Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Minh bạch không dễ

question[1]Tối qua đáng lẽ tắt TV đi ngủ, lại tình cờ chạm tay vào một nút trên bản điều khiển máy thu hình và nhìn thấy Bộ trưởng Vũ  Đức Đam đang trả lời phỏng vấn báo chí. Ok, ai chứ ông Đam thì nên nán lại xem. Thú thật mình vẫn ngưỡng mộ ông Đam  không chỉ vì ông là một trong số ít ỏi gương mặt bộ trưởng trẻ nhất của đất nước mà còn vì một cảm nhận có từ vài lần tiếp xúc trong quá trình công tác trước đây. Và có lẽ đó là lý khiến mình hay dõi theo nhân vật này (?).

Chủ đề cuộc họp báo đó xem ra khá thiết thực. Và ông Đam một lần nữa lại "ghi điểm" đối với mình. Phải nói là ông ấy đã không phạm một lỗi nào, kể cả về nội dung và tác phong lẫn văn phong.  Tuy nhiên, điều mình sắp nói dưới đây là một việc hoàn toàn  khác. Đó là một cảm nhận  khó diễn đạt; khó theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng, tức là nhận diện nó là gì , và có dám nói ra không. Dù sao mình cứ thử mạo muội trình bày như dưới đây.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ai thực sự kiểm soát Biển Đông?

Một cảnh tập trận của Hạm đội Nam Hải  (ảnh của CCTV)
Vừa qua trong lúc đài truyền hình và báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin về cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải tại Biển Đông thì phản ứng chính chính thức của Việt Nam vẫn yên lặng, duy chỉ có VTV như thường lệ phát tin dự báo thời tiết "trời quang mây tạnh tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"... Người nghe không khỏi phân vân: Vậy ra, chỉ còn một việc có thể thực hiện trọn vẹn "quyền chủ quyền" mà không phải thỉnh thị báo cáo và chờ đợi sự phê duyêt của cấp cao nhất. Đó là dự báo thời tiết về Biển Đông bao gồm cả toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bàn về sự ấu trĩ(*)


(*)Đây là một bài viết nhận được trên họp thư bạn bè. Tuy không quen biết tác giả Giản Tư Trung và cũng chưa có đủ điều kiện để kiểm chứng các thông tin trong bài viết của ông, nhưng sau khi đọc kỹ bài viết tôi thấy có thể chia sẻ phần lớn quan niệm nêu trong đó, đồng thời xin được bổ sung thêm một ý sau:
Con người ta không ai vẹn toàn (nhân vô thập toàn), về kiến thức lại càng như vậy. Do đó, không ai có thể tự coi mình tường tận về mọi điều, chẳng qua nếu gặp may rơi vào "xứ của người mù, thì người chột sẽ làm vua" mà thôi! Tuy nhiên, mọi người chỉ có thể trở nên khôn ngoan hơn nếu chịu học hỏi lẫn nhau, kể cả từ sự ngu dốt của người khác, để hoàn thiện bản thân. Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng rất ít người chịu lắng nghe lẫn nhau, và đây là một dấu hiệu không tốt lành. Nếu chỉ nói mà không lắng nghe người khác nói thì tác hại còn nhiều hơn là không nói. Người bình thường làm vậy hại một, người có chức có quyền hoặc học vị trong xã hội và các cơ quan truyền thông nhà nước ,à làm vậy còn hại hơn nhiều -(Bách Việt).

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Nên trưng dụng đội tàu sắt rĩ của Vinashin để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Theo các nguồn tin chính thức hiện đang có gần 100 con tàu vận tải có tải trong lớn và rất lớn của Việt Nam đang nằm bất động tại các cảng trong và ngoài nước làm phát sinh nhiều phí tổn về phí bảo trì, bảo hiểm, thuê bến đỗ v.v...Hầu hết các con tàu này đã không thể trả lương cho thủy thủ của mình trong nhiều tháng. Tình trạng này đã kéo dài từ  năm 2009 khi Vinashin đổ vỡ, đến nay bản thân những con tàu đó đang xuống cấp nghiêm trọng, muốn bán cũng khó có người  mua, bán được cũng không đủ để trả nợ.
Tàu đóng dở, người lao động lay lắt Ảnh: Thu Hằng
Một con tàu đang đóng bỏ dỡ của Vinashin

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

TQ tung vàng giả ra thị trường thế giới (*)

(*) Thông tin này lấy từ  họp thư trao đổi  giữa bạn bè. Tuy bản thân chủ blog chưa có điều kiện để kiểm chứng đầy đủ nhưng cũng đã thử truy cập các đường link được dẫn và thấy các nguồn tin đều có thật. Vậy xin lưu truyền lại nội dung dưới đây với thiện ý để mọi người cảnh giác !!! (Bách Việt)

Hãy đọc mẫu tin sau cho biết để đề phòng mua lầm hoặc cất lầm vàng giả!
Trung Quốc tung vàng giả ra thị trường quốc tế để lừa đảo và quấy rối kinh tế thế giới
Vàng giả đã được các chuyên gia và các nhà điều tra xác định rõ là do chính phủ Trung Quốc làm ra và họ đã cho tung khối lượng lớn vàng giả vào thị trường các nước để lừa đảo người tiêu dùng và đồng thời để quấy rối kinh tế thế giới. Cả ở thị trường New York và Việt Nam đều lên cơn sốt lo ngại về khối lượng rất lớn vàng giả do Trung Quốc sản xuất và đã đưa vàosử dụng lần này . undefined

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Tranh chấp Trường Sa và việc xác định quan hệ Trung-Việt sau 25 năm chạm trán hải quân


Tác giả:Greg Torode – South china Morning Post ngày 17/3/2013
Người dịch:Trần Kinh Nghị
Bãi Gạc Ma đang bị quân TQ chiếm đóng (ảnh minh họa của BV)
25 năm sau cuộc chạm trán  hải quân giưa  Trung Quốc và Việt Nam tai  bãi đá Gạc Ma  có vẽ khó xảy ra một cuộc chiến thứ hai, nhưng tham vọng của Bắc Kinh vẫn đang tăng lên.
Việc kỷ niện lần thứ 25 trong tuần này đối với cuộc đụng độ hải quân giữa  TQ và VN tại quần đảo Trường Sa không chỉ khiến người ta nhớ lại lịch sử  mà còn  nói cho  các bên đóng quân đang  ngày càng khó chịu tại Biển Đông hiện nay hãy lưu tâm.
Trong cuộc đụng độ năm 1988 tại  Gạc Ma  các chiến hạm TQ đã đánh chìm hai tàu của Việt Nam và giết chết 62 thủy thủ, trong đó một số bị bắn khi đang đứng trên bãi đá, đến nay vẫn là một dấu ấn giữa hai nước. Nhưng ý nghĩa quan trọng hơn là ở tính chất chiến lược của chiến dịch đó.  
Kết quả trận đánh  TQ đã chiếm giữ 6 cứ điểm đầu tiên tại Trường Sa – và đó cũng là  những pháo đài quan trong hiện nay của họ, một trong số đó là  đá Thuyền Chài nơi đồn trú của  một trạm ra đa cảnh báo sớm. Muời bốn năm trước đó, hải quân của Quân Giải phóng đã đánh bại hải quân của Nam Việt Nam để hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo  Hoàng Sa, và tại đây đang được xây dựng thành một căn cứ quân sự bất khả bại.
Đã có lúc một số nhà phân tích lưu ý rằng TQ có thể muốn chiếm nốt  phần còn lại của quần đảo Trường Sa khi mà sức mạnh hải quân của họ được tăng cường- và điều này là phản ánh  tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông cũng như đối với giá trị chiến lược của quần đảo này - nơi án ngữ một số trong toàn bộ những đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới đồng thời  nằm bên trên những trữ lượng dầu khí và nguồn cá to lớn . Điều này  là nguyên nhân để các nhà hoạch định quân sự Hà Nội phải thường xuyên lo lắng.
Về mặt riêng tư, các quan chức  Quân Gải phóng và học giả TQ nói thẳng thừng về chuyện Việt Nam chiếm giữ và củng cố  25 cứ điểm tại Trường Sa, nhiều hơn bất cứ bên tuyên bố chủ quyền nào khác và chúng nằm rải rác từ tây-nam đến đông-bắc. Nhiều cứ điêm trong số này đã được Việt Nam ráo riết xây dựng trong những tháng sau cuộc đụng độ.
Họ nói, đó không chỉ là vấn đề chủ quyền của TQ, mà việc chiếm giữ đó của VN có thể một ngày kia được dùng để kèm chế TQ khi mà hải quân của riêng Việt Nam tiếp tục phát triển và các mối quan hệ với Mĩ và đồng minh trở nên sâu sắc .
Một  chiến lược gia Quân Giải phóng nói  “Người Việt Nam hẳn biết rằng chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép họ thậm chí chỉ  âm mưu kèm chế chúng tôi thông qua các căn cứ đó “
 Gary Li, một phân tích gia kỳ cựu làm việc cho IHS Fairplay ở Luân Đôn  nói rằng tình hình tại Biển Đông hiện nay khác nhiều so với tình hình năm 1988. Các nhà chiến lược Bắc Kinh nhận thấy rằng sự chú ý của thế giới đối với khu vực này cùng với khả năng hải quân của Việt Nam đang tăng lên khiến cho vùng bờ biển của họ trở thành một nơi trưng bày súng đạn (shooting gallery) và điều này có nghĩa là việc sử dụng sức mạnh để chiếm các bãi đá và bãi ngầm không còn là một  chiến lược an toàn nữa.
Thay vào đó, TQ đang xây dựng vị trí bất khả thách thức của mình tại Hoàng Sa trong khi khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa thông qua việc tăng cường  sự có mặt  trên biển bằng các hạm đội hải quân và không quân.
"So với thời kỳ mà sự chiếm đóng cụ thể tại các đảo có ý nghĩa là tất cả, thì  giờ đây TQ phải chuyển chiến lược sang việc thống trị bằng sức mạnh hàng hải. Li nói “Chừng nào Việt Nam  chưa bố trí các trận địa tên lửa đạn đạo và tăng cường các  hệ thống ra đa dày đặc tại đảo của mình, hoặc  hợp tác  thật chặt chẽ với Mĩ chẳng hạn, thì TQ có thể tiếp tục với chiến lược nói trên”.
"Họ (TQ) sẽ có thể thống trị khu vực bất kể là đảo hay biển và điều này  sẽ cho phép họ tăng cường và bảo vệ mọi nỗ lực nhằm khai thác dầu khí trong những năm tới”.
Trong khi báo chí nhà nước của Việt Nam gần đây hạ thấp việc kỷ niệm đối với cuộc chiến tranh biên giới 1979 do sức ép từ  Bắc Kinh  thì một số tờ báo trong tuần qua đã  đề cao vai trò  của các liệt sĩ  hải quân trẻ tuổi.
Một bài bình luận đã viết: "Lịch sử bằng máu của họ đã thấm vào từng hạt cát nơi đây”, và đó là thứ ngôn ngữ cho thấy mức độ tuyên bố chủ quyền của người Việt Nam.
Một cuộc  phản đối tại trung tâm Hà Nội đã không bị che dấu bởi các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên trong khi đó  báo chí nhà nước của TQ thì làm ngơ. Giới bloger TQ thì quảng bá đó là thắng lợi không nên quên lãng. Một người so sánh cuộc chiến tranh đó với một cuộc đối đầu có thể xảy ra trong tương lai với Nhật Bản về  đảo Điếu Ngư .
"Nếu có một cuộc chiến giữa TQ và Nhật Bản thì nó chỉ nên giới hạn trên biển mà thôi, giống như cuộc chiến giữa TQ và Việt Nam vậy. Và TQ có thể đánh bại Nhật Bản như đã đánh bại Việt Nam."
Ghi chú: Phần chữ màu đỏ do người dịch tô để  lưu ý bạn đọc. 


Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Ở nhà nhất mẹ nhì con...

Con người, chữ con đi trước chữ người đi sau! Ông trời công bằng thật! Ngay danh từ này đã chỉ rõ con người dứt khoát phần xấu xí nhiều hơn phần tốt đẹp! Điều này nhiều dân tộc khác đã thừa nhận. Nhưng người Việt Nam thì hình như không muốn nhận mình xấu xí hoặc nghĩ rằng người khác xấu, chứ không phải bản thân mình (!?)
Xin dẫn lại dưới đây đường link tới một bài viết mới xuất hiện trên Vietnamnet nhân ngày 8/3/2013 để mọi người tiện tham khảo bài viết và cả những lời bình. 
Thật ra bài viết đó chỉ mới đề cập một vài trường hợp cụ thể  của một số người Việt Nam đến Châu Âu, hầu hết thuộc giới quan chức đi công tác hoặc người đi du lịch, tức là đều thuộc tầng lớp khá giả trong xã hội Việt Nam. Nếu xét đến những trường hợp khác thuộc các đối tượng khác nhau và đến các vùng lãnh thổ khác nhau, thì tình hình chắc còn sinh động và hãi hùng hơn thế!. Được biết khi người Việt đến các nước kém phát triển hơn mình (như Campuchia, Lào và Châu Phi...) cũng vẫn tỏ ra xấu xí hơn thì phải (?). Nhân bài viết có nói về thói xấu xỉa răng..., tôi nhớ lại đã từng chứng kiến cảnh một ông xỉa răng cứ cà cà cái que tăm vào hàm răng, rồi búng tách một cái...trong sự kinh ngạc của những người nước ngoài xung quanh! Chuyện mang điếu cày vào khách sạn 5 sao cũng rất rắc rối, vậy mà cũng có người cho là đáng tự hào...thật khó hiểu(?)
 
Một cảnh xấu xí ở VN
Ngẫm nghĩ mãi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao có nhiều điều "không giống ai" trong quản lý và điều hành kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam và chúng cứ ngang nhiên tiếp diễn mãi Phải chăng đó vẫn là câu chuyện của câu ngạn ngữ cổ xưa " nhà nhất mẹ nhì con..." và khi ra đường (ra nước ngoài) thì con người Việt thường bị "phô" ra như thế, và đất nước Việt Nam thì bị lạc lỏng khó hòa nhập với thế giới ? Nhiều người đ lỗi cho ngành giáo dục, ngành văn hóa, thậm chí đ lỗi cho hướng dẫn viên du lịch hay nhân viên Sứ quán tháp tùng không chỉ dẫn cn k, v.v... Tôi nghĩ, phần chính là lo mỗi người, phần còn lại do hai Ông Nhà nước và Trời. Bạn nghĩ sao?        

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Đâu chỉ nhầm cờ

Vụ sách giáo khoa in cờ TQ là một bằng chứng nữa về tình trạng (nếu không nói là "nảo trạng") lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược của đất nước ta hiện nay -Xem thêm tại đây: http://trankinhnghi.blogspot.com/2012/12/lan-lon-banthu-tu-mu-chien-luoc.html

Ngay cả khi sự việc đã vỡ lỡ ra rồi mà những người có trách nhiệm vẫn không nhận ra vấn đề lại còn biện bạch, "tiếc của"...chỉ định thay trang nào có lỗi để giữ lại quyễn sách!  Không trách trên cao thì mù mờ kiểu cấp cao, bên dưới thì mù mờ kiểu cấp dưới(?) Vấn đề đâu chỉ ở việc in nhầm lá cờ (?); nó bắt nguồn từ tư duy sai lệch một cách có hệ thống. Hãy nghe ý kiến phân tích mà tôi cho là "chuẩn" của nhà nghiên cứu Phạm Toàn tại đây
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/03/130306_pham_toan_sach_in_co_tq.shtml  

Thiết nghĩ, vấn đề không thể khắc phục bằng việc chỉ thay một vài trang sách, mà phải thay toàn bộ cách tư duy của đội ngũ lãnh đạo quản lý,.và không chỉ trong lĩnh vực sách giáo khoa, mà trong toàn bộ hệ thống chính trị-xã hội của đất nước.
   

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Chuyện cũ nhớ lại: Ngoại giao làm xây dựng

Tại các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có một loại công việc không thuộc danh mục “hoạt động ngoại giao” nhưng không thể thiếu, đó là việc chăm lo nhà cửa trụ sở để cơ quan "an cư lạc nghiệp".  Do đặc thù của ngành, công việc này thường do cán bộ ngoại giao kiêm nhiệm. Bản thân tôi tuy chỉ có 3 lần đi công tác nhiệm kỳ sứ quán, nhưng 2 nhiệm kỳ phải làm công việc bắt đắc dĩ này với những kỷ niệm vui, buồn khó quên. 
   
Lần thứ nhất khi tôi đi nhiệm kỳ sứ quán tại Harare, Zimbabwe từ 1985-1988. Thời kỳ đó kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ, Chính phủ chủ trương cắt giảm hàng loạt Cơ quan đại diện thường trú ở nước ngoài, nhưng lại mở Đại sứ quán mới tại Zimbabwe vì nước này sắp trở thành chủ nhà của Hội nghị cấp cao KLK 8. Để tiết kiệm, biên chế Sứ quán chỉ có 4-5 người kể cả đại sứ và phu nhân. Đó là nhiệm kỳ công tác sứ quán đầu tiên của tôi sau 15 năm ra trường. Với chức vụ "bí bét" (bí thư 3) kiêm phiên dịch tiếng Anh, trên thực tế tôi phải làm mọi việc "thượng vàng" thì ít, nhưng "hạ cám" thì nhiều, trong đó có một việc tôi chưa bao giờ làm, đó là mua, bán và sửa chữa nhà.

Số là khi tôi sang, Đại sứ quán đã có trụ sở đầy đủ rồi. Nó đã được các nhóm tiền trạm thực hiện khoảng nửa năm trước. Đó là một căn nhà 1 tầng khá to nằm giữa khu vườn rộng như công viên trên mặt một đại lộ dẫn vào trung tâm Thành phố, với giá 50.000 USD. Đó là giá bình thường ở nước Zimbabwe mới độc lập, nhưng là giá rẽ bất ngờ so với Việt Nam! Tuy nhiên, đúng lúc chỉ còn hơn 1 tháng trước ngày Hội nghị cấp cao, bổng xuất hiện hàng loạt các vết nứt nẻ trên tường. trần và sàn nhà. Lúc đó  là đầu mùa mưa. và cứ mưa là phòng nào cũng dột ướt sủng... Mọi người mất  ăn mất ngũ đã đành nhưng, vấn đề là làm sao khắc phục để kịp đón Đoàn trong nước sắp sang dự Hội nghị. Trước tình hình khẩn trương, Đại sứ Võ Anh Tuấn vốn là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp lão luyện và là người rất coi trọng hình thức, đã quyết định điện về Bộ  đề nghị cho mua ngay một ngôi nhà khác thay thế. Đó là một đề nghị phi thường vào thời đó, nhưng đã được Bộ chấp thuận ngay, có lẽ chủ yếu là nhờ uy tín của ông Đại sứ.

 Tòa Đại sứ  VN tại Harare (1986-89)
Sự cố bất thường đó khiến sứ mệnh của tôi dường như chuyển sang một hướng khác. Tôi lập tức được giao nhiệm vụ tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm và tìm nhà để mua, qua đó được biết,  hầu hết nhà một tầng ở Harare thường được xây kết cấu mống nông, tường mỏng trên nền đất đỏ cao nguyên luôn co giản giữa mùa khô và mùa mưa, do đó chuyện nứt nẻ là rất bình thường. Chỉ nhà 2 tầng trở lên xây mống sâu, tường dầy thì ít bị hiện tượng này. Dân địa phương rất biết cách  “chung sống” với hiện tượng thiên nhiên đó, khi cần bán nhà họ “nguỵ trang” với chi phí thấp miễn sao bán được nhà trước mùa mưa là được. Người nước ngoài không biết nên mua phải nhà loại như thế cũng không có gì lạ.  Từ kinh nghiệm này, sau khi so sánh cân nhắc mọi yếu tố, ông Đại sứ đã quyết định mua một ngôi nhà 2 tầng tại một khu dân cư chủ yếu của người da trắng với một giá phải chăng là 100.000 USD. Nhà này chỉ cách nhà cũ khoảng 1 cây số, có thể đi bộ qua lại được. Mua nhà xong, cả Sứ quán liền bắt tay vào công việc sắp xếp lại cho mục đích sử dụng vừa làm trụ sở vừa làm nhà ở. Công việc lặt vặt cũng nhiều như dọn dẹp lau chuồi, sơn quét, lắp đặt trang thiết bị, treo quốc huy. gắn biển hiệu, dựng cột cờ...  Bây giờ  nói lại thì đơn giản, nhưng hồi đó là trăm thứ bà dằn...nhưng chỉ có mấy người làm, không có kinh phí thuê thợ địa phương, mà nếu thuê, họ cũng không làm ngoài giờ trong khi thời gian còn rất ít. Theo nội quy cơ quan thời đó, đi đâu cũng phải có hai người, nên cũng khó phân công mỗi người làm một việc... May mà lúc đó có anh Tâm (lái xe của Đại sứ) nguyên là Việt kiều ở Pháp về nên đỡ "rách việc". Cuối cùng mọi việc đã kịp hoàn tất trước khi Đoàn trong nước sang. 

Sau Hội nghi cấp cao, Sứ quán lại phải lo bán ngôi nhà dột để trả lại kinh phí Nhà nước. Với những kinh nghiệm vừa học được, tôi và anh Tâm đã "tút" lại căn nhà đó rồi rao bán vào đầu mùa khô. Một người Zimbabwe sống lâu năm ở Anh về nước định cư (có lẽ cũng mù mờ như người nước ngoài) đã mua căn nhà đó với giá 75.000 USD, tức là Sứ quán lãi được 25.000 USD bằng 2 tháng kinh phí của Sứ quán! Bản thân tôi thì được Đại sứ đề nghị về Bộ cho nâng lên hàm Bí 2 như một phần thưởng cho kết quả công tác vừa qua. Đó quả là một thành tích nếu so với trường hợp tương tự 3 năm sau, khi cả ông Đại sứ và tôi hết nhiệm kỳ rời Harare, những người mới sang thay với "đặc nhiệm" chỉ để đóng cửa  Sứ quán (sau  Hội nghị CC KLK), nhưng đã không thể hoàn thành nhiệm vụ đành phải ủy thác nhờ Đại sứ quán Cu Ba anh em lo giùm! Nghe nói số tiền còn lại chẳng được bao nhiêu.

000

Lần thứ hai khi tôi đi nhiệm kỳ Sứ quán tại Đan Mạch (2005-08). Sứ quán này kiêm cả Na Uy và Iceland nhưng cũng chỉ có 7 biên chế, do đó mỗi người cũng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Tôi là Tham tán - Phó Cơ quan đại diện, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế còn trực tiếp phụ trách Lãnh sự và Quản trị.  

Lại một sự tình cờ, đúng vào thời kỳ tôi sang nhận nhiệm vụ, Sứ quán vừa mua một ngôi nhà dự định thay ngôi nhà đang thuê làm trụ sở. Nhưng có điều là, ông  Đại sứ tiền nhiệm vừa mua xong thì  hết nhiệm kỳ về nước, ông Đại sứ mới sang thay nhận thấy ngôi nhà không được ưng ý nên muốn bán đi để mua nhà khác. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, trong nước không cho phép bán nhà mới mua. Ngôi nhà này tuy cổ kính, đất vườn rộng, nhưng diện tích sử dụng trong nhà rất hạn chế, bố cục cũng không thích hợp để làm trụ sở; nếu muốn làm, phải cải tạo sửa chữa rất tốn kém. Qua mấy lần đấu thầu, các công ty Đan Mạch đều bỏ giá không dưới 300.000 USD, một số tiền gấp rưỡi giá nhà và đủ để mua một ngôi nhà tốt hơn! Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đó đã khiến ngôi nhà trong suốt hơn 2 năm trời chỉ dùng làm chỗ ở tạm cho 1-2 gia đình nhân viên. Với hệ thống lò sưởi đã cũ nát ngôi nhà càng để lâu càng xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ. Điều vô lý là, Sứ quán vẫn phải tiếp tục thuê nhà trụ sở với giá 20.000 USD/tháng (cao hơn gấp đôi so bình thường). 

Đến đầu năm 2007, nhân lúc sắp đáo hạn Hợp đồng thuê nhà, tôi đề nghị một giải pháp cải tạo sửa chữa ngôi nhà theo một cách khác hẳn so với các phương án trước đó. Đề nghị của tôi dựa trên cơ sở các thông tin tại chỗ, đặc biệt từ kinh nghiệm đấu thầu vừa qua . Theo đó, giá thành và thời gian thi công đều được giảm xuống chỉ cần hơn 100.000 USD, thời gian 5 tháng là có thể đưa vào sử dụng. Phương án mới này đảm bảo ngôi nhà sau khi cải tạo sẽ thay thế toàn bộ công năng của ngôi nhà đang thuê, tức là vừa làm trụ sở Sứ quán vừa làm nhà ở của Đại sứ và một gia đình nhân viên. Chỉ có điều là phải sử dụng nhân công Việt kiều làm cả trong và ngoài giờ hành chính, và do đó Sứ quán phải có người trực tiếp kiểm tra, đôn đốc (như Đốc công). Tôi tự nguyện nhận nhiệm vụ Đốc công với điều kiện được tạm thời miễn nhiệm vụ nghiên cứu chính trị-kinh tế trong thời gian Dự án. Ông Đại sứ đã tán thành. Nhưng không hiểu sao càng về sau ông  càng tỏ ra thờ ơ, ít quan tâm, thậm chí "mặc kệ"... Và điều này đã ảnh hưởng đến tinh thần của tập thể Cơ quan, dẫn đến một số trục trặc trong quá trình thực hiện Dự án.   
Sau khi Dự án được trong nước chấp nhận, đã chính thức khởi công vào đầu tháng 3/2007. Nhờ có sự chuẩn bị trước, nhất là trong việc hợp đồng thuê thợ và nguồn cung cấp vật tư, mọi việc đã diễn ra suôn sẻ, chóng vánh. Bản thân tôi thực ra đã nỗ lực “vượt qua chính mình” từ một người chỉ biết ngoại ngữ, để tìm hiểu nắm bắt kiến thức xây dựng đặc thù của Đan Mạch để chi huy thợ làm việc đúng yêu cầu kĩ thuật. Do điều kiện Cơ quan mỗi người một việc nên bản thân tôi phải chật vật tự xoay xở mỗi khi có nhiều việc cùng lúc, cả trong và ngoài giờ hành chính. Vào những thời điểm khó khăn  một vài người "nhàn cư vi bất thiện" tung ra lời dèm pha nghi kỵ rằng  tại sao ông Nghị tích cực thế? chắc là có thỏa thuận hay âm mưu gì...?  Dù không lạ gì thói đời này, trong lòng tôi thấy rất bất bình và tự trách mình đã "ôm rơm dậm bụng".... Đáng ra tôi hoàn toàn có thể không cần làm gì cho yên thân, đợi hết nhiệm kỳ về nước "hạ cánh an toàn". Nhưng nghí đi nghĩ lại, tôi quyết không bỏ cuộc. Nhiều hôm tôi phải đến công trường từ sáng sớm hoặc trở về nhà rất muộn tùy theo khả năng bố trí giờ làm thêm của thợ. Khi cần tôi còn "huy động" bà xã bỏ tiền túi ra để chuẩn bị đồ ăn tạm cho thợ bị nhỡ bữa nhằm động viên họ làm nốt công việc. Có thể nói, tôi đã làm việc vô tư với lương tâm vốn có của mình, không hề đòi hỏi bất cứ chế độ đãi ngộ nào.
 
Tòa Đại sứ  VN tại Copenhagen
Kết quả Dự án đã hoàn thành nhanh hơn tiến độ khoảng 1 tháng. Cụ thể vào đầu tháng 5/2007 các hạng mục cải tạo, sửa chữa cơ bản hoàn thành và chính thức khai trương  trụ sở mới của Đại sứ quán với Phòng khách Lãnh sự khang trang thuận tiện hơn chỗ cũ. Căn hộ của gia đình Đại sứ và một gia đình nhân viên cũng lần lượt bàn giao sau đó để tạo điều kiện trả lại nhà thuê đúng hạn vào cuối tháng 6. Kể từ đó, Cơ quan không phải chi trả 20.000 USD mỗi tháng để thuê nhà làm trụ sở nữa, vị chi mỗi năm tiết kiệm được hơn 240.000 USD cho ngân sách. Đó thực sự là  niềm phấn khởi chung của tập thể Sứ quán sau nhiều năm chờ đợi. Chuyến thanh tra tại chỗ của Vụ Quảng trị -Tài vụ ngay sau Dự án đã không đưa ra bất cứ một kết luận tiêu cực nào. Và đó là một bằng chứng hùng hồn nhất cho sự thành công. Tuy không được khen thưởng gì nhưng bản thân tôi tin vào việc mình đã làm và cảm thấy tự hào khi nhìn lại trên website Sứ quán hình ảnh tòa Đại sứ Việt Nam với lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa nển trời xanh của Thủ đô Copenhagen. Nó giúp tôi xua tan nỗi lòng trắc ẩn của một nhà ngoại giao bắt đắc dĩ phải “làm nghề xây dưng”. Đó không phải là lần đầu, nhưng là lần cuối tôi phải nếm vị đắng của sự dối trá và bất công trong cuộc đời công tác của mình. Đối với tôi đó là một kỷ niệm buồn nhưng không có gì phải ân hận. 


Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Đã tham nhũng còn lãng phí !

Vài tuần trước tôi có đăng một "chuyện thường ngày ở huyện" tại đây  http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/01/cchuyen-binh-thuong-cua-mot-xa-hoi.html

Và chuyện đó chưa chấm hết...Hôm nay một nhóm thợ (mặc đồ thường dân) lại đến phố Tô Hiệu đào bới vỉa hè....Và họ đã làm vỡ một ống nước khiến nước tuôn ra ào ào suốt hơn một tiếng đồng hồ.  Người dân rất xót của nhìn giòng nước trôi xuống cống và tràn ngập lòng đường. Nước tạo ra bùn bẩn và cản trở giao thông. Tấm ảnh dưới đây được chụp sau khi giòng nước đã được tạm thời bịt lại chờ xử lý.
 
Hỏi ra mới biết mấy người "thợ không chuyên" đó đang tìm chỗ để cắt bỏ vĩnh viễn cái đường ống nước đã được thay thế hồi trước Tết! Không có sơ đồ đường ống, họ chỉ biết mò mẫm dò tìm hú họa dọc theo tuyến phố, không trúng chỗ này thì đào chỗ khác. Khi ống nước vỡ họ cứ loay hoai tìm cái họ gọi là "mối nối" gì đó... mà không quan tâm đến việc bịt chỗ ống nước vỡ, mặc kệ nước cứ chảy. Chỗ nước thất thoát ước tính mất hàng nghìn mét khối. Không biết ai chịu thất thoát này, nếu không phải là người tiêu dùng?

Qua đó cho thấy, cái gọi là "Dự án di dời đồng hồ nước từ trong nhà ra ngoài nhà" nghe đã vô lý. Và những việc làm khuất tất sớm muộn cũng phơi bày ra, trong đó có vụ vỡ ống nước hôm nay. Tuy nhiên, như thường lệ, mọi dự án đều "hoàn thành xuất sắc" và những kẻ vụ lợi đã cao chạy xa bay. Bây giờ chỉ thấy mấy người thợ thường dân được thuê để khắc phục hậu quả...; họ có nhỡ làm vỡ ống nước cũng là chuyện bình thường. Nước chảy, bèo càng dễ trôi mà ! Đó là thứ triết lý đơn giản ở  một xã hội mà tham nhũng đã trở thành "cơ chế". Bọn tham nhũng ăn một phá mười, lãng phí nước chỉ là chuyện vặt so với những vụ tầy đình như PMU, Năm Cam, Vinashin, Vinalines, Vietnam Airlines, v.v...../.        
       

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này