Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đặc điểm chủng tộc Việt


Trích từ “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên:
Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:
• Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m  đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.
• Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.
• Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.
• Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.
• Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.
• Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.
• Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.
• Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.
• Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.
• Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.
• Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.
• Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Trích từ “Việt Nam văn hóa cương” của cụ Đào Duy Anh:
Xét tính chất người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu (chỉ suất 82,8), mình thấp (1m58), chân ta nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi thì nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn phía trong thì người thường yếu và thấp hơn (1m57). Sự sai biệt ấy tất là vì ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn là 1 chủng loại thuần chất, nếu ta xét về sinh hoạt và văn hóa thì lại càng thấy rõ.
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc, phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích làm sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phần phán đoán thường có vẽ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc. Thường thì nhút nhát và ưa chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tính vật, hay bài bác chế nhạo. đó là lược kể những tinh thần phổ thong nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc hình thành cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.

Theo blog tranhung09

“Mượn” tài năng người Việt ở nước ngoài

TT - GS Dave Ulrich (ĐH Michigan, Mỹ) - một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, đồng thời là một tên tuổi luôn ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và nhân tài trên thế giới - đã gợi ý VN có thể “mượn các tài năng người Việt ở nước ngoài để giúp giải quyết vấn đề trong nước, thay vì mời họ về làm việc toàn thời gian” khi ông nói chuyện tại TP.HCM về chuyên đề “Tư duy lại nhân lực và nhân tài” ngày 29-9.

GS Dave Ulrich  - Ảnh: M.ĐỨC


Theo nhận định của GS, “mượn” là một kỹ năng quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân tài của cấp quản lý, bên cạnh nhiều kỹ năng khác như “mua”, “xây dựng”, “thúc đẩy”, “sa thải” và “ràng buộc”. Ông cho rằng không nên nghĩ việc người VN không trở về sau khi học tập ở nước ngoài là chảy máu chất xám, mà hãy nhìn đó là mạng lưới chất xám.
“Trí tuệ là thứ không thuộc sở hữu và có thể tiếp cận được, nhất là trong thời buổi kết nối dễ dàng như hiện nay” - ông nói.
GS Dave Ulrich cũng đưa ra một “công thức” tài năng là: tài năng = khả năng thực hiện công việc + cam kết và sự dấn thân, hi sinh trong công việc + đóng góp vào sự phát triển. Tài năng không còn là năng lực và sự tỏa sáng của một cá nhân nữa, mà là khả năng đó được phát triển và hòa hợp trong một tập thể ra sao để tạo ra giá trị và sức mạnh của tập thể đó.
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nhận định những quan điểm của GS Dave Ulrich là “một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa chiến lược về nguồn nhân lực và đối xử với tài năng”.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/9/1011,  Phómg viên thực hiện: K. Loan 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Nợ "chúa chổm" nhưng vẫn đẹp!(*)

(*)Đây là "cảm nhận nông nỗi" của chủ blog tôi ... Nhưng chắc ai cũng biết: "con nợ" cũng có nhiều loại, và khi đã mắc nợ là mất tự chủ..., nên chớ mơ hồ cứ xách rổ đi vay về tiêu xài xả láng như một số nước đang phát triển (trong đó chắc có cả VN?)
Ghi chú: Danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới dưới đây được trích từ Báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp số liệu về GDP từ World Factbook của CIA, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009; cho đến nay tình hình có thể khác.

1. Ireland
- Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD


2. Anh
- Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD


3. Thụy Sỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD


4. Hà Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD


5. Bỉ
- Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD



6. Đan Mạch
- Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD



7. Thụy Điển
- Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD



8. Phần Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%
- Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD


9. Áo
- Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD


10. Na Uy
- Nợ nước ngoài/GDP: 251%
- Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD



11. Hồng Kông
- Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD



12. Pháp
- Nợ nước ngoài/GDP: 250%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD


13. Bồ Đào Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


14. Đức
- Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


15. Hy Lạp
- Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD


16. Tây Ban Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD


17. Ý
- Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD


18. Australia
- Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD


19. Hungary
- Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD


20. Mỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 


Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Ngư trường VN bị thu hẹp nghiêm trọng trước sự lấn chiếm của "ông bạn bốn tốt"

Theo Hiệp hội chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm đến tháng 6/2011 đã có 147 doanh nghiệp (DN) ngưng chế biến, xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Nguyên nhân do các DN này không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất và các chi phí đầu vào tăng cao. Bên cạnh hiện tượng lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chưa đến tay DN trong nước đã bị thương lái Trung Quốc (TQ) tranh giành, đón mua ngay trên biển hoặc tại các cảng cá; còn một lý do đơn giản hơn: sản lượng cá đánh bắt giảm xuống vì phía TQ cấm biển (2).
Diện tích vùng biển Việt Nam lớn gấp 3 lần đất liền. Hiện tại, trên giấy tờ đội tàu đánh cá Việt Nam có khoảng 130.000 chiếc, trong đó có khoảng 64.000 chiếc có công suất trên 20 mã lực (CV) và khoảng 52.000 chiếc trên 90 CV. Lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ có khoảng 23.000 tàu. Với số lượng tàu không nhỏ như vậy, nhưng Việt Nam đang đứng trước thực trạng là hàng loạt đoàn tàu đánh cá nhà nước bị phá sản. Không thể đổ lỗi cho biên chế đơn vị quá công kềnh ban bệ, bởi ngay những DN tư nhân cũng lâm vào tình trạng sụp đổ tương tự. Một trong những nguyên nhân công bố được cho là quan trọng nhất: ngư trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có dòng thông tin chính thức nào nói rõ về mức độ khó khăn ấy… Các đội tàu của Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Hải sản Biển Đông… đã biến mất trên ngư trường Việt Nam. Hoặc như đội tàu xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có gần 300 chiếc là tàu đánh bắt xa bờ, được Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá là đội tàu mạnh nhất miền Bắc. Mỗi năm đội tàu này từng thu hút hàng ngàn lao động đi bạn từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; vậy mà nay cũng là xã có hơn 90% hộ dân phải cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) vào ngân hàng (3). Họ ngại ra biển, mặc dù không phải biển ít cá. Họ sợ những va chạm, rượt đuổi…
Số phận những hải âu gãy cánh
Đường đến Hoàng Sa xa ngàn trùng, nguy hiểm nhấp nhô theo từng con sóng. Nhớ năm xưa chẳng phải vô tình, các thủy binh trước khi lên đường trực chiến Hoàng Sa đều được tế sống. Trước tình trạng hàng loạt ngư trường truyền thống miền Trung và miền Bắc bị TQ tấn công, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Việc này dẫn đến tình trạng bị TQ bắt giữ. Từ năm 1989 – 2009, riêng tỉnh Quảng Ngãi tính trên giấy có đến 242 tàu với 2.399 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; 3 ngư dân bị bắn chết và 1 bị thương. Còn số lượng trong thực tế lớn hơn rất nhiều. Từ năm 2007, nhiều ngư dân Việt Nam bị TQ giam giữ hàng năm trời, tịch thu toàn bộ tàu không thấy công bố cụ thể. Chẳng hạn như cuộc tiếp đón ông Mai Phụng Lưu cùng 8 người khác được TQ thả vô điều kiện hồi tháng 10/2010 được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ – nhưng không hề thấy nhắc đến số phận 89 ngư dân và 21 con tàu khác (tính riêng tỉnh Quảng Ngãi) còn đang bị giam giữ. Ngoài việc quảng cáo về “lòng nhân đạo” của TQ, chẳng hiểu hệ thống báo chí nhà nước có suy nghĩ gì về số phận những đồng bào thiếu may mắn khác của chúng ta. Có bao nhiêu người được TQ thả sau tháng 10/2010 và số phận những người này hiện nay như thế nào… Tất cả đều cố ý tỏ ra thiếu minh bạch.
Không riêng gì tàu cảnh sát biển, tàu ngư chính kể cả tàu thăm dò địa chấn của TQ cũng tự ban cho mình cái quyền đàn áp ngư dân Việt. Bằng tay chân, báng súng và dùi cui điện, TQ đã đánh văng ngư dân ta xuống biển. Sau đó chúng trấn lột hàng tấn cá và mực khô trên các tàu này. Ngư dân ta có người bị TQ bắt đến 4 lần như ông Mai Phụng Lưu, ông Tiêu Viết Là. Để được thả ra, ngư dân phải đóng tiền chuộc từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ/tàu, tương đương từ 150 – 210 triệu đồng. Ngay sau lần bị bắt thứ 2, gia đình ông Lưu đã sa chân vào nợ nần. 3 lần trước để được thả về, mỗi lần gia đình ông phải bỏ ra 70.000 nhân dân tệ. Cộng dồn các lần nợ trước, ông Lưu đành bị chủ nợ xiết tàu sau khi TQ thả về lần thứ 4. Ngoài chuyện đem được cái thân trở về, ông Lưu còn mang theo di chứng những trận đòn đẫm máu của TQ. Để từ đó mỗi lúc mưa nắng trở trời, lưng ông Lưu cũng trở thế dăm phen để vượt qua những cơn đau nhức thấu xương của mình. Đằng sau cuộc tiếp đón ồn ào tháng 10/2010, một đồng tiền hỗ trợ tàu ông Lưu bị nạn cũng không có, với lý do tăng công suất tàu mà không đăng ký.
Từ năm 2009 còn có nhiều con tàu bị TQ đâm chìm, với số người bị nạn lên đến hàng trăm người. Chiếc tàu là toàn bộ tài sản của ngư dân, nên ngay sau khi bị tàu TQ đâm phải, chủ chiếc tàu đó trở thành người trắng tay. Số tiền hỗ trợ của chính quyền đương thời thì người được nhận, người không; song ngay cả những người được nhận tiền cũng không thể mua sắm lại chiếc tàu cho mình, vì nó quá ít ỏi. Tuy nhiên, không phải con tàu nào bị TQ đâm chìm cũng may mắn được cứu sống. Số phận con tàu QNg 66192 cùng 6 thủy thủ mất tích đến nay vẫn còn là một bí ẩn, người ta nhìn thấy lần cuối cùng con tàu xấu số này tại đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau 4 tháng tìm kiếm vô vọng, gia đình họ đành nặn hình nhân bằng đất sét, lập mộ gió mà tưởng niệm cha anh mình. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượng tàu và người bị TQ tấn công bỏ mạng trên biển. Có thể đối với ai đó, sự thật về nguyên nhân gãy cánh cũng không làm sống lại những hải âu xứ Việt; nhưng những đứa trẻ mồ côi và phụ nữ bạc đầu ngóng chồng miền Trung rất muốn biết tại sao cha/chồng họ đã gặp sự cố gì trên biển Đông mà không thấy trở về.
Hiện nay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30 – 40% yêu cầu trong tình trạng thời tiết bình thường, còn khi có bão thì mức đáp ứng còn thấp hơn nữa. Cả nước chỉ có 2 tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Vịnh Bắc bộ. Hiện tượng ngư dân bỏ nghề không thể cho ngư dân không có lòng với biển mà phải thấy rằng chế độ độc tài đã không có lòng với dân. Ngư dân ta không hèn nhưng vì đơn độc nên không đủ tự tin để bám biển.
Mãi đến tháng 8/2011 vừa rồi, ông Mai Phụng Lưu lại ra khơi bằng chiếc tàu mua bằng vốn vay ngân hàng. Trong 13 ngày lênh đênh trên biển, ông Lưu lại liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến ngày 13/8/2011, một tàu quân sự Trung Quốc tống vào mũi tàu ông Lưu rồi bỏ đi, rất may tàu ông Lưu không bị hư hại nhiều. Liệu trong tương lai, sói biển Mai Phụng Lưu sẽ tránh tàu TQ được bao nhiêu lần nữa, một khi phần lớn sống sót là nhờ vào may mắn. Loay hoay lại sắp vào vụ mùa chính câu cá ngừ hàng năm (bắt đầu từ tháng 10 – tháng 3 âm lịch), có bao nhiêu con tàu sẽ tiếp tục ra khơi trên ngư trường Hoàng Sa… Tình hình này xuất hiện vòng lẩn quẩn: ngư trường bế tắc nên ngư dân phá sản, ngư dân càng phá sản ngư trường càng tiêu vong.
Theo  nguồn tin trên mạng internet

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Chiến lược quốc phòng lưỡng tuyến của Việt Nam

Thời báo Eo biển Singapore
Thư Hai, ngày 26/9/2011

Robert Karniol - Phóng viên quân sự
Người dịch: Trần Kinh Nghị (chủ blog)

Nhằm mục tiêu tăng cường thế trận an ninh của bản thân với vị trí như một hàng rào trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc- và, đồng thời, tăng cường vị thế trí quốc tế của mình - Việt Nam đang xây dựng lực lượng vũ trang của mình đồng thời nỗ lực mở rộng các mối quan hệ chiến lược với các bên.

Gần đây nhất, ngoại giao quốc phòng của Hà Nội đã đã đạt được một Bản ghi nhớ  (MOU) về quốc phòng với Hoa Kỳ như một kết quả cụ thể của cuộc đối thoại quốc phòng song phương diễn ra tại  Washington hôm 19/9 . Cuộc gặp mở màng cách đây một năm tại thủ đô của Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào việc làm quen dần với cách tiếp cận như vậy. 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tại một phỏng vấn của Đài tiếng nói VN: "Bản ghi nhớ (MOU) giữa Việt Nam và Hoa kỳ tạo ra một khuôn khổ cho quan hệ hợp tác song phương vượt  qua những hậu quả chiến tranh, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo , bảo đảm an ninh hàng hải , trao đổi kinh nghiệm  và thông tin cũng như gìn giữ hòa bình trong khu vực".
Thỏa thuận này đã thiết lập một cơ chế đàm phán cấp cao giữa Bộ QP Việt Nam và Bộ QP Hoa kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải, các hoạt động nghiên cứu và cứu nạn, gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo và thiên tai của LHQ . Đồng thời , Washington đã cam kết trợ giúp cho các hoạt động tháo gỡ bom mìn tại Việt Nam trong khi Việt Nam cam kết tiếp thục giúp Mỹ tìm kiếm các quân nhân mất tích khi tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Một sáng kiến khác do Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra là về việc hai nước tiến hành cuộc Đối thoại song phương lần thứ tư. Quá trình này bao gồm việc đàm phán về khả năng tiếp cận của Hải quân Hoa kỳ tại Cảng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam .
Tuy hiên Washington vẫn còn giới hạn về việc mua bán hàng quân sự cho Việt Nam - một vướng mắc đang là chủ đề của cuộc thảo luận song phương hiện nay.
Tuy nhiên, Tướng Vịnh đã nêu  rõ tại cuộc phỏng vấn của đài phát thanh nói trên rằng những sự dàn xếp như vậy với phía Mỹ hoàn toàn không phải là duy nhất. Ông ta cho biết " Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam đã ký một số Bản ghi nhớ với các nước khác như Ấn Độ, TQ, Úc, Tân- tây-lan và một số nước ASEAN".
Các nguồn tin riêng biệt lưu ý rằng Singapore cũng là một một bên đối thoại quốc phòng, trong khi gần đây đã ký kết những hiệp điịnh hợp tác quốc phòng với Đức, Israel, Ba Lan, Ru ma-ni, Slovakia và Anh Quốc. Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương với Nhật Bản , Nam Hàn có thể diễn ra nay mai.

Tướng Vịnh cách đây vài tuần đã đã dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh để thực hiện cuộc đối thoại an ninh lần thứ hai với nước chủ nhà. Phái đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân do Trung tướng Ma Xiaotian - phó Tổng tham mưu dẫn đầu. Kết quả của cuộc gặp ngày 28/8 , hai bên đã nhất trí trăng cường trao đổi quân sự cấp cao, thiết lập một đường giấy nóng quốc phòng và mở rộng hoạt động đào tạo chung.

Một tin của Đài tiếng nói Việt Nam không bác bỏ việc có sự tranh cải khi nói " Các lực lượng thù địch đã đưa ra hai lời cáo buộc : một là, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc, và hai là, Việt Nam để mất lãnh thổ cho Trung Quốc".
Tướng Vịnh đựoc trích dẫn đã có bình luận:  "Chúng ta nên nêu rõ cho nhân dân hai nước rằng họ nên tìm hiểu rõ hơn về sự thật và rằng, mặc dù vẫn có những hạn chế trong quan hệ Việt -Trung, hai đảng và hai nhà nước đã cam kết giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Có lẽ chỉ là một trường hợp để đề phòng khi Hà Nội Nội đang thực hiện việc hiện đại hóa trên quy mô đáng kể đối với  các lực lượng vũ trang đã lỗi thời của mình. 
Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam cho đến nay gồm có các tàu ngầm lớp Kilo, chiến đấu cơ Su-30MKK và thủy-lục cơ DHC-6 lớp 400  và máy bay tuần tra hàng hải. Hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đã được mua từ Israel, và tháng trước một tàu chiến lớp Gepard thứ hai đã được Nga bàn giao .
Hai hợp đồng mới ký với Cộng hòa Czech sắp được công bố. Trong năm qua Quân đội Nhân dân VN  đã trang bị ba trạm radio Vera tối tân sau khi Washington rút bỏ yêu cầu của mình trước đây đòi Praha phong tỏa vụ mua bán này , và trong vòng vài tuần qua , người Czech đã nâng cấp từ chế độ analogue sang kỹ thuật số đối với một số rada P-18 do Nga sản xuất của Việt Nam.
Hệ thống Vera system thay thế 3 hệ thống ảm ứng thụ động Kolchuga do Ukraina sản xuất mà Việt Nam đã có thể thể lựa chọn sau khi mua 3 hệ thống đầu tiên là những hệ thống mà sự trình diễn đã cho thấy đáng thất vọng.
Các cuộc đàm phán hiện đang tiến hành nhằm có được từ Công hòa  Czech  12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 , loại máy bay chủ yếu được dùng để tiếp viện cho các vị trí  mà Việt Nam nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.
Hà Nội đã bắt đầu xem xét việc phát triển lực lượng từ đầu những năm 1990, không lâu sau khi họ rút quân khỏi Campuchia năm  1989. Điều này đưa lại một vị thế quốc phòng mới với đặc điểm là bớt dựa vào lực lượng lục quân và tăng cương hơn lực lượng hải quân và không quân. 
Sau nhiều năm sao nhãng đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với lĩnh vực phát minh sáng chế vốn lỗi thời của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và giờ đây hầu hết nỗ lực hiện đại hóa lực lượng chỉ là sự "làm mới" . Nhưng đó cũng là điều khiến Trung Quốc phải tính đến./. 




Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Điều gì chi phối thái độ của nhà cầm quyền TQ đối với VN

Người ta nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"; cái gì cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của nó . Thiết nghĩ diễn biến tình hình quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đã cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thật, đâu là hư cũng như đâu là  thế mạnh/yếu của hai bên... Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy hoặc cố tình làm ngơ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. 

Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đã thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nhìn nhận một cách "danh chính ngôn thuận" bởi chính quyền và xã hội, thậm chí còn bị quy chụp là "phản đông" này nọ (!?)  Nói cách khác ta  có "bảo bối" là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại còn vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa có lúc đã để mất "Nõ thần" thì nay chiếc nõ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà cũng đang có nguy cơ bị mất vào tay giặc.

Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai..., thì chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng...; nhưng đôi khi  ý kiến người ngoài có thể làm thay đổi tình huống ... Kể cũng lạ(!?). Vậy ta hãy nghe  người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ  màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).
Trích
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quanhệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ vì Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội”.Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.
Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ. Hết trích

Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai  còn u u, mê mê chìm đóng trong nỗi sợ hãi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc thì hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hãi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc./.

                                                  

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội tùy thuộc đấu đá nội bộ Việt Nam(*)

 (*) Tiêu đề và nội dung này được nói là trích từ công điện mật của Đại sứ quán Mỹ từ Hà Nội nhưng được phát tán trên nhiều trang web internet. Chủ blog tôi đăng lại chỉ để tham khảo, không nhất thiết phản ánh quan điểm cá nhân.  

WESTMINSTER (NV) - Trái với nhiều phỏng đoán bấy lâu nay, Trung Quốc không điều khiển chính sách nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không muốn tạo ảnh hưởng với quốc gia láng giềng phía Nam của mình. Trong một một số trường hợp, quan chức Việt Nam tham nhũng vì lợi ích cá nhân, chứ không phải do Trung Quốc chỉ đạo, mặc dù hành động đó có lợi cho Trung Quốc.
Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, bị coi là người thân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Ðó là những điểm chính trong một công điện mà Ðại Sứ Michael Michalak gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27 tháng 1, 2010.
Bản báo cáo viết rằng tình trạng thù địch của Việt Nam với Trung Quốc làn tràn khắp nơi, và còn tăng hơn nữa, nhất là sau các cuộc thương lượng tế nhị về vấn đề biên giới, cộng với tình trạng khai thác bauxite kéo dài tại Tây Nguyên, cùng với việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh “cấm đánh cá” trên biển Ðông.
Qua tiếp xúc của tòa đại sứ với một số trí thức Việt Nam, ông Michalak cho biết “nhiều người nói rằng Trung Quốc ảnh hưởng trong quyết định của Việt Nam quá nhiều, và có thể thấy rõ qua các vấn đề như kiểm soát thông tin liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và chiến lược về tài nguyên, môi trường và năng lượng. Có người còn nói rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng trong việc sắp xếp nhân sự trước đại hội đảng vào năm 2011”.
“Một số còn cho rằng thành phần ‘thân Trung Quốc’ trong lực lượng an ninh Việt Nam đứng đằng sau các vụ bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến gần đây và hành động theo lệnh của Bắc Kinh,” cũng theo bức công điện.
Nhưng ông Michalak khẳng định: “Thực tế thì tình hình rất bình thường. Dựa trên yếu tố địa lý, tầm cỡ và sức mạnh kinh tế, Trung Quốc luôn được giới lãnh đạo Việt Nam coi là có ưu thế hơn và không muốn khiêu khích. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể ảnh hưởng chính sách nội bộ của Việt Nam.”

‘Vuốt dài của gấu Panda’

Hình như đại sứ Hoa Kỳ ví ảnh hưởng của Trung Quốc như móng vuốt của con vật tiêu biểu của quốc gia này đối với Việt Nam.
Bí Thư Thành Ủy TP. HCM Lê Thanh Hải (giữa) bị cho là hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Công điện viết, trong nhiều tháng, giới trí thức, báo chí và đấu tranh Việt Nam đồng loạt chỉ trích Trung Quốc, lo lắng Bắc Kinh ảnh hưởng quá nhiều vào chính sách nội bộ của đất nước. Sự việc bắt đầu bằng một chiến dịch chỉ trích công khai và trên Internet việc Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Những nhóm này còn bực mình hơn khi Trung Quốc đơn phương ra lệnh “cấm đánh bắt cá” vào Mùa Hè trên biển Ðông. Những người này cũng lo rằng Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng trước đại hội đảng lần thứ 11 vào ngày 20 Tháng Giêng, 2011, nhất là đối với những ủy viên Bộ Chính Trị nghe nói có khuynh hướng thân Trung Quốc.
Có lúc, theo công điện, Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và ông trùm kiểm soát truyền thông, Tô Huy Rứa, đều bị cho, một cách này hay cách khác, là những nhân vật thân tín của Trung Quốc tại Hà Nội.
Những nhận định này không phải không có ảnh hưởng, và được nhiều người chú ý. Với tinh thần bài Trung Quốc của người Việt Nam, bị chụp mũ thân Trung Quốc không phải là một lợi thế, mà còn ngược lại, như mọi người thấy khi vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên được chú ý mạnh mẽ, theo đại sứ Mỹ nhận định.
“Trong số những nguồn thông tin mà chúng ta biết,” vẫn theo công điện, “Nhiều người tin rằng Trung Quốc tìm cách kiểm soát sự kế tục lãnh đạo Việt Nam năm 2011.”
Công điện dẫn lời một quan chức cao cấp của Việt Nam, viết rằng ông ta tin “Trung Quốc sẽ dùng cuộc họp của ASEAN tại Hà Nội năm nay để ảnh hưởng Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự.” Những đồng sự cũ của quan chức này (ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng như các bộ khác) “nghĩ rằng Trung Quốc theo dõi những nhân vật đang lên, ủng hộ những người có khuynh hướng theo họ và gạt bỏ những người họ không thích”.
Công điện cũng nêu tên một nhân vật khác, có mối quen biết rộng rãi trong giới kinh doanh, nói rằng “mọi người” trong chính phủ đều nghi ngờ cơ sở tình báo của Trung Quốc, nay đang lan tràn khắp Việt Nam; và rằng (Trung Quốc) tìm cách ảnh hưởng việc đề bạt nhân sự tại Việt Nam.
Một thương gia nổi tiếng khác thì nói thẳng ra rằng Trung Quốc khai thác lòng tham của đảng viên Cộng Sản bằng cách giúp họ làm giàu (để qua đó tạo ảnh hưởng tại Việt Nam).
Tuy nhiên, tất cả những người nêu ra nghi ngờ này đều không thể đưa ra được ví dụ cụ thể.

Nanh sắc

“Ghê gớm hơn nữa, nhiều nguồn tin của chúng ta cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau các vụ bắt bớ những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam mới đây, cũng giống như bấy lâu nay họ thường cho rằng Trung Quốc ‘xuất cảng’ ô nhiễm môi trường sang Việt Nam,” theo công điện.
Công điện kể, tại một buổi tiệc do đại sứ Mỹ khoản đãi Thứ Trưởng Ngoại Giao James Steinberg, một số nhân vật Việt Nam, thuộc nhiều giới khác nhau, phàn nàn rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội muốn đuổi các nhà báo viết bài chỉ trích Trung Quốc.
Công điện cũng trích lời nhiều trang blog chính trị của Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc đứng đằng sau vụ bắt blogger Ðiếu Cày rồi gán tội trốn thuế cho blogger này, cũng như vụ bắt các blogger khác hồi tháng 8 năm 2010 vì họ phân phát áo thun tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
“Giả thuyết về âm mưu của Trung Quốc nhiều lắm,” đại sứ Mỹ nhận định. Và kể chuyện gây chú ý nhất là vụ Tổng Cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng, một cơ quan tình báo quân đội do Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đứng đầu. Ông là người rất có ảnh hưởng và thân Trung Quốc (theo lời những người chỉ trích ông). Một người đứng đầu cơ sở ở Bangkok của báo The Far Eastern Economic Review nối kết tất cả những giả thuyết này lại trong một bài báo đăng trên trang web báo Asia Times.
Trong bài báo này, tác giả trích lời một viên chức cao cấp của đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt hải ngoại, nói rằng Tổng Cục 2 là “một trong những nơi Trung Quốc dùng để bắt đầu sự ảnh hưởng đối với Việt Nam”. Tổng Cục 2 chắc chắn bị nghi ngờ, vì từng dính dáng vào một vụ nghe lén, kiểu Watergate, các đối thủ của cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu trong Bộ Chính Trị hồi thập niên 1990, và bố vợ của Tướng Vịnh, Tướng Ðặng Vũ Chinh, cũng từng nắm cơ quan tình báo quân đội, bị mang tiếng trong vụ vu khống Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, một anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam, và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt làm gián điệp cho CIA, theo công điện.
Công điện nhận định: “Một điều không rõ ràng - được đưa ra nhưng không cụ thể - là sự liên hệ của Trung Quốc.” Rồi công điện dẫn nguồn tin chuyên gia về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Úc, Carlyle Thayer, trong việc diễn tả vụ nghe lén.
“Tuy nhiên, trong một ý kiến khác trên mạng, chính ông Thayer lại đánh giá thấp tin đồn Tổng Cục 2 là công cụ của Trung Quốc,” công điện viết.
Theo đại sứ Mỹ, Tướng Vịnh không phải là một người “dễ bảo”.
“Tại một cuộc họp báo công bố Bạch Thư Về Quốc Phòng Việt Nam năm 2009, ông Vịnh xác định ‘những hành động nguy hiểm trong việc sử dụng cái gọi là nhân quyền và dân chủ để khuyến khích chống đảng và nhà nước’ là một thách thức đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông Vịnh cũng đề cập thẳng thắn đến khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Ðông - một đề tài thường ít được nhắc công khai - mặc dù ông cố gắng dùng lời lẽ một cách rất ngoại giao,” công điện viết.
Tại một cuộc họp tuần sau đó với đại sứ Mỹ và phái đoàn của Ủy Ban Hợp Tác Mỹ-Trung Quốc Hội Hoa Kỳ, theo công điện, tướng Vịnh lại đưa ra một hình ảnh hiền hòa nhất về ảnh hưởng của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng thành công kinh tế của Trung Quốc tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam và có thể là một yếu tố làm ổn định khu vực.
Tuy nhiên, một lần nữa, ông không ngại nói ra những khía cạnh mang tính đe dọa của sự lớn mạnh về mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, đại sứ Mỹ nhận định.
Theo công điện, Tướng Vịnh cũng công khai phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Ðông và, khi bị hỏi, lập đi lập lại rằng Việt Nam “biết chiến đấu và chiến thắng” và sẽ “làm bất cứ điều gì cần thiết” để bảo vệ lãnh thổ.
Ðây là những chính sách thực dụng mà Việt Nam luôn sử dụng đối với Trung Quốc và cũng được Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nhắc đi nhắc lại khi viếng thăm Hoa Kỳ hồi Tháng Mười Hai, 2009. Như vậy, nếu Tướng Vịnh “thân Trung Quốc,” rõ ràng ông đã che giấu chuyện này một cách thành công, đại sứ Mỹ nhận xét.

Tương đồng Bắc Kinh-Hà Nội

Theo công điện, chắc chắn là có những sự tương tự trong cách mà đảng và nhà nước Việt Nam và Trung Quốc tiếp cận thành phần bất đồng chính kiến (cũng có sự khác biệt, ví dụ như tôn giáo, Việt Nam thường dễ dãi hơn và không bị Hoa Kỳ đưa vào Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Ðặc Biệt-CPC).
Sự giống nhau này, tuy nhiên, chủ yếu là vì cả hai có cùng thể chế, cùng theo chủ nghĩa Cộng Sản và có cùng quan tâm về an ninh nội bộ của chế độ, công điện viết.
“Diễn biến hòa bình” có thể là một ý tưởng vay mượn từ cuộc vận động chính trị của Trung Quốc có từ thập niên 1990, nhưng thành phần cứng rắn của Việt Nam không cần Trung Quốc dạy bảo họ, theo công điện. Chỉ cần lướt sơ qua quyết định nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam mới đây, Nghị Quyết 34, là thấy ngay, công điện viết.
Ðại sứ Mỹ dẫn lời Giáo Sư Nguyễn Huy Quý, cựu khoa trưởng Khoa Trung Quốc tại Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nói rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai thành viên của một nhóm rất nhỏ các quốc gia Cộng Sản có nền kinh tế thị trường, và chính điều này làm cho lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng.
Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng “nhiều vụ bắt bớ tại Việt Nam có liên quan đến việc chống Trung Quốc và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề nhạy cảm.”
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam nhất thiết phải nghe lời Trung Quốc để đàn áp giới bất đồng chính kiến hoặc có một nhóm bí mật thân Trung Quốc,” theo công điện. “Có đủ lý do để nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng cần để quần chúng khó kiểm soát ‘xả sú bắp,’ dù ban đầu trực tiếp vào Bắc Kinh, nhưng lại có thể lan thành phong trào rộng lớn.”
Theo đại sứ Hoa Kỳ, vấn đề ở đây là “làm sao kiểm soát được biểu tình”.
Và đại sử kể ra: “Ngay cả truyền thông nhà nước đăng bài chỉ trích Trung Quốc, như trường hợp tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Ðào Duy Quát, cũng bị khiển trách công khai vào Tháng Chín vì cho đăng những ngôn ngữ ‘cứng rắn’ trong một bài liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc (một lỗi lầm về kiểm duyệt mà ông ‘hào hiệp’ đổ lỗi cho cấp dưới).”
Ông Ðào Duy Quát (trái), tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, nghe nói bị khiển trách công khai vì cho đăng những ngôn ngữ “cứng rắn” trong một bài báo liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Khẩu hiệu trên áo thun của Blogger Mẹ Nấm nhắc lại một cách đơn giản (nhưng thông minh) tuyên bố của giới chức chính quyền Việt Nam: Trung Quốc không lèo lái được lập trường của lãnh đạo Việt Nam, nhưng người dân Việt Nam cũng không ảnh hưởng được lập trường này luôn, công điện viết.
Theo công điện, có những blogger tố cáo rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ khai thác bauxite ở Tây Nguyên để nhận nhiều tiền hối lộ của Trung Quốc.
Những phàn nàn khác của các giới tại Việt Nam, theo công điện, “có lẽ không sai lắm”. Chẳng hạn, phàn nàn về “những thương thảo bí mật,” và “có một mối quan hệ lớn giữa thành phần thủ cựu như ông Tô Huy Rứa và thành phần ‘không phe phái’ nhưng lại là trùm chính trị tham nhũng như bí thư Thành Ủy TP. HCM, Lê Thanh Hải, thường hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân, chứ không phải vì sự chỉ đạo của Trung Quốc.”
Ðại sứ Mỹ nhận định: “Tô Huy Rứa và phe nhóm của ông luôn muốn bảo vệ đảng Cộng Sản, một quan điểm giống với quan chức Cộng Sản Trung Quốc. Những người khác, có lẽ đa số, phản đối cải tổ chính trị bởi vì nó đe dọa quyền lợi của họ, lại một điểm nữa giống tính cách của Trung Quốc. Một lần nữa, phải nói rằng, những nhân vật này hành động dựa trên quyền lợi cá nhân của họ, chứ không phải theo lệnh của Trung Quốc.”

Nguyên ủy ảnh hưởng Trung Quốc

Ðại sứ Mỹ cho rằng tất cả những điều nêu trên không có nghĩa là lãnh đạo Việt Nam coi thường Bắc Kinh. Ngược lại, quan hệ không đồng đều giữa hai bên tiếp tục giới hạn Hà Nội. Có sức ép từ Trung Quốc với Việt Nam, và tiếp tục có nữa. (Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nói với đại sứ Mỹ rằng số lần quan chức Trung Quốc đi thăm các tỉnh Việt Nam nhiều đến nỗi ngay cả giới chức dưới cấp thứ trưởng cũng không có quan chức nào của tòa đại sứ Trung Quốc đi theo. Ngay cả những chuyến viếng thăm quan trọng của giới chức cấp tỉnh Trung Quốc sang Việt Nam cũng không có ai ở tòa đại sứ Trung Quốc đi cùng).
Khi được hỏi trực tiếp, công điện viết, giới chức Việt Nam thẳng thừng từ chối bị Trung Quốc ảnh hưởng, nhưng người ta có thể hiểu, ví dụ, chính những giới chức, những người ngăn chặn việc sử dụng Facebook tại Việt Nam, lại quan sát một cách hăm hở phản ứng của Trung Quốc đối với Google, giống như thế hệ các nhà làm chính sách kinh tế trước đây của Việt Nam bắt chước kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách ruộng đất và tạo ra khu chế xuất kinh tế.
Ðại sứ Mỹ cho biết: “Nhiều giới chức Việt Nam thừa nhận quan hệ ‘em-anh’ với Trung Quốc. Vấn đề ở đây, thực ra, ảnh hưởng của Bắc Kinh ít trực tiếp hơn người ta nghĩ, và nó xảy ra thường xuyên tùy theo quyền lợi, ý đồ và niềm kiêu hãnh của mỗi bên. Làm sao để quan hệ một cách hiệu quả với Trung Quốc tùy thuộc vào sự chia rẽ nội bộ Việt Nam như thế nào, nhưng đây là một cuộc tranh luận nằm ngoài cuộc đấu đá giả định giữa hai phe theo và chống Trung Quốc.”
Công điện viết: “Rất dễ cho chúng ta - và cả những người chỉ trích ở Việt Nam - nêu ra Trung Quốc là nguyên nhân chính. Nhưng cuối cùng, Việt Nam vẫn cương quyết độc lập, và điều này cho thấy chính họ chịu trách nhiệm thành công hay thất bại trong quan hệ với Trung Quốc.”
--------------

Chỉ để xem chơi...

Lao động TQ tại VN dưới con mắt của nhà nghiên cứu Việt nam-Giáo sư Carl Thayer

Làm gì trước lao động giản đơn TQ?

GS Carl Thayer khuyên VN chỉ nên cấp phép cho người có trình độ thích hợp.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát và nghiên cứu Việt Nam nhiều năm, vừa đưa ra một số nhận định về giải pháp cho làn sóng lao động tay nghề thấp Trung Quốc vào Việt Nam.
Trong một tài liệu được ông công bố qua mạng, GS Thayer phân tích về nguyên nhân có thực trạng lao động này bất chấp chính quyền cấp địa phương cam kết ra tay.
Theo GS Thayer, lao động giản đơn Trung Quốc tiếp tục vào Việt Nam vì có sự thông đồng giữa chủ lao động Trung Quốc với nhà chức trách Việt Nam.
Lao động giản đơn Trung Quốc hoặc được cấp thị thực du lịch hoặc được cấp giấy phép lao động như công nhân lành nghề mà không được kiểm tra thích hợp.
Thực trạng này đặt ra các câu hỏi về mối quan hệ giữa những công ty Trung Quốc và biên phòng Việt Nam cũng như chính quyền địa phương tại Việt Nam.
Trong khi có tình trạng công nhân không có tay nghề Trung Quốc lấy mất việc làm từ lao động địa phương Việt Nam thì cũng thực tế là họ hiệu quả hơn trong công việc bởi họ hiểu được cách làm việc và ngôn ngữ của chủ lao động của họ.
'Không tuân thủ luật'
Công nhân Trung Quốc cũng hình thành cộng đồng riêng tại địa phương nơi họ cư trú và cũng có tin nói họ không tuân thủ luật Việt Nam.
Thực trạng lao động không phép và tay nghề thấp của Trung Quốc tại Việt Nam cũng được xem là vấn đề để các chính khách đem ra đấu đá nội bộ.

Chủ lao động Trung Quốc liệt kê nhiều lao động giản đơn là công nhân có tay nghề.
Vậy thay vì đổ lỗi lẫn nhau, nhà chức trách Việt Nam có thể làm được gì?
Theo GS Thayer, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng liên quan trực tiếp phải họp bàn và thông qua một chính sách áp dụng trên phạm vi quốc gia và phải được thực hiện nghiêm khắc.
Tiền phạt khi không tuân thủ các quy định của pháp luật phải được tăng cho cá đối tượng không tuân thủ.
Tiền phạt hiện quá thấp và chủ lao động Trung Quốc có thể trả tiền dễ dàng.
Chính quyền địa phương phải được thông báo kiểm tra giấy phép lao động và lý lịch của toàn bộ cái gọi là công nhân lành nghề Trung Quốc tại Việt Nam cũng phải được kiểm tra.
Bất kỳ người Trung Quốc nào bị phát hiện tới Việt Nam bất hợp pháp nên bị phạt tiền và trục xuất lại Trung Quốc, theo GS Thayer.
Phải đặc biệt chú ý an ninh biên giới với Trung Quốc để đảm bảo rằng họ nghiêm ngặt khâu xin thị thực cũng như yêu cầu cấp giấy phép lao động.
Được biết một nghị định mới có hiệu lực kể từ đầu tháng Tám, các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu hợp đồng với chính phủ Việt Nam sẽ được yêu cầu ưu tiên cho người lao động Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Chính phủ Việt Nam có thể tận dụng tối đa của Nghị định này để tránh khỏi có nguy có làn sóng công nhân Trung Quốc không có tay nghề cơ tràn ngập đất nước một lần nữa?
GS Thayer cho rằng quản lý bằng nghị định là không đủ.
Theo ông, Việt Nam cần phải thay đổi cơ chế khuyến khích để các công ty nước ngoài sẽ thực hiện theo pháp luật.
Ngoài ra, Việt Nam cần giám sát và kiểm soát thực hiện nghị định này.
Trung Quốc trả đũa?
Việt Nam cũng nên cân nhắc các hình thức phạt tiền nặng hoặc phạt tù đối với người vi phạm nhiều lần.
Luật lệ nên nhắm tới cả công ty nước ngoài lẫn quan chức địa phương giúp đỡ người nước ngoài trốn tránh pháp luật.
Tuy nhiên Việt Nam có thể trừng trị thẳng tay những công nhân Trung Quốc tay nghề thấp bằng cách thắt chặt giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam hay không? Có cách nào cho Việt Nam để giảm thiểu thiệt hại đa diện?
"Việt Nam phải chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc"
Giáo sư Carl Thayer
Đó là bởi nếu điều đó xảy ra, thiệt hại không chỉ đối với phía Trung Quốc mà còn cả lao động nước ngoài khác là không thể tránh khỏi.
Theo GS Thayer, giấy phép lao động là cho người lao động có tay nghề cao.
Nhiều công nhân Trung Quốc không có tay nghề được cấp giấy phép lao động vì chủ lao động nói rằng họ là lao động có kỹ năng.
Việt Nam cần cải thiện thủ tục kiểm soát của mình để chỉ cấp phép những người có trình độ thích hợp.
Điều này sẽ áp dụng đối với cả công nhân Trung Quốc và người nước ngoài có quốc tịch khác.
Ngoài ra, cần ghi nhận nhập cư bất hợp pháp là con đường hai chiều.
GS Thayer nói truyền thông Trung Quốc đưa tin có ít nhất 10.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp ở Quảng Tây.
Con số này chắc chắn là cao hơn nếu tính số lao động Việt tại các tỉnh khác nữa và ông Thayer lưu ý rằng Việt Nam phải chuẩn bị cho sự trả đũa của Trung Quốc.

Nguồn: BBC ngày 23/9/2011

 

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

DN Nhà nước và những Titanic nội (*)

Hôm  nay, ngồi uống nước chè vỉa hè ở Văn Miếu, cạnh Bộ KH đầu ty, thằng Joan bảo, tháng trước, Kiểm toán nhà nước vừa hoàn tất chương trình kiểm toán kết quả tài chính năm 2010 các DN nhà nước và công bố trước bàn dân thiên hạ. Trong đó đáng liu ý là có số liệu khá chi tiết của 28 tập đoàn, tổng công ty.
Một số DN nhà nước, được coi là “chủ đạo”, là “quả đấm thép” là “xương sống của nền kinh tế” như cách gọi của anh Ba, anh Tư lại trở nên èo uột, lãi lẹt đẹt, không xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra. Thậm chí có DN còn lỗ nặng. Dẫu, bao nhiêu nguồn lực quan trọng, bao nhiêu tài nguyên và cả những thị phần béo bở đều iu tiên cho các DN này.
Ngoài hiện tượng Vinashin được coi là một “Titanic nội” của xứ Thiên đường được bố cáo từ năm ngoái, với số thâm thủng xấp xỉ 100 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 4tỷ đô Mỹ) còn có một số soái hạm khác cũng ngấp nghé ngập, đang chờ bàn tay trục vớt.
Theo đó EVN lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu đô Mỹ, Petrolimex lỗ 57.6 triệu đô, Vinashin lỗ 148.5 triệu đô... Ngoài ra trên bảng phong thần còn có Lilama lỗ 103 tỷ đồng, tổng Cty Sông Hồng gần 21 tỷ đồng và tổng Cty Bưu chính VN là 1.026 tỷ đồng. Nói tóm lại là các xương sống của nền kinh tế đều bị thâm thủng, sắp gãy. Chuyện đắm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Lại nói chuyện chiến hạm Vinashin bị ngập với số tiền nợ hơn 4 tỷ đô Mỹ, trong số đó có ngót tỷ đô là nợ nước ngoài bằng trái phiếu Chính phủ. Có điều nho nhỏ có thể an ủi anh Ba là, kinh tế Mỹ suy thoái, đô đang mất giá từng ngày, vay là được, nếu không riêng chuyện trả lãi hàng năm cũng bỏ mịa.
Dưới bàn tay cầm lái vĩ đại của anh Ba, cùng với đà suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng ở xứ Thiên đường đang chậm dần đều thì chuyện năm sau lỗ cao hơn năm trước là đương nhiên. Tham vọng của anh Ba, anh Tư đưa các Tổng công ty nhà nước thành những tập đoàn kinh tế, những “quả đấm thép” xem ra không mấy khả thi. Không chừng, chính những quả đấm đó lại tương vào nền kinh tế èo uột của xứ Thiên đường, làm cho chúng xây xẩm mặt mũi, xác xơ tiêu điều.
Chuyện doanh nghiệp quốc doanh, chuyện định hướng CNXH là những thứ cũ như cái hũ. Thiên hạ người ta đã vứt vào sọt rác không thương tiếc, cớ sao xứ Thiên đường ta cứ loay hoay. Dăm năm một lần, đại hội đại hiếc, thảo luận thảo liếc, xem thằng nào là chủ đạo, thằng nào cần được iu tiên, thằng nào cần được rót vốn… nhưng rồi, anh Ba, anh Tư vẫn cứ kiên định đường lối cái hũ đó?
Trước khi đưa ra quyết sách, các anh có hẳn đội quân tham miu nào là các Học viện chính trị, các viện nghiên cíu, các Hội đồng giám sát, các ban ngành… đông không kém gì quân Nguyên. Nhưng cũng có điều, lịch sử xứ ta đã ghi lại, để thắng quân Nguyên, người Việt có cụ Yết Kiêu, là chuyên gia đục đẽo, nhờ đó mà đánh đắm vô số chiến hạm của Hốt Tất Liệt.
Giờ đây, các lực lượng đệ tử của anh Ba, anh Tư đều là con cháu của cụ Yết cả. Năng lực đục đẽo của họ tỏ ra không kém gì cụ Yết Kiêu thời Trần, thậm chí còn vượt trội. Nếu không có chiến hạm quốc doanh, họ lấy đâu ra đất để thi thố tài năng? Bởi thế, họ phải nhất trí cao với các anh về tính chủ đạo của quốc doanh, nhờ đó mới có những chiến hạm vĩ đại như Vinashin, như EVN…
Sự độc tôn lãnh đạo khiến con cháu cụ Yết ngày càng có điều kiện nâng cao tay nghề. Các chiến hạm của anh Ba, anh Tư cứ bịt chỗ này lại rò chỗ kia, tiền thì chảy vào túi riêng còn tàu thì không chịu nổi. Bởi thế, dẫu các nguồn lực quốc gia đều được ưu ái cho các DN nhà nước nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ chìm đều. Khi đại hội đại hiếc, lấy ý kiến ý kiếc, chẳng thằng nào chịu nói thật. Ngu gì lại nói thật, nói thật chỉ được cái sướng miệng. Vì lẽ đó kinh tế quốc doanh vẫn cứ phải chủ đạo, con cháu cụ Yết vẫn có việc đều đều.
Mới tháng 9, con số lạm phát đã vượt qua 20%, các bà vừa lĩnh lương hiu, móc ví rút tiền ra mua đồ ăn có cảm tưởng như mình bị móc túi. Giá thịt tăng 100%, giá một tô phở tăng bảy tám chục phần trăm, thượng vàng hạ cám đều tăng, kêu như vạc mùa hè. Có thể nói xứ Thiên đường ta có thể tự hào với thế giới về tốc độ lạm phát. Cứ đà này, thằng cha Mugabe ở Zimbabwe ở lục địa đen cũng phải nhanh chóng kết nạp anh Ba, anh Tư làm đệ tử ruột.
Đồng chí Nghĩa (Lê Xuân) Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết dự trữ ngoại tệ VN bây giờ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD, con số này của tháng 6/2008 là 24,7 tỷ USD.  Năm 2011 chưa kết thúc, nhưng ngay từ lúc này có thể dự đoán, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,8% là khó đạt, so với con số này của năm ngoái là 6,78%. Không cần phải suy ngẫm sâu xa cũng có thể thấy, không chỉ người dân đang bị nghèo đi mà cả quốc gia cũng đang ở tình trạng như thế.
Xin được tiết lộ những thông tin này để các nhà làm phim có ý tưởng viết thành kịch bản Titanic ở xứ Thiên đường, biết đâu lại kiếm được cái giải Oscar cũng mở mặt mở mày với thiên hạ.

(*)Nguồn: Blog Phan The Hai


Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Tổng thống Philippines: TQ nên biết điều

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đang có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc hôm qua bày tỏ trông đợi Trung Quốc "biết điều" trong căng thẳng liên quan đến bất đồng chủ quyền ở Biển Đông mà vẫn giữ được thể diện.

Ông Aquino, người mới có chuyến thăm chính thức Trung Quốc hồi đầu tháng này trong nỗ lực làm giảm căng thẳng ở Biển Đông, cho rằng điều cốt yếu hiện nay là cố gắng hiểu được quan điểm của bên khác trong tranh chấp và nhận diện những lĩnh vực có thể đạt thoả thuận.
"Trong trường hợp riêng của họ (Trung Quốc), khái niệm giữ thể diện rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ rằng họ sẽ biết điều, nhưng họ cũng cần có một số cách thức để giữ thể diện cho mình", AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Aquino phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) ở New York, nơi ông đang có mặt để tham dự khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Dù tỏ ra hiểu tình thế của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Aquino vẫn khẳng định quan điểm rằng Bắc Kinh nên đạt một thoả thuận với cả 10 nước thành viên ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. "Nếu chúng ta làm việc này theo nguyên tắc song phương thì chúng ta sẽ chỉ thổi phổng và làm trầm trọng vấn đề tranh chấp chủ quyền mà thôi", ông Aquino nói thêm.
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố giữa các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) và đang hướng tới xây dựng một bộ quy tắc mang tính ràng buộc hơn. Tuy nhiên mục tiêu này vẫn chưa đạt nhiều kết quả và một trong những nguyên nhân theo một số nhà ngoại giao là do Bắc Kinh ngày càng muốn giải quyết bất đồng với từng nước, chứ không phải với chung khối ASEAN.
Căng thẳng tại Biển Đông bùng phát từ đầu năm nay sau khi Trung Quốc liên tiếp có các hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, như các vụ quấy rối ngư dân và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí.
Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino luôn tận dụng các diễn đàn và chuyến thăm quốc tế của mình để nêu rõ với các nước về vấn đề Biển Đông. Ngoài chuyến thăm Trung Quốc diễn ra từ 30/8 đến 3/9, ông Aquino cũng sẽ đề cập đến chủ đề này khi tới thăm Nhật Bản từ ngày 24 tới 29/9 tới.
Phát ngôn viên của ông Aquino cho biết trước chuyến đi rằng vấn đề bất đồng chủ quyền và những căng thẳng ngày một gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông nên được phía Nhật Bản quan tâm, vì Tokyo cũng là một bên liên quan trong việc tìm kiếm hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hơn nữa Nhật có lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải tại Biển Đông.
Ngay sau đó, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Toshinao Urabe hôm qua tuyên bố quan điểm của Tokyo là ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử chặt chẽ để ràng buộc các bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ông khẳng định Nhật Bản cũng sẽ đề cập tới vấn đề Biển Đông khi Tổng thống Philippines Benigno Aquino tới thăm Tokyo.
Ngoài việc tích cực đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn quốc tế, Philippines cũng đang tìm kiếm thêm nhiều sự hỗ trợ quân sự và thắt chặt hơn mối quan hệ với Mỹ. Tổng thống Aquino mới đây cũng quyết định phân bổ 11 tỷ peso (252 triệu USD) để nâng cấp hải quân Philippines với sự hỗ trợ của Mỹ.

Nguồn: VN-Express 21/9/2011 - Đình Nguyễn

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

ASEAN xích lại gần nhau vì Biển Đông

Ảnh minh họa của chủ blog


 
ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á đang đến gần nhau vì mối lo chung trước các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.
>> Philippines muốn Nhật quan tâm vấn đề Biển Đông
>> Bình Nhưỡng tăng cường hoạt động tàu ngầm

Nhà quan sát quân sự Michael Richardson viết trên báo Straits Times (Singapore) hôm 19.9 rằng: “Để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng biển rộng 3,5 triệu km2 bao gồm tuyến hải hành quốc tế quan trọng, vùng trời rộng lớn và hệ thống cáp viễn thông huyết mạch, các quốc gia bên ngoài khu vực đã đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải duy trì hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển, mà không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp biển Đông”. Và, “Đối mặt với những tuyên bố xâm lấn và ngày càng hung hăng, đòi kiểm soát đến 80% biển Đông của Trung Quốc, các nước ASEAN và các quốc gia phụ thuộc nhiều vào lưu thông đường biển đang xích lại gần nhau”, ông Richardson viết.

Theo ông, nhiều cường quốc kinh tế và quân sự có lý do chính đáng để quan ngại trước các hành động của Trung Quốc. Trước hết là Mỹ. Biển Đông và eo Malacca chạy ngang Singapore là con đường ngắn nhất mà Mỹ có thể đưa lực lượng hải quân từ hạm đội Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương để vào Trung Đông, Tây Á trong những tình huống cần kíp. Hai đồng minh châu Á của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cần sự hỗ trợ của hải quân Mỹ để đảm bảo hoạt động nhập khẩu nhiên liệu bằng đường biển của mình được trơn tru. Đồng minh thuộc châu Đại Dương của Mỹ là Úc trao đổi thương mại với châu Á chủ yếu qua đường biển Đông.

Gần đây, quốc gia với hơn 1 tỉ dân, Ấn Độ, cũng “gia nhập danh sách các nước lớn quan ngại trước hậu quả của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, ông Richardson nhận định. Hồi tuần trước, New Dehli đã thẳng thừng bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ, ONGC Videsh Ltd, hợp tác thăm dò dầu khí tại lô 127 và 128 của VN. Gọi phản đối đó là “không có cơ sở pháp lý”, Dehli khẳng định các lô này hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Luật biển quốc tế. Hồi tháng 7, tàu chiến Ấn Độ thăm VN cũng phớt lờ tín hiệu cảnh cáo từ một nguồn tự xưng là “Hải quân Trung Quốc”, và tiếp tục hành trình đi qua biển Đông theo đúng kế hoạch.

Trong bài viết với tựa đề Các tuyên bố chủ quyền trên biển gây phân cực của Trung Quốc (China’s polarising maritime claims), ông Richardson cũng nhắc lại bài viết của giáo sư Tommy Koh, một nhà ngoại giao và học giả nổi tiếng của Singapore, đăng trên Straits Times hôm 13.9. Là người chủ nhiệm việc soạn thảo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS, 1982), ông Koh khẳng định trong bài viết của mình rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là “không phù hợp”, và UNCLOS “không công nhận những tuyên bố chủ quyền như thế”. Ông Koh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã đồng ý phê chuẩn Công ước thì phải “có trách nhiệm pháp lý trong việc đưa ra luật lệ và quy tắc ứng xử phù hợp với Công ước”.

Ông Richardson nhìn nhận: “Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn những dự án năng lượng và thủy sản của các nước khác trong vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của mình”. Và, “Điều đó dẫn tới những hệ lụy quốc tế và có thể khiến Trung Quốc đứng vào thế đối đầu với các công ty dầu khí quốc gia và tư nhân của nhiều nước, không chỉ Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei hay Indonesia”.

“Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển sẽ khiến Mỹ và các đồng minh trở nên tích cực hơn trong cuộc tranh chấp. Và Ấn Độ có thể cũng tham gia”, ông Richardson cảnh báo.

Minh chứng cho nhận định trên, ông chỉ rõ: “Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đã thống nhất lập trường của họ về biển Đông và có kế hoạch nêu ra trước Trung Quốc trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 tới ở Indonesia”. Và gần đây nhất, hôm 15.9, trong lễ kỷ niệm 60 năm đồng minh tại San Francisco, Mỹ và Úc đã tuyên bố họ cùng cả cộng đồng quốc tế có “lợi ích quốc gia” về một nền thương mại hợp pháp không bị ngăn trở trong vùng biển Đông. Hai bên cũng nói họ “phản đối việc cậy mạnh để đoạt lợi hoặc ngăn trở các hoạt động kinh tế chính đáng” ở biển Đông. Ông Richardson nói Washington và Canberra rõ ràng có chủ đích gửi thông điệp này đến Bắc Kinh.

Ấn - Trung cạnh tranh
Ngày 19.9, Báo The Times of India loan tin ngay sau khi Ấn Độ tuyên bố tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí ở biển Đông, Trung Quốc thông báo sẽ mở rộng khu vực thăm dò tới 10.000 km2 đáy biển ở vùng tây nam Ấn Độ Dương. Đây là một phần trong chính sách phát triển đại dương cho giai đoạn 2011-2015 của Trung Quốc. “Chúng ta sẽ mở rộng độ sâu, phạm vi nghiên cứu đại dương và nâng cao sự hiểu biết của chúng ta về đại dương, đặc biệt tập trung vào những vùng địa cực và vùng biển sâu”, Tân Hoa xã dẫn lời ông Lưu Tứ Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc. The Times of India nhận định động thái này của Trung Quốc sẽ có những hàm ý về an ninh.

Hồi tháng 7, Trung Quốc đã được Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế cho phép thăm dò và khai thác khoáng sản ở đáy Ấn Độ Dương. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Ấn Độ lập tức bày tỏ quan ngại, cho rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng quyền này để triển khai tàu chiến trong khu vực, theo Báo The Indian Express. Hội đồng Tình báo Hải quân Ấn Độ thì cảnh báo sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ vì “Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực” và “điều này sẽ cho Trung Quốc có cơ hội thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học hợp pháp”.

Ngoài khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã có vài lần va chạm về biển Đông. Nhà phân tích Harsh V. Pant tại trường King’s College ở Anh, nhận định trên Báo Japan Times rằng Ấn Độ có quyền phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ biển Đông. Theo ông Pant, Ấn Độ nên phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các nước khác trong khu vực để đối phó Trung Quốc.

Nguồn: Báo Thanh Niên 20/9/2011- phóngviên Thục Anh từ singapore 

Trần Kinh Nghị

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

"Phái yếu" đang lên trên chính trường?


 Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch sau khi khối trung tả giành chiến thắng sát nút trong cuộc tổng tuyển cử hôm 15/9.

Bà Helle Thorning-Schmidt sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch.
Với gần toàn bộ số phiếu được kiểm, khối trung tả do lãnh đạo Dân chủ Xã hội Helle Thorning-Schmidt đứng đầu đã giành đa số sít sao tại quốc hội.
Theo đó, khối trung tả đã giành 89 ghế trong quốc hội hồm 179 ghế của Đan Mạch, so với 86 ghế của phe trung tả. Số cử tri đi đi bầu cao, lên tới 87,7%.
“Chúng ta đã làm được điều đó… Hôm nay, chúng ta đã viết lên lịch sử”, bà Thorning-Schmidt nói trước những người ủng hộ.
Bà Thorning-Schmidt, 44 tuổi, dự kiến sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Đan Mạch. Thủ tướng Lars Lokke Rasmussen sắp mãn nhiệm đã thừa nhận thất bại.
Bà Thorning-Schmidt đã vận động tranh cử dựa trên cương lĩnh tăng thuế và tăng chi tiêu công. Bà cũng cam kết điều chỉnh luật nhập cư chặt chẽ được đề xuất bởi một đối tác nhỏ trong liên minh cầm quyền hiện thời.
Ông Rasmussen đã gọi điện cho bà Thorning-Schmidt để chúc mừng chiến thắng của bà, nhưng nói thêm: “Tối nay, tôi chuyển giao chìa khoa văn phòng thủ tướng cho Helle Thorning-Schmidt. Và bà Helle thân mến, hãy giữ chìa khóa cẩn thận. Bà chỉ đang mượn chúng thôi”.
Khối trung tả do ông Rasmussen đứng đầu đã nắm quyền tại Đan Mạch trong một thập niên.
Đan Mạch đã chứng kiến sự suy giảm kinh tế tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Mặc dù Đan Mạch là thành viên của EU nhưng nước này đã lựa chọn việc không sử dụng đồng tiền chung euro.
Bà Thorning-Schmidt kết hôn với con trai với cựu lãnh đạo Công đảng Anh Neil Kinnock, Stephen Kinnock, người bà gặp tại Bỉ.
Hiện bà Thorning-Schmidt sống cùng 2 con gái ở Copenhagen, trong khi chồng bà công tác tại Thụy Sĩ với cương vị giám đốc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Nguồn: Dân tri ngày 16/9/1011 đưa lại tin của AP và BBC

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Biển Đông-tương lai của xung đột

Chiến trường đặc trưng của thế kỷ 21 sẽ là trên biển.
Tác giả: Robert D. Kaplan, Tạp chí Foreign Policy, Tháng 9 / 10 năm 2011

Nhìn Châu Âu thấy đất, nhìn Đông Á thấy biển.  Từ đó có một khác biệt quan trọng giữa thế kỷ 20 và 21.  Những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất trên địa cầu trong thế kỷ trước nằm trên đất liền ở châu Âu, đặc biệt là trên vùng bình địa khiến cho những biên giới phía đông và phía tây của Đức trở nên giả tạo và trơ mình gánh chịu bước chân hành quân không thương tiếc của các lực lượng lục quân.  Nhưng trong vòng mấy chục năm, trục dân cư và kinh tế của Trái Đất đã chuyển đáng kể sang đầu bên kia của khu vực Âu-Á, nơi mà những khoảng không gian giữa các trung tâm dân số quan trọng chủ yếu là biển.
Do cách địa lý soi rọi và xác lập các thứ tự ưu tiên, những địa hình đặc thù này của Đông Á tiên đoán một thế kỷ hải quân – hải quân ở đây được hiểu theo nghĩa rộng để bao gồm những đội hình chiến đấu cả trên biển lẫn trên không mà nay ngày càng không thể tách rời nhau.  Lý do?  Đó là Trung Quốc; quốc gia này đang tiến hành một cuộc bành trướng hải quân không thể chối cãi được, đặc biệt là khi mà các biên giới đất liền của nước này hiện nay vững chắc hơn bất cứ lúc nào kể từ thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18.  Chính bằng sức mạnh trên biển mà về mặt tâm lý Trung Quốc sẽ xóa sạch hai thế kỷ bị ngoại bang xâm lấn lãnh thổ của họ – buộc tất cả các nước xung quanh họ phải phản ứng.
Tham chiến trên bộ và trên biển khác nhau vô cùng, với những ý nghĩa quan trọng cho các đại chiến lược cần có để thắng – hoặc để tránh – cuộc chiến.  Những cuộc chiến trên bộ lôi kéo cả thường dân vào cuộc, trên thực tế khiến cho nhân quyền trở thành một thành tố chính của các nghiên cứu về chiến tranh.  Những cuộc chiến trên biển xem xung đột như một vấn đề phân tích lý thuyết và kỹ thuật, trên thực tế biến chiến tranh chỉ còn là một phép toán, trái ngược hẳn với những cuộc đấu trí vốn là đặc trưng của những cuộc xung đột trước kia.
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa phát xít, cái ý thức hệ dẫn tới sát hại hàng chục triệu thường dân.   Chiến Tranh Lạnh là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa cộng sản, một ý thức hệ không kém phần áp bức mà qua đó đặt ách thống trị lên những vùng lãnh thổ bao la bị Hồng Quân đánh chiếm.   Thời kỳ ngay sau Chiến Tranh Lạnh trở thành cuộc đấu tranh luân lý chống lại nạn diệt chủng ở vùng Balkan và Trung Phi, hai nơi mà chiến tranh trên bộ và các tội ác chống lại nhân loại không thể nào tách rời nhau.  Gần đây hơn, cuộc đấu tranh luân lý chống lại Hồi giáo cực đoan đã kéo Mỹ lún sâu vào những địa hình núi non khép kín của Afghanistan, nơi mà việc đối xử nhân đạo với hàng triệu thường dân có ý nghĩa trọng yếu cho thành công của cuộc chiến.  Trong tất cả những nỗ lực này, chiến tranh và chính sách đối ngoại đã trở thành những vấn đề không chỉ cho binh lính và giới ngoại giao, mà còn cho cả giới hoạt động nhân đạo và giới trí thức.  Thực vậy, hoạt động chống chiến tranh du kích thể hiện cực điểm của cái có thể xem là sự liên kết giữa các quân nhân và các chuyên gia nhân quyền.  Đây là kết quả của việc chiến tranh trên bộ phát triển thành chiến tranh toàn diện trong thời hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của thế giới về hoạt động hải quân, báo trước một thế cục khác căn bản.   Có thể sẽ có tương đối ít những thế tiến thoái lưỡng nan về luân lý kiểu như những trường hợp chúng ta đã quen trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với một ngoại lệ nổi bật nhưng khó xảy ra là chiến tranh trên bộ ở Bán đảo Triều Tiên.  Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ đưa các vấn đề quân sự trở lại phạm trù hạn hẹp của các chuyên gia quốc phòng.  Sở dĩ như vậy không chỉ vì chúng ta đang bàn tới một phạm trù hải quân, trong đó vắng mặt thường dân.  Mà cũng bởi vì bản chất của chính các nước ở Đông Á, mà, giống như Trung Quốc, có thể rất độc tài nhưng trong phần lớn các trường hợp lại không phải là tàn bạo hay quá độc ác.
Cuộc đấu tranh giành thế thượng phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết sẽ có đánh nhau; phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn ra lặng lẽ và ở phía chân trời giữa biển cả mênh mông, với một nhịp độ chậm lừ đừ như băng trôi phù hợp với tiến trình thích nghi từ từ, đều đặn với sức mạnh kinh tế và quân sự ưu việt mà các nước đã trải qua trong lịch sử.   Chiến tranh không phải là tất yếu cho dù cạnh tranh là điều hẳn nhiên.  Và nếu Trung Quốc và Mỹ xử lý thành công cuộc chuyển giao sắp đến, Châu Á, và thế giới, sẽ là nơi an ninh và thịnh vượng hơn.  Còn gì có thể luân lý hơn thế?  Nên nhớ: chính chủ nghĩa hiện thực nhằm phục vụ lợi ích quốc gia – với mục tiêu là tránh chiến tranh – trong quá trình lịch sử đã cứu nhiều mạng người hơn sự can thiệp nhân quyền.
ĐÔNG Á LÀ MỘT KHU VỰC MÊNH MÔNG BAO LA trải dài gần như từ Bắc cực tới Nam cực – từ Quần đảo Kuril xuống phía nam tới New Zealand – và có đặc điểm là một chuỗi không liền lạc các bờ biển tách biệt và những quần đảo dàn trải.  Ngay cả khi tính đến chuyện khoa học kỹ thuật đã giảm đáng kể khoảng cách, bản thân biển cả vẫn là một rào cản cho việc xâm lấn, ít nhất là trong chừng mực mà đất liền không phải là rào cản.  Khác với đất liền, biển tạo ra những biên giới xác định rõ ràng, khiến nó có tiềm năng giảm xung đột.  Rồi còn phải kể đến tốc độ.  Ngay cả những tàu chiến nhanh nhất cũng đi tương đối chậm, chẳng hạn 35 hải lý, làm giảm xác suất tính toán sai và giúp cho các nhà ngoại giao có thêm nhiều giờ – thậm chí nhiều ngày – để xem lại các quyết định.  Hải quân và không quân không thể chiếm đóng lãnh thổ như cách của lục quân.  Chính vì các vùng biển xung quanh Đông Á – trung tâm của hoạt động sản xuất toàn cầu cũng như chi tiêu mua sắm quân sự ngày càng tăng – mà thế kỷ 21 có cơ may lớn hơn thế kỷ 20 để tránh những cuộc đại xung đột quân sự.
Dĩ nhiên Đông Á đã gặp nhiều cuộc đại xung đột quân sự trong thế kỷ 20 mà các vùng biển không ngăn chặn được: Chiến Tranh Nga-Nhật; gần nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Quốc diễn ra với sự sụp đổ từ từ của nhà Thanh; nhiều cuộc chinh phạt của đế quốc Nhật mà tiếp theo đó là Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai ở Thái Bình Dương; Chiến Tranh Triều Tiên; các cuộc chiến tranh ở Cam Bốt và Lào; và hai cuộc chiến ở Việt Nam có dính líu đến người Pháp và người Mỹ.  Chuyện địa lý của Đông Á chủ yếu là biển chẳng có tác động gì tới những cuộc chiến tranh đó vốn dĩ cốt lõi là những cuộc xung đột nhằm thống nhất quốc gia hay giải phóng dân tộc.  Nhưng thời kỳ đó nhìn chung đã lùi vào quá khứ.  Các quân đội Đông Á, thay vì tập trung vào đất liền với các binh chủng lục quân kỹ thuật thấp, đang tập trung ra ngoài khơi với hải quân và không quân kỹ thuật cao.
Nhiều người so sánh giữa Trung Quốc hiện nay và Đức trước lúc xảy ra Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, nhưng so sánh đó sai lầm:  Trong khi Đức chủ yếu là một quyền lực trên đất liền do địa lý của Châu Âu, Trung Quốc sẽ chủ yếu là một quyền lực trên biển do địa lý của Đông Á.
Đông Á có thể được chia thành hai khu vực tổng quát: Đông Bắc Á, nổi bật là Bán Đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á, nổi bật là Biển Đông.  Đông Bắc Á xoay quanh vận mệnh của Bắc Hàn, một nhà nước chuyên chế, cô lập với những viễn cảnh mờ mịt trong một thế giới chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản và thông tin liên lạc điện tử.  Nếu như Bắc Hàn bùng nổ từ bên trong, các lực lượng lục quân Trung Quốc, Mỹ, và Nam Hàn có thể gặp nhau ở phía bắc của bán đảo này với những can thiệp nhân đạo ở quy mô lớn khủng khiếp, ngay cả khi họ tạo ra những vùng ảnh hưởng cho chính mình.  Các vấn đề hải quân sẽ là thứ yếu.  Nhưng nếu cuối cùng hai nước Triều Tiên thống nhất, thì những vấn đề hải quân sẽ nhanh chóng được đưa lên hàng đầu, với Đại Hàn, Trung Quốc, và Nhật nằm trong thế cân bằng tế nhị, được tách biệt bởi Biển Nhật bản và các biển Hoàng Hải và Bột Hải.  Tuy nhiên vì Bắc Hàn vẫn tồn tại, giai đoạn Chiến Tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và sức mạnh trên đất liền rất có thể vẫn chiếm lĩnh thời sự ở đó trước khi sức mạnh trên biển lên ngôi.
Ngược lại, Đông Nam Á đã bước sâu vào giai đoạn hậu Chiến Tranh Lạnh của lịch sử.  Việt Nam, chi phối bờ phía tây của Biển Đông, là một cỗ xe khổng lồ băng băng lao tới theo chiều hướng tư bản bất chấp hệ thống chính trị của họ, đang muốn thắt chặt quan hệ quân sự gần gũi hơn với Mỹ.   Trung Quốc, được Mao Trạch Đông củng cố thành một nhà nước mang tính triều đại sau nhiều thập niên hỗn loạn và được các chính sách tự do hóa của Đặng Tiểu Bình biến thành nền kinh tế năng động nhất thế giới, đang dùng hải quân của mình để lấn dần ra ngoài tới cái mà nước này gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” trong khu vực Tây Thái Bình Dương.  Quốc gia Hồi giáo khổng lồ Indonesia, sau khi đã cam chịu và cuối cùng chấm dứt hàng thập niên ách cai trị quân phiệt, đang sẵn sàng trỗi dậy thành một Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ mạnh mẽ và ổn định với tiềm năng phô trương sức mạnh nhờ nền kinh tế lớn mạnh của mình.  Singapore và Malaysia cũng đang tiến nhanh về kinh tế, nhiệt thành theo đuổi mô hình “nhà nước đô thị kiêm nhà nước thương mại” và bằng nhiều sắc thái khác nhau pha trộn giữa dân chủ và chế độ độc tài.  Bức tranh tổng hợp thể hiện một cụm gồm những nước tuy vẫn còn trĩu nặng những vấn đề về tính chính đáng cúa thể chế trong nước và xây dựng đất nước nhưng đã sẵn sàng thúc đẩy những quyền lãnh thổ do tự họ cảm nhận vượt ra khỏi bờ biển của chính họ.  Lực đẩy tổng hợp ra biển khơi này nằm trong vùng tranh chấp dân số của địa cầu, vì chính Đông Nam Á, với 615 triệu người, là nơi 1,3 tỉ dân của Trung Quốc hội tụ với 1,5 tỉ người của tiểu lục địa Ấn Độ.  Nơi gặp nhau về mặt địa lý của những nước này và quân đội của họ là trên biển: Biển Đông.
Biển Đông nối các nước Đông Nam Á với khu vực Tây Thái Bình Dương, có chức năng như nút cổ chai của các tuyến đường biển toàn cầu.   Đây là trung tâm của vùng biển khu vực Âu-Á, bị chia cắt bởi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar.  Hơn phân nửa trọng tải tàu thương mại hàng năm của thế giới đi qua những nút thắt chật hẹp này, và một phần ba của toàn bộ lưu lượng giao thông đường biển qua đây.  Lượng dầu hỏa được chuyên chở qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường tới Đông Á qua Biển Đông, là gấp sáu lần lượng dầu đi qua Kênh Suez và gấp 17 lần lượng dầu chở qua Kênh Panama.  Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Nam Hàn, gần 60 phần trăm nguồn cung cấp năng lượng của Nhật và Đài Loan, và khoảng 80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.  Ngoài ra, Biển Đông đã chứng tỏ có trữ lượng dầu 7 tỉ thùng và ước tính 900 ngàn tỉ bộ khối khí đốt tự nhiên, một kho báu khổng lồ.
Không chỉ vị trí và trữ lượng năng lượng hứa hẹn khiến cho Biển Đông có tầm quan trọng địa chiến lược lớn lao, mà còn do những cuộc tranh chấp lãnh thổ tàn khốc từ lâu đã diễn ra xung quanh các vùng biển này.  Nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa, một quần đảo ở phía đông nam của Biển Đông.  Việt Nam, Đài Loan, và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc phần lớn Biển Đông, cũng như toàn bộ Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa.  Đặc biệt, Bắc Kinh khẳng định một đường lịch sử: Họ tuyên bố chủ quyền tới tận trung tâm của Biển Đông trong một đường vòng khổng lồ (thường được gọi là “đường lưỡi bò”) từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc ở đầu cực bắc của Biển Đông kéo dài suốt 1.200 dặm xuống phía nam đến gần Singapore và Malaysia.
Kết quả là tất cả chín nước tiếp giáp với Biển Đông ít nhiều đều dàn trận chống lại Trung Quốc và do đó dựa vào Mỹ để được ủng hộ về ngoại giao và quân sự.  Những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn này có thể sẽ càng gay gắt hơn vì các nhu cầu năng lượng tăng dần của Châu Á – mức tiêu thụ năng lượng dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi, trong đó Trung Quốc chiếm phân nửa mức gia tăng đó – khiến cho Biển Đông thành nhân tố càng trọng yếu hơn để bảo đảm cho sức mạnh kinh tế của khu vực.  Hiện Biển Đông đã ngày càng trở thành một trại vũ trang khi mà các nước giành chủ quyền tăng cường và hiện đại hóa hải quân của họ, ngay cả khi việc tranh giành các đảo và bãi đá ngầm trong những thập niên gần đây hầu như đã chấm dứt.  Tính đến nay Trung Quốc đã chiếm giữ 12 vị trí địa lý, Đài Loan một, Việt Nam 25, Philippines tám, và Malaysia năm.
Chính địa lý của Trung Quốc định vị nước này theo hướng Biển Đông.  Trung Quốc nhìn về hướng nam tới một vùng biển được định hình, theo chiều kim đồng hồ, bởi Đài Loan, Philippines, đảo Borneo được phân tách giữa Malaysia và Indonesia (cũng như quốc gia bé tí Brunei), và bờ biển dài ngoằn ngèo của Việt Nam: tất cả đều là nước yếu, so với Trung Quốc.  Giống như Biển Caribbe, bị chia cắt bởi nhiều đảo quốc nhỏ và bao quanh bởi Mỹ có kích thước bằng cả lục địa, Biển Đông là một đấu trường hẳn nhiên để phô trương sức mạnh của Trung Quốc.
Thực vậy, vị trí của Trung Quốc ở đây về nhiều mặc giống như vị trí của Mỹ đối với khu vực Caribbe có kích thước tương tự trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.  Mỹ đã nhận ra sự hiện diện và các tuyên bố chủ quyền của các cường quốc Châu Âu trong vùng Caribbe, thế nhưng vẫn tìm cách thống lĩnh khu vực này.  Chính Chiến Tranh Tây Ban Nha – Mỹ 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 đến 1914 đã đánh dấu việc Mỹ trở thành một cường quốc thế giới.  Hơn nữa, việc thống lĩnh khu vực đại Lưu vực Caribbe thực sự đã trao cho Mỹ quyền kiểm soát Tây Bán cầu, cho phép họ có ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Đông Bán cầu.  Và ngày nay Trung Quốc thấy mình ở trong một tình thế tương tự ở Biển Đông, một tiền sảnh dẫn vào Ấn Độ Dương, nơi mà Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ các nguồn cung năng lượng Trung Đông của mình.
Tuy nhiên có một điều sâu xa hơn và cảm tính hơn địa lý thúc đẩy Trung Quốc tiến tới vào Biển Đông và vươn ra Thái Bình Dương: đó là việc chính Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây chia cắt một phần trong quá khứ tương đối gần đây, sau khi đã là một cường quốc vĩ đại và một nền văn minh thế giới trong mấy ngàn năm.
Trong thế kỷ 19, khi nhà Thanh trở thành con bệnh của Đông Á, Trung Quốc mất phần lớn lãnh thổ của mình về tay Anh, Pháp, Nhật, và Nga.  Trong thế kỷ 20 xảy ra những vụ tiếp quản đẫm máu của Nhật đối với Bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu.  Đâu chỉ có những sự kiện này; Trung Quốc còn chịu bao nhục nhã ê chề do các thỏa thuận đặc quyền ngoại giao trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, qua đó các nước phương Tây giành giật quyền kiểm soát một số phần của các thành phố Trung Quốc – những cái gọi là “cảng hiệp ước”.   Đến năm 1938, như sử gia Jonathan D. Spence thuộc Đại học Yale thuật lại trong cuốn The Search for Modern China (Đi tìm Trung Quốc hiện đại), do những cuộc cướp bóc này cũng như Nội Chiến Trung Hoa, thậm chí có một nỗi sợ ngấm ngầm rằng “Trung Quốc sắp bị chia cắt, rằng nó sẽ không còn tồn tại như một quốc gia, và rằng bốn ngàn năm lịch sử được ghi nhận của nó sẽ đột ngột chấm dứt.”   Nỗi khát khao bành trướng của Trung Quốc là lời tuyên ngôn cho biết rằng họ không bao giờ có ý định để cho người nước ngoài lợi dụng họ lần nữa.
CŨNG NHƯ ĐẤT CỦA NƯỚC ĐỨC tạo thành tiền tuyến quân sự của Chiến Tranh Lạnh, vùng nước của Biển Đông có thể tạo thành tiền tuyến quân sự của những thập niên sắp tới.  Khi hải quân của Trung Quốc trở nên mạnh hơn và khi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố chủ quyền của những nước ven biển khác, những nước khác này sẽ buộc phải tăng cường năng lực hải quân của họ.  Họ cũng sẽ giữ thế cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng dựa vào Hải quân Mỹ với sức mạnh có lẽ đã đạt tới đỉnh cao xét về tương đối, ngay cả khi Mỹ phải chuyển hướng khá nhiều nguồn lực sang Trung Đông.  Tính đa cực toàn cầu đã là một đặc điểm của ngoại giao và kinh tế học, nhưng Biển Đông có thể cho ta thấy tính đa cực thực sự nghĩa là gì về mặt quân sự.
Không có gì viễn vông về trận tuyến mới này, dù cho nó không có những cuộc đấu tranh luân lý.  Trong các cuộc xung đột hải quân, trừ phi có nã pháo lên bờ, không có nạn nhân, cũng không có kẻ thù triết lý để đối đầu.  Có thể sẽ không xảy ra chuyện gì cỡ như thanh trừng sắc tộc trong vũ đài xung đột trung tâm này.  Tuy vẫn còn những người đối lập chịu đau khổ, Trung Quốc chưa tới mức để được xem là mục tiêu bị phẫn nộ về luân lý.  Chế độ Trung Quốc thể hiện chủ nghĩa độc tài chuyên chế chỉ ở mức độ thấp, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chẳng có là bao ý thức hệ cai trị để bàn tới.  Hơn nữa, Trung Quốc có thể trở thành một xã hội mở, chứ không khép kín trong tương lai.  Thay vì chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc, cùng với những nước khác ở Đông Á, ngày càng được đặc trưng bởi tính bền bỉ của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ: đương nhiên là một quan niệm, nhưng không phải là một quan niệm còn hấp dẫn đối với giới trí thức kể giữa thế kỷ 19.  Và ngay cả khi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, chủ nghĩa dân tộc của họ có thể chỉ càng tăng mạnh hơn, như có thể thấy rõ nếu chỉ cần điểm sơ qua các quan điểm của những công dân mạng tương đối được tự do của họ.
Ta thường nghĩ tới chủ nghĩa dân tộc như một cảm nghĩ phản động, một di tích của thế kỷ 19.  Nhưng chính chủ nghĩa dân tộc truyền thống là động lực chính thúc đẩy chính trị ở Châu Á, sẽ còn tiếp tục như thế.  Chủ nghĩa dân tộc đó đang không ngại ngùng dẫn tới sự tăng cường quân sự trong khu vực – đặc biệt là hải quân và không quân – để bảo vệ chủ quyền và tuyên bố chủ quyền đối với những tài nguyên thiên nhiên bị tranh chấp.  Hoàn toàn không có sức hấp dẫn triết lý ở đây.  Chỉ là lô gíc lạnh lùng của cán cân quyền lực.  Nếu như chủ nghĩa hiện thực không ủy mị, được liên kết với chủ nghĩa dân tộc, có một ngôi nhà địa lý, đó chính là Biển Đông.
Vì thế, bất cứ vở kịch luân lý nào thực sự diễn ra ở Đông Á cũng sẽ dưới dạng chính trị quyền lực khắt khe theo kiểu khiến nhiều tri thức và nhà báo bàng quan.  Như Thucydides thuật lại rất đáng nhớ chuyện người Athens cổ đại chinh phục đảo Melos, “Kẻ mạnh làm chuyện họ có thể làm, và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu đựng.”  Trong phiên bản của thế kỷ 21, với Trung Quốc trong vai trò của Athens như một quyền lực trên biển ưu việt trong khu vực, kẻ yếu vẫn sẽ quy phục – nhưng chỉ vậy thôi.  Đây sẽ là chiến lược không công bố của Trung Quốc, và những nước nhỏ ở Đông Nam Á rất có thể đi cùng với Mỹ để tránh số phận như người Melos.  Nhưng sẽ không có cảnh tan xương nát thịt.
Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những cuộc xung đột mà chúng ta xưa nay đã quen.  Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã đau lòng trước một mặt là những cuộc chiến trên bộ to lớn theo quy ước, và một mặt khác là những cuộc chiến bẩn thỉu, nhỏ không theo quy ước.  Bởi vì cả hai loại chiến tranh đều gây ra thương vong lớn cho thường dân, chiến tranh xưa nay là đề tài cho giới hoạt động nhân đạo cũng như giới tướng lĩnh.  Nhưng trong tương lai chúng ta có thể chứng kiến một hình thức xung đột tinh khiết hơn, chỉ giới hạn trong lĩnh vực hải quân.  Đây là một kịch bản tích cực.  Không thể loại trừ hoàn toàn xung đột ra khỏi thế gian.  Trong tác phẩm Discourses on Livy (Bàn về Livy) của Machiavelli, có một chủ đề cho rằng xung đột, nếu được kiểm soát đúng mức, có khả năng dẫn tới tiến bộ cho nhân loại hơn là tình trạng ổn định cứng nhắc.  Một vùng biển đông đúc tàu chiến không mâu thuẫn với một kỷ nguyên đầy hứa hẹn cho Châu Á.  Tình trạng bất an sinh ra tính năng động.
Nhưng liệu xung đột ở Biển Đông có thể được kiểm soát đúng mức hay không?  Lập luận của tôi cho tới đây giả định trước rằng sẽ không bùng nổ chiến tranh lớn trong khu vực này, mà thay vì thế, các nước sẽ hài lòng với việc giành giật ưu thế bằng các tàu chiến ngoài khơi xa, trong khi tranh nhau tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên và có lẽ thậm chí thỏa thuận một cách phân phối công bằng các tài nguyên này.  Nhưng nếu Trung Quốc, bất chấp mọi xu hướng rõ rệt, xâm lược Đài Loan thì sao?  Chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc và Việt Nam với lịch sử kình địch khốc liệt từ lâu nay lại đánh nhau như hồi năm 1979, nhưng lần này với vũ khí hiệu nghiệm hơn?  Vì không chỉ Trung Quốc mà cả các nước Đông Nam Á cũng mạnh tay xây dựng quân đội của mình.  Ngân sách quốc phòng của họ đã tăng khoảng một phần ba trong thập niên vừa qua, trong khi ngân sách quốc phòng của Châu Âu đã giảm.  Lượng nhập khẩu vũ khí vào Indonesia, Singapore, và Malaysia đã tăng lần lượt 84%, 146%, và 722% kể từ năm 2000.  Khoản chi tiêu này dành cho các hệ thống hải quân và không quân: tàu chiến trên mặt biển, tàu ngầm với các dàn tên lửa tối tân, và máy bay chiến đấu tầm xa.  Gần đây Việt Nam chi 2 tỉ đô-la mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo thượng hạng của Nga và 1 tỉ đô-la mua máy bay chiến đấu của Nga.  Malaysia vừa mới mở một căn cứ tàu ngầm trên đảo Borneo.  Trong khi Mỹ đang bị phân tâm bởi những cuộc chiến tranh trên bộ ở khu vực đại Trung Đông, quyền lực quân sự đã và đang lặng lẽ chuyển từ Châu Âu sang Châu Á.
Mỹ hiện tại bảo đảm hiện trạng rối rắm ở Biển Đông, giữ cho sự xâm lấn của Trung Quốc bị hạn chế chủ yếu trên bản đồ của họ và đóng vai trò kìm hãm đối với giới ngoại giao và hải quân của Trung Quốc (mặc dù như vậy không phải để nói rằng Mỹ là trong sáng trong hành động của mình và Trung Quốc đương nhiên là kẻ ác).  Mỹ mang đến cho các nước thuộc khu vực Biển Đông sức mạnh thô, chứ không hẳn là giá trị dân chủ.  Chính cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc rốt cuộc sẽ giúp cho Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Singapore, và Malaysia được tự do, có thể buộc hai đại cường quốc kình giữ nhau.  Và trong không gian tự do đó, chủ nghĩa khu vực có thể nổi lên để tự thân nó là một quyền lực, dưới dạng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).  Tuy nhiên tự do đó không thể được xem là đương nhiên.  Bởi thế cân bằng tiếp tục căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc – bao trùm một loạt vấn đề từ thương mại tới cải cách tiền tệ, từ an ninh mạng tới do thám tình báo – có nguy cơ rốt cuộc sẽ chuyển hướng có lợi cho Trung Quốc ở Đông Á, chủ yếu là do vị trí địa lý trọng tâm của Trung Quốc đối với khu vực này.
BẢN TÓM TẮT TOÀN DIỆN NHẤT về bức tranh địa chính trị Châu Á mới không xuất phát từ Washington hay Bắc Kinh, mà từ Canberra.  Trong một bài viết dài 74 trang xuất bản năm ngoái có tựa đề “Power Shift: Australia’s Future Between Washington and Beijing” (Chuyển đổi Quyền lực: Tương lai của Úc giữa Washington và Bắc Kinh),  Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược ở Đại học Quốc gia Úc, đã mô tả đất nước của ông là quyền lực “hiện trạng” thuần túy – vốn thiết tha muốn tình hình ở Châu Á giữ y nguyên như hiện nay, với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng để Úc có thể giao thương ngày càng nhiều hơn, trong khi Mỹ vẫn là “quyền lực mạnh nhất ở Châu Á”, để là “người bảo vệ cuối cùng” của Úc.  Nhưng như giáo sư White viết, vấn đề là ở chỗ cả hai điều này không thể tiếp tục như vậy.  Châu Á không thể tiếp tục thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị và chiến lược; con khủng long kinh tế Trung Quốc đương nhiên sẽ không hài lòng với thế thượng phong quân sự của Mỹ ở Châu Á.
Trung Quốc muốn gì? GS White cho rằng người Trung Quốc có thể muốn ở Châu Á có một đế chế kiểu mới giống như kiểu mà Mỹ đã gầy dựng ở Tây Bán cầu sau khi Washington đã nắm chắc vị thế thống lĩnh đối với Lưu vực Caribbe (vì Bắc Kinh hy vọng họ sẽ có được vị thế đó đối với Biển Đông).  Theo lời của GS White, đế chế kiểu mới này đã có nghĩa là các nước láng giềng của Mỹ “ít nhiều cũng được tự do cai quản đất nước của họ”, ngay cả khi Washington nhất quyết đòi hỏi rằng những quan điểm của Mỹ phải “được cân nhắc thấu đáo” và được ưu tiên hơn quan điểm của các quyền lực bên ngoài.  Trở ngại của mô hình này chính là Nhật, mà có lẽ sẽ không chấp nhận bá quyền Trung Quốc, cho dù có mềm đến đâu chăng nữa.  Như vậy là chỉ còn lại mô hình Hòa hợp Châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, và có lẽ một hoặc vài nước khác sẽ ngồi chung bàn quyền lực Châu Á với vai trò bình đẳng.  Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận một vai trò khiêm tốn như vậy, vì xưa nay họ đã gắn sự thịnh vượng và ổn định của Châu Á với thế thượng phong của họ?  GS White cho rằng trong bối cảnh quyền lực Trung Quốc đang tăng lên, sự thống lĩnh của Mỹ có thể từ nay dẫn tới bất ổn cho Châu Á.
Sự thống lĩnh của Mỹ dựa trên quan niệm cho rằng bởi vì Trung Quốc độc tài chuyên chế trong nước, họ sẽ hành động “không chấp nhận được ở nước ngoài”.  Nhưng có thể không phải như vậy, GS White lập luận.  Theo cách Trung Quốc tự nhìn nhận về mình, họ là một cường quốc ôn hòa, không bá quyền, không can thiệp vào những triết lý quốc nội của những nước khác như cách của Mỹ với kiểu luân lý bao biện.  Vì Trung Quốc tự xem mình là Vương quốc Trung tâm, nền tảng cho sự thống lĩnh của Trung Quốc là vị thế trọng tâm vốn có của họ đối với lịch sử thế giới, chứ không phải bất kỳ kiểu chế độ nào mà họ muốn xuất khẩu.
Nói cách khác, Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, có thể là vấn đề trong tương lai.  Chúng ta có thể thực tình quan tâm quá nhiều về bản chất nội tại của chế độ Trung Quốc và mong muốn hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài bởi vì chúng ta không thích  những chính sách quốc nội của họ.  Thay vì thế, mục tiêu của Mỹ ở Châu Á nên là giữ thế cân bằng, chứ không phải thống lĩnh.  Cũng chính vì quyền lực cứng vẫn là thiết yếu cho quan hệ quốc tế mà chúng ta phải chừa chỗ cho một Trung Quốc đang vươn lên.  Mỹ không cần phải tăng sức mạnh hải quân của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ không thể giảm đáng kể sức mạnh đó.
Việc giảm bớt một đội tiêm kích từ hàng không mẫu hạm Mỹ ở Tây Thái Bình Dương do cắt giảm ngân sách hay tái triển khai sang Trung Đông có thể gây nên những thảo luận căng thẳng trong khu vực về sự suy tàn của Mỹ, và từ đó dẫn tới nhu cầu cần phải làm lành và thỏa thuận bên lề với Bắc Kinh.  Tình thế tối ưu là sự hiện diện không quân và hải quân của Mỹ ít nhiều vẫn ở mức hiện nay, ngay cả khi Mỹ nỗ lực hết mức trong khả năng của mình để gượng gạo giữ những quan hệ thân tình và dễ tiên đoán với Trung Quốc.  Bằng cách đó Mỹ có thể dần dần điều chỉnh thích ứng với hải quân có khả năng tác chiến ngoài khơi xa (blue-water navy) của Trung Quốc.  Trong quan hệ quốc tế, đằng sau những câu hỏi về luân lý đạo đức luôn có những câu hỏi về sức mạnh.  Việc can thiệp nhân đạo ở vùng Balkan đã khả thi chỉ vì chế độ Serbia yếu, chứ không phải như chế độ Nga có những hành động tàn bạo ở quy mô tương tự ở Chechnya trong khi phương Tây chẳng làm gì cả.  Tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong những thập niên sắp đến, luân lý có thể nghĩa là từ bỏ một số trong những lý tưởng chúng ta hằng ấp ủ để đổi lấy ổn định.  Còn cách nào khác nữa để chúng ta chừa chỗ cho một Trung Quốc bán độc tài chuyên chế khi quân đội của họ mở rộng?  Bản thân cán cân quyền lực, thậm chí hơn cả những giá trị dân chủ của phương Tây, thường là cách bảo vệ tự do tốt nhất.  Đó cũng sẽ là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ 21 – một bài học mà những người lý tưởng không muốn nghe.
Robert D. Kaplan là nghiên cứu viên cao cấp ở Center for a New American Security, thông tín viên quốc gia cho tờ Atlantic, và là ủy viên Hội đồng Chính sách Quốc phòng  của Bộ Quốc phòng Mỹ.  Ông là tác giả của cuốn sách Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power (Gió mùa: Ấn Độ Dương và Tương lai của Quyền lực Mỹ).
Dịch: PVLH, Blog lên đông xuống đoài,

--------------
*****

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này