Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Bộ trưởng NG Phạm Bình Minh: Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

Theo Vietnamnet, Tuổi trẻ và các báo đồng loạt đưa tin: Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều ngày29/5/2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. Dưới đay là nguyên văn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng":

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
- Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?
Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nợ công của Việt Nam đang ở mức nào?

Báo Dân trí ngày 27/5/2013 có đăng bài viết với tiêu đề "Nợ công đã lên tới 95% GDP?" cho thấy những số liệu đáng kinh ngạc dưới đây.  

Tổng nợ công năm 2012 ước tính khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của DNNN và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP.
Đồng hồ nợ công của Việt Nam trên Economist: Mỗi người dân "cõng trên lưng" 817,74 USD nợ công.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nghề hốt cứt (*)

(*)Vẫn tự hạn chế việc đưa lại tin/bài của người khác lên blog này, nhằm một mặt  tiết kiệm space, một mặt tránh phải giải thích hoặc chú thích dài dòng kẻo bị "hiểu nhầm" phiền toái lắm!  Nhưng hôm nay gặp bài "Làng Cổ Nhuế" trên mailbox thấy hay quá, nhất là đoạn mô tả chuẩn xác đến từng centimét chuyện nghề chuyện nghiệp hót cứt của một làng nghề truyền thống giữa Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến nhưng đang có nguy cơ thất truyền trước trào lưu hiện đại hóa như vũ bảo. Vậy nên tôi xin mạn phép tác giả được đưa lại nguyên văn bài viết đồng thời đặt tên entry là"Nghề hót cứt" để nêu bật tính chuyên đề mà thôi (Bách Việt)   

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Tìm lại những giá trị bị đánh mất?

Một cửa hàng tạp phẩm thời bao cấp tại Hà nội
Từ những năm 1970 của thiên niên kỷ trước, ở miền Bắc đã có câu chuyện tiếu lâm rằng đất nước ta giống như người  mù cụt một chân chống nạn đi và đi mãi để rồi thấy mình trở lại điểm  xuất phát. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ đó là một cách "phản biện" dù không có mấy tác dụng. Và câu chuyện vẫn lưu truyền đến ngày nay với ngày càng nhiều hơn những minh chứng về cái sự đi vòng tròn như thế .

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

VN Hãy bằng mọi cách tránh kịch bản thứ ba

Nội dung dưới đây xuất phát từ BBC nhưng có lẽ được dịch và soàn một cách hơi cẩu thả, nhiều từ ngữ tiếng Việt không hoàn toàn chuẩn xác có thể làm người đọc khó hiểu, thậm chí hiểu nhầm(?). Nhận thấy đây là một thông tin khách quan mang tính cảnh báo trước đối với Việt Nam, Bách Việt xin mạn phép biên soạn lại và đăng tải dưới tiêu đề như trên đây để bạn đọc tiện theo dõi.  

Hãng tư vấn tư nhân có trụ sở tại London BMI (Business Monitor International) vừa đưa ra trong thời gian từ nay tới 2022.(Xem tại đây 'http://store.businessmonitor.com/vietnam-business-forecast-report.html

Cuộc phân loại của BMI lần này được tiến hành đối với  21 nước và vùng lãnh thổ châu Á bao gồm cả Hàn Quốc, Bắc TT, TQ, Đài Loan và HK; các quốc gia ASEAN và Nam Á. Kết quả cho thấy:

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Lựa chọn nào cho chính trường Việt Nam?

Hội nghị TW 7 chưa  hoàn toàn kết thúc, nhưng những gì diễn ra  từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đang cho thấy một tình hình mới hiếm có trong chính trường đất nước, đó là sự bất đồng giữa Trung ương và Bô Chính trị xung quanh chủ đề nhân sự và chiến dịch chống tham nhũng. Điều này được thể hiện qua kết quả của Hôi nghị TW 6 và Hội nghi TW 7 cách nhau không đầy một năm. Tại Hội nghị TW 6 đã bỏ phiếu đa số tuyệt đối bác bỏ nghi quyết của Bộ Chính trị về việc "thi hành kỷ luật một ủy viên bộ Chính trị...". Và mới đây tại Hội nghị TW 7 lại bác bỏ danh sách đề cử bổ sung nhân sự của Bộ Chính trị, trong đó có nhân vật chủ chốt Nguyễn Bá Thanh-người đang giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương (tức cơ quan chỉ huy chống tham nhũng) và do đó rất cần thiết có chân trong Bộ Chính trị để phát huy đầy đủ quyền lực. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự mâu thuẩn đến mức nào và không chỉ giữa các thế lực lãnh đạo chóp bu mà còn giữa các trào lưu tư tưởng và các nhóm lợi ích trên quy mô toàn quốc.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam




Sinh ngày 9/9/1872 tại Tây Lộc, Tiên Phước, Tam Kỳ (nay là Tam Lộc, Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926, Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và có lẽ duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)...Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. 

Lời tiên tri của Cụ xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên thâm căn cố đế (xem dưới đây). Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời lời giáo huấn của Cụ. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc- Bách Việt. 

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

"Trống đánh xuôi kèn thổi ngược"

Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Vũ Đức Tâm (VĐT)mới gửi đến Bách Việt. Vẫn với cách nhìn sắc sảo và lối diễn đạt dí dỏm, VĐT đã phân tích về một chủ đề đang gây xôn xao dư luận gần đây là tại sao và như thế nào mà cuốn Animal Farm rất nỗi tiếng của thế giới từ thế chiến thứ II mà mãi đến nay mới được dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Không những thế, việc giới thiệu muộn mằn này dường như đang gặp những trắc trở mà tác giả cho là do có sự "trống đánh xuôi kèn thổi ngược"...
Chia sẻ quan điểm của tác giả, đồng thời chủ blog Bách Việt tin rằng một sự cấm đoán hoặc thu hồi  ấn phẩm của cuốn sách nói trên vào lúc này vì bất cứ lý do gì đều có thể dẫn đến hậu quả tai hại hơn mà thôi. Chẳng lẽ ngành tuyên huấn cùng các nhà xuất bản quốc gia đến nay vẫn chưa nhận ra rằng cấm đoán hoặc bưng bít thông tin không bao giờ đem lại kết quả tích cực (?) Nếu muốn bạn có thể đọc toàn bộ tác phẩm Trại Súc vật tại đây http://motsach.info/story.php?story=trai_suc_vat- Bách Việt.



Tư liệu: Quân cảng Cam Ranh: những điều bạn có thể chưa biết

 Nguyễn Huy Minh

Ít người nhớ rằng, cách đây tròn 10 năm, ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.
1. Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân "phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.
Cán bộ vùng 4 Hải quân chụp ảnh lưu niệm với sĩ quan thủy thủ tàu khu trục Hải quân Nga tại Cảng Cam Ranh (năm 1982)

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này