Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ quyền lãnh thổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ quyền lãnh thổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

6 cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc (*)

(*) Trước bối cảnh tình hình biển và quan hệ Việt-Trung căng thẳng cao độ Bách Việt xin mạn phép  đưa lại tài liệu này (của học giả TQ được dịch từ bản gốc tiếng Trung đăng trên tạp Chí Nghiên cứu biển Đông (VN) tháng 8/ 2011)  tại đây . Qua tài liệu này để thấy không phải ngẫu nhiên mà Bắc Kinh mới đây cho phát hành "bản độc dọc" của TQ trong đó thể hiện lãnh thổ trong mộng của họ bao gồm cả các vùng đất và biển đã đề cập trong 6 cuộc chiến tranh. Tất nhiên mộng ước là môt chuyện, có đạt được không là một chuyện khác; không loại trừ khả năng nước TQ sẽ bị chia thành 6 nước cũng nên(?)  - Bách Việt 

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa?

Vietnam net và một số báo đang lưu truyền tin tức về "một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá... Nếu tin này là đúng sự thật thì đây là một tin vui. Vấn đề còn phải  xem năng lực thực hư của doanh nghiệp đưa ra ý tưởng này đến mức nào (?). Dù sao trong bối cảnh TQ rắp tâm sử dụng chiến thuật "biển người" với hơn 50 vạn tàu đánh cá để tranh giành ngư trường tại biển Đông thì VN không thể khoanh tay đứng nhìn -Bách Việt .

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư


Hôm qua 1/7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để nói lên quan điểm của người đứng đầu cao nhất của đất nước về một chủ đề hệ trọng nhất của đất nước-đó là quan hệ Viêt-Trung và chủ quyền biển đảo. Vậy là sau một thời gian im lặng bác Tổng đã lên tiếng. Nội dung chi tiết xin mời đọc tại đây http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/183735/tong-bi-thu--khong-ai-chon-duoc-lang-gieng.html


Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Vì sao VN nên phát đơn kiện trước khi Trung Quốc rút giàn khoan 981 (*)

biển Đông, Việt Nam, UNCLOS, Trung Quốc, Phillipines
Dư luận trong và ngoài nước đang rộ lên về việc "kiện Trung Quốc". Tuy nhiên, cách hiểu thì  khác nhau khá nhiều, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như  kiện về cái gì, kiện ra tòa án nào, thời điểm nào, vận dụng lý lẽ ra sao, và khả năng thắng thua...

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Rõ cả rồi nhé!

Sau mấy chục lần Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh gặp cấp cao để thảo luận về cái vụ giàn khoan 981...nhưng không được đáp ứng, hôm qua Bắc Kinh cử một cấp tầm tầm bậc cao là Quốc vụ viện Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì sang Hà Nội (nhưng chỉ là kết hợp dịp họp Ủy ban Hỗn hợp thôi đấy nhé, chả cần danh chính ngôn thuận gì cả đâu!

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Gà ơi đừng lại chui vào hang cáo nhé!

Tính đến nay đã một tháng rưỡi kể từ khi TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 mà họ gọi là "biên giới di động" tại một tọa độ chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 dặm tức là xâm phạm sâu 80 dặm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bất chấp sự phản kháng của Việt Nam và quốc tế, TQ vẫn tiếp tục ngang nhiên sử dụng hàng trăm tàu thuyền, máy bay, kể cả của hải quân và không quân đàn áp các lực lượng chấp pháp và dân chài của Việt Nam. Tuy chưa gọi là chiến tranh nhưng chúng đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề về tài sản và tính mạng không khác gì một cuộc chiến tranh. Thực chất đây là một đợt lấn chiếm biển đảo nữa kể từ sau sự kiện đầu năm 1988 khi quân TQ đã giết hại gần trăm sinh mạng người VN để chiếm một vài cứ điểm tại quần đảo Trường Sa, trong đó có bãi Gạc Ma nơi hiện nay chúng đang hối hả tạo dựng một căn cứ khổng lồ án ngữ giữa Biển Đông và không xa eo Malaca.  

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Không sống hèn, sống nhục và sự thật lịch sử

 -Muốn có thể sống khí phách, cương trường bảo vệ non sông bờ cõi, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, con người phải thực sự yêu, gắn bó với lịch sử cha ông.

Người viết bài thực sự rưng rưng khi đọc lá thư của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó CT nước viết gửi bè bạn quốc tế, đăng trên VietNamNet ngày 04/6. Đằng sau những câu chữ chọn lọc, khúc triết của nữ chính khách từng trải qua những ngọt bùi trên bàn đàm phán 04 bên tại Hội nghị Paris hơn 40 năm trước đây, quá hiểu cái giá của chiến tranh, cái giá của hòa bình, quá hiểu khát vọng độc lập, tự do dân tộc của người dân Việt, là con tim chân thành, đau đớn của một người phụ nữ, trước chủ quyền đất nước đang bị khiêu khích trắng trợn:

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

'Thế cờ đang ở trong tay Trung Quốc' (*)

(*)Trong lúc dây đàn tinh thần của  VN vừa căng lên một chút thì hình như lại đang chùng xuống  với một số dấu hiệu từ giới lãnh đạo đất nước, trong đó có  phát biểu của người đứng đầu QĐND VN  tại Sangri-La mới đây . Liên quan đến bài phát biểu của vị tướng quân VN,  Giáo sư  Carl Thayer- chuyên gia lão luyện về quan hệ quốc tế và người bạn kiên nhẫn nhất của VN  vừa có bài bình luận kịp thời, trong đó chứa đựng những góp ý nhẹ nhàng nhưng cũng là sự cảnh báo đối với VN và thế giới về nguy cơ bành trướng Trung Quốc .   Bách Việt xin mạn  phép đăng lại nguyên văn để bạn đọc tiện tham khảo.

Cập nhật: 09:38 GMT - thứ sáu, 30 tháng 5, 2014

Phái đoàn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại Đối thoại Shangri-la năm nay

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Thất bại trong quá khứ và bài học cho hôm nay(*)

(*)Phát lại bài viết của tác giả Bách Việt do người Việt ở Philippines sưu tầm, với hy vọng có tác dụng tham tham khảo thiết thực trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay. 

Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Tầu Trung Quốc tấn công tầu VN. Ảnh: CS Biển VN
Việc đưa dàn khoan vào khu vực biển của Việt Nam, Trung Quốc đã gần như lật ngửa ván bài của một chính sách đối ngoại dựa trên bạo lực hơn là đàm phán hòa bình.  Trong khi đó, Việt Nam còn quá yếu về mọi mặt để có thể tạo thế đối đầu có trọng lượng với Trung Quốc.  Việt Nam ở thế tiến thoái lưỡng nan vì không thể leo thang và chạy đua trong chính sách ngoại giao bạo lực với Trung Quốc, nhưng cũng không có đường lùi và không thể nhượng bộ.


Tóm lại, mọi động thái ứng xử của Việt Nam hiện nay vẫn rất lúng túng, và mục đích chính vẫn chỉ để trì hoãn, hơn là thực sự giải quyết vấn đề về lâu dài trên cơ sở hòa bình.  Vận mệnh của Việt Nam do vậy đang là “ngàn cân treo trên sợi tóc”.  Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào sự tỉnh táo của Việt Nam vào lúc này.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?


Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Việt Nam có thể làm gì và nên làm gì với Trung Quốc?

Một tranh biếm họa cũ nay vẫn còn nguyên giá trị
Đây là câu hỏi thường dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, không chỉ trong nội bộ người Việt Nam mà trên thế giới. Bởi vì quan hệ Việt-Trung giống như một chiếc hàn thử biểu loạn nhịp trước nhiệt độ nóng lạnh thất thường trong quan hệ giữa hai quốc gia "vừa là đồng chí vừa là anh em", có lúc tưởng như sóng đã yên biển đã lặng, bỗng chốc ào lên những đợt sóng cồn. Với tình trạng quan hệ bấp bênh như thế, phần bị động thiệt thòi luôn thuộc về Việt Nam, và tình huống luôn đặt Việt Nam vào thế phải lựa chọn giữa chiến hay hòa, giữa đối đầu hay cam chịu..., đằng nào cũng khó cả. 

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Tin vui: TQ đình chỉ đình chỉ các chương trình trao đổi với VN

Theo một số nguồn tin hôm nay, người phát ngôn Bộ NG Trung Quốc vừa ra tuyên bố kể từ  18/5/2014 Trung Quốc đơn phương đình chỉ các chương trình trao đổi với VN (chưa rõ cụ thể chương trình gì). Xem thêm tại đây:http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140518-trung-quoc-dinh-chi-nhieu-chuong-trinh-trao-doi-voi-viet-nam

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Vụ gian khoan Haiyang dưới góc nhìn của dân chài Lý Sơn

Hiện đang có rất nhiều cách nhìn, cách hiểu và đánh giá về sự kiện Trung Quốc lắp đặt giàn khoan khổng lồ Haiyang HD 981 sâu trong lãnh hải Việt Nam, nhưng còn quá ít thông tin cho thấy những người dân chài Việt Nam tại chỗ quan sát và suy nghĩ như thế nào. Do đó chủ blog Bách Việt muốn cung cấp thêm một vài thông tin như thế từ  nguồn tin internet xét thấy chứa đựng những điều đáng tham khảo-Bách Việt.

Một thuyền trưởng từng bị bắt tàu nhiều lần, chia sẻ: “Nó vô thì vô lén thôi chứ dân người ta đánh chết chứ. Trung Quốc giờ thì giết chết nó chứ đánh gì, nó đập không biết bao nhiêu chiếc tàu của mình rồi. Sáng nay mới vô một chiếc tàu này, nó đập tối hôm qua, nó lấy búa nó đập, búa đầy trên tàu luôn, mới vô một chiếc, còn mấy chiếc chưa vô. Nó biết rồi, nó là Trung Quốc – China nó đâu có quyền gì đâu, chẳng qua là nó ưa nó quậy thôi chứ!… Mà không hiểu sao bây giờ cán bộ người ta có cái tật là nước tới trôn mới nhảy, có nghĩa là tới chừng rồi mới lo. Chứ cách đây mấy tháng bà con đã phát hiện nó (giàn khoan) vào đây rồi, giờ nó khôn rồi, nó đã vào đó rồi, nó không chịu đi đâu.”

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Tư liệu: Danh sách thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (*)

(*)Nhân vụ Trung Quốc dùng giàn khoan khủng lấn chiếm lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, Bách Việt phát lại tài liệu này như một sự cảnh báo với công luận     

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.[1]

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Một thử thách đối với ý chí của Việt Nam

Có thể nói, so với tất cả các vụ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông của Bắc Kinh kể từ sau cuộc lấn chiếm chớp nhoáng tại Trường Sa năm 1988 cho đến nay thì vụ giàn khoan HD-981 là vụ nghiêm trọng nhất. Đúng ra đã từng có 2 vụ nghiêm trọng trước đó là vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2 và vụ thành lập thành phố Tam Sa. Tuy nhiên, tính chất của hai vụ đó hoàn toàn khác với vụ giàn khoan lần này ở chỗ:  Vụ cắt cáp chỉ xảy ra chốc lát theo kiểu "cắn trộm"; vụ lập thành phố Tam Sa nặng về hình thức không có yếu tố lấn chiếm; trong khi vụ giàn khoan HD-981 thực chất là hành động xâm lấn lãnh thổ có chủ đích lâu dài. 

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại biển VN là bất hợp pháp

Theo Tuổi trẻ ngày 5/5/204 - Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa ra tuyên bố kiên quyết phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Sơ đồ vị trí giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam *Ảnh nhỏ: Giàn khoan HD981 khổng lồ của Trung Quốc - Ảnh: Tư Liệu - Đồ họa: Vĩ Cường

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Tàu lạ, máy bay quen


Hai ngày qua cùng lúc có hai thông tin với nội dung căn bản hoàn toàn giống nhau: một về vụ mất tích của chiếc máy bay hành khách của hãng hàng không Malaysia; và một về "tàu lạ" khống chế, cướp phá tàu cá của Việt Nam xem thêm tại đây . Cả hai vụ việc đều xảy ra trên biển Đông, đều mang nội dung nhân đạo và có yếu tố khủng bố. Vụ máy bay mất tích gây thiệt hại lớn và mang tính chất quốc tế nhưng không thiết thân đối với Việt Nam trong khi vụ tàu cá hoàn toàn xảy ra trong vùng biển của Việt Nam gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với dân chài Việt Nam, và đây chỉ là vụ mới nhất trong hàng ngàn vụ đã xảy ra.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Trung Quốc có đánh Việt Nam nữa không?

35 năm nay cứ vào dịp 17/2 hàng năm không chỉ người Việt Nam mà người Trung Quốc và thế giới không khỏi phân vân: Liệu Trung Quốc lại đánh Việt Nam (?), nếu có thì bao giờ, khởi chiến từ đâu và như thế nào...(?) Mối lo này sẽ mãi còn đó chừng nào tư tưởng Đại Hán bành trướng vẫn còn, ít nhiều chỉ phụ thuộc vào thế mạnh yếu của nó trong mối tương quan lực lượng mà thôi. 

Tàu cá Trung Quốc dàn hàng ngang với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tiến ra biển Đông

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Bắc Kinh cam kết giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình

Tuổi trẻ 15/02/2014 08:03 (GMT + 7)- Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến Trung Quốc trong một thời điểm nhạy cảm khi khu vực đang nóng bỏng với vấn đề CHDCND Triều Tiên và những đòi hỏi của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters


Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này