Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Nhân đọc bài báo trên Dân trí

Tác giả: Ninh Vũ 

Hình minh họa (của Bách Việt)
Sau khi đọc bài báo trên tờ Dân Trí về PTT-BT NG Nguyễn Mạnh Cầm, có đôi điều muốn viết về báo chí ta. Dân Trí là tờ của Hội Khuyến học có bài viết hay về Chủ tịch hiện nay của Hội, một nhà ngoại giao kỳ cựu của nước nhà. Đây là điều không cần bàn cãi. Chuyện muốn nói là tờ báo mang tên Dân Trí, nhưng cũng hay mắc phải những điều sai, không chính xác. Có thể nói như Táo quân Tự Long thì ai không làm gì thì mới không có lỗi, không sai! Nhưng Dân Trí thì không nên sai, không được sai thì mới góp phần nâng cao dân trí được.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Một đời Mưu mẹo


Tác giả: Minh Diện 
Cuối năm ngoái  tôi về quê tảo mộ. Buổi chiều hôm ấy tôi ra nghĩa trang bên bờ  sông Cô, thấy người các nơi đổ về tảo mộ đông như hội. Lớn bé, già trẻ, trai gái, sang hèn đủ cả, mọi người thắp hương, đốt vàng mã, thành kính bên mộ người thân. Nhìn cảnh thanh minh tảo mộ thật cảm động. Dòng chảy thời gian như tụ lại,những số phận  tưởng đã chìm vào quên lãng  bỗng  hiện hữu quanh  đây.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

10 phát ngôn "đáng suy nghĩ" năm 2013 (của các vị LĐ cả đây,bà con)


10 phát ngôn "đáng suy nghĩ" năm 2013

"Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức"Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng cần nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?”.
"Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?", Chủ tịch Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giấy chứng nhận người ’

Đólà tiêu đề một câu chuyện tôi vừa nhận được qua họp thư bạn bè. Không thấy đề tên tác giả và nguồn trích dẫn,chỉ thấy một lời bình của ai đó thế này: "Khi trên trái đất – không kể là nước nào – còn những người đối xử với nhau không bằng tình người, thì câu chuyện cảm động sau đây vẫn còn nhiều giá trị".

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khi chính khách Việt tranh luận công khai

Gần đây các báo đài chính thức và "lề trái", cả trong nước và quốc tế, đều đưa tin về vụ tranh cãi giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc liên quan sự cố hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Viet Nem” tại đêm chung kết cuộc thi sắc đẹp quốc tế tổ chức tại Trung Quốc giữa tháng 11 vừa qua. Được biết sự cố này đã được phía ban tổ chức (Trung Quốc) và cá nhân hoa hậu Trần Thị Quỳnh gửi thư xin lỗi. Xem thêm tại đây .


Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt

Hình chỉ có tính minh họa
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu lên với chứng cứ rõ ràng, ở  mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì  "đổ tại" người khác, tại khách quan...

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nước Áo có ngoại trưởng trẻ không bằng cấp

Theo Báo Giáo dục (đưa lại tin Reuters),  Tân Ngoại trưởng Áo thu hút sự chú ý của dư luận không chỉ vì ngoại hình đẹp trai, lịch lãm, mà còn vì lý lịch không bằng cấp và độ tuổi quá trẻ của mình.
Bộ trưởng, trẻ tuổi, đẹp trai, Áo, Ngoại trưởng Áo, Sebastian Kurz
Tân Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tham dự một phiên họp Quốc hội tại Vienna ngày 17/12/2013. Ảnh: Reuters

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông

  

Yang Liu
Tác giả của bộ ảnh này là Yang Liu - nữ nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc, hiện sống ở Đức. Từ những trải nghiệm bản thân khi sống giữa hai nền văn hóa, thông qua các cuộc phỏng vấn, kết quả nghiên cứu, Yang Liu đã đưa ra những đúc kết của mình về sự khác nhau cơ bản giữa phương Đông, phương Tây.

"Thực tế mỗi hình đồ họa là kinh nghiệm bản thân trong suốt 13-17 năm qua. Bộ ảnh như một tài liệu cuộc sống của riêng tôi", Yang Liu cho biết. Mặc dù chỉ là bộ ảnh đồ họa mang hơi hướng cá nhân, nhưng những gì Yang Liu truyền tải khiến người xem thực sự thích thú.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Lợi ích của việc sử dụng máy tính đối với người cao tuổi


image
Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ giúp trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet

Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.

Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Điều ai cũng biết nhưng ít người tuân theo

Bí mật của tình yêu Brad    Pitt & Angelina Jolie.
Cuối tháng 3/2012, một bức thư đầy tình cảm, được cộng đồng mạng rỉ tai nhau là của Brad Pitt viết tặng người tình Angelina Jolie đã được lan truyền như một "bảo bối" để các cặp vợ chồng hâm nóng tình yêu trong hôn nhân.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Người vợ Nhật của Lương Định Của

Tác giả: Phạm Vũ đăng trên Tuổi trẻ

                                                         Vợ chồng ông Lương Định Của tại Hà Nội - Ảnh tư liệu gia đình

Trong căn nhà yên tĩnh đầu một con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TP.HCM), bà Nakamura Nobuko ngồi trước tivi, như mấy chục năm qua, chăm chú theo dõi chương trình thời sự Nhật Bản trên Đài NHK.

Gương mặt nhẹ nhõm, thanh thoát của bà tươi lên khi gặp khách đến thăm, cố gắng chắp nối vài câu tiếng Việt: “Đã hơn hai năm rồi, từ ngày sóng thần 2011, tôi chưa về thăm Nhật Bản, nhưng theo dõi trên tivi cũng biết tất cả tình hình bên đó. Tôi nay đã 91 tuổi rồi, ở VN đến hết đời thôi”. Hỏi bà vì sao lại đến VN, vì sao lại tình nguyện ở đây suốt đời dù vẫn giữ quốc tịch Nhật Bản, bà cười: “Cả ngàn người hỏi tôi vậy rồi, cả các con tôi cũng hỏi. Câu trả lời cách nay 60 năm là: Thuyền theo lái, gái theo chồng. Câu trả lời của hôm nay là: Vì cơn gió thổi từ Hà Nội”. Nói rồi bà lại cười.
Ngày mai sẽ thổi cơn gió riêng
Tháng 10-1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa chấm dứt, cô Nakamura Nobuko 23 tuổi đã gật đầu đồng ý cưới một lưu học sinh VN ở Fukuoka, Nhật Bản. Anh lưu học sinh nghèo đến không có được một món quà cưới tặng vợ ấy sau này trở thành nhà nông học nổi tiếng: giáo sư - tiến sĩ - Anh hùng lao động Lương Định Của.
Bà Nobuko bảo câu ngạn ngữ Nhật Bản mà bà thích nhất là “Ngày mai sẽ thổi cơn gió riêng của nó”, tương ứng với câu “Sau cơn mưa trời lại sáng” của VN. Lạc quan vậy nên bà cứ cười hoài khi xua tay giải thích: “Mọi người bảo Nhật Bản là một nước phát triển, giàu có, còn VN thì nghèo, thời tôi đến lại còn có chiến tranh, sợ tôi vất vả. Nhưng mà không phải vậy đâu. Tôi có vất vả mấy cũng không bằng người nông dân VN, sáng sớm đã phải ra đồng, ngâm chân xuống bùn lạnh buốt, ăn uống thì cực khổ. Người VN lại luôn giúp đỡ tôi. Bên cạnh tôi còn có anh Của, có các con”.
Câu chuyện của bà tràn ngập hình ảnh về ông Lương Định Của, thật khác với những gì người ta thường hình dung về ông giáo sư, viện trưởng đạo mạo, tác giả của những giống lúa năng suất cao, cây ăn trái nổi tiếng. “Anh Của” của bà dí dỏm, dễ gần, luôn đắm trong tình yêu với khoa học và lý tưởng về một xã hội chỉ có những điều tốt đẹp. Người Nhật trọng lễ nghi, phép tắc, đôi khi quá lịch sự mà trở thành xã giao, vậy nhưng chàng thanh niên Lương Định Của lại đến gặp cô gái làm việc trong phòng thí nghiệm trường mình rồi đưa ra một gói giấy: “Xin nhờ chị Nobuko may giúp tôi một cái áo sơmi”. Lần đầu tiên được Nobuko đưa đến nhà mình để nhờ mua giúp lương thực đang rất khan hiếm trong thời điểm chiến tranh, “anh Của” đã ngọt ngào gọi “Cha ơi! Mẹ ơi!” trước sự ngỡ ngàng của cha mẹ Nobuko. Bà Nobuko hôm nay cười thật tươi: “Sau này đến VN, tôi mới biết người miền Nam có tập quán xưng hô thân mật như thế. Nghe anh gọi “mẹ”, mẹ tôi thích lắm, và vì thế mà sau đó ít lâu bà đồng ý gả con gái cho anh sinh viên ấy. Bà còn tự tay đi chợ, nấu ăn cho đám cưới”.
Những ngày mùa thu 1945, ngoài niềm vui vì hạnh phúc riêng tư, ông Lương Định Của còn một niềm vui khác khiến ông như muốn bay lên, đôi mắt sáng loáng lên khi nói với vợ: “Em Nobuko ơi, VN đã được độc lập rồi. VN không còn là thuộc địa nữa. Từ nay trở đi, anh là người của nước VN độc lập, em ạ”. Từ ngày ấy, cơn gió thổi từ Hà Nội đã len vào tổ ấm nhỏ của đôi vợ chồng trẻ, theo họ từ Fukuoka đến Kyoto, Tokyo, từ lúc Lương Định Của còn là sinh viên cho đến khi nhận được danh hiệu bác sĩ nông học danh giá, tạo ra được giống lúa mới hột to, từ khi Nobuko là một cô gái trẻ cho đến lúc cô đã là một bà mẹ với hai con trai nhỏ.
Bà Nakamura Nobuko hạnh phúc ở tuổi 91 tại TP.HCM - Ảnh: T.Trung
Tiếng nói Nhật từ Hà Nội
"Nhớ ngày đầu tiên bước xuống khỏi tàu tập kết vào bãi biển Sầm Sơn, gia đình chủ nhà nấu cơm cho chúng tôi rồi xuống bếp ăn khoai, củ chuối, mùa đông chỉ có cái ổ rơm chống rét. Thương lắm. Bây giờ thì đời sống người dân cũng khá lắm rồi"
Nakamura Nobuko
Ông Lương Định Của đã say sưa nói với vợ về tương lai mới của đất nước, về xã hội tốt đẹp, tất cả vì nhân dân mà Nhà nước VN dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ, làm việc cho Viện Nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI) để tìm cách về nước tham gia kháng chiến. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, năm 1952 ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, và đến năm 1954 cả nhà lại cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc.
Từ đấy, bà Nobuko đã biết đến nỗi cực khổ của người nông dân VN khi cùng ông Lương Định Của ra khỏi phòng thí nghiệm bước xuống ruộng làm khoa học thực nghiệm, nuôi con gà, con lợn trong sân nhà; biết đến tem phiếu, xếp hàng, thiếu trước hụt sau khi phải chăm sóc đàn con; biết đến hầm trú ẩn, bom đạn rơi sát bên mình trong những năm tháng ở lại Hà Nội để dịch và đọc những bản tin tiếng Nhật tại Đài Tiếng nói VN. Bà đã thay mặt đài viết từng lá thư tay trả lời thính giả Nhật, cảm ơn những lời động viên trong cuộc chiến tranh tàn khốc, giới thiệu những món ăn, những điểm du lịch VN... Tình yêu nước của chồng, những “cơn gió thổi từ Hà Nội” đã thấm vào bà từ bao giờ. Bà Nobuko lặp lại: “Tôi sống ở VN rất dễ chịu. Thời tiết dễ chịu, thức ăn dễ chịu, con người cũng dễ chịu, và cả cách ăn mặc nữa. Tôi rất thích áo dài, vừa nhẹ nhàng, vừa đẹp, lịch lãm, lại vừa dễ mặc”.
Tấm ảnh bà mặc áo dài đứng cạnh chồng chụp mấy mươi năm trước, dịu dàng, nền nã không khác gì một phụ nữ VN. Cầm tấm ảnh, bà lặng đi: “Chỉ tiếc anh Của mất sớm quá, mới 55 tuổi”. Đất nước vừa thống nhất, ông Lương Định Của đã hai lần vào Nam khảo sát để chuẩn bị xây dựng Trung tâm Nông nghiệp miền Nam. Rồi ông bác sĩ nông học hăng say tính chuyện trở về quê hương sinh sống, háo hức vì sắp được phát huy khả năng của mình trên những đồng ruộng mênh mông, màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 12-1975, ông tham dự kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa V, dự định kết thúc thì chuyển vào miền Nam nhận công tác. Chỉ còn hai ngày nữa lên đường, bỗng một đêm ông lên cơn nhồi máu cơ tim. Hôm ấy là ngày 28-12-1975.
Hạnh phúc là ở đây
Hồi ký của bà Nobuko viết: “Tôi luôn tin tưởng là tôi hiểu biết về anh Của nhiều nhất, nhưng chứng kiến cảnh tang lễ, niềm tin này bắt đầu lung lay. Nhiều đoàn cán bộ cao cấp, nhiều cơ quan đoàn thể, đại biểu địa phương, những đoàn dài học sinh, sinh viên, hàng trăm người nông dân đứng xếp hàng trước cổng Bộ Nông lâm nghiệp... Tôi mới hiểu anh với tư cách một người chồng, người cha, chứ chưa hiểu hết những đánh giá về mặt xã hội”.
Đúng là mỗi ngày lại có một cơn gió mới. Với những phát hiện mới về người chồng quá cố, bà Nobuko cùng các con quyết định chuyển vào TP.HCM để được sống trên quê hương ông Lương Định Của, tiếp tục làm việc ở Sở Ngoại vụ, tiếp tục cùng VN vượt qua những thời kỳ từ khó khăn đến đổi mới về kinh tế, đường lối chính sách.
Trong năm người con của bà, có tới ba người theo cha vào ngành nông nghiệp. Trong đó, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, phục vụ mười năm trong quân đội rồi lại tiếp tục theo nông nghiệp, người con trai cả Lương Hồng Việt bây giờ đã nghỉ hưu, luôn sát vai cùng mẹ Nobuko trên những nẻo đường: về quê cha ở Sóc Trăng lo phần mộ tổ tiên, về Hà Nội mỗi năm để trao Giải thưởng Lương Định Của cho những thanh niên nông thôn xuất sắc, về quê mẹ Nhật Bản để bà vơi nỗi nhớ hoa anh đào...
Nhắc về ông Lương Định Của, bà Nobuko bảo: “Ai cũng nói nếu chúng tôi vẫn cứ ở Nhật Bản thì sẽ giàu có lắm, sự nghiệp của anh cũng rực rỡ hơn về khoa học. Nhưng vật chất không làm nên hạnh phúc. Ở lại Nhật Bản thì anh Của sẽ không thể vui được đâu, vì những “cơn gió thổi từ Hà Nội”. Tôi đến đây, được làm vợ anh 30 năm, hợp nhau tới từng lời nói, như vậy là tôi được ở nấc thang trên cùng của hạnh phúc rồi”. Ông Việt cười tiếp lời: “Nhìn vào câu chuyện cuộc đời của ông bà, lớp con như chúng tôi thì thấy như huyền thoại, đám cháu thì bảo như cổ tích, không thể có được. Cả nhà bảo nhau phấn đấu theo ông bà thôi”.
PHẠM VŨ
Nhà nông học tiên phong
Nhà nông học Lương Định Của sinh năm 1920 tại Đại Ngãi, Long Phú, Sóc Trăng. Ông tốt nghiệp bác sĩ nông học tại Nhật Bản (tương đương học vị tiến sĩ ở VN), cùng vợ con về nước và tập kết ra Bắc năm 1954. Ông nghiên cứu và giảng dạy tại Viện Khảo cứu nông lâm, Trường đại học Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu cây lương thực thực phẩm.
Ông là người đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học thực nghiệm về nông nghiệp, hướng dẫn nông dân đắp bờ thửa, cấy lúa thẳng hàng để có năng suất cao. Ông là tác giả của nhiều giống lúa với đặc tính phù hợp thổ nhưỡng địa phương, các loại cây trồng: khoai lang, đu đủ, dưa lê, xương rồng, rau muống, dưa hấu không hạt...
Ông được phong tặng Anh hùng lao động năm 1967 và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1995. Có nhiều con đường, trường học được đặt tên Lương Định Của ở Hà Nội, TP.HCM, Sóc Trăng.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập ra Giải thưởng Lương Định Của vào năm 2006, trao tặng hằng năm cho các thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới... Mới đây nhất, tháng 9-2013, lễ trao giải thưởng lần thứ 8 đã tổ chức tại Hà Nội.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.
LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông - Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.


Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Con thuyền thúng Việt Nam(*)

 (*)Đây là tiêu đề bài viết của tác giả: Phan Dương. Mình thích những bài viết ngắn gọn ... còn quan điểm thế nào thì để dành cho bạn đọc. Vậy xin mạn phép "chom" về Bách Việt.

Ảnh HDTG
Ảnh HDTG
Tối qua, đọc được bài của bác Lê Phú Khải mà cứ nằm nghĩ mãi. Chuyện Liên Xô sửa hiến pháp cách đây 22 năm với phát biểu của ông đảng trưởng đảng đối lập của họ hồi đó. Sao giống Việt Nam ta bây giờ quá đổi.
Ông này đã nhận định và nó đã đúng với trường hợp của Liên Xô sau 22 năm trôi qua.  Ông bảo “Liên Xô chúng tôi là một cái chiến hạm đang mắc cạn, còn Việt Nam của các đồng chí là một con thuyền thúng không biết nó trôi về đâu”. Ghép lại với cái phát biểu của bác đảng trưởng Trọng của ta hôm 23/10/2013 trước toàn thể đại biểu Quốc Hội về vấn đề sửa đổi hiến pháp: ”…Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…”.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Mùa thu Việt Nam

Bão được dự báo quét dọc miền Trung, vòng lên Bắc bộ.Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất trong bốn mùa ở Việt Nam. Nhưng năm nay có một điềm báo chẳng lành trước hàng loạt thông tin thất thiệt cùng với nhiều vụ tai tiếng gây sốc trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trên khắp các vùng miền của đất nước. Các nhóm lợi ích và thế lực tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu coi đó là "nhân tai" thì trận bảo Haiyan là một thiên tai quái ác đang tạo nên một tình thế rất bất thường đối với Việt Nam.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Cần cấm giới ngoại cảm hành nghề

Lời mãi lộ của chủ blog Bách Việt:  Đây là tiêu đề của một bài báo đăng trên Báo mới.com mà Bách Việt  đang thiếu bài xin được phép copy về "lấp chỗ trống"... Nói vậy cho  phải phép, chứ đây là một trong những chủ đề nóng hiện nay nên tôi muốn "mượn" cách lập luận của TS Đõ Kiên Cường để bổ sung thông tin đến bạn đọc, trong đó có cả một số bạn bè đồng nghiệp cũ mà tôi đã vô tình "đánh mất" khi cách đây hơn một năm đã "trót dại" đăng một tài liệu vạch trần nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong vụ dùng mảnh sành và răng lợn rừng thay cho cái thủ cấp còn bị thất lạc của  tướng Phùng Chí Kiên (vì họ cho rằng tôi báng bổ vong linh các anh hùng liệt sĩ !) Từ đó tôi đã sinh ra ý nghĩ rằng, nếu có tình trạng "thánh chiến" trong thế giới Hồi giáo, thì có lẽ cũng có tình trạng thánh chiến trong lĩnh vực mê tín dị đoan ở Việt Nam ta. Hiện tượng lên ngôi của "nghề ngoại cảm" chỉ là một tảng băng nỗi của khối băng chìm mê tín dị đoan ở Việt Nam ngày nay. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin góp phần hóa giãi tình trạng mê tín dị đoan đang hồi sinh mạnh mẽ tại đất nước này.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Một góc nhìn tín ngưỡng (*)

(*) Chủ blog Bách Việt  bắt gặp bài viết dưới đây trong mail-box và nhận thấy nội dung khách quan, lành mạnh đáng tham khảo nên xin mạn phép đưa lại nguyên văn dưới tiêu đề "Góc nhìn tín ngưỡng" để chia sẻ cùng bạn đọc, hy vọng sẽ tác dụng ít nhiều trong hoàn cảnh bộn bề quan niệm tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam ngày nay. (Nếu cần bạn đọc có thể lần theo đường link tìm đọc bản gốc)
  TRẠI VÔ THẦN



        Bữa cơm trưa “vô thần” khác hơn bữa cơm trưa “hữu thần” tôn giáo là trước khi ăn người ta hát một bài cám ơn những bàn tay làm nên cuộc sống chứ không có lắng lòng cầu nguyện “ơn trên” đã ban cho vật chất và tinh thần làm nên bữa ăn.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Lãnh đạo phải có sức hấp dẫn

Bình luận của Bách Việt: Đó là nhận xét ngắn gọn "chuẩn không cần chỉnh"của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi trả lời phỏng vấn của Tuần Vietnan.net mới đây về chủ đề phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo. Đúng vậy, "lãnh đạo phải có sức hấp dẫn"..., nếu không thì khi thấy họ xuất hiện trên TV người xem sẽ chuyển sang kênh khác (như vẫn thường xảy ra những năm gần đây). 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Vì sao càng học tập tấm gương Bác Hồ, đạo đức càng yếu kém?

Đó là câu hỏi vấn vương trong đầu nhiều người Việt Nam nhưng ít ai nói ra mà thôi. Với những phong trào rầm rộ và rất nhiều đề tài nghiên cứu tốn kém, năm nào cũng diễn ra những đợt vận động học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Việc học thì nhiều, nhưng  kết quả thế nào thì chưa có báo cáo nào nêu lên một cách toàn diện và thật sự khách quan. Tuy vậy, cứ nhìn vào tình trạng đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, tệ nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, quan chức ngày càng  quan liêu, độc đoán và tham quyền cố vị trong khi bộ máy hành chính ngày một phình to, thủ tục hành chính ngày càng rườm rà... ta sẽ thấy một sự tương phản quá rõ rệt giữa mục đích và kết quả. 

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Bệnh nhân cần gì ở thầy thuốc?

Câu hỏi đơn giản này xem ra vẫn rất khó để trả lời một cách thỏa đáng ở Việt Nam nơi mà người xưa đúc kết "Lương y như từ mẫu", nhưng người thời nay lại khuyên "Bệnh nhân phải thông minh!". Nhưng liệu bệnh nhân có thể thông minh được sao?

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Bạn bè (*)

(*)Đang lúc đầu óc trống rỗng thấy trên họp thư bạn bè (mail-box) bài viết ngắn này rất "hợp cảnh hợp tình"...nên quyết định đưa lên blog, chỉ tiếc không thấy tên tác giả (?)  Ảnh minh họa của chủ blog.

 
Bạn bè cũng như tiền: 
Có tờ ... thật
Có tờ ... giả
Có tờ ... lành
Có tờ ... rách 
Chỉ tiếc vì mình không phải là máy soi tiền nên không thể biết được... AI LÀ BẠN BẠN LÀ AI ?
   

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này