Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Trở lại thế giới ảo

Từ ngày 08 đến hôm nay 28/6, có lẽ do số mệnh(?), chủ blog tôi đã buộc phải rời "ngôi nhà" của mình  để vào bệnh viện. Đó là sự  tạm biệt không mong muốn với  thế giới ảo để đi vào thế giới thật của bệnh tật và chết chóc!

Nhưng  may thay, đó chỉ là một lần tạm biệt . Và giờ đây blogger tôi đã được trở về (có thể nói là từ cõi chết) với việc làm đầu tiên là vào thăm lại "ngôi nhà" của mình.... Thật vui khi thấy nó vẫn còn đó, tuy với số lượng visitor giảm sút đáng kể nhưng vẫn đều đặn. Xin cảm ơn mọi người vẫn còn quan tâm đến ngôi nhà của tôi kể cả khi chủ nhân đi vắng nhé!.

Có rất nhiều chuyện muốn nói. Riêng thời gian 3 tuần lễ làm bệnh nhân trãi qua các "công đoạn" của guồng máy bệnh viện, bản thân được chứng kiến và chiêm nghiệm....rất nhiều điều cũ và mới cũng như bao sự thật lạ lẫm.  Chúng tồn tại giữa sự sống và cái chết, giữa lòng nhân đạo và sự tham lam ác độc, giữa cái đẹp và cái xấu, giữa bóng tối và ánh sáng .... Tất cả đều  vừa vô lý, vừa có lý cùng tồn tại một cách dững dưng như thể vô tình, vô cảm... Và tất cả đang thầm lặng lan tỏa và ăn sâu bám rễ như một căn bệnh trầm kha trong toàn bộ hệ thông y tế của đất nước chúng ta ngày nay. Nhiều người cho rằng đó là lẽ đương nhiên của một nước nghèo, kể cả việc tại sao hễ một người ốm thì cả nhà phải theo vào bệnh viện để chăm sóc trong khi bệnh viện nào cũng kêu thiếu gường, thiếu cơ sở vệ sinh, hạ tầng..., người đông đến nỗi phải lập ra một bộ phận "quản lý người nhà bệnh nhân" (?).

Nhưng thực ra không phải hoàn toàn vì nghèo; nó là lỗi của con người từ hai phía nhà chức trách và nhân dân, mà trong đó cả thầy thuốc và bệnh nhân cũng đều là vừa là "nạn nhân" vừa là nguyên nhân, của một lối tư duy công tác sai lầm có tính hệ thống, đó là chỉ chăm chăm lo giải quyết cái ngọn mà không bắt đầu từ cái  gốc. 

Blogger tôi nghĩ, có lẽ lúc nào khỏe hơn và có trang thái tinh thần thư thả hơn sẽ bàn thêm về chuyện này để chia sẻ cùng mọi người. Nhưng lúc này đây chỉ xin được nói lời chào gặp lại với cộng đồng blogger thân mến!

--------------
*****

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Lại một bài "chân gỗ"?(*)

(Tự bloggẻ tôi xin mạn phép sửa lại tiêu đề bài viết để phản ánh đúng hơn nội dung muốn nói, tránh hiểu nhầm nếu không đọc kỷ. Toàn bộ nội dung bài viết và bản đồ trích ở dưới (chữ đen nhỏ hơn) là nguyên văn của tác giả Đài Loan chứ không phải của blogger tôi)  

Mới đây website Nghiên cứu Biển Đông có đăng một bài viết nói nguồn của Vượng báo (Đài Loan) nhan đề  "Thế kẹt của Trung Quốc ở Biển Đông". Sau đó nó đang được loan truyền trên mạng và có thể cả báo viết của Việt Nam....với sự tán thưởng thì phải (?)

Blogger tôi đã đọc đi đọc lại vài lần và "trộm nghĩ": Bài viết này "dỡ dơi dỡ chuột"...,  ở chỗ nói như thể phía Trung Quốc đang khó khăn trong vấn đề Biển Đông lắm... Nhưng nhân đó  đưa ra các chứng cứ bịa đặt có lợi cho phía Trung Quốc, đồng thời nêu lên những luận cứ và cách gải quyết theo kiểu "vẽ đường cho hưu chạy" hoặc là thanh minh cho phía Trung Quốc. Nói cách khác nó giống như một tài liệu tuyên truyền của Trung Hoa lục địa, chứ không phải một tài liệu nghiên cứu khách quan của Đài Loan.

Mới đọc qua người đọc (nhất là Việt nam) dễ có cảm tưởng Trung Quốc đang "kẹt" (tức là khó khăn trong âm mưu bành trướng ở Biển Đông), và do đó  sinh ra "lạc quan tếu". Nhưng thực chất bài báo cố ý nêu lên rằng độc chiếm Biển Đông tuy khó nhưng là một nhu cầu sống còn của Trung Quốc ngày nay; và muốn đạt được Trung Quốc cần làm một cách  bài bản thế này thế kia...   

Rất có thể đây lại là một "chân gỗ" nữa của tình báo Hoa Nam mà bạn đọc Việt Nam cần cảnh giác (!?).  Tôi nghĩ giá trị của tài liệu này, nếu có, chỉ là một động thái giúp ta hiểu thêm về âm mưu thâm hiểm và lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa.  Lời nguyền đáng giá cho chúng là "tham thì thâm"...chứ không cách  nào khác !

Dưới đây xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để bạn đọc tiện tham khảo.

“Vượng báo” (Đài Loan) ngày 4/6 cho biết, Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng chú ý tới Biển Đông và đang thúc đẩy các hành vi tích cực bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đang lâm vào tình thế “đánh không được, đàm không xong, kéo không thể” trong chính sách đối với Biển Đông.



"Đánh không được” tức là không thể khai chiến, nếu không cho dù thế nào, hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc sẽ mất đi và không thể lấy lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc cũng sẽ không còn. Do vậy, Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tuyên chiến nếu chưa bị ép.

“Đàm không xong” nhằm chỉ việc các nước liên quan thường áp dụng lập trường “không đàm phán” đối với tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Hơn nữa, đàm phán lãnh hải và đàm phán biên giới trên bộ khác rất xa về bản chất, đàm phán lãnh hải liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn, do vậy mà càng khó khăn hơn. Phương thức đàm phán còn nhiều tranh cãi, lại thêm sự can thiệp tích cực của Mỹ, tình hình càng trở nên phức tạp. Đàm phán mặc dù là biện pháp cần thiết, song chỉ dựa vào đàm phán sẽ rất khó bảo vệ lợi ích của bản thân. Do vậy, ngoài việc tích cực đàm phán, còn cần phải sử dụng các biện pháp đồng bộ khác.

“Kéo không thể”, tức không thể để vụ việc kéo dài, trong tình trạng hiện nay, nếu Trung Quốc không bắt tay vào xử lý, sau này xử lý sẽ càng bất lợi và càng phức tạp.

Hiện trạng chiếm hữu Biển Đông của Trung Quốc hiện vô cùng bất lợi, trong số các đảo (và dải đá ngầm) ở Biển Đông, có đảo Thái Bình (Ba Bình của Việt Nam) do Đài Loan chiếm giữ, các đảo khác đều do Việt Nam chiếm giữ, Trung Quốc chỉ kiểm soát được 8 “dải đá ngầm”. Tiếp đó, toàn bộ trên 1.000 giếng khoan dầu ở Biển Đông hiện nay đều do Việt Nam và các nước khác cùng nhau xây dựng, Trung Quốc không có lấy một giếng. Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc tác nghiệp trong vùng biển này thường xuyên bị tàu ngư chính các nước khác truy đuổi.

Do các nhân tố trên, thái độ và hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông gần đây đã chuyển hướng tích cực hơn, chủ động hơn. Hành vi chủ yếu của Trung Quốc bao gồm 5 hạng mục:

Thứ nhất, tăng cường bổ sung cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò”. Nhấn mạnh rằng “đường lưỡi bò” do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947, cộng đồng quốc tế khi đó không có ý kiến khác nào, các nước Đông Nam Á xung quanh cũng chưa từng đưa ra kháng nghị ngoại giao, có nghĩa đã mặc nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”.

Trước đó, chính quyền nhà Thanh đã từng cử hải quân đến quần đảo thị sát vào năm 1909 và kéo lên quốc kỳ Trung Quốc ở đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm của Việt Nam), báo cho thế giới biết đã chiếm lĩnh được nó. Mùa thu năm 1946, kháng chiến thắng lợi, Bộ tư lệnh hải quân của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tháng 11 thu phục đảo Vĩnh Hưng, xây dựng “Bia kỷ niệm Hải quân Trung Quốc thu phục quần đảo Tây Sa”, tháng 12 thu phục “đảo Thái Bình” và đặt hòn đá “đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa” ở phía Đông đảo. Tiếp đó, những người đi tiếp nhận đã đến đảo Trung Nghiệp (Thị Tứ của Việt Nam), đảo Tây Nguyệt (đảo Dừa của Việt Nam) và Nam Uy (Trường Sa của Việt Nam), lần lượt dựng bia xác định chủ quyền.

Thứ hai, lấy cọ sát để thể hiện tính bức thiết của đàm phán. Đối với cách làm của các nước xung quanh như dùng vũ lực chiếm hữu, tăng tốc khai thác, tạo ra sự việc đã rồi, Trung Quốc không ngừng cọ sát để thể hiện tranh chấp, cho thấy đàm phán là hết sức cần thiết, có đàm phán mới có thể tìm ra sự thỏa hiệp. Đối với Trung Quốc, cách làm này ít nhất cũng có thể tránh được thất bại.

Thứ ba, lấy sức mạnh kiểm soát cọ sát, bảo đảm giải quyết hòa bình. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông, ngoài tàu sân bay Varyag sắp được hạ thủy, Trung Quốc còn không ngừng gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước xung quanh, như vậy mới bảo đảm đủ sức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Bốn là, khởi động các hoạt động kinh tế, bảo đảm lợi ích cốt lõi. Cùng với các nước xung quanh thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, thăm dò và khai thác tài nguyên tương lai…, lấy biện pháp kinh tế đối phó biện pháp kinh tế.

Năm là, khu biệt mâu thuẫn, từng bước giải quyết, xây dựng mô hình điểm, mở rộng hiệu quả. Các bên có tranh chấp ở Biển Đông đều có lợi ích quan trọng của mình, giải quyết tranh chấp có thể áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế trước chính trị sau”. Các nước có mâu thuẫn nhỏ và ít xung đột có thể đàm phán trước, tìm ra lời giải, hình thành mô hình điểm, tích lũy kinh nghiệm rồi mở rộng áp dụng đối với khu vực khác có mâu thuẫn gay gắt hơn. 

Theo Vượng báo
Anh Tuấn (gt)

--------------
*****

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Bàn về thế trận Việt Nam: Một tài liệu tham khảo không nên bỏ qua

Mời bạn đọc xem và nghe video clip này sẽ thấy nước Mỹ mạnh nhưng thực dụng và ngây thơ như thế nào.
Về mặt nào đó, có thể ví nước Mỹ giống như môt người đàn bà đẹp...nhưng vô cùng đỏng đãnh.

Có thể giờ đây họ đã nhận ra sai lầm của  40 năm trước? Nhưng liệu họ có muốn hoặc nếu muốn thì thể sửa chữa sai lầm? Đây là điều mà người Việt Nam phải luôn canh chừng trong quá trình quan hệ với các siêu cường.

http://www.youtube.com/watch?v=FYqR5puLtdg&feature=related
*****

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Tin mới: Hacker đột nhập nhiều web Trung Quốc khẳng định chủ quyền HS, TS của Việt Nam!

 Tuổi trẻ thứ Sáu ngày 03/6/2011 đưa tin nguồn của TTXVN:
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN
Từ khuya 1-6 đến ngày 2-6, hacker đã đột nhập vào nhiều trang web của Trung Quốc, để khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Sự kiện này diễn ra sau vụ tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 và hàng loạt các vụ trấn áp ngư dân Việt Nam ngay trên lãnh hải Việt Nam. Dù chính phủ Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối, nhưng trước các lời tố cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại hai lần ra tuyên bố ngược lại, đòi Việt Nam phải dừng các hoạt động tại Biển Đông.
Thái độ này đã làm dấy lên một làn sóng công phẫn, đặc biệt là cộng đồng mạng. Từ tối 1-6, một số trang web của Trung Quốc đã bị hacker đột nhập, để lại các hình ảnh, tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Như trong trường hợp các vụ tấn công tin học, không thể xác định ngay lập tức nơi xuất phát của các hacker, nhưng rõ ràng là tất cả các dấu hiệu để lại đều nhằm bênh vực chủ quyền của Việt Nam.
TTXVN


 

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Giàn khoan khổng lồ Trung Quốc định đưa vào Biển Đông

                          Hinh ảnh  giàng khoan CNOOC 981 đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng 

Theo tin tức báo chí Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu, chế tạo được một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu và đã bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào cuối tháng 5 vừa qua. Giàn khoan được đặt tên CNOOC 981, có tổng đầu tư khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (923 triệu USD), dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m, tương đương tòa nhà 45 tầng và nặng 31.000 tấn.
Giàn khoan có khả năng hoạt động ngoài khơi ở vùng biển sâu tối đa 3.000 m, khoan sâu khoảng 12.000 m dưới đáy biển. CNOOC 981 được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, có thể chịu được những rung chấn do bão siêu cấp gây ra. Theo CNOOC, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí từ tháng 7 tới.
Cho đến nay chưa có tin chính thức về vị trí nào trên Biển Đông mà giàn khoan sẽ hoạt động. Cũng có thể giàn khoan sẽ di chuyển và hoạt động tại các vị trí khác nhau. Nhưng điều này đang gây ra mối quan ngại rất lớntừ phía các nước ven bờ Biển Đông cũng như các nước có lợi ích hàng hải tại đây. Rất có thể đấy sẽ là một nhân tố tiếp theo gây căng thảng thêm tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực.   
--------------
*****

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Không chỉ là “phép thử"

Theo dõi quá trình vi phạm của phía Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam trong mấy năm gần đây có thể thấy vụ phá hoại tàu Bình Minh 02 là nghiêm trong nhất nếu xét về  “tính chính thức”  vì  nó đi kèm với  lập luận  của  người phát ngôn Bộ Ngoại Giao
Ảnh:3 tàu hải giám TQ nhìn từ một tàu bảo vệ của Bình Minh 2           Trung Quốc đã được chuẩn bị sẵn nhằm xuyên tạc, đổi  trắng thay đen  đúng theo cách thức “vừa ăn cướp vừa la làng” như thể Trung Quốc là nạn nhân của Việt Nam vây!  

Tuy nhiên đó chỉ là một cao điểm của cả quá trình còn tiếp tục. Từ đó đến nay các loại tàu, kể cả tàu hải quân Trung Quốc đã đồng loạt hung hăng khiêu khích trên nhiều địa bàn khác nhau sâu bên trong vùng  đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thậm chí có nơi sát bờ biển của Việt Nam, lại còn nổ súng ở Trường Sa nữa. Ngày 31/5 người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc lại còn lên tiếng đòi Việt Nam “chấm dứt vi phạm”(?)
Điểu đáng lưu ý là, những hành động trên đây đã và đang diễn ra ngay trước  cuộc Đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên giữa 28 quốc gia  chủ chốt của khu vực Châu Á -TBD đang nhóm họp tại Sangri La (Singapore) từ 3-5/6 này- một sự kiện quan trọng bậc nhất về lĩnh vực an ninh khu vưc.  
Thông thường không ai dại gì lại khuấy động tình hình trước một dịp như vậy. Nhưng Trung Quốc đang  làm điều đó. Trong khi thẳng tay khiêu khích Việt Nam và Philippine thì Trung Quốc tỏ ra đấu diệu với Mỹ. Trong huyến thăm Mỹ mới đây  Tướng Trần Bỉnh Đức đã chủ động tuyên bố chấm dứt tình trạng ngưng quan hệ hai nước (do vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hồi năm 2010). Họ cũng thành công trong việc mua chuộc lôi kéo Myanma khỏi sự đồng thuận  ASEAN trong vấn đề Biển Đông nhân chuyến thăm của người đứng đầu Myanma đến Bắc Kinh ngày31/5 vừa rồi. Giờ đây bề ngoài có vẽ như  “không có vấn đề gì lớn” giữa 2 siêu cường, chỉ còn vấn đề giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, nổi cộm là Việt Nam và Philipine vốn được coi là đang xâm phạm nhiều “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Sau vụ tàu Bình Minh 2,  đã có một nhận định phổ biến  rằng  Trung Quốc đang “nắn gân”  hay “làm phép thử” đối với Việt Nam và ASEAN. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ “già nắn, rắn buông” mà thôi!  Nhận định như vậy không có gì sai, nhưng  có lẽ chưa đầy đủ.  Hành động của Trung Quốc nhằm  "hâm nóng" lại  đòi hỏi chủ quyền hình “lưỡi bò” vốn đã bị dư luận rộng rãi coi là phi lý, vô căn cứ, không có giá trị. Nó cũng cho thấy giờ đây  Trung Quốc thực sự  nôn nóng muốn kết thúc càng sớm càng tốt đòi hỏi chủ quyền của họ trước khi các nước ven bờ như Việt Nam và Philippine có cơ hội củng cố và xúc tiến việc khai thác tài nguyên trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mỗi nước. Với mối lo lắng này Trung Quốc rất có thể “làm càn”, không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt những gì  mà họ không thể đạt được bằng đấu tranh pháp lý. Nói cách khác phía Trung Quốc không chỉ "thử" và "nắn gân" mà  đang thật sự tiến hành các biện pháp lấn chiếm, chí ít tại những điểm mớc mà họ cho là quan trong ở 2 bên của chiếc "lưỡi bò"!

Tái hiện nguy cơ cuộc chiến Trường Sa

Có thể nói, chừng nào Trung Quốc còn nuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông chừng đó vẫn còn nguy cơ xung đột quân sự  tại khu vực Biển Đông nói chung và tại quần đảo Trường Sa nói riêng.  Với Trung Quốc, việc chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa là một cứu cánh duy nhất để vin vào đó khẳng định chủ quyền sâu xuống phía Nam của Biển Đông trong trường hợp họ không thể thực hiện ý đồ lấn chiếm quá sâu vào  lãnh hải và đặc quyền kinh tế 200 hải lý hợp pháp của Việt Nam và Philippine. Lúc đó, nếu không được  "lưỡi bò", họ vẫn còn cái "lưỡi rắn"! 
Do đó kịch bản đánh chiếm tgoàn bộ Trường Sa luôn nung nấu trong đầu các tướng lĩnh bành trướng. Tuy nhiên, họ biết cuộc chiến  Trường Sa  nếu xảy ra sẽ giống như  một con dao hai lưỡi có thể không chỉ phá hỏng  tham vọng độc chiếm Biển Đông mà còn ảnh hưởng cả ý đồ độc chiếm Biển Đông cũng như tiến trình “trỗi dậy hòa bình” . Vì một khi nỗ ra chiến tranh quy mô lớn, đối thủ thực sự của Trung Quốc sẽ không phải  là Việt Nam, Philippine thậm chí cả khối ASEAN mà  là Mỹ và  các cường quốc bên ngoài khu vực có thể là Nga, Nhật Bản , Ấn Độ... Nói cách khác đây là một vấn đề quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.  Đó là lý do tại sao Trung Quốc luôn phải do dự và ra sức trì hoãn việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông và không thực lòng muốn hoàn thiện bản quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC).    
Nhưng với cách nhìn nhận và đánh giá riêng của họ, nhất là khi đã đủ sức mạnh và sự nôn nóng ,  họ có thể liều lĩnh tấn công chớp nhoáng  để chiếm nốt các đảo còn lại ở Trường Sa, chí ít là những đảo lớn có vị trí chiến lược, bất kể đang thuộc Việt Nam hay Philippine, (nhưng chưa cần đánh các đảo do Đài Loan đang chiếm giữ vì trước sau cũng thuộc về trung Quốc).
Có thể vấn đề duy nhất khiến Trung Quốc do dự là, nếu cùng lúc đánh cả Việt Nam và Philippine thì sợ Mỹ can thiệp; nếu chỉ đánh Việt Nam thì có nhiều khả thi hơn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn 100%, và trong quá trình  cuộc chiến không loại trừ khả năng hình thành sự liên kết và can thiệp của bên thứ ba (đang là ẩn số) khiến Trung Quốc có thể  mất quyền kiểm soát tại các đảo khác, kể cả Hoàng Sa, và cuộc chiến kéo dài, vấn đề trở nên phức tạp và bất lợi. Đánh hay chưa chỉ là vấn đề thời điểm.      
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Như phân tích ở phần trên, Việt Nam luôn ở thế  yếu và bị động  trước Trung Quốc. Trước những diễn biến tình hình mới, vu tàu Bình Minh 2 là tiếng chuông cảnh báo về khả năng leo thang xung đột  trực diện giữa Việt nam và Trung Quốc, kể cả một cuộc chiến nữa tại Trường Sa.                  Ảnh: một cuộc tập trận của hải lục không quân Việt Nam
Dĩ nhiên một khi định  đánh chiếm Trường Sa, Trung Quốc sẽ có thể ém quân gây sức ép dọc biên giới phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ, nhưng không nhất thiết để tiến hành  chiến tranh tổng lực với Việt Nam, chí ít trong thời kỳ đầu. 
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn của Trung Quốc, đó là: a) mức độ phản ứng  quốc tế, đặc biệt của Mỹ và tập thể ASEAN;
b) Mức độ sẵn sàng đáp trả của bản thân Việt Nam.  Đó cũng là hai mặt trận  mà Việt Nam cần khẩn trường chuẩn bị, nhất là quỹ thời gian chuẩn bị của Việt Nam giờ đây không còn nhiều.
Vào lúc này bất cứ sự chuẩn bị nào cũng không thừa.  Sự nghiệp bảo về độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam giờ đây chính là  sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo- đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa. Để làm đươc sứ mệnh này, Việt Nam không thể chỉ dựa vào lực lượng của riêng mình mà nhất thiết phải vận dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với việc tranh thủ tối đa  sự hỗ trợ  của bạn bè, đồng minh quốc tế và khu vực. Thế mạnh pháp lý và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh này thuộc về Việt Nam và đó là một lợi thế mà kẻ thù không bao giờ có.
Trong nhiều việc phải làm, có những việc cần làm ngay, đó là:
  •  Đã đến lúc không thể mơ hồ về địch/ta, bạn/thù.  Cũng đừng nghĩ kẻ thù  chỉ "nắn gân" mà chúng đang thực sự dùng chiến thuật "biển người" để tiến hành lấn chiếm trên thực địa ngư trường và tài nguyên biễn của ta, uy hiếp ngư dân ta không dám bén mảng đến đó nữa rồi từ đó họ độc chiếm lâu dài. Do đó, trong đấu tranh, ngoài sự mền dẽo khôn khéo, ta cũng cần  kiên quyết đáp trả mọi hành động lấn lướt của đối phương khiến chúng cũng bị thiệt hai thì mới chùn bước.  
  •  Trên mặt trận đối ngoại,  không chỉ người phát ngôn mà các vị lãnh dạo nhà nước phải lên tiếng tùy mức độ, nội dung và tình huống... (như Philippine, Malaysia đã thể hiện); đưa vấn đề ra các diẽn đàn quốc tế và khu vực  đồng thời khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ phá cáp tàu Bình Minh 2; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại nhằm phát huy tính chính nghĩa và lợi thế pháp lý của Việt Nam liên, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế như đã từng làm trong quá trình kháng chiến chống Mỹ trước đây.
  • Trong đấu tranh, cần phân biệt: Đối với vùng tranh chấp của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc trên hải phận quốc tế, ta cần có biện pháp nhằm giảm thiểu các vụ việc xung đột, tranh chấp không cần thiết. Nhưng  đối với  vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lý trở vào, ta kiên quyết  bảo vệ  bằng mọi lực lượng có thể,  kiên quyết đáp trả  thích đáng mọi hành động xâm phạm của đối phương với tinh thần tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc.    
  •  Lịch sử cho thấy, đoàn kết toàn dân là nhân tố quan trọng nhất để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên chưa bao giờ khối đoàn kết dân tộc lại suy yếu như bây giờ khi mà dường như không còn nữa một sự đồng cảm giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo nghĩ gì dân không biết nên hoang mang mất lòng tin trở nên bức xúc và chống đối , tạo nên vòng xoáy của tình trạng bất bình, bất an không cần thiết. Trong bối cảnh gần đây vị cựu tướng quân-Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã nêu ra một  lời khuyên và cũng là kinh nghiệm xương máu: " SỢ LÀ MẤT CHỦ QUYỀN". Có thể ông đang nhìn thấy ai đó đang sợ?    
------------
*****

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Quẳng lưỡi bò vào nồi nước phở!

Có 2 vấn đề nhỏ nhưng cần lưu ý trong đấu tranh lập luận liên quan tranh chấp biển đảo giữa ta và Trung Quốc hiện nay.
Một là, cần hiểu đường 9 đoạn trông giống cái lưởi bò ở Biển Đông chỉ  là một ý tưởng hoang đường của Tưởng Giới Thạch đưa ra để nhằm chớp cơ hội đục nước béo cò sau chiến tranh thế giới II. Bản thân nó đã mang tính chất cơ hội láu cá của Tàu Tưởng, không ngờ lại được Tàu Mao tiếp quản (mặc dù chưa đủ sức tiếp quản bản thân cái hòn đảo sinh ra nó). Thật mĩa mai thay!

Cái xạo của người Tàu trước nay đã rõ: Hiềm cái gì không có, chưa có thì  cứ nói mãi cùng thành có! Vì thế họ cứ tung lên. Nhưng đến giờ thế giới chưa ai thừa nhận cả . Nên họ càng cay cú mới giỡ trò gây sự với mọi người, kể cả Mỹ.. (như Chí phèo) để tập trung sự chú ý. Có thế thôi!

Do đó, xin đề nghị bà con ta (cả chính thức và dân mạng) không cần thiết bàn cải về cái lưỡi bò..., mà tốt hơn hết vứt nó vào nồi phở. Đừng sa đà bàn cải về nó. là mắc mưu đối phương.  Thay vào đó phải lấy đường lãnh hải (200 hải lý) của mình và của nó ra để tranh cải thì mới hay. Nó sợ nhất cái này. Qua đó cũng giúp nhân dân ta hiểu rõ hơn về Luật biển để tự tin trong đấu tranh với các bên liên quan khác, như những khái niệm cơ bản về  'đường cơ sở", "đường trung tuyến", "thềm lục địa" v.v... Nên sử dụng các bản đồ loại này chẳng hạn (xem ảnh)

Hai là, phía Trung Quốc muốn "cả vú lấp miệng em". Sự kiện vi phạm lãnh hải và phá tàu thăm dò Bình Minh họ đã tính trước rồi nên chưa gì đã lu loa "Việt Nam vi phạm..."phải chấm dứt" này nọ. 

Nước ta yếu hơn họ về quân sự và cũng không chủ trương giải quyết bằng biện pháp chiến tranh, nhưng ta  mạnh hơn hẵn đối phường về lý lẽ. Do đó ta càng nên phát huy thế mạnh này bắt đầu bằng vụ tàu Bình Minh.,  coi đây là một "chiến dịch" và tập trung mọi nguồn lực chất xám và cả kinh phí nếu cần, kiên quyết đưa vấn đề ra công luận quốc tế. Làm việc này có tác dụng trực tiếp bảo vệ chủ quyền và đồng thời cũng phòng ngừa chiến tranh. Một diều lâu nay ta cần làm và muốn làm  nhưng chưa làm được;  nay đối phương tạo cớ sao ta không làm?        
*****

Giặc đã đến nhà!

                                      Hình minh họa một trận địa tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam

Còn nhớ hồi đánh Mỹ, đánh Pháp..., hễ có giặc là đánh, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh...Ai có súng dùng súng, ai có gươi dùng gươm , không có thì dùng cuốc, thuổng , gậy gộc... Đánh thế mới thông minh, mới sáng tạo được . Và cái chính  là giặc nó mới sợ, lần sau nó xin chừa!

Sao giờ lại không thế? 

Quả đã có một thời (rất ngắn thôi) sau đại thắng 30/4/1975, quân dân ta ảo tưởng "từ nay sạch bóng quân thù" và không kẻ nào dám đụng đến VN nữa (!?) Nhưng không phải đợi lâu, chiến tranh biên giới Tây-Nam rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đã liên tiếp nổ ra ...Đó là chưa kể hàng chục cuộc chiến nhỏ nhằm mục tiêu lấn đất, chiếm biển đảo của chúng khiến nước ta không lúc nàothực sự yên bình. Ai làm chuyện đó nếu không phải là giặc tàu? Nói cách khác, nước "Trung Quốc XHCN" đã chính thức thay các triều đại phong kiến phương Bắc cũng như đế quốc  Pháp , Mỹ để trở thành "ĐICH" của Việt Nam từ đó. Khác chăng là, kẻ địch giờ đây được ngụy trang bằng những tấm mặt nạ "vừa là đồng chí, vừa là anh em'"  hay  "4 tốt" và "16 chữ vàng"; đó là một loại địch lúc ẩn lúc hiện với những tấm mặt nạ trong ngày hội hoa đăng!  

Đó cũng là cái khó cho quân dân ta: Khi nào chưa xác địch dứt khoát địch/ta thì chưa thể chủ động đề phòng ngừa những đòn đánh từ đối phương. Ai cũng biết đòn bất ngờ thường khó đỡ và nguy hiểm như thế nào.

Cổ nhân từ kinh nghiệm thực tiễn đã đúc kết: "Biết địch biết ta trăm trận đánh trăm trận thắng". Đúng vậy! Lẽ ra trong tình huống cụ thể của 2 vụ tàu Bình Minh I và tàu Viking bị "tàu lạ" cắt cáp mới đây, ta đã có thể tranh thủ dạy lại kẻ thù một bài học nho nhỏ. Nhưng có lẽ vì ta vẫn trong tư thế chưa sẵn sàng chiến đấu. Chưa sẵn sàng vì chưa nhìn thấy địch và chưa biết về địch. Ngoài ra cũng có tâm lý lo sợ chiến tranh phá hỏng  thành quả xây dựeng hòa bình(?)...
Thực ra hoàn toàn không có gì phải lo ngại; có cát vàng giặc Tàu cũng chưa muốn  một cuộc chiến tranh tổng lựcvới VN vào thời kỳ này đâu! Đơn giản là vì họ biết rõ cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều nếu nổ ra chiến tranh tổng lực. Họ chỉ dùng thủ đoạn lấy thịt đè người , cùng lắm là chiến tranh chớp nhoáng để lấn chiếm biển đảo mà thôi. Do dó ta cứcó thể  yên tâm chủ động với biện pháp phản ứng "đủ mạnh", kể cả dùng máy bay, tàu  chiến xua đuổi mấy cái tàu hải giám  vi phạm . Đó là hành động bình thường mà bất cứ một quyốc gia có chủ quyền nào dù mạnh, yếu đều cần làm và có thể làm. Nếu ta đã làm điều đó một lần chắc đã không có lần tiếp sau! Philipin chẳng đã làm như vậy một cách thành công đó sao? Có thể nói, ta đã không làm được điều cần làm vì chưa thực sự "biết địch viết ta". Mềm dẻo, khôn khéo là cần thiết , nhưng do dự hoặc lo sợ là  điều cấm kị đối với kẻ thù.

Thật sự làhơi tiếc nuối. Người Việt thông minh, giỏi tính toán mà sao trong chuyên này tính không ra?. Lúc nào cũng lưỡng lự bàn tính dại/khôn, khéo léo/vụng về...Với ai chứ với một kẻ địch thì chỉ cần hành động nhanh và dứt khoát là tốt nhất. Đừng để sự đã rồi, ngồi trách nhau cho nó mất đoàn kết nội bộ. Chủ blog tôi bình như vậy chủ yếu là để "xả sì tờ rét" ....Chứ biết rồi nói mãi: Chung quy chỉ tại "định hướng", mà phàm là định hướng (như XHCN, CN hóa, hiện đại hóa....và cả định hướng bạn/thù) đều là xơ cứng, xơ mướp ráo! Vậy xin nghiêm chỉnh đề nghị Bộ CT từ nay định hướng mọi "tàu lạ" có cắm cờ Tàu mà cố tình xâm phạm chủ quyền của ta đều là "tàu ĐỊCH". Chỉ cần thế, còn lại để nhân dân xử lý sáng tạo...Ô kêkê ?

Bài ngẫu nhiên

Tìm blog này