lỗi thời đến mức quê mùa của phòng ốc, trang thiết bị và phong cách làm việc tại đây. Có lẽ đối với những du khách mới đến đây lần đầu thì mọi thứ tại đây thật xa lạ so với các sân bay mà họ từng đi qua. Sự khác biệt toát ra từ những viên gạch lát sàn dưới chân đến những quầy hải quan to, thô và từ bản thân những người nhân viên ngồi trong đó. Khác hẳn với tất cả các sân bay quốc tế, ở Việt Nam nhân viên Hải quan và bảo vệ thường có dáng gầy gò lại ăn mặc quá rộng và có thể nói tềnh toàng như dân thường vậy!; họ không quen đứng thẳng chân và tay, .mà đứng khụy một chân trong khi một hoặc cả hai tay đút túi quần trông thật thảnh thơi!...Tất cả khiến họ mất thế oai nghiêm cần thiết của một người đang thực thi công vụ. Lẽ đương nhiên đó không chỉ là bề ngoài, mà còn cho thấy thực chất  công việc.

Có lẽ vì cảm thấy lạ lẫm nên đám hành khách bổng trở nên trầm lắng khi bước vào khu giành cho khách đến.Sự yên tĩnh đó chỉ bị phá vỡ khi mọi người tỏa ra các nơi để tìm cho mình một chiếc xe đẩy hàng.  Nhưng ngay cả  những chiếc xe đẩy hàng đối với họ cũng là một sự lạ lẫm thì phải (?) Chúng trông nặng nề và thô kệt, lại còn han rĩ, thậm chí khó di chuyển hoặc khó lái theo ý muốn; khi chúng chuyển động thì mỗi vòng lăn bánh đều phát ra tiếng kêu cót két...  Không chỉ vậy, những tiếng gầm rú kéo dài phát ra từ các dãy băng chuyền "hòa tấu" cùng tiếng cót két của những chiếc xe đẩy để tạo nên một giàn hợp xướng đặc biệt chào đón du khách đến sân bay Nội Bài -Thủ đô của Việt Nam!

Sẽ là phiến diện nếu không thấy một sự tiến bộ nào đó tại nơi đây. Cũng có đấy! Đó là việc giảm bớt hẳn trong khâu khám xét hành lý một cách "đại trà" như đã từng diễn ra trước đây. Nhưng thay vào đó, nghe nói nạn mất cắp  hành lý kí gửi đang khiến hành khách rất lo lắng. Đó là lý do mà người HDVDL của đoàn chúng tôi đã liên tục nhắc nhỡ mọi người không nên để bất cứ thứ gì có giá trị trong hành lý ký gửi, đặc biệt trong chặng bay về nước!  Đúng là ở nước Việt Nam thường khi được cái này thì mất cái kia, chẳng bao giờ được trọn vẹn!. Ví dụ, trong khi ở  tất cả các sân bay trên thế giới, xe ô tô đưa đón khách đều được phép vào sảnh, thì ở Nôi Bài xe bus đón đoàn khách đông người phải đứng tít bên ngoài buộc số đông người phải lếch thếch kéo đẩy  hàng hóa ra  xe thật nhếch nhác!. Hôm đó chúng tôi được may mắn không bị khám xét ...,nhưng đổi lại chúng tôi phải cuốc bộ ra ô tô. Nhưng dù sao kết  quả  cuối cùng về đến nhà không quá muôn là tốt lắm rồi!.

Theo các nguồn tin cho thấy hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đến nay dù chiếm mưu thế độc quyền với nhiều ưu ái của Nhà nước vẫn đang gặp rất nhiều thua lỗ (theo tôi biết vẫn đang được nhànước bù lỗ) mà nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm trong chiến lược đầu tư và sức cạnh tranh yếu kém trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Có nhiều điều để nói, nhưng ở đây chỉ xin đơn cử về đường bay Hà Nội-Seoul -Tokyo mà tôi vừa đi qua . Cùng ngày có 5-6 đoàn du khách người Việt đi Nhật Bản và Hàn Quốc thì tất cả đều sử dụng hãng hàng không ASIANA của Hàn Quốc với cả hai chiều đi và về. Khách đông đến nỗi các chuyến bay của ASIANA luôn đầy ắp trong khi các chuyến bay của Vietnam Airlines chỉ được 1/2. Thời gian qua báo chính thống cũng đã đưa nhiều tin xấu về tình trạng dịch vụ và thái độ phục vụ yếu kém của Vietnam Airlines, như giá vé cao nhưng không thuận tiện cho người mua, thái độ tiếp viên mất lịch sự, thiếu chu đáo đối với hành khách, làm bắn nước chè hoặc thức ăn vào hành khách mà không xin lỗi, v.v...Đó là chưa kể nạn ăn cắp xăng dầu máy bay và sự tắc trách trong công tác duy tu bảo dưỡng trang thiết bị và trong cả khâu điều hành bay cùng với tình trạng buôn lậu đang lan tràn trong ngành khiến người ta lo ngại về độ an toàn của các chuyến bay.    

Phải chăng đó là những đấu hiệu cho thấy thời kỳ hoàng kim của Vietnam Airlines với tư cách một hãng bay độc quyền quốc gia sắp kết thúc? Nếu vậy liệu còn kịp hay không để rút bài học xương máu từ sự đổ vỡ của Vinashin có cùng hoàn cảnh để có cách nào khắc phục trước khi quá muộn?         

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

TQ tung vàng giả ra thị trường thế giới (*)

(*) Thông tin này lấy từ  họp thư trao đổi  giữa bạn bè. Tuy bản thân chủ blog chưa có điều kiện để kiểm chứng đầy đủ nhưng cũng đã thử truy cập các đường link được dẫn và thấy các nguồn tin đều có thật. Vậy xin lưu truyền lại nội dung dưới đây với thiện ý để mọi người cảnh giác !!! (Bách Việt)

Hãy đọc mẫu tin sau cho biết để đề phòng mua lầm hoặc cất lầm vàng giả!
Trung Quốc tung vàng giả ra thị trường quốc tế để lừa đảo và quấy rối kinh tế thế giới
Vàng giả đã được các chuyên gia và các nhà điều tra xác định rõ là do chính phủ Trung Quốc làm ra và họ đã cho tung khối lượng lớn vàng giả vào thị trường các nước để lừa đảo người tiêu dùng và đồng thời để quấy rối kinh tế thế giới. Cả ở thị trường New York và Việt Nam đều lên cơn sốt lo ngại về khối lượng rất lớn vàng giả do Trung Quốc sản xuất và đã đưa vàosử dụng lần này . undefined

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tư liệu: Quân đội làm Kinh tế

Hiện tại, Bộ quốc phòng đang quản lý hơn 110 doanh nghiệp, hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Cơ khí, hóa chất; Nông, lâm và hải sản; Điện, điện tử, viễn thông; Dệt may, da giày; Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm; Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng, Vật liệu xây dựng…

Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty
Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty.

Trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp quân đội tùy theo quân số (số lượng quân nhân, công nhân viên, nhân viên), tính chất và nhiệm vụ sẽ đóng vai trò tương đương một Quân khu/Quân chủng (Tập đoàn Viettel), Quân đoàn/Binh chủng (Các Tổng công ty), hoặc Sư đoàn (Các công ty).
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5-4-2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam:

(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân)
(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân) .

Theo đó, Tập đoàn Viettel - tập đoàn kinh tế duy nhất của quân đội - cũng là doanh nghiệp quân đội duy nhất có TGĐ giữ quân hàm Trung tướng, đó là Trung tướng Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel.
Quân hàm này tương tương ứng với chức vụ Tư lệnh Quân khu/Quân chủng/Chủ nhiệm tổng cục. Quân số Viettel hiện có hơn 30.000 người, cũng tương đương 1 quân đoàn.
Hai lãnh đạo khác của Tập đoàn Viettel đã được phong quân hàm Thiếu tướng là các Phó Tổng giám đốc: Dương Văn Tính (Bí thư Đảng ủy) và ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại các Tổng công ty Quân đội (tương đương các Quân đoàn/Binh chủng), chức vụ Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Bí thư Đảng ủy (tương đương Chính ủy) của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Thiếu tướng.
Các Tổng giám đốc (~ Tư lệnh) và Chính ủy kiêm Phó Tổng giám đốc của Các Tổng Công ty đã được phong hàm cấp Thiếu tướng gồm:
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12):
- Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
- Thiếu tướng Trần Thanh Hải, Chính ủy Binh đoàn 12 kiêm Phó Tổng giám đốc.
Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15): Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Đông Bắc: Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Thiếu tướng Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng Giám đốc (~Chuẩn Đô đốc)
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (VNH): Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Chủ tịch kiêm TGĐ
Tại các Công ty Quân đội (tương đương các Sư đoàn/Vùng hải quân/Vùng cảnh sát biển), Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Chính ủy của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Đại tá.
Theo quy định, việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với lãnh đạo này là do:
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.
Theo cấp tổ chức, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn), Cấp cao nhất là Quân đoàn (Binh đoàn).
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc.
Ngày 26-6-1980, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 27, về việc Quân đội thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế, sau đó, ngày 27-9-1980 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 579/QĐ-QP chuyển nhiệm vụ của các đơn vị lực lượng vũ trang từ huấn luyện quân sự sang nhiệm vụ xây dựng kinh tế, dưới hình thức các Công ty trong quân đội (tiền thân là các Sư đoàn/Binh đoàn).
Ngày 19-8-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1455/TTg-ĐMDN về việc thành lập các Tổng Công ty hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – Công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều công ty đã chuyển đổi thành Tổng công ty.
Năm 2012, khối doanh nghiệp quân đội (100% vốn nhà nước) đạt doanh thu hơn 221 nghìn tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2011), lợi nhuận đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011), nộp ngân sách hơn 17 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2011), tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 195 ngàn người, thu nhập bình quân người lao động 8,5 triệu đồng/người/tháng...
Theo Kỳ Anh CafeF/Tranhungo9


Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường

Suốt tuần qua từng tóp công nhân xưng danh "công ty cấp nước" thay nhau đào bới vỉa hè cả tuyến phố Tô Hiêu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội  nói là "để chuyển đồng hồ nước từ trong nhà ra ngoài". Nghe đơn giản vậy, nhưng thực ra đó là cả một mưu đồ tính toán của một nhóm lợi ích. Sao lúc khác không làm, lại nhè lúc sắp Tết ? Dân đã quen với đồng hồ nước đặt bên trong nhà và đồng hồ mới lắp còn tốt sao phải thay thế?   Đã thế vừa thông báo xong là thực hiện liền khiến dân không kịp chuẩn ai cũng sợ bị cắt nước mất ăn Tết! Dân đùa: "Lại dự án đến hẹn giải ngân đây mà!" Năm nào họ đào bới vỉa hè vào dịp cuối năm khi thì lắp lại gạch, khi thì lắp đặt các loại cáp điện, ống nước ....  

Nhưng , điều tồi tệ hơn thế đã diễn ra khi mọi người nhận ra rằng cùng với việc mắc lại đồng hồ nước,  người ta đã cắt bỏ luôn toàn bộ hệ thống ống cấp nước cũ vốn có đủ áp lực mạnh chảy lên các tầng cao giúp tuyến phố này thoát cảnh "tự cung tự cấp" với những đường ống chằng chịt cùng bể ngầm, bể treo và máy bơm, thật là sướng! Những tưởng đó là niềm tự hào dù nhỏ nhoi của phố Tô Hiệu. Nhưng niềm tự hào đó đã không tồn tại được bao lâu! Giờ thì  xin mời quý ông, quý bà hãy dùng một đường nước bình thường chỉ đủ chảy vào tầng I thôi nhé! Các công đoạn còn lại xin mời quý vị "tùy nghi di tản"! 
Bằng động tác "độc quyền" bất ngờ này, phía công ty cấp nước đã "hô biến" mấy trăm hộ dân trở lại với thời kỳ  "tự cung tự cấp" của thế kỷ 20 khiến nhà nhà chỉ còn cách khẩn trương  mua sắm thiết bị , vật tư để xây lại bể chứa , lắp lại máy bơm.... Tất cả diễn ra như thể trên thế gian này không hề có chuyện Nhà cung cấp nước có nghĩa vụ phải cung cấp nước lên tầng cao cho phố phường!  

Có người thắc mắc : Lẽ nào công ty cấp nước không nhân ra sự lãng phí (của cả người dân và Nhà nước) qua việc cắt bỏ một hệ thống cấp nước đang yên lành như vậy ?  Lẽ nào họ không biết rằng hệ thống cấp nước hợp lý sẽ góp phần giảm thiểu thất thoát nước, tiết kiệm điện năng và các loại chi phí không cần thiết và cũng để đảm bảo mỹ quan đô thị ? Nếu biết thì tại sao họ hành động như những "con kiến leo cành đa" và hát mãi "bài ca xây-phá -xây" như thế? Sự thể đơn giản là , để đối lấy một món tiền nhỏ nhoi làm "quà Tết", họ sẵn sàng cho xóa sổ một hệ thống cấp nước đang vận hành tốt và coi đó như một "sáng kiến cải tiến". Nhưng thực ra đó là hành động phá hoại với đầy đủ những tội danh của nó. Trớ trêu thay, tại đất nước này, những hành động phá hoại như vậy lại được coi là thành tích góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng cao!
 
Biện pháp khác thường nói trên của cơ quan cấp nước tại Thủ đô chắc chắn không phải là một việc làm tự phát nhỏ lẻ (?) Nó cho thấy một tình trạng chung  đã ăn sâu bám rể trong toàn bộ hệ thống công quyền, đặc biệt các tổ chức kinh tế độc quyền nhà nước. Đối với họ, đó là một mánh lới kinh doanh được coi là bình thường nhằm đưa lại  những khoản "thu nhập thêm" để "động viên cán bộ công nhân viên hăng hái hoàn thành nhiệm vụ" .... Và tất cả đều được che đậy dưới những cái tên gọi là "dự án"....  Nhưng cái mất lớn hơn là ở sự xuống cấp về tư cách và đạo đức của toàn bộ đội ngũ công chức, đế một ngày kia họ không biết mình đang làm việc cho ai và vì ai. Đó là lúc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước lâm nguy khi lòng tin của nhân dân không còn nữa./.
 

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Những cái "nhất thế giới" của Việt nam

Nhân dịp năm hết Tết đến, ổn cổ truy tân, xin đưa lại thông tin về những thành tích "nhất thế giới" của Việt Nam đã được phát hành rộng rãi trên các báo chính thức như Giáo Dục Việt Nam, Vietnam.net,v.v... hồi tháng 4 năm 2012 để mội người tiện đối chiến với tình hình hiện nay và năm  2013. Được biết nhiêu người Việt Nam bất ngờ trước những thông tin này, nhưng cuối cùng đều thấy là có thật.  
Đó là tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất... và những thứ khác cụ thể dưới đây

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.
Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm). Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).
Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới. Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình. GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.
Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này. Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.
Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.
Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép./.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thấy gì qua những cột điện ở Việt Nam

Đây là một vài trong hàng trăm ngàn cột điện tại các thành phố Việt Nam lâu nay. Trên thân chúng thường nặng triễu những cuộn giây các loại chen lấn nhau trong mạng lưới điện chằng chịt ngang dọc vừa rối rắm vừa nguy hiểm!!!. Từ dưới lên trên thân cột là những họp kĩ thuật các loại trông như lính thủy đánh bộ Mỹ ra trận, trong đó có những họp đựng công tơ điện vốn là "sáng kiến" nhằm chống mất trộm điện từ thời bao cấp đến nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Nhiều cột điện xiêu vẹo nghiêng ngã như chực đổ quỵ bất cứ lúc nào. Chúng không chỉ cho thấy sự khác biệt bề ngoài so với cột điện trên thế giới mà còn nói lên cung cách quản  lý kinh tế-xã hội của đất nước này. Luôn đổ lỗi cho người tiêu dùng "thiếy ý thức trách nhiện" nhưng các nhà chức tránh dường như còn vô trách nhiệm hơn khi họ bất lực để tình trạng ngày càng xấu thêm .

Một trong những điều khó hiểu là những cuộn giây điện các loại treo lơ lững trong nắng mưa không biết để làm gì ? Người bảo để "dự trữ"... nhưng chẳng thấy sử dụng bao giờ ; kẻ khác bảo đó là "mẹo" để khai khống chi phí DA lấy tiền chia nhau,v.v....Chẳng biết thật hư ra sao (?). Có lẽ cái giá trị duy nhất của chúng (nếu có) là tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách ngoại quốc; dù sao, giữa phố phường đơn điệu những cột điện như thế là những "kỳ quang" !. Chỉ có các bác nông dân từ quê ra tĩnh nhìn thấy là tiếc ngẫn ngơ liền quy ra thóc xem được bao nhiêu...

Những cột điện với những mạng giây nhợ rối rắm như thế phơi bày ra giữa phố ai cũng thấy . Nhưng các khâu quản lý còn rối rắm hơn nhiều do sự chồng chéo giữa các ngành điện lực, viễn thông và giao thông công chính thì không phải ai cũng thấy. Chỉ khổ cho những đường phố cùng người dân mỗi khi các cơ quan nói trên đào bới lòng đường và vĩa hè để tiến hành "cải tạo" hệ thống của họ, mà trong quá trình đó luôn xảy ra tình trang tranh chấp lãnh địa giữa các cơ quan với nhau. Chỉ có người đi đường và người tiêu thụ điện, nước và dịch vụ viễn thông lãnh đủ mọi hậu quả . Tình trạng quản lý "chồng lấn" rối rắm càng kéo dài, những kẻ hở quản lý càng tăng lên và tất nhiên dẫn đến nhiều thất thoát trong kinh doanh là điều dẽ hiểu . Chẳng hay đã có cơ quan nào tiến hành  kiểm kê toàn bộ những công tơ điện, nước được mắc theo "thỏa thuận ngoài luồng" chưa? Với những công tơ như vậy điện, nước của nhà nước vẫn được "bán" nhưng không bao giờ thấy phiếu thu. Có nhiều trò ăn cắp tinh quái của người tiêu dùng mà nhiều trường hợp đều có sự câu kết của người trong ngành. Đó là lý do gây thất thoát lãng phí điện năng và nguồn nước khiến cho các ngành chủ quản dù liên tục tăng giá vẫn không bao giờ cắt được lỗ. Giá điện, nước và dịch vị viễn thông bán cho dân  thì cao chót nhưng chất lượng dịch vụ thì ngày càng kém hơn ! Điện có thể "mất" bất cứ lúc nào không một lời xin lỗi. Chẳng cơ quan nào đứng ra thống kê xem bao nhiêu thiết bị điện của người dân bị hư hại do cúp điện bất ngờ . Cũng chẳng ai bồi thường cho người kinh doanh bị thua thiệt vì mất điện giữa chừng. Các dịch vụ truyền hình, viễn thông, internet cũng cùng chung cảnh ngộ. Tình trạng  bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm. Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy...như ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế-xã hội./.  


Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

HOT NEWS: Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt


Theo VN-Express sáng nay 21/8/2012,
Phóng viên Hà Anh: Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.

Sáng 21/8, xác nhận với VnExpress, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF) bị bắt tại Hà Nội.
"Ai vi phạm pháp luật lúc này đều phải nghiêm và cứng rắn xử lý", nguồn tin nói.
Chiều tối 20/8, cơ quan điều tra đã khám xét nhà ông Kiên (48 tuổi) tại Hà Nội.
PHẦN CẬP NHẬT THÔNG TIN LIÊN QUAN TRONG NGÀY
Theo Dân trí mới bổ sung: Ngay trong tối 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, vào 15 giờ chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam. 

(Bình luận của chủ blog) Tiếp theo Tuổi trẻ on line và hàng loạt báo mạng đồng loạt đưa tin một cách khá "hoan hĩ" về sự kiện mà có lẽ  hơi bất ngờ này (Nói là bất ngờ vì trước đó bản thân "Bầu Kiên" tỏ ra chưa biết gì. Đúng ra thời điểm và cách thức vụ bắt thì bất ngờ, nhưng xét về thân nhân thì Quan làm báo cách đây khoản 1 tháng đã có những bài và tin đề cập về nhân vật này. http://quanlambao.blogspot.nl/2012/07/bo-gia-kien-ve-ha-noi-thach-thuc-tran.html. 
Nếu xét  trong bối cảnh của đợt phê và tự phê do Đảng đang phát động hiện nay, đây chỉ là mới bắt đầu của chiến dịch.    

Lần theo các nguồn tin thấy VÀI NÉT VỀ NGUYỄN ĐỨC KIÊN trên  Blog Mai Thanh Hai cách đây không lâu xin trích đăng lại để moị người ttiện tham khảo luôn tại đây:
 
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 và lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1980, ông thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, ông được chọn đi du học tại Hungary. 

Từ năm 1981-1985 học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalka Maté , ngành thông tin liên lạc quân sự. Từ năm 1985-1993 là cán bộ Tổng Công ty Dệt May VN.

Năm 1994, cùng các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang xây dựng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), sau đó là Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị trước khi chuyển thành Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB.

Tài chính

Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng Nguyễn Đức Kiên và 3 em của ông nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.

Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.

Ngoài ra, ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á, Techcombank

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc…

Ông đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, Nguyễn Đức Kiên Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh. Công ty Thiên Minh đầu năm nay được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.

Theo báo cáo thường niên năm 2010 của thì hiện nay ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP .

Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Bóng đá

Giai đoạn cuối năm 2011, ông Nguyễn Đức Kiên có hàng loạt những phát biểu, hành động gây cách mạng cho .

Ông Kiên là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

Ông Kiên cũng được biết đến trong cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần viễn thông và truyền thông An Viên (AVG). Ông Kiên đã tự ý cho các đài truyền hình vào sân tác nghiệp tự do.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thanh tra bản hợp đồng giữa VFF và AVG.

Ngày 16/2, thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố kết luận bản hợp đồng này hợp pháp, dẫn tới thất bại của và ông Kiên.

Tuy vậy, ngày 20 tháng 4 năm 2012, ông tuyên bố VPF đã có được bản quyền truyền hình từ tay AVG.
Danh tiếng 
Tuy chỉ là nhân vật số 2 tại ACB, sau ông Trần Mộng Hùng, nhưng danh tiếng của ông Kiên còn nổi hơn hầu hết các thành viên khác của ACB vì các thành tích liên quan đến bóng đá VN. ông là người có nhiều cống hiến cho bóng đá Việt Nam, là cổ đông chính của Eximbank, đơn vị tài trợ cho V-league ở giải đấu 2010-2011.

Ông là Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB. 

Mới đây nhất là bài phát biểu về cách tổ chức của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam, ông nêu ra ý kiến thành lập giải bóng đá mang tên Super Liga với các câu lạc bộ hàng đầu Việt Nam.

Ông cũng là người đi đầu trong việc cải tổ lại ban tổ chức và bộ máy lãnh đạo bóng đá VN, cụ thể là ở V-League với những tiêu cưc ở vị trí trọng tài.

Bài phát biểu táo bạo của ông tại hội nghị tổng kết mùa giải đã đi vào lịch sử của bóng đá VN khi chưa có ông ‘bầu’ nào dám lên tiếng phản bác lại VFF. Bài phát biểu của ông đã nhận được sự đồng tình từ các lãnh đạo, chủ tịch các đội bóng tại V-League và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt Nam..

Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật
Theo blog Cầu Nhật Tân hôm nay (21/8/ 2012)
Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, kế hoạch đánh án Kiên “bạc” được Ban chuyên án chuẩn bị và tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước ngay sát giờ bắt ông Kiên. Đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo việc bắt và khám xét nơi ở của ông Kiên tại ngõ 27, Xuân Diệu, Tây Hồ, HN. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.
Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao
Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghim t v Dương Chí Dũng, vic bt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sc bí mt. Ngay c bên Vin Kim sát ti cao cũng ch có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994. Tuy nhiên, có tin cho hay, sát cánh với Tổng cục 6 của tướng Vĩnh còn có An ninh quân đội.
Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Và nó chỉ xảy ra khi nội bộ choảng nhau. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu. Đồng chí Ba Ngộ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng bí thư Đỗ Mười, không qua Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong vụ Kiên “bạc” này, hẳn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “qua mặt”.
Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người –  trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng điểm nổi bật nhất, trong con mắt của “bên Đảng”, ông Ngọ là người của Thủ tướng.
Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.
Thông tin tiếp: Kiên “bạc” hiện bị giam tại một cơ sở giam giữ do Bộ Quốc phòng quản lý nhằm tránh nguy cơ bị thủ tiêu bịt đầu mối.


Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Lại "xẻ thịt" công viên



Mấy ngày qua tại cổng vào  Công viên Nghĩa Đô (thuộc Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang diễn ra cảnh vô cùng phản cảm khi  2 chiếc máy ủi kiêm máy xúc cỡ lớn và gần 100 công nhân phá nát toàn bộ góc bên trái cổng chính vào công viên vốn đã được quy hoạch hợp lý đang xanh tươi, sạch đẹp. Một tường bao được dựng lên  quanh khu đất ngót 5000mét vuông "đắc địa" nhất của công viên này. Chỉ trong hai ngày đầu, người ta đã kịp phá nát toàn bộ các bồn hoa cây cảnh, chặt nhiều cây to,  tháo bỏ hơn 20 cột đèn chiếu sáng đúc bằng gang còn rất tốt, vứt bỏ mấy chục ghế đá và các trang thiết bị khác, đồng thời tập kết tại đây rất nhiều xi măng, gạch cùng hàng đống đất phế thải bẩn thiểu đưa từ nơi khác đến. 



việc đầu tiên là xây tương bao chiếm đất











Đây hẳn phải là một công trình xây dựng mới hoàn toàn chứ không phải “cải tạo” như có người nói. Những người dân thường ngày dạo bộ, tập thể dục dưỡng sinh hoặc nghĩ ngơi trong công viên thấy cảnh tượng này không khỏi xót xa. Nghe nói “đang xây khu vui chơi giải trí cho trẻ em”... nhưng mọi người đều  bất bình trước việc tàn phá lãng phí như vậy. Nhiều người suy đoán đây là “ý đồ kinh doanh” là chính. Nếu vì trẻ em thì tại sao không xây tại các khu dân cư? Hay vì xây nhà để bán hết đất rồi, giờ lại chiếm đất công viên để kinh doanh dịch vụ?  Còn lạ gì cái trò "mèo trắng mèo đen miễn là kiếm được tiền" của các nhóm lợi ich câu kết với nhau. Xung quanh công viên này đã có ít nhất hai khu đất rộng bị lạm dụng cho thuê làm quán nhậu; bên trong công viên đang có 2 ki-ốt và 1 sạp trò chơi có bán vé rồi, chưa đủ sao?
Cột đèn bị đào lên trước khi san bằng bãi cỏ
Một cây to bị đốn hạ







Nhiều cây bị chặt



Được biết Công viên Nghĩa Đô là một trong số ít ỏi công viên cây xanh đúng nghĩa của nó còn sót lại tại Thủ đô Hà Nội (trong khi các công viên khác đều bị “dịch vụ hóa” và “thương mại hóa “). Phải chăng giờ đây người ta lại đang “xẻ thịt” nốt công viên Nghĩa Đô?  Thiết nghĩ  các nhà chức trách thừa biết rằng đã là công viên cây xanh thì không thể chứa đựng bên trong nó những khu dịch vụ kinh doanh. Và công viên cũng là một công trình kiến trúc công cộng không thể muốn thay đổi thế nào cũng được (?). Hơn nữa trong lúc kinh tế đang suy thoái mọi công trình xây dựng đều phải tính đến yếu tố tiết kiệm giảm chi phí không cần thiết. Vậy tại sao không tập trung kinh phí để sửa chữa  các lối  đi và hạng mục khác đang xuống cấp của công viên , lại đi phá bỏ những hạng mục đang xanh  tốt như vậy? 

Là một cư dân đã từng tham gia “lao động XHCN” đào hồ và xây dựng công viên trong những ngày đầu của nó, tôi thấy có nghĩa vụ phải lên tiếng kêu cứu cho số phận của công viên Nghĩa Đô bằng cách nêu một số ý kiến trên. Để làm bằng chứng xin cung cấp một số hình ảnh tôi mới chụp tại hiện trường . Xin khẩn thiết đề nghị các nhà chức trách hữu quan hãy kịp thời ngăn chặn việc làm sai trái nói trên./.     

Ghi chú: Nội dung trên đây cũng đã được đưa tại Báo Nông nghiệp VN: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/48/48/99040/Ha%CC%83y-cu%CC%81u-la%CC%81y-cong-vien-Nghi%CC%83a-Do.aspx

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

'Hãy để chúng chết đi'

 
Nguồn:Tuần Vietnam ngày 3/8/2012
Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị: "đừng làm gì cả". Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tư nhân tự ứng xử.

Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả - Adam Smith.
Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chính quyền thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là "xã hội" và cho "phe nhóm". Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, "Drop Dead" (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.


Tìm giải pháp  
Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chính phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là "cho luôn" thì khỏi phải hạch toán lôi thôi. Về nợ xấu ngân hàng, nhà nước đề nghị một công ty mua bán nợ xấu 100 ngàn tỷ, nhưng vài ông viện nghiên cứu nói 30 tỷ là đủ rồi. Một chuyên gia có giấy phép thì cho rằng 200 ngàn tỷ là tối thiểu; trong khi vài ông không có giấy phép thì đòi 600 ngàn tỷ.
Còn chuyện mua nợ xấu để bán cho ai, với giá nào, thu tiền ra sao, ai được ưu tiên...thì cũng có vài chục giải pháp đề nghị.
Qua đến việc giải cứu các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản và vật liệu xây dựng, các chuyên gia còn năng động hơn vì chuyện nhà cửa thì ngay cả các bác xe ôm cũng là "sư tổ". Dễ hiểu nhất là lấy tiền chính phủ (OPM) mua nhà tặng cho người nghèo; rồi gay cấn hơn là hạ lãi suất xuống còn 5% hay 8% hay 10%?
Còn chuyện giãn hay khoanh nợ thì các ngân hàng đã âm thầm làm cả chục năm nay, không ai thắc mắc. Hiệu quả chắc chắn đã gây thêm nhiều hệ quả xấu mà tình trạng hiện tại đã chứng minh.
Các nhà làm chính sách còn định tung ra giải pháp là gia tăng tiêu xài và đầu tư công. Ngân sách của chính phủ Việt Nam (34% của GDP) đã cao hơn hẳn Thái Lan (18%) và Singapore (19%) tạo một gánh nặng khủng cho các doanh nghiệp tư nhân. Cộng thêm với đầu tư, chi tiêu và thua lỗ của những doanh nghiệp nhà nước, nền kinh tế bắt buộc như người chỉ nặng có 34 kg mà lại phải vác một ba lô nặng 66 kg. Chả trách ngày nào dân cũng đi uống bia để phục hồi sinh lực, mai còn vác tiếp.
Xây thêm vài chục ngàn cây số đường cao tốc thì GDP sẽ tăng trưởng ngay, nhưng chất lượng chỉ tốt cho các cỗ xe bò thì coi như vứt tiền cho các ngân hàng ngoại quốc.
Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng
Tuần vừa rồi, tôi ghé nhà một người bạn ăn tối. Vợ chồng hắn có 2 đứa song sinh 2 tuổi và 1 đứa 4 tuổi. Khi vừa nhập tiệc thì 3 đứa tranh nhau đồ chơi và đồ ăn, cãi nhau ỏm tỏi và la khóc lớn hơn cả các diễn viên trong một phim tình bi đát của Việt Nam. Hai vợ chồng thử mọi giải pháp, từ các gói cứu trợ đến các dọa dẫm trừng phạt. Sau 20 phút, bọn hắn thua cuộc và không ai ăn uống gì được. Tôi đề nghị một giải pháp đơn giản: 5 người lớn sẽ ra tiệm ăn và để lại căn nhà cho 3 đứa bé và 2 bà ô sin. 15 phút sau, từ quán ăn, ông chồng gọi điện thoại về, bà ô sin xác nhận là lũ trẻ đã vui vẻ chơi đùa và ăn uống trong hòa thuận.
Các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính.


Thực ra, các thành phần kinh tế của mọi quốc gia cũng giống như lũ trẻ. Họ thích tạo những quấy phá ôn ào để nhận những ban phát "miễn phí" từ các nguồn lực tài chính hay hành chính. Khi họ biết chắc chắn rằng những ân huệ này sẽ không đến, họ sẽ phải chịu đựng và tìm giải pháp khác, sáng tạo từ trí óc, con tim và ý chí.
Trở lại câu chuyện New York, mọi thành phần có lợi ích nơi đây cũng kêu la và nguyền rủa chính quyền liên bang vài tháng sau quyết định của Ford. Nhưng họ đã làm những gì phải làm: cân bằng ngân sách, cởi bỏ thủ tục rườm rà, năng động trong việc khuyến khích các doanh nhân, kêu gọi đầu tư... Năm năm sau, tình thế ổn định.
Với một tư duy quản trị sáng tạo mới mẻ, chính phủ và người dân đã đạt những thành tích ấn tượng đem New York về lại vị trí hàng đầu của Mỹ.
Cho nên, nếu các bác hỏi tôi về nợ xấu, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Ngân hàng nhà nước chỉ cần bảo đảm khoảng 100 triệu đồng tối đa cho mỗi người gửi tiền, và chúng ta có thể chấp nhận sự sụp đổ của vài chục ngân hàng.
Hỏi về các doanh nghiệp bất động sản, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Các căn hộ và các lô đất sẽ bị hạ giá rẻ mạt, tạo một cơ hội tuyệt vời cho nhũng người dân có thu nhập trung bình.
Hỏi về các doanh nghiệp nhà nước yếu kém, tôi sẽ nói "Hãy Để Chúng Chết Đi". Dòng tiền OPM đã cạn kiệt. Các anh chị nào có lãi thì cứ tiếp tục. Còn lỗ thì tôi bán ngay cho các nhà đầu tư, nội hay ngoại. Trên hết, mọi đặc lợi đặc quyền sẽ chấm dứt. Chỉ khi đối diện thực sự với cạnh tranh thị trường, chúng ta mới biết ban quản trị nào có trí tuệ và  lực để sinh tồn.
Sự hủy diệt trong sáng tạo
Nhiều thân hữu sẽ hỏi tôi là ông không lo ngại gì về những xáo trộn xã hội và nạn thất nghiệp khi các công ty thi nhau lăn ra chết? Tôi xin thưa rằng KHÔNG. Bởi vì 2 lý do.
Thứ nhất là số tài sản nhàn rỗi trong dân được ước tính là khoảng 50 tỷ đô la bởi các nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Số vàng và đô la này đang bị rút giấu trong dân bởi thiếu lòng tin vào tương lai kinh tế vốn dựa nhiều vào quan hệ và xin cho. Khi họ nhận ra là chính phủ không can thiệp vô ích vào cách kiếm tiền của một thị trường tự do, dòng tiền này sẽ chảy vào nền kinh tế tạo một cú hích ngoạn mục. Các Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ có khả năng bơm thêm 20 tỷ đô la, dư đủ để kích thích nền kinh tế xứ này.
Lý do thứ hai là tôi tin vào tài năng và sự bền bỉ của doanh nhân Việt. Chỉ trong vòng 5 năm khi đến Mỹ, phần lớn những người dân thất học và không vốn đã gây dựng cho mình và con cái những tài sản đáng kể. Hiện nay, 3 triệu Việt Kiều tại Mỹ tạo ra một GDP ngang hàng với 90 triệu dân Việt Nam trong nước, dù họ không có dầu khí, khoáng sản hay đất đai để bán. Một triệu Việt Kiều khác ở Âu Châu, Úc và toàn thế giới cũng đã có những thành công tương tự.
Một giải pháp thật đơn giản mà tôi đề nghị lên là "đừng làm gì cả".  Hãy tin dân và giao quyền lại cho các doanh nghiệp tự ứng xử. Trong sáng tạo và hồi sinh sẽ có mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình trưởng thành, các em thường phải chịu nhiều gian truân đau đớn. Vài em sẽ không qua khỏi. Nhưng đây là định luật của thiên nhiên.

  • T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

--------------

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Mời thầu kiểu ăn cướp!

Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của CNOOC

Dư luận Việt Nam mấy ngày qua nóng lên trước những bước đi mới trắng trợn và ngạo mạn của phía TQ trong âm mưu xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Sau việc nhà cầm quyền TQ tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với Hoàng Sa làm trung tâm bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa của VN, ngày 23-6 lại để cho Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố cái gọi là "mời thầu quốc tế" đối với 9 lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của VN, điểm gần nhất chỉ cách đảo Phú Quý 55km. Đó là hành động kẻ cướp  xông vào nhà hàng xóm  đòi bán đất bán vườn....thật là lố bịch hết chỗ nói!

Ngày 26/6 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp. Ông Nghị yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC). Ngày 27-6 Bộ Ngoại giaoVN đã triệu đại diện Đại sứ TQ tại Hà Nội  để trao công hàm phản đối về vcụ việc này.
 
Chiều 27-6, Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) cũng đã họp báo làm rõ về toàn bộ hành động sai trái của phía TQ. Đại diện PVN- ông Đỗ Văn  Hậu cho biết, qua kiểm tra tọa độ, PVN nhận thấy chín lô mà phía Trung Quốc mời thầu quốc tế, tổng diện tích lên đến 160.129km2, nằm sâu vào thềm lục địa của VN, chồng lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà PVN đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác của mình. Cụ thể, giới hạn phía tây của các lô mà Trung Quốc mời thầu cách khu vực bờ biển Quảng Ngãi chỉ 76 hải lý (hơn 140km), cách bờ biển phía bắc Nha Trang 60 hải lý (110km), điểm gần nhất cách Nha Trang và Phan Thiết có 57 hải lý (105km) và điểm gần nhất cách đảo Phú Quý hơn 30 hải lý (55km). “Các vùng này đã được PVN và các đối tác tiến hành hoạt động dầu khí từ lâu” - ông Hậu nói.
“PVN khẳng định CNOOC đã thông báo chào thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN và đây không phải là vùng có tranh chấp. Đây là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật biển và đặc biệt không phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động dầu khí. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia của VN, làm phức tạp thêm và gây căng thẳng tình hình trên biển Đông” - ông Hậu khẳng định quan điểm chính thức của PVN, đồng thời cho biết PVN yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái nói trên, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên về biển Đông (DOC).
Ông Hậu cho biết thực tế PVN và CNOOC đã ký và triển khai một số thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó hai bên đang thực hiện công tác thăm dò chung tại khu vực vùng cấu tạo bắc ngang vùng vịnh Bắc bộ, và PVN đã ký thỏa thuận hợp tác hai bên trong các hoạt động dầu khí giữa CNOOC và PVN. “PVN hoan nghênh CNOOC và các công ty dầu khí Trung Quốc tham gia hợp tác cùng PVN, đầu tư vào các hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của VN như các công ty dầu khí khác, đương nhiên trên cơ sở tôn trọng luật pháp, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN” - ông Hậu nói. Ông cho biết PVN sẽ có thư chính thức gửi CNOOC để phản đối và yêu cầu hủy kế hoạch mời thầu này.
PVN tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí
Tại buổi họp báo, ông Đỗ Văn Hậu đã trả lời câu hỏi của nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước.
* Việc CNOOC thông báo chào thầu quốc tế chín lô này có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của PVN với các đối tác?
- Chín lô này nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, vì vậy PVN cùng các đối tác của mình sẽ không bị ảnh hưởng mà tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí phù hợp với các hợp đồng đã ký và luật pháp của VN. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động dầu khí tại đây.
* PVN có những hợp đồng hợp tác với các đối tác nào trong khu vực mà CNOOC đang mời thầu?
- Có bốn hợp đồng dầu khí đang được triển khai giữa PVN và các đối tác. Thứ nhất là hợp đồng với Gazprom từ lô 129 đến 132, thứ hai là hợp đồng tại lô 128 với Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ, thứ ba là hợp đồng tại các lô 156-159 (mà phần phía bắc dính vào chín lô Trung Quốc đang mời thầu) với Exxon Mobil của Mỹ. Cuối cùng là lô 148-149 mà PVN đã ký hợp đồng với Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí của VN. Hoạt động dầu khí tại các khu vực này đã được tiến hành từ nhiều năm nay và vẫn đang được tiếp tục.
* Các công ty nước ngoài hợp tác với PVN cần tuân thủ những điều kiện gì?
- Hiện có trên 60 tổ hợp các công ty quốc tế và quốc gia đã ký hợp đồng và hợp tác chặt chẽ với PVN. Để các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với PVN, ngoài kinh nghiệm và nguồn lực, điều kiện tiên quyết là tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN trên biển, phù hợp với luật pháp VN, luật pháp quốc tế và thông lệ dầu khí quốc tế.
* Trong những lô dầu khí VN hiện nay mà PVN đang hợp tác với công ty nước ngoài, mức độ triển khai dự án như thế nào? PVN có kế hoạch thực hiện biện pháp gì để làm yên lòng các nhà đầu tư này?
- Các hoạt động dầu khí tại khu vực này với bốn hợp đồng đã nói ở trên thì chúng tôi đã và đang triển khai nhiều hoạt động dầu khí bình thường, nhiều hoạt động từ khoan đến khảo sát địa chấn hai chiều, ba chiều... Một số lần, các công ty dầu khí nước ngoài nhận được một vài ý kiến từ phía Trung Quốc, ví dụ như Công ty Dầu khí quốc gia của Ấn Độ tại lô 128, nhưng tôi khẳng định rằng các nhà thầu dầu khí khi đã ký hợp đồng với PVN đều khẳng định rằng chúng ta hoàn toàn hợp pháp, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nên các hoạt động sẽ tiến hành bình thường. Chúng tôi đã làm việc với các nhà thầu dầu khí để thống nhất chương trình công tác từ nay đến một vài năm tới.
* PVN dự kiến tổ chức hội thảo vào tháng 7 để mời nhà thầu Nhật Bản. Liệu PVN còn giữ kế hoạch đó?
- Không có kế hoạch nào trong các hoạt động của PVN bị ảnh hưởng bởi cái gọi là mời thầu này của Trung Quốc. Vì vậy mọi hội thảo, hội nghị... với các đối tác Nhật Bản và các đối tác khác vẫn diễn ra bình thường.
(Theo nguồn tin  TTXVN và báo Tuổi trẻ)

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Hãy nói thật với nhau đi! (*)

Nguyễn Quang Lập | 16.04.2012

 Sắp đến ngày 30/4 rồi, cũng là ngày sinh nhật của mình. Mình thì già cỗi đi là lẽ đương nhiên, thế còn Đất nước? Sau 37 năm hòa bình thống nhất, 67 năm xây dựng CNXH, Đất nước ta đang ở đâu? Nếu nhìn bằng mắt thường thì thấy Đất nước mình không đến nỗi tệ lắm, chí ít cũng gấp 5 gấp 10 thời bao cấp. Nhưng sự thật thì thế nào? Báo Người lao động ( tại đây) cho biết: “Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.” Ngao ngán. 
Lại càng ngao ngán hơn khi thấy một loạt những cái nhất của Việt Nam ta( Tại đây). Đây là thống kê của báo lề phải nhé, chứ không lại bảo của lực lượng thù địch đang cố tình bôi nhọ chế độ ta.
Nhưng tất cả những điều đó cũng không bì được với đại nạn đất đai ở nước ta. Đọc bài Bàn chân nổi giận của bác Tương Lai ( tại đây) thấy đắng cay không thể tả: “…chính ông Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sau “sự kiện Tiên Lãng”, số lượt người đi khiếu nại tăng tới 50%, số lượt người khiếu nại tố cáo tăng 50% so với tháng 2, số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan tới đất đai với tính chất rất phức tạp, gay gắt.”
Thế nào rồi cũng có vài quả bom Đoàn Văn Vươn nữa cho mà xem.
Ngay cả ông Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu cũng thừa nhận: “Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.”
Đẩy dân đến cùng đường, lỗi tại ai nhỉ?
 Đọc cái kết luận của ông Tổng thanh tra lại càng nộ khí: “Một số địa phương chưa tập trung giải quyết tới nơi tới chốn, còn né tránh đùn đẩy nên người dân bức xúc. Một số trường hợp còn kết luận không chính xác nên dân không đồng tình”. Cái gì cũng chưa… chưa… chưa.., ” một số” và “chưa” nghe nhẹ hều, nghe như chẳng có vấn đề gì lắm. Chỉ khuyết điểm thôi mà, có sai phạm gì đâu, hu hu. Muốn văng tục một câu cho bõ tức: “Chưa” cái con cặc!
Bác Tương Lai có câu kết: “Hình như V.Hugo có nói: “Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ thành pha lê rực rỡ”!
Chuyện đã đến nước này còn  văn chương bóng bẩy làm gì nữa, thưa bác?
Mình xin nói thẳng thế này:
Thôi đừng nói ta “đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh..” vân vân và vân vân, nghe ngượng lắm. Hãy hỏi nhau thực lòng, chính quyền ta đang xây dựng là của ai, cho ai và vì ai? Chế độ ta đang phấn đấu là của ai, cho ai và vì ai? Đừng có vòng vòng vèo vèo nữa, nói thật với nhau một câu cho nhẹ người.
Hãy nói thật với nhau đi, trước khi quá muộn.

(*) Vừa đi Phú Quốc về, cũng chưa kịp viết gì để cập nhật...thì  thấy bài này của "Bọ Lập" khá tâm đắc. Xin mạn phép đăng lại để có thêm người đọc. 


Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Đằng sau vấn nạn ách tắc giao thông của Thủ đô Hà Nội


Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn nạn  ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội. Ngưeời ta đã nói đến nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân ít được đề cập, đó là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lý trong quy hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng trên quy mô quốc gia tuy là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp nhưng đã và đang tạo nên áp lực dân số nghiêm trọng không thể cứu vãn của thủ đô Hà Nội. Nạn ách tắc giao thông của Hà Nội chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm, đó là vấn đề hoạch định chính sách  tổng thể ở cấp độ quốc gia. 
Khai thác du lịch thác Bản Dốc từ phía VN
Nếu ai có dịp đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy một sự mất cân đối trong cơ cấu dân số rất đáng báo động. Tỉ lệ dân số tại đây vốn đã thấp nhất so với toàn quốc lại ngày càng giảm thấp hơn khi dân địa phương  di chuyển về miền  xuôi và vào các tỉnh Tây nguyên và phía nam. Sự ra đi của họ để lại những vùng đất trống rất đáng suy nghĩ, nhất là trong “thế trận an ninh quốc phòng” (như vẫn được đề cập trong các văn kiện  của Đảng và Nhà nước). Bất cứ ai từng một lần đến thăm vùng biên giới phía Bắc, ngay tại hai bên các cửa khẩu lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái đều không khỏi ngạc nhên trước cảnh tương phản rõ rệt giữa hai bên đường biên. Trong khi ngày càng xuất hiện nhiều cụm dân cư, thị trấn và thành phố của người Trung Quốc áp sát đường biên, thì bên phía Việt Nam là cảnh vắng vẽ, tiêu điều, lạc hậu. Gần đây nhiều người thăm thác Bản Dốc đã phải thốt lên: “ Sắp mất hết cả thác rồi!”. Tại vùng Móng Cái và sông Bắc Luân người Việt Nam thậm chí còn không được vào bên trong một số khu vực vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam . Trên toàn tuyến đường biên phía Việt Nam dân cư rất  thưa thớt như thể “mời chào” trước dòng dân cư đông đúc đang chờ sẵn từ bên kia biên giới.
Cổng vào tham quan Thác Bản Dốc  từ phía Trung Quốc
Một số thị trấn hoặc thành phố vốn có thế mạnh về du lịch, thương mại và công, nông, lâm nghiệp như Lào Cai , Lạng Sơn, Móng Cái, Thái Nguyên phát triển rất chậm và tồn tại như những ốc đảo tách biệt không được kết nối với nhau để tạo thành thế mạnh tổng hợp đủ sức khai thác tốt nhất các nguồn lực tại chỗ đồng thời thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính là do không được chú ý đầu tư đúng mức từ Trung ương. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý coi thường tiềm năng của các vùng sâu vùng xa thường chỉ đáng nhận của bố thí từ trung ương! Các nhà hoạch định chiến lược  dường như cũng không tiếp thu bài học của các nước như Tụy Sĩ, Nhật Bản... tuy đất đai chủ yếu là núi non không khác mấy so với vùng biên giới phía Bắc nước ta nhưng rất phát triển. Ngay cả so với phía bên kia biên giới nơi địa hình và thổ nhưỡng không khác gì bên ta,  nhưng phía Trung Quốc đang phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nếp tư duy phòng thủ theo mô hình "vườn không nhà trống" còn rơi rớt lại  cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách do dự, thiếu quyết tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại vùng này (?). Thực ra đó là lối tư duy phòng thủ thụ động hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại, không khác nào chưa đánh đã lo thua trận!       
Đoạn biên giới sông Quây Sơn: bên VN trâu đang gặm cỏ, bên TQ là khu liên hợp khách sạn 
Lối tư duy” ăn xổi ở thì” còn được gọi là “tư duy nhiệm kỳ” cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bố trí nhân tài, vật lực “trái khuấy”  như ta thấy gần đây trên quy mô toàn quốc. Đó là lý do tại sao người ta thích mở rộng thủ đô với hàng tỉ tỉ đồng trong khi dè dặt bỏ ra vài chục tỉ để nâng cấp các cửa khẩu xập xệ rất mất cân đối so với phía bên kia biên giới. Đó là lý do tại sao người ta liên tục  mở ra  những dự án , khu nghĩ dưỡng, sân golf ... ngay trên vùng đất trồng lúa xung quanh Hà Nội mà không chịu đầu tư cho các tỉnh biên giới. Một số vị vẫn rao giảng rằng “kinh tế không thể duy ý chí...”, rằng  “trước hết phải tạo ra những đầu tàu...”, v.v... Ý chí ư? Đó chỉ là sự ngụy biên của  những kẻ chỉ muốn kiếm tiền bằng con đường nhanh , nhiều, tốt, rẻ nhất đối với họ!. Đầu tàu ư? Đó là cơ hội để một số kẻ đầu cơ chính trị mau chóng biến thành  “đại gia tư bản”. Cũng thật mỉa mai thay khi  họ luôn mồm đề cao “quan hệ đối tác chiến lược” với  Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông…nhưng lại cứ để các tĩnh biên giới của mình trong tình trạng kinh tế yếu kém và dân số suy giảm...để rồi phải  huy động nguồn lực bằng đường bộ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh lên để “đối ứng” với hàng dởm , hàng lậu  của mấy tỉnh biên giới của "nước bạn"? Buồn cười thay, mới đây “cầu truyền hình hữu nghị “ cũng đã được nối giữa đài TH TW với đài TH Quảng Tây!

Cách tư duy và sự vận dụng như thế thực chất  là gì , nếu không phải là  sai lầm chiến lược ? Hậu quả nhãn tiền là sự lãng phí đất đai và tài nguyên thiên nhiên của cả một vùng rộng lớn phía bắc sông Hồng đồng thời tạo ra nhiều sơ hở trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tại đây trước nhu cầu cấp bách của ông bạn láng giềng phương Bắc đang rất cần mở rộng không gian phát triển bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, kể cả  xâm canh, xâm cư kết hợp thuê, mua đất, rừng, hầm mỏ v.v.... Sự sai lầm đó đã khiến người dân tại đây không có cách nào khác là phải đổ xô về miền xuôi, chủ yếu  về Hà Nội, như một cứu cánh để "mưu cầu ấm no hạnh phúc"!. Ai muốn có cơ hôi học tập tốt,  việc làm tốt, được chữa bệnh, v.v... đều phải về Hà Nội!  Lại có một sự trùng hợp đầy nghịch lý khi giới lãnh đạo rất  đề cao chủ trương xây dựng thủ đô Hà nội thành một trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội..., chính xác là trung tâm của mọi thứ!.  Hà Nội do đó phải to nhất , rộng nhất, đông dân nhất, hoành tráng nhất, cái gì cũng nhất, nhất...; và mọi con đường đều phải qua Hà Nội!. Cũng với  tư duy đó, người ta quyết tâm ưu tiên xây đường sắt cao tốc Hà Nội -Hồ Chí Minh chứ không phải những con đường và sân bay đang rất cần cho phát triển kinh tế của khu vực biên giới phía Bắc. Thật là phương châm: Cả nước hướng về Hà Nội!  Đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải dân số và ách tắc giao thông của Thủ đô như ta thấy hiện nay. Nhưng đây chỉ mới là sự bắt đầu. Nếu những sai  lầm trong quy hoạch phát triển tổng thể của đất nước không được kịp thời chỉnh đốn thì không chỉ ông Đinh La Thăng mà hàng chục ông bộ trưởng kế nhiệm sau này cũng khó có thể giải quyết được vấn nạn ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội!./.  

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này